ấy hôm sau, bác Thảo gặp lại chúng tôi, và bực bội tiết lộ rằng hai cuộc gặp gỡ này đã diễn ra rất căng thẳng. Đấy là hai cuộc tranh luận đã đưa tới một sự đổ vỡ sinh tử, một quyết định thảm khốc bất ngờ… đối với bác Thảo. Thế nên về sau, có thắc mắc là phải chăng sự tiết lộ quá sớm ấy, đã đưa nhà triết học tới chỗ… “lâm nguy tới tính mạng”?Mọi sự đảng lẽ sẽ diễn ra xuôi xẻ tới lúc chót. Nhưng do bác Thảo tiết lộ sớm rằng phần kể tiếp sẽ đi tới sự đánh giá lại “biện chứng duy vật sử quan” của Marx, nhất là khi Marx đề ra những phương pháp xây dựng xã hội mới, con người mới… rồi thì sẽ là phần kết luận để giới thiệu một phương pháp tư duy mới do diễn giả để xuất…Nghe phong phanh về tiết lộ ấy, sứ quán tỏ ra rất cảnh giác và mời Thảo tới để thảo luận. Sau khi nghe trình bầy cặn kẽ, đại sứ Trịnh Ngọc Thái nói một cách quyết liệt:- Tôi không đồng ý với mục tiêu nghiên cứu và kết luận trái với đường lối của “đảng” như thế! Đồng chí tính sao thì tính.Thảo cố thuyết phục:- Xin cứ để tôi công bố lý thuyết ấy ra. Chắc chắn giới triết học, đặc biệt là phái mác-xít ở Paris này, sẽ xúm nhau vào phê phán nó. Lúc đó mới có thể thấy phần giá trị của nó là như thế nào. Dù sao thì đây cũng chỉ là một lý thuyết của tôi, nghĩa là nó chưa có một uy tín, uy lực nào cả. Hơn nữa nó không tính phá hoại hệ tư tưởng mác-xít. Vì kết luận của tôi sẽ là một sự tăng cường cho phép biện chứng, chứ không bác bỏ hay xoá bỏ hẳn nó. Công trình nghiên cứu của tôi hoàn toàn có tính xây dựng cho một quan niệm cách mạng mới, chứ không phải chỉ là đả kích hay phá hoại.Cuối cùng, đại sứ Trịnh Ngọc Thái đứng dậy, bước ra khỏi văn phòng rồi nói vọng lại:- Thôi! Việc đó là tuỳ ở đồng chí. Tôi không cấm cản đồng chí, nhưng tôi dứt khoát không đồng ý với việc đồng chí đang làm. Tôi không thể nhất trí với lập trường đi ngược lại với tư duy chính thống của đảng ta như vậy. Đồng chí tính sao thì tính.Khi rời sứ quán, Thảo vô cùng bối rối và than rằng: “Ngay tại Paris này, tự do tư tưởng cũng khó thế sao?”Về vụ tranh luận thứ nhì thì đã diễn ra giữa mấy tay lý luận của đảng cộng sản Pháp và Thảo. Theo như chính bác Thảo kể lại một cách đầy do dự, vì bác không muốn nêu đích danh những người có mặt trong cuộc chất vấn ấy. Theo bác Thảo thì đấy là một cuộc tranh luận quyết liệt, mang dáng dấp đe doạ, thanh trừng, đã làm bác buồn bực, thất vọng đến sợ hãi.Tôi cố hỏi:.- Ai đã tranh luận quyết liệt với bác? Có phải là tổng bí thư Georges Marchais của đảng cộng sản Pháp không?- Không phải, vì tổng bí thư Marchais lúc đó đang đau ốm nên không dự. Trong buổi tranh luận với mấy người hôm ấy, có một tay đã tranh cãi rất gay go. Y lớn tiếng, tỏ ra rất quá khích. Y đã viện dẫn một lời phê bình đả kích mạnh mẽ lý luận của tôi, rồi y đã buông lời doạ nạt tới tính mạng tôi.- Hắn là ai?- Hắn không có uy tín gì trong đảng cộng sản Pháp, nhưng lời phê bình mà y nêu ra là của Balibar!- Balibar là ai, làm chức vụ gì mà ghê gởm thế?- Balibar là một giáo sư triết học cánh tả, còn tương đối trẻ, cũng nổi tiếng chuyên về tư tưởng Marx, y có lập trường mác-xít cực đoan còn hơn cả Marx nữa. Vì thế mà y đã bị trục xuất ra khỏi đảng. Nhưng ảnh hưởng của y trong đảng vẫn còn mạnh. Khi nghe phong phanh tin tôi muốn phê phán, đánh giá lại tư tưởng Marx, thì Balibar cho rằng tôi “có ý phản bội cách mạng khi nêu ra sai lầm cơ bản của Marx”!- Trong tranh luận mà họ nói như vậy thì đâu có gì làm bác buồn bực đến thất vọng?- Cuối cùng buổi chất vấn, có một tên lớn tiếng kết tội tôi là kẻ phản bội cách mạng, rồi y chỉ vào mặt tôi mà doạ nạt bằng câu: “Mày muốn làm thằng phản bội thì mày hãy coi chừng cái mạng mày đấy!”- Mà tại sao bây giờ bác thấy cần phải làm cái công việc đánh giá lại tư tưởng của Marx? Marx đã mất hết ảnh hưởng trên thế giới từ lâu rồi mà…!- Nhưng ở nước ta thì nó vẫn còn mạnh. Ta đã trồng cây tư tưởng của Marx, và cho tới nay thì cây đó vẫn cho toàn quả đắng. Phải tìm cho ra những tố chất nhân quả của vị đắng ấy chứ. Tại sao lại cam chịu ăn quả đắng ấy mãi sao?Rồi bác Thảo thú nhận là lời đoạ nạt ấy đã làm cho mình mất tinh thần! Vì cách thanh trừng những kẻ phản bội trong các đảng cộng sản luôn luôn rất tàn nhẫn. Nghe tới đó, tôi hỏi bác:- Như vậy thì ở Paris này, không có một người bạn Pháp nào bênh vực bác, ủng hộ việc bác muốn đánh giá lại tư tưởng Marx sao?- Có chứ! Có nhiều chứ! Nhưng họ không phải là những nhân vật có vai vế trong đảng cộng sản hoặc trong giới triết học. Chính mấy người bạn Pháp, khi hiểu hoàn cảnh và ý hướng của tôi, đã hứa sẽ tìm cách giúp tôi phương tiện để hoàn thành cho bằng được cuốn sách này. Nhưng về mặt tinh thần và triết học thì chỉ có một người là đã tỏ ra rất nồng nhiệt, rất ủng hộ và động viên tinh thần tôi, đã thôi thúc và khuyến khích tôi. Ông ta bảo:- Anh phải làm cho xong cuốn sách. Vì đó là một nhiệm vụ lớn cuối cùng của anh. Anh mà nàn chí bỏ cuộc là anh có tội với triết học, với cách mạng, với cả qu!!!15348_8.htm!!!
Đã xem 105762 lần.
http://eTruyen.com