Chương 7 & 8

    
hường Như đứng giữa quảng trường, tà áo trắng hòa lẫn vào con ngựa trắng, bông hoa màu trắng trên tóc nàng rực lên trong nắng.
Phía trước có ba người đang đứng, một kẻ tiến về phía nàng.
Gã có bộ râu màu vàng, đầu quấn khăn vàng, khoác cái áo cũng màu vàng, nói giọng khò khè như người bị nghẹn: ta là Thần Sư - Kền Kền Chúa, hôm nay ta sẽ đơn đả độc đấu với ngươi.
Kẻ thứ hai cũng bước đến, đầu gã trọc lốc, khoác áo dạ hành đen: ta là Hắc Sư – Kền Kền Đen, ta cũng sẽ đơn đả độc đấu với ngươi.
Kẻ thứ ba mặc cái áo sặc sỡ đủ màu cũng tiến đến: ta là Hoang Sư – Kền Kền Hoang, ta cũng thế.
Ba con kền kền này là nỗi ám ảnh của thương buôn trên thảo nguyên, hẳn là bọn chúng được trả tiền hậu hĩ để làm việc này.
Thường Như lạnh nhạt: ba ngươi muốn đấu cùng lúc hay lần lượt từng tên?  
Kền Kền Chúa nói: ta sẽ đấu trước.
Gã sử cặp thiết kích, vì thế giang hồ đặt gã là Thần Sư Thiết Kích.
Men rượu làm Thường Như trở nên hưng phấn, đường kiếm của nàng tung ra ào ạt làm Thần Sư chống đỡ vất vả, nhưng gã là kẻ có bản lãnh thực thụ nên không đến nỗi phải thua ngay.
Cặp thiết kích của Thần Sư còn có tên là Hồ Điệp Kích, có thể trảm, kẹp, giật, móc… công thủ liên hoàn, tuy nhiên nó có phần hơi nặng nên đánh lâu rất bất lợi, cuối cùng gã cũng bị trúng một kiếm bắn văng ra xa, hồn du ngay xuống địa phủ.
Hắc Sư nhảy vào ngay, gã sử Quái Đao nên giang hồ đặt gã là Hắc Quái Sư. Đao pháp của gã linh hoạt cực kỳ, thoắt ẩn thoắt hiện, gã tấn công Thường Như dồn dập, quyết không để nàng trả đòn.
Kền kền đen là loài chuyên ăn xác chết, Hắc Quái Sư  cũng vậy, gã là kẻ chuyên thừa cơ người khác lâm nguy để làm chuyện ác.
Thường Như quát lớn: Công lý là Báo thù…
Đao của Hắc Quái Sư chỉ sẩy một cái là mũi kiếm của Thường Như đâm trúng ngay cổ, nhưng trước khi ngã xuống gã cũng cố phóng thanh đao trúng vào vai nàng. Thanh kiếm của Thường Như rơi xuống, nàng cũng ngã xuống, nàng mệt mỏi đến mức không thể gượng đứng lên được nữa.
Hoang Sư vọt đến, gã may mắn nắm phần kết thúc. Gã sử cây Trường thương gọi là Xuyên Vân Thương, mũi nhọn, cán dẻo. Trong ba con kền kền gã tuy có vẻ chìm hơn nhưng thực ra là kẻ khôn ngoan nhất.
Xuyên Vân Thương của gã phóng ra nhanh còn hơn chớp giật, mạnh còn hơn bão tố, vì thế gã còn được xưng tụng là Thần Thương Hoang Sư.
Khi mũi thương sắp xuyên tim Thường Như thì có ánh kiếm gạt qua một bên – một bóng hồng xuất hiện.
Mãn Ngọc đến vừa kịp, nhưng Thường Như đã ngất đi rồi. Dòng nước mắt tuôn chảy trên mặt nàng, Mãn Ngọc không hiểu vì sao đang sống tự do trên biển cả mà Thường Như lại quay về đây chịu chết.
Điều gì khiến nàng phải cam tâm như vậy?
Gió đã lộng trên quảng trường, gió như rên rỉ, gió như gào thét…
Cơn gió nào bay ngang bầu trời, nói với anh rằng em lẻ loi…
Hoang Sư nhìn Mãn Ngọc chằm chằm, gã nói: cô em chẳng có danh phận gì cả, ta không thể đấu với cô.
Gã được giang hồ xưng tụng là Thần Thương, không thể tùy tiện đấu với một kẻ vô danh ngay giữa quảng trường được.
Mãn Ngọc nói: ta là Mãn Ngọc, chủ nhân của Mãn Đình Viện.
Hoang Sư lắc đầu: Mãn Đình Viện tuy có tiếng nhưng người trong đó không phải là những cao thủ.
Mãn Ngọc đành nói: mọi người đều đã được biết đại bàng tung bay trên biển cả, hôm nay ta sẽ cho ngươi thấy một điều khác nữa…
08
Thảo nguyên mênh mông, xanh bát ngát đến tận chân trời… cánh đại bàng tung bay trên thảo nguyên thật oai hùng.
Có lẽ Thần Thương Hoang Sư là kẻ đầu tiên được nhìn thấy cánh đại bàng thảo nguyên oai hùng ấy, cánh đại bàng bay trên đôi gò bồng đảo và dòng suối đào nguyên…
Gã cười lên khành khạch: đẹp lắm… đẹp lắm, ta sẽ mang con đại bàng ấy về nhốt vào trong chuồng.
Chưa dứt lời thì Xuyên Vân Thương của gã đã phóng ra như tia chớp, như muốn xuyên thủng cả chín từng mây.
Ánh kiếm màu hồng cũng đã lóe lên.
Kẻ nào nhìn thấy tất kẻ đó phải chết, Hoang Sư biết rõ điều đó nên những đường thương của gã phóng ra vô cùng dữ dội, quyết lấy mạng kẻ thù.
Hơn ba chục hiệp trôi qua mà vẫn bất phân thắng bại, quảng trường lúc này đã trở nên đông nghịt, nhiều người không hiểu từ đâu lại có một nữ kiếm thủ với kiếm pháp dũng mãnh như vậy.
Trước giờ họ chỉ biết có Thường Như – Thường Như Nhất Kiếm, con đại bàng của biển cả. Bây giờ lại có một kiếm thủ áo hồng chưa biết là ai.  
Hoang Sư phóng ra một sát chiêu “Xuyên vân Tầm châu”, mũi thương của gã quyết đâm trúng mắt của con đại bàng…
Mọi người đều nghe câu nói đó, họ rùng rùng bỏ chạy, có kẻ còn la lớn: chạy mau… chạy mau… đại bàng thảo nguyên đã tới…
Nàng bồng Thường Như lên trên ngựa, tiến chậm chậm qua quảng trường, đôi mắt nàng đẫm lệ còn người thì như đang mơ ngủ, trên bước đi bỗng nghe có giọng nói rất thân thuộc bên tai: cô ta có thể chưa chết, vẫn còn có người cứu được…
Đường Xuyên đã đến bên nàng, y vẫn là một kẻ vô danh.