ng Spiller nói với giọng mãn nguyện:- Đúng, tôi phải nói rằng tôi khá thích cảnh suối phun. Nó sẽ điểm xuyết cho cảnh vật.Ronalf Proudfoot tán thành.- Theo phong cách của điện Versailles.Ông Spiller liếc anh ta một cái thật sắc, như thể còn ngờ vực phải chăng đây chỉ là một sự mỉa mai, tuy nhiên khuôn mặt gầy gò của anh ta lại không biếu lộ chút vẻ châm biếm nào. Ông Spiller chẳng bao giờ cảm thấy hoàn toàn thoải mái khi anh chàng hôn phu của con gái mình có mặt, mặc dù thật hãnh diện về chuyện cô ta đã vớ được anh chàng này. (Đối với ông Spiller) Với tất cả những tính cách thiếu thân ái, Ronald Prudfoot quả là một người đàn ông tuyệt hảo, và Betty hoàn toàn bị say đắm vì anh ta.Ông Spiller tiếp tục:- Trong tâm trí tôi, suối phun chỉ cần độc một thứ thôi, nghĩa là, không gian rộng mở. Có thể cho rằng, để tạo được một khung cảnh khoáng khoát, thì quý vị đừng sử dụng hiệu ứng của các bụi cây này ở cả bốn phía.Bà Digby phản đối bằng giọng nhẹ nhàng:- Ồ, tôi thật không rõ điều đó lắm đấy, ông Spiller ạ. Thế ông lại không cho rằng nó sẽ gây nên sự bất ngờ thật lôi cuốn sao? Ông đang đi thẳng trên lối đi không hề tưởng rằng sẽ có bất kỳ điều gì đằng sau cụm hoa tử đinh hương này, thế mà vừa đến góc vườn bỗng nó lại chợt hiện ra thật bất ngờ. Tôi dám chắc rằng trưa nay khi ông dẫn tôi đi ngắm cảnh suối phun đó quả nó đã làm tôi phải sửng sốt đấy.Ông Spiller thừa nhận.- Đương nhiên là thế rồi.Đây không phải là lần đầu, cái ý nghĩ đó đã chợt đến với ông là có một điều gì đó rất lôi cuốn ở tính cách ngời sáng của bà Digby. Bà ta còn có cả nét độc đáo nừa. Một người góa vợ và một kẻ góa chồng đang ở vào thời kỳ nhạy cảm của cuộc đời, cả đôi bên đều có chút tiền bạc, có thể sẽ chẳng mãn nguyện với việc sống thoải mái trong một căn nhà thật thú vị với cả một mẫu vườn và chút cảnh suối phun được đâu.Bà Digby nói tiếp:- Nó thật đẹp và lại được tách biệt bằng những cây đỗ quyên rạng rỡ. Trông chúng mới đẹp làm sao, tất cả đều được tưới bằng những giọt nước phun - như những viên ngọc thần tiên - và còn những chiếc ghế mộc mạc dựa vào những cây bách xậm màu ở phía sau. Đích thực là phong cách Ý. Lại còn mùi tử đinh hương mới diệu vợi làm sao!Ông Spiller biết rằng bách ở đây thực ra chỉ là những cây thủy tùng, nhưng không tiện chỉnh lời bà ta. Đây chỉ là một chút lơ đãng của đàn bà thôi mà. Ông ta hết nhìn những cụm bêri rồi đến khóm tử đinh hương ở hai bên những đóa hoa nước nở xòe ra bằng những cầu vồng lung linh phun tỏa thành muôn ngàn giọt kim cương lóng lánh.Ông ta nói:- Tôi đã không nghĩ gì đến dáng vẻ của những cây đỗ quyên hay những bụi bêri. Tôi chỉ mới nghĩ đến việc cất bỏ đám dậu tử đinh hương to lớn kia mà thôi, để có được một toàn cảnh khoáng đạt từ phía ngôi nhà nhìn ra. Nhưng hẳn là quý bà mới là những người đưa ra phán quyết cuối cùng, có phải không - ơ - Ronald nhỉ? (Ông thật chẳng bao giờ có thể gọi được tên thánh của Prudfoot một cách tự nhiên cả). Phải bà thích cái dậu tử đinh hương cứ yên vị như thế này chứ gì, bà Digby. Thì thôi cứ để yên nó vậy.Bà Spiller đáp:- Ông thật nịnh đầm quá đấy chứ, nhưng ông không được nghĩ là đã phải thay đổi kế hoạch vì tôi đấy nhé. Đúng ra tôi đâu có quyền gì xen vào chuyện khu vườn xinh xắn của ông.Ông tiếp lời:- Hà tất bà có quyền đấy chứ. Tôi đã phải gác lại toàn bộ sở thích của mình. Bà nói là phải dành đặc biệt cho đám tử đinh hương, thế là chúng trở nên thiêng liêng ngay.Bà Digby vừa nói vừa lắc đầu.- Thế thì sau này, tôi rất ngại phải đưa ra ý kiến về bất kỳ điều gì. Tuy nhiên dù ông có quyết định làm gì đi nữa, thì tôi vẫn chắc rằng nó sẽ phải đáng yêu lắm. Quả là một ý nghĩ tuyệt diệu khi nghĩ đến chuyện đặt một cái suối phun ở đây. Nó khiến cho khu vườn nổi bật hẳn lên.Ông Spiller nghĩ rằng kể ra bà ta cũng có phần đúng. Và dĩ nhiên, mặc dù cái giếng phun được tâng bốc bằng cái danh xưng là “hồ nước trang trí”, được tạo tác bằng một lòng chảo bằng cấm thạch, được đặt giữa một cái hồ có kích thước khoảng gần 1 mét vuông, nó tạo nên quang cảnh thật lộng lẫy, với chùm tia nước nhảy múa, cao khoảng năm mét, cao hơn những bụi cây nhỏ và hầu như còn vượt hẳn các cây tử đinh hương cao ngất kia nữa. Và tiếng nước phun lào xào, nó gợi cảm giác tươi mát sẽ làm êm tai người ta vào một ngày đầu hè dễ chịu như hôm nay.Ông Gooch thắc mắc.- Chắc là cũng có phần tốn kém đấy chứ?Ông vẫn im lặng từ đầu đến giờ, và bà Digby cảm thấy rằng điều nhắc nhở này của lão ta đã thể hiện một quan điểm khá ti tiện về cuộc sống. Dĩ nhiên, ngay từ phút đầu gặp lão Gooch, bà đã cho là cái lão này này dứt khoát chỉ là một con người tầm thường mà thôi, và thắc mắc là lẽ ra hắn ta nên có những lời lẽ thân tình hơn với chủ nhân mới phải.Ông Spiller vội trả lời:- Không, không. Chả tốn kém gì lắm đâu. Như ông thấy đấy, chỉ có từng ấy nước cứ được sử dụng đi sử dụng lại mãi thôi. Thật khéo léo hết sức. Tôi tin rằng cái suối phun ở công trường Trafalgar, Luân Đôn, cũng hoạt động theo cùng nguyên tắc này. Dĩ nhiên là tôi cũng phải có chút tôn kém cho việc lắp đặt nó, nhưng kể ra cũng đáng đồng tiền đấy chứ.Bà Digby phụ họa:- Phải đấy, đương nhiên phải vậy chứ.Ông Gooch nói, với một tiếng cười vu vơ:- Tôi vẫn luôn bảo rằng ông là người sung túc đấy chứ, ông Spiller. Chả là tôi vẫn mong được nương thân ở chỗ ông đấy sao. Một chỗ thật thoải mái, chính là nơi này này. Thật là ấm cúng.Ông Spiller chi đáp lại thật ngắn gọn:- Tôi có phải là triệu phú đâu.Rồi ông tiếp với giọng vui vẻ hơn.- Tuy nhiên, vào lúc này thì cũng hơi bết bát đấy. Dĩ nhiên là mình cũng cần tính kỹ một chút. Tôi sẽ cho tắt suối phun vào ban đêm chẳng hạn đê tránh bị rò ri và đỡ phí.Ông Gooch châm chọc.- Tôi tin chắc là ông sẽ phải làm thế thôi, thế mà ông đã từng chửi rủa những tên già keo kiệt bủn xỉn là sao vậy.Thay vì phải trả lời cho câu châm chọc này, ông Spiller được cứu nguy bằng tiếng kẻng vọng lại từ xa.Ông vội thông báo với giọng nói hơi rầu rầu.- A! Đến giờ dùng bữa chiều rồi.Đám khách đi theo con đường uốn lượn giữa các bờ giậu tử đinh hương, rồi bước lên bờ lề được lót bằng những viên đá lót không đều chạy dài, đi qua những luống cỏ và hai luống hoa hồng dại nhỏ, rồi tiến vào ngôi biệt thự lộng lẫy mà ông Spiller đã trân trọng đặt tên là “Hoan lạc”.Đối với bà Digby thì dường như bầu không khí của bữa tiệc có hơi căng thẳng, dẫu rằng Betty, xinh đẹp như bức tranh tố nữ và rất mực yêu quý Ronald Proudfoot, là một bà chủ tiệc nhỏ rất hấp dẫn đến mức toàn hảo. Ông Gooch đưa ra những nhận xét thật khó nghe. Ông ta ăn uống ồn ào và thoải mái, chọc giận Proudfoot và cư xử với ông Spiller bằng một thái độ xấc xược ngấm ngầm, gây lúng túng và bất bình. Bà ta lại tự hỏi không biết lão ta đã từ đâu đến đây, và tại sao ông Spiller lại cho lão ta ở lại nhà mình. Bà biết rất ít về lão ta, ngoại trừ chuyện thỉnh thoảng lão ta trở lại thăm biệt thự “Hoan lạc” này. Thường thì lão ta sẽ ở lại đó khoảng một tháng và rõ ràng là được chu cấp đầy đủ tiền bạc. Bà chợt có ý nghĩ rằng lão ta có thể là một nhân viên mật vụ, dẫu rằng bà đã không tài nào nhớ nổi bất kỳ một lời lẽ khác biệt nào chứng minh cho điều nghi hoặc này. Ông Spiller đã đến ở trong ngôi làng này cách nay ba năm, và bà vẫn luôn quý mến ông. Cho dù ông ta không phải là một người có học, thì xét theo ý nghĩa nào đi nữa ông ta vẫn là một con người tử tế, độ lượng và khiêm tốn, và sự tận tụy với Betty cũng bộc lộ một điều gì rất đáng quý mến về điều đó. Cái lão Gooch này đã xuất hiện khoảng một năm sau đó. Bà Digby tự nhủ thầm giả như mình được ở địa vị nắm quyền hành tại biệt thự “Hoan lạc” - và phải xử lý vấn đề trên - thì bà sẽ dùng quyền đó để gạt bỏ cái lão Gooch này đi.Khi cà phê đã được pha, Ronald Proudfoot đưa ý kiến:- Mình đánh bài bít nhé?Bà Digby nghĩ, quả thật hay khi cà phê được một nam gia nhân bưng lên. Lão quản gia quả là một người thạo việc, mặc dù ông ta vẫn kiêm luôn cả việc quản gia lẫn công việc của tài xế. Người ta hẳn sẽ sống thoải mái ở ngôi biệt thự “Hoan lạc” này. Qua cửa sổ phòng ăn bà ta có thể thấy được cái ga ra thật ngăn nắp chứa chiếc Woseley ở tầng trệt, với một phòng dành riêng cho tài xế ở tầng trên, và nổi bật trên mái nhà là cái chong chóng gió được làm bằng loại tôn sơn nhũ vàng đang lấp lánh dưới những tia nắng cuối cùng của buổi chiều tà. Một anh đầu bếp giỏi, một cô hầu bàn lanh lợi và thế là mọi chuyện được thực hiện răm rắp theo ý muốn ngay - giả như bà lấy ông Spiller thì lần đầu tiên trong đời bà sẽ có thể đủ sức mướn một cô hầu riêng. Vì nhà này quả là nhiều phòng, và dĩ nhiên là, khi Betty đi lấy chồng.Bà nghĩ, Betty đã không được hài lòng lắm khi Ronald đề nghị chuyện đánh bài. Bài bạc đâu phải là một trò chơi tự thể hiện được tình cảm trìu mến, và có lẽ hay hơn cả là Ronald nên rủ Betty ra ngồi bên dưới bờ dậu thủy tùng bên suối phun vào buổi hoàng hôn thơm ngát mùi tử đinh hương này. Bà Digby đôi khi cũng e ngại rằng Betty lại thích cái việc sau này hơn. Tuy nhiên, nếu Ronald lại cứ nằng nặc đòi đánh bài bít, thì dĩ nhiên, về phần mình bà Digby sẽ chẳng tham gia gì được ngoài việc im lặng ngồi xem thiên hạ chơi mà thôi. Ngoài ra, việc đánh bài này có cái tiện là sẽ gạt bỏ được cái lão Gooch này ra ngoài. Lão vẫn thường nói:- Thôi đừng có đánh bài, không bao giờ có thời gian để học nữa là. Ở chỗ tôi được dạy dỗ, chúng tôi đâu có bài bạc gì đâu.Bấy giờ ông ta lại lặp lại lời lưu ý này rồi sau đó quay về phía ông Spiller mà khịt khịt mũi một cách khinh thị.Ông Spiller từ tốn nói:- Cứ bắt đầu đi, có gì đâu mà trễ.Ông Gooch bảo:- Tôi không đánh đâu! Tôi ra vườn đây. Ông quản gia đâu rồi nhỉ? Bảo ông ta mang whisky với sôđa xuống chỗ suối phun nhé. Nhớ cái ly cổ thon đấy - một ly thì chả nhằm nhò gì với tôi đâu.Ông ta thọc một bàn tay thô dầy vào chiếc hộp ở trên bàn bên, bốc ra một nắm xì gà rồi thấy qua khung cửa sổ theo kiểu Pháp cho rơi trên mái bằng. Ông Spiller rung chuông ra lệnh mà không hề nói gì thêm, và bây giờ họ thấy viên quản gia đang bưng rượu whisky và sôđa trên một cái khay bước đi giữa các luống hồng và các bờ cỏ.Bốn người còn lại đánh bài cho đến 10 giờ 30, khi cái người chỉ biết ngồi xem từ đầu chí cuối là bà Digby đứng lên và cho biết đã đến giờ bà phải về nhà. Ông chủ nhà đã lịch sự đề nghị được đưa bà về tận nhà. Ông còn nói thêm, với một nụ cười bí ẩn:- Có thể là hai cô cậu này cũng cần chăm sóc nhau một chút đấy.- Thời bây giờ, bọn trẻ tự chăm sóc cho nhau còn tốt hơn những người già đấy chứ.Bà cười bẽn lẽn, và không tỏ thái độ phản đối khi ông Spiller khoác tay để cả hai cùng đi bộ trên quãng đường gần hai trăm mét về ngôi nhà riêng của bà. Bà đã lưỡng lự không biết có nên mời ông ta vào nhà hay không, nhưng cuối cùng đã quyết định rằng chỉ cần tỏ thái độ lịch sự một cách trìu mến là thích hợp nhất với tư cách của mình. Bà giơ một bàn tay mềm mại cho ông ta qua cái cổng trắng nhỏ. Ông ta bịn rịn nắm lấy - với ý định sẽ hôn lên bàn tay ấy, ngấm ngầm như mùi hương táo gai đó trắng trong khu vườn vén khéo của bà ta, nhưng trước khi ông ta kịp thu hết can đảm, thì bà đã rút bàn tay ra khỏi cái xiết tay chặt chẽ của ông ta rồi quay vào nhà.Ông Spiller vừa mở cửa trước nhà mình trong trạng thái lâng lâng đã chạm mặt ngay với viên quản gia của mình.- Mọi người đâu cả rồi, ông quản?- Ông Proudfoot đã ra về cách nay năm mười phút rồi, thưa ông, còn cô Elizabeth đã đi ngủ.- Ồ!Ông Spiller hơi ngạc nhiên, ông buồn bã nghĩ thầm, quả là thế hệ trẻ không yêu nhau như những người lớn tuổi. Ông mong rằng không có điều gì sai sót trong chuyện này. Lại một ý nghĩ phiền toái khác xuất hiện trong tâm trí ông.- Ông Gooch đã vào nhà chưa?- Tôi không biết, thưa ông. Hay để tôi đi xem lại đã?- Thôi, cứ mặc kệ ông ấy.Nếu ông Gooch mà say bí tỉ với ba cái rượu whisky từ chiều đến giờ, thì lẽ ra chính ông quản gia phải ngăn cản ông ta lại mới đúng. Ông ta thật chả biết gì cả. Quản gia chính là một tên ăn mày biết nói năng nhún nhường, nhưng cũng lại có thể biết tận dụng cơ hội đấy. Dù gì đi nữa, tốt hơn là không nên tin những tên gia nhân.- Thôi ông nghỉ tay rồi đi ngủ đi. Để tôi khóa cửa cho.- Thế thì hay lắm, thưa ông chủ.- À, tiện thể ông xem thử suối phun đã tắt chưa?- Dạ, rồi ạ. Thưa ông, khi thấy ông đang bận, nên chính tay tôi đã tắt lúc chín giờ rưỡi rồi ạ.- Thế được rồi. Chúc ông ngủ ngon nhé.- Dạ, thưa ông chủ, chúc ông ngủ ngon ạ.Ông nghe tiếng người quản gia đi ra ngoài theo ngả cửa sau và đi băng qua khoảng sân lót đá để đến gara. Ông trầm ngâm đi đóng cả cửa trước lẫn cửa sau, rồi quay trở lại phòng đọc sách. Cái ly uống rượu whisky cổ thon không còn thấy ở chỗ cũ nữa - chắc hẳn là nó vẫn đang còn ở chỗ ông Gooch trong vườn - rồi ông cũng tự pha cho mình một ly nhỏ rượu brandy với sôđa, uống cạn. Ông cho là bây giờ mình sẽ phải lo làm cái công việc phát ngấy lên là làm sao để lôi cổ cái lão Gooch này đi ngủ cho được đây. Thế rồi ông bỗng nhận ra là cái chuyện phiền nhiễu đó sẽ xảy ra ngay tại đây chứ chẳng phải ở tận ngoài vườn. Gooch đang vào nhà qua ngả cửa sổ theo kiểu Pháp. Lão ta đã say bí tỉ, khiến ông Spiller chỉ đành ngồi ngó một cách rầu rĩ, chịu không biết làm sao nữa.Gooch nói:- Sao hử?- Sao hử? - Ông Spiller nhại lại.- Ê! Hẳn là thú vị với bà quả phụ tốt bụng lắm nhỉ? Kể ra cũng sướng thân rồi đấy chứ? Phải không, con chó săn già may mắn kia? Bóng xế tuổi già nên mềm lòng rồi chứ gì, hử?Ông Spiller đáp:- Đâu đó, cũng phải thế thôi.Lão Gooch cười lên ùng ục.- À, vậy sao? Tốt thật đấy. Giàu thật đấy. Cũng phải thế thôi à? Cho thằng này là quản gia à, rồi cứ nói năng kiểu đó với thằng này à? Phải rồi, thằng này đâu phải quản gia, ta là ông chủ ở đây này. Chú mày cần nhớ kỹ điều đó đấy nhé. Ta đây mới là chủ nhân đây này, chú mày chả biết đếch gì về chuyện đó cả.Ông Spiller đáp lại thật từ tốn:- Được rồi, còn bây giờ thì lo mà cuốn xéo đi ngủ cho rồi đi, ông bạn vàng. Khuya rồi, tôi mệt quá đi mất.- Chú mày sẽ còn mệt hơn trước khi tao làm việc với chú mày đấy.Lão Gooch vừa đứng vừa thọc tay vào hai túi quần - khuôn mặt hầm hầm đầy vẻ đe dọa - trong tư thế sừng sộ như sẵn sàng tấn công. Hắn nói tiếp:- Tao hết tiền rồi. Tuần này sao nó xui quá đi - tao sạch ráo cả tiền rồi. Đã đến lúc mày lo trả thêm chút nữa đi.Ông Spiller đáp lại theo một ý nghĩ nào đó.- Thật phi lý. Tao đã trả cho mày khoản trợ cấp như chúng ta đã thỏa thuận, và lại còn cho mày được đi đi về về chỗ này bất kỳ lúc nào mày muốn, và tao chỉ có được đến thế cho mày thôi.- A, vậy sao? Chỉ có được một chút hơn cái bản mạng mày thôi, chứ gì, hả cái thằng chết tiệt 4132 kia?- Suỵt! - Ông Spiller vừa ra dấu vừa liếc nhìn thật nhanh ra chung quanh như thể đang sợ chuyện tai vách mạch rừng.Gooch nhại lại:- Suỵt! Suỵt! Mày đang ở địa vị ngon lành thì mới ra lệnh kiểu đó chứ, phải không 4132? Suỵt! Mày sợ mấy thằng đầy tớ nghe được chứ gì! Rồi cả Betty! Cả thằng bồ của con Betty nữa chứ. Hé! Cái thằng ấy - chắc nó sẽ rất ư hài lòng khi biết rằng bố của con bé là một thằng tù vượt ngục, phải không? Bất cứ lúc nào cũng có thể phải chịu phạt tù mười năm khổ sai về tội giả mạo? Còn tao, tao thiết tưởng. - Hắn bồi thêm - Là một thằng như tao đây, thì chỉ bị một thời gian ngắn thôi nếu chịu khó lao động tốt, kỷ luật tốt. Và hiện tao đang trông chờ vào tấm lòng nhân đạo - Ha, ha! - của thằng bạn yêu quý 4132, trong khi nó lại đang ngợp mình trong của cải.Ông Spiller chống chế.- Tao có đâu mà ngập chìm trong của cải, hả Sam, mà mày thì quá rõ là tao làm đếch gì mà giàu sụ đến thế cơ chứ. Nhưng tao cũng không muốn gặp bất kỳ chuyện rắc rối nào cả. Tao sẽ cố gắng hết mình, nếu lần này mày hứa uy tín sẽ không đòi hỏi thêm bất kỳ món tiền lớn nào nữa, vì thu nhập của tao sẽ không tài nào gồng nổi đâu.Gooch hỉ hả đồng ý.- Ối chà, được rồi, tao hứa. Mày đưa tao ngay năm ngàn đô đi.Ông Spiller bật kêu lên một cách ấm ức.- Năm ngàn đô? Mày nghĩ sao mà cho là tao có ngay một lúc năm ngàn đô được chứ? Đừng có ngốc vậy chứ Sam. Tao sẽ đưa cho mày một tấm séc năm trăm đô.Gooch vẫn khăng khăng.- Năm ngàn đô hay mày muốn ông mày nổi nóng lên.Spiller vẫn thoái thác.- Nhưng tao biết đào đâu ra bây giờ chứ?Gooch vẫn khăng khăng.- Rồi sau đó mày làm quái gì mà chẳng kiếm chác còn khẳm hơn thế nữa đấy chứ.- Thế mày cho là tao moi móc toàn bộ số bạc ấy bằng cách nào?- Đó là chuyện của mày. Mày đâu có bắt buộc phải hoang đàng vì những cái quái quỷ như vậy đâu. Thay vì xài khâm tiền cho cái giếng phun và đồ đạc, lẽ ra mày phải chi cho tao số tiền đó mới phải đạo chứ. Bây giờ không thể giở trò phản phé được đâu, ngài 4132 kính mến ạ. Tao mới là xếp đây này, còn mày thì phải phục vụ cho cấp trên, nhóc ạ, nếu mày mà không lo lắng tử tế cho tao. Hãy liệu hồn đấy?Ông Spiller quá rõ về điều này. Ông thấy, dĩ nhiên như đã từng thấy, là cái thằng bạn Gooch này đang bắt chẹt mình, ông lại phải phân trần một cách yếu ớt cho hắn thấy, còn Gooch chỉ đáp lại bằng một tiếng cười và một câu ám chỉ đến bà Digby một cách xấc xược.Ông Spiller không hề ý thức được là mình đã đánh một cú thật mạnh. Ông hầu như khó mà nhận ra là mình đã ra tay hạ thủ. Ông nghĩ rằng mình đã ra đòn và Gooch đã né tránh và bất ngờ bị vấp vào chân bàn. Tuy nhiên đầu óc ông vẫn còn hết sức mơ hồ về mọi chuyện đã xảy ra, ngoại trừ một điểm. Gooch đã chết.Ông đã không đến nỗi phải ngất đi; không quá sững sờ. Hắn đã chết. Ắt là do hắn đã bị va vào cái gờ bằng đồng ở cạnh bàn khi ngã xuống. Không thấy máu chảy, tuy nhiên ông Spiller vẫn bồn chồn dùng các ngón tay sờ soạng tìm kiếm trên cái đầu đã trơ trơ bất động, và đã tìm thấy một điểm trên thái dương mà phần xương chỗ đó do bị va đập mạnh đã bị lõm vào như một vỏ trứng bị nứt. Tiếng thân người bị té hẳn là phải khủng khiêp như tiếng sấm vậy. Quỳ trên sàn phòng đọc sách, ông Spiller đang chờ đợi tiếng la hét và tiếng chân chạy rầm rầm từ trên lầu đổ xuống.Vẫn không thấy chuyện gì xảy ra cả. Khó khăn lắm - vì đầu óc dường như chỉ còn hoạt động một cách đờ đẫn và chậm chạp - ông mới nhớ ra rằng khoảng lầu bên trên thư viện chỉ là một phòng vẽ thật dài, còn chính xác ngay bên trên nó là một căn phòng bỏ trống và mấy cái phòng tắm. Không một phòng ngủ có người ở nào lại quay về mặt này của ngôi nhà cả.Một tiếng động rào rạo, chói tai, chậm chạp cất lên khiến ông sững sờ. Ông đảo mắt thật nhanh khắp phòng. Thì ra cái đồng hồ cổ lỗ từ thời ông bà để lại đã nghiến rào rạo khi cây búa điểm giờ đang gõ để điểm mười một giờ. Ông giơ tay quệt những giọt mồ hôi trước trán, đứng lên rồi đi rót cho mình một ly rượu brandy khác mạnh hơn nữa.Rượu làm ông tỉnh táo hơn. Dường như nó đã nhả thắng cho tâm trí ông hoạt động trở lại, làm tăng thêm năng lực cho những chiếc bánh xe. Đầu óc ông thật thông suốt thay vì hỗn độn như trước đó.Ông đã giết Gooch. Ông đã không cố ý làm vậy, nhưng thực sự là ông đã làm điều đó. Đối với ông thì đó đâu phải là một vụ sát nhân, tuy nhiên sẽ không một mảy may nghi ngờ nào, dù cho là nhỏ nhặt nhất đi nữa mà cảnh sát lại không nghĩ đến được cơ chứ. Và ngay lập tức ông sẽ bị rơi vào tay cảnh sát - ông Spiller bỗng rùng mình. Và hầu như chắc chắn trăm phần trăm là họ sẽ lấy dấu vân tay, và sẽ rất ngạc nhiên khi nhận ra cả một băng bạn cũ.Viên quản gia đã nghe ông nói là đang đợi Gooch mà. Viên quản gia này biết rằng mọi người khác đã đi ngủ cả rồi. Chắc chắn là anh ta sẽ đoán biết được điều gì đó cũng nên. Nhưng thôi đi nào!Liệu tay quản gia có chứng minh được là chính mình đã đi ngủ rồi chăng? Được chứ, có lẽ anh ta có thể chứng minh được điều đó. Có ai đó sẽ nghe được tiếng bước chân của anh ta đi băng qua sân và nhìn thấy ngọn đèn được bật sáng ngoài gara. Người ta sẽ không thể nghi ngờ gì tay quản gia này được - ngoài ra, nhân vật này hầu như chẳng có lý do gì để làm chuyện đó cả. Tuy nhiên chỉ một ý nghĩ ấy thôi cũng khiến cho bộ não của Spiller bắt đầu nảy sinh ra một loạt những ý tưởng mới và đầy hấp dẫn.Những gì ông ta muốn là một bằng chứng ngoại phạm. Giả như ông ta có thể đánh lận được cảnh sát về thời gian mà Gooch đã chết. Giả như Gooch có thể được ngụy tạo như vẫn còn sống cho dù... là đã chết rồi...Ông đã nhớ lại những ý tưởng này từ những câu chuyện xử lý về chính vấn đề này mà ông đã đọc vào những ngày nghỉ. Bạn sẽ mặc quần áo của người chết rồi giả làm hắn ta. Bạn sẽ gọi điện bằng cách tự xưng danh của hắn ta. Để cho viên quản gia nghe được, bạn nói với người chết như thể hắn ta còn đang sống vậy. Bạn chỉ cần thu băng tiếng nói của hắn ta rồi mở nó lên. Bạn giấu cái xác đi rồi sau đó gởi đến một lá thư mạo danh từ một nơi thật xa.Ông ngừng lại một lúc. Giả mạo à - nhưng ông lại không muốn bắt đầu lại cái trò lừa bịp cũ. Ngoài ra toàn bộ những điều này lại quá công phu, vả lại cũng không thể áp dụng ngay trong đêm nay được.Và sau đó ông mới chợt nhận ra là mình điên thật. Không được cho Gooch sống tiếp sau khi đã chết, mà phải cho hắn chết sớm hơn mới đúng. Nên cho hắn chết trước 10 giờ 30, lúc mà ông Spiller còn đang đánh bài, dưới mắt của ba nhân chứng.Nói chung, cho đến lúc này thì ý tưởng đó nghe ra thật hợp lý và thậm chí còn là tất yếu nữa. Nhưng bây giờ mới là lúc cần đi vào chi tiết đây. Ông sẽ phải tạo dựng lại thời gian như thế nào? Liệu đã có bất kỳ điều gì đó xảy ra vào lúc 10 giờ 30 chăng?Ông tự pha cho mình một ly rượu khác, rồi thật bất ngờ, như thể được soi rọi bằng một chiếc đèn pha, ông nhìn thấy toàn bộ kế hoạch, thật sinh động, hoàn chỉnh, với mọi tình tiết chuyển đoạn và ngóc ngách cứ hiện ra mồn một trước mắt.Ông liếc nhìn đồng hồ; các cây kim đang nằm ở vị trí mười một giờ hai mươi. Ông còn cả một đêm dài trước mặt.Ông lấy chiếc đèn pin ở hành lang rồi mạnh dạn leo ra ngoài qua ngả cửa sổ theo kiểu Pháp. Áp sát tường ngay gần cửa số này là hai cái van khóa nước, một cái chạy đến một cái vòi nước dùng cho đường ống tưới cây, còn cái kia để điều khiển suối phun ở cuối vườn. Và sau đó ông ta mở van khóa nước của suối phun, để làm giảm tiếng bước chân của mình, rồi theo lối đi lát bằng những viên đá không đều nhau xuống đến bờ giậu tử đinh hương, và cái vòng tròn được tạo tác bằng những bụi cây bêri. Bầu trời rất đẹp lúc hoàng hôn thì đến lúc này đã tối đen như mực, khiến ông hầu như không thấy nổi cái cột nước cao lờ mờ ở bên trên đám bụi cây đen kịt, tuy nhiên ông vẫn nghe thấy tiếng nước phun róc rách nghe thật sảng khoái tinh thần, và bước chân lên thám cỏ bao quanh ông cảm nhận được những giọt nước phun bay lấm tấm trên mặt mình. Ánh đèn pin soi rõ cho ông thấy được cái chỗ ngồi trong vườn ở bên dưới rặng thủy tùng, rồi cái khay, như đã dự kiến từ trước đang đặt trên đó. Ly rượu Whisky cổ thon còn lại một nửa. Ông đổ phần lớn số rượu còn lại này vào bể chứa nước, cẩn thận bọc cổ ly rượu bằng chiếc khăn tay để tránh để lại dấu vân tay. Sau đó trở lại phía cụm tử đinh hương phía bên kia, ông cảm thấy hài lòng là từ phía vườn hay ngôi nhà đã không thể trông thấy được những dòng nước phun.Phần việc kế tiếp mà ông không hề phải lo lắng nhiều. Thật nguy hiểm; có thể có ai đó nghe được; thực ra, ông muốn có ai đó nghe được nếu cần - tuy nhiên quả là cũng dễ rủi ro thật đấy. Ông liếm cặp môi khô của mình rồi cất tiếng gọi tên người đã chết:- Gooch ơi! Gooch!Không có tiếng trả lời, ngoài tiếng xì xèo của suối phun, cứ vọng đến tai ông rào rào đến độ dị thường trong bầu không khí tĩnh lặng. Ông liếc nhìn chung quanh, tưởng chừng như cái xác đang từ trong màn đêm sầm sầm tiến về phía ông trông thật khủng khiếp, cái đầu lủng lẳng cùng với cái miệng đen ngòm mở ngoạc ra để lộ hai hàm răng trắng nhợt. Sau khi đã định thần lại, ông vội vã bước trở lại con đường và khi về đến nhà, ông lại nghe ngóng. Không một chút động tịnh gì, không một tiếng động nào ngoài tiếng tíc tắc của chiếc đồng hồ. Ông khẽ đóng cửa phòng đọc sách lại. Thế là tuyệt không còn nghe chút tiếng động nào nữa.Có một đôi ủng cao su trong phòng chứa đồ ở gần cái tủ đựng chén dĩa. Ông mang đôi ủng vào rồi lại rón rén trèo ra ngoài lần nữa qua cái cửa sổ theo kiểu Pháp; sau đó đi men theo tường nhà ra sân nhỏ. Ông liếc nhìn về phía gara; không có ánh đèn ở tầng trên và ông thở phào nhẹ nhõm, vì đôi khi gã quản lý cũng hay thao thức về đêm. Mò mẫm tìm đến một căn nhà ngoài, ông mở đèn pin lên. Vợ ông đã bị liệt vài năm trước khi qua đời, và ông đã mang theo chiếc xe lăn đến ngôi biệt thự “Hoan lạc” này, vì còn chút tình cảm quyến luyến vẫn cứ mơ hồ vương vấn trong tâm trí mà ông đã không đành lòng bán nó đi. Đến lúc này ông đã thầm cám ơn về điều đó; và cũng thầm cám ơn là bà ta đã mua nó từ một nhà sản xuất lành nghề khiến nó cứ thế chạy phom phom êm ả trên hai cái bánh bơm hơi. Ông tìm chiếc bơm xe đạp rồi bơm căng hai chiếc vỏ xe, cẩn thận hơn, ông còn tra chút dầu vào vài chỗ trên xe nữa. Sau đó hết sức cẩn thận, ông đẩy chiếc xe vòng đến bên cửa sổ của phòng đọc sách. Thật may là ông đã lót đá ở khắp nơi, nên không ai có thể trông thấy được vết bánh xe.Công việc đem cái xác qua cửa sổ và đặt nó vào chiếc xe đẩy quả là vượt quá khả năng của ông ta. Gooch là người to béo, so với bản thân ông, một con người vốn chẳng siêng năng rèn luyện thân thể. Nhưng rồi cuối cùng mọi chuyện cũng xong. Để chống lại cái ý nghĩ cứ muốn ù chạy, ông đã cố đẩy xe cùng với cái xác thật nhẹ và thật đều theo con đường có lát đá. Mặc dù không trông rõ đường đi lắm, nhưng ông cũng ngại chuyện nhá đèn pin quá thường xuyên. Việc đẩy xe rời khỏi con đường lát đá để đi lên bờ có mới thật nguy hiểm; ông cố cắn răng và chằm chằm nhìn phía trước mặt. Ông có cảm tưởng nếu như mình mà ngoái cổ nhìn về phía ngôi nhà thì sẽ thấy ngay những khuôn mặt trắng xóa đang chen chúc nhau trên những vuông cửa sổ ở tầng trên mà nhìn trừng trừng vào mình. Hầu như đã không chống lại được cái ý muốn phải quay đầu lại nhìn, tuy nhiên ông đã nhất quyết là sẽ không chịu làm vậy.Hồi lâu sau ông mới đi đến khúc quanh được tạo tác bằng những cụm tử đinh hương mà qua khỏi đó ông sẽ không còn nhìn thấy ngôi nhà nữa. Mồ hôi chảy ròng ròng trên mặt và rồi ông vẫn còn phải làm nốt phần việc gian nan nhất trong công việc này của mình. Nếu nản lòng thối chí, hẳn là ông đã chuyển đại cái xác lên bãi cỏ rồi. Không được để lại dấu bánh xe hay dấu giầy hoặc dấu kéo lê mà cảnh sát có thể phát hiện được. Ông phải cố gắng hết sức mình.Mọi chuyện đã xong. Xác của Gooch nằm bên suối phun, vết dập trên thái dương được cẩn thận đặt cho khớp với bờ đá bên của hồ nước, một bàn tay thõng xuống nước, chân tay được sắp xếp sao cho ở vị trí tự nhiên nhất, có vẻ như nạn nhân này đã bước đi loạng choạng rồi bị ngã. Từ đầu đến chân của cái xác nằm ngay bên dưới tầm của những giọt nước của suối phun đang run rẩy uốn cong theo ngọn gió đêm. Spiller ngắm nhìn công trình của mình và thấy rằng kể ra như vậy là đã được rồi. Chuyến trở về với chiếc xe nhẹ tênh qua thật dễ dàng. Khi đã trả chiếc xe vào căn nhà chứa đồ và lại trở vào nhà qua ngả cửa sổ lần cuối cùng, ông cảm thấy như thể gánh nặng của bao năm tháng đã được cất khỏi lưng của mình.Cái lưng của mình! Ông đã nhớ cởi chiếc áo smoking ra trong khi cúi khom lưng dưới những giọt nước của suối phun, nên chỉ có chiếc áo sơ mi bị ướt thôi. Chiếc áo đó ông có thể bỏ vào giỏ đựng quần áo, tuy nhiên còn cái đũng quần ướt đã khiến ông phải khó chịu. Ông phải tự mình lau lấy bằng chiếc khăn tay. Sau đó ông mới thầm tính toán. Ông nghĩ, giả như ông cho suối phun trong khoảng một giờ thì sẽ đạt hiệu quả mong muốn. Để kìm chế sự bồn chồn đang nung nấu tâm can, ông ngồi xuống rồi tự pha cho mình một ly rượu brandy.Vào lúc một giờ, ông đã đứng dậy đi tắt nước suối phun, đóng sập cửa số phòng đọc sách bằng một tiếng động và một lực kéo thật bình thường y như mọi ngày, rồi đi lên phòng ngủ bằng những bước chân thật vững vàng.Trước sự vui thích của ông Spiller, ông thám tử Frampton quả là một nhân viên rất thông minh. Ông chọn lọc các manh mối được cung cấp cho mình với sự nhiệt tình của một nhân viên điều tra địa phương lành nghề. Người chết đã được viên quản gia trông thấy lần cuối cùng sau bữa ăn chiều vào đúng 8 giờ 30. Sau đó, số người còn lại đã cùng nhau đánh bài cho đến 10 giờ 30. Tiếp theo ông Spiller đã ra ngoài cùng với bà Digby. Ngay sau khi ông ta đi khỏi, viên quản lý đã tắt suối phun. Ông Proudfoot đã ra về lúc 10 giờ 40 và sau đó cô Spiller và các nữ gia nhân đã đi ngủ. Ông Spiller đã trở về nhà lúc 10 giờ 45 hay 10 giờ 50, và đã hỏi về ông Gooch. Sau việc hỏi thăm này, viên quản gia đã đi về phía gara và để cho ông Spiller khóa cửa nhà. Kế đó ông Spiller đã đi xuống vườn để tìm ông Gooch. Ông đã không đi quá bờ giậu tử đinh hương, và đã đứng đó gọi ông Gooch nhưng không nghe thấy tiếng trả lời, nên đã cho rằng ông khách của mình đã vào nhà và đi ngủ rồi. Cô hầu gái cho rằng mình đã nghe thấy tiếng ông chủ gọi tên ông Gooch. Cô cho là việc này đã xảy ra vào khoảng mười một giờ rưỡi - chắc hẳn là không muộn hơn. Sau đó ông Spiller đã ngồi đọc sách cho đến một giờ, rồi đi đóng cửa sổ và đi ngú.Cái xác khi được người làm vườn phát hiện vào lúc 6 giờ 30 sáng vẫn còn đang ướt vì nước, của suối phun, và cả đám cỏ bên dưới cũng còn ướt sũng. Vì suối phun đã được tắt từ 10 giờ 30, nên điều này có nghĩa là ông Gooch ắt là đã nằm đó một thời gian khá lâu trước khi suối phun được tắt. Xem xét lượng lớn rượu whisky mà ông ta đã uống, có lẽ dường như ông đã bị một cơn đau tim, hoặc là đã loạng choạng trong cơn say và bị ngã, đập đầu vào cạnh hồ. Toàn bộ những khía cạnh này đã xác định thời gian xảy ra cái chết là từ 9 giờ 30 đến 10 giờ - một ý kiến mà vị bác sĩ đã đồng ý, mặc dầu riêng ông lại có khuynh hướng cho là cái chết đã xảy ra trong khoảng một tiếng, và nhân viên điều tra về những cái chết bất thường đã ký vào án văn cho rằng đây là một cái chết vì tai nạn.Chỉ có người nào đã từng là nạn nhân, đã phải bất lực cam chịu sự hăm dọa bao năm trường mới có thể hiểu thấu được tâm trạng của ông Spiller. Không hề có sự hối hận ăn năn ở đây - mà chỉ có cảm giác hết sức lâng lâng nhẹ nhõm. Loại bỏ được những phiền nhiễu hằng ngày do sự hiện diện của Gooch, do nhu cầu tiền bạc không giới hạn, do sự đe dọa triền miên từ cái ác ôn của tật nghiện rượu của lão ta - thì những ân huệ này kể ra cũng xứng đáng để được trả giá bằng một vụ sát nhân đấy chứ. Và khi ngồi trầm ngâm trên chiếc ghế ngồi mộc mạc bên suối phun, ông Spiller vẫn khăng khăng tự cho rằng thực ra đó không phải là một vụ sát nhân. Ông nhất quyết sẽ ghé nhà bà Digby ngay chiều hôm đó. Ông có thể xin cưới bà ta ngay bây giờ mà không còn nỗi lo sợ về tương lai vẫn luôn ám ảnh như trước đây nữa. Mùi tử đinh hương đang làm ông say đắm.Viên quản lý mở lời:- Xin lỗi, thưa ông.Đang đăm chiêu nhìn cột nước phun, ông Spiller đã phải quay lại nhìn người quản gia đang cung kính đứng cạnh với ánh mắt dò hỏi.- Thưa ông, nếu ông không phiền, thì tôi xin được đổi phòng ngủ ạ. Tôi muốn được ngủ ở trong nhà ạ.Ông Spiller ngạc nhiên hỏi:- Ồ? Sao thế, ông quản?- Thưa ông, tôi bị khó ngủ từ thời chiến tranh đến giờ, vả lại cái chong chóng gió cứ quay kẽo kẹt làm tôi càng thêm khó ngủ.- Thế nó kêu à?- Dạ đúng vậy, thưa ông. Vào cái đêm ông Gooch gặp tai nạn bất hạnh đó, thưa ông, gió đã đổi chiều vào lúc mười một giờ mười lăm. Thưa ông, tiếng cọt kẹt đã khiến tôi phải thức giấc và nó đã làm phiền tôi ghê gớm lắm.Một cảm giác lạnh lẽo bỗng làm bao tử ông nhói mạnh một cái. Cặp mắt của gã gia nhân vào lúc ấy bỗng gợi cho ông nhớ đến Gooch. Gã này từ trước đến giờ chưa từng bao giờ báo cho ông một điều gì tương tự như vậy.- Thưa ông, thật kỳ quặc, tôi xin mạn phép nói rằng, với việc gió đổi chiều vào lúc 11 giờ 15, thì cái xác của ông Gooch bị suối phun tưới ướt sũng là đúng rồi. Trước11 giờ 15 thì ngọn nước phun lại đang ngả về phía khác, thưa ông. Còn hiện trường lại cho thấy như thể cái xác đã được đặt ở vị trí đó sau 11 giờ 15, thưa ông, còn suối phun thì lại được mở cho chạy thêm một lần nữa.Ông Spiller đáp:- Lạ thật đấy chứ.Ở bên kia bờ giậu tử đinh hương, ông nghe thấy tiếng của Betty và Ronald Proudfoot đang vừa nói chuyện vừa đi đi lại lại giữa các bờ cỏ. Dường như họ đang hạnh phúc khi được ở bên nhau. Lúc này đây khi Gooch đã ra đi, cả nhà bỗng như vui vẻ hẳn lên.- Thưa ông, đương nhiên là lạ thật đấy chứ. Tôi xin được phép nói thêm rằng, sau khi nghe nhận xét của ông thám tử xong, tôi đã cẩn thận sấy khô cái quần dự tiệc của ông để trong tủ quần áo ở nhà tắm rồi ạ.Ông Spiller đáp:- Ồ, thế thì được rồi.- Thưa ông, dĩ nhiên tôi sẽ không hề nói gì về chuyện thay đổi hướng gió với nhà chức trách đâu ạ, và bây giờ cuộc điều tra đã xong rồi, có thể là sẽ chẳng còn ai bị điều tra xét hỏi gì nữa đâu ạ, trừ khi họ vẫn còn quan tâm đến nó. Thưa ông, tôi thiển nghĩ rằng, trong khi mọi chuyện còn đang được xem xét, ông có thấy là tôi đáng được giữ lại để mãi mãi phục vụ cho ông được không ạ - liệu là chúng ta có nên bắt đầu bằng cách nói về chuyện tăng gấp đôi số lương của tôi không nhỉ?Ông Spiller mở miệng định nói: “Đồ chó má”. Nhưng không tài nào thốt ra được lời nào cả. Ông gật đầu.Gã quản lý nói:- Xin đội ơn ông ạ. - Rồi lặng lẽ quay gót.Ông Spiller lặng ngắm cái suối phun, với cột nước cao ngất đang đu đưa, ngả ngớn theo chiều gió.Ông bất giác lầm bầm:- Tài thật, và quả thực nó chạy được mà chả phải tốn kém gì cả. Chỉ có từng ấy nước thôi, mà cứ xài đi xài lại mãi.