Phần 3
Chương 51

Mao đã đến con sông Hoàng Hà của ông. Ông quyết định không lùi bước nữa. Vào mùa hè năm 1962, ông tự thoát khỏi tỉnh thế đơn độc. Trong những tháng tới, ông muốn triệu tập hai cuộc họp đảng lớn hơn mà tôi biết tại các cuộc họp đó ông sẽ phản công. Nhưng tôi không biết ai sẽ là nạn nhân đầu tiên của ông.
Cuộc họp đảng đầu tiên, một cuộc họp tương đối nhỏ gồm những bí thư thứ nhất của các tỉnh và các cán bộ cấp bộ trưởng trở lên diễn ra vào ngày 6 tháng 8 tại Bắc Đới Hà. Trong cuộc họp, Mao đọc một bài diễn văn với nhan đề: Giai cấp, hiện trạng và mâu thuẫn.
Ông đã tốn khá nhiều thời gian để biện hộ cho việc ông dùng lý luận của chủ nghĩa Mác để công kích chính đảng của ông. Ông chưa đủ uy lực để có thể dễ dàng thanh trừng những chính trị gia cao cấp không hợp với ông. Cũng như tất cả các nhà lãnh đạo Trung quốc, ông phải giành cho được những lập luận của chủ nghĩa Mác về phía ông. Bởi vì chỉ có như vậy, ông mới có thể vận động được quần chúng chống lại những thành viên đáng ghét trong ban lãnh đạo đảng.
Cuộc công kích của ông lần này được bào chữa bằng cái lý rằng, sự tồn tại các giai cấp có thể biến mất một cách đơn giản thông qua việc áp dụng chủ nghĩa xã hội. Thậm chí, sau khi tập thể hóa tài sản, các giai cấp vẫn tồn tại và cuộc đấu tranh giai cấp vẫn còn tiếp diễn. Theo ông, những mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, giữa đường lối tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa vẫn còn tồn tại.
Trong hội nghị lần thứ mười của ủy ban trung ương đảng khóa 8 diễn ra vào mấy tháng sau, Mao tiếp tục triển khai lý luận của mình, ông diễn giải rằng, không những các giai cấp và cuộc đấu tranh giai cấp vẫn tồn tại, mà cuộc đấu tranh gay gắt giữa tư sản và vô sản sẽ còn kéo dài. Trong tiến trình lịch sử để từ cuộc cách mạng vô sản đi đến chuyên chính vô sản và trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản tiến lên chủ nghĩa cộng sản, mà thời kỳ này có thể kéo dài hàng thập kỷ hay lâu hơn nữa, thì cuộc đấu tranh giữa vô sản và tư sản, giữa đường lối tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa vẫn còn tiếp diễn. Nguy cơ phục hồi chủ nghĩa tư bản vẫn đang đe dọa Trung quốc, vì vậy, người ta vẫn phải tiếp tục tiến hành một cuộc đấu tranh giai cấp không mệt mỏi chống lại nguy cơ này.
Thậm chí, sau đó Mao còn tuyên bố ngay cả bộ máy đảng cũng trở thành nơi ẩn nấp cho bọn tư bản và những thành viên của giai cấp tư sản đã trà trộn vào hàng ngũ của đảng. Cả hai bài phát biểu của ông mang đầy tính thóa mạ, ông công kích mọi phía. Ông đã giáng một đòn vào tầng lớp trí thức và đòi xét lại thái độ cầu hòa của Chu Ân Lai và Trần Nghị. Một liên minh giữa những người lao động và trí thức có lẽ là quá sớm. Ông nói:
- Đảng ta vẫn chưa giáo dục giới trí thức một cách đúng đắn. Họ vẫn còn ngả nghiêng.
Bành Đức Hoài lại bị chỉ trích. Bành đã trình một lá đơn dài xin phục hồi danh dự cho ông. Ông bày tỏ sự ủng hộ của ông đối với các công xã nhân dân và quả quyết ông không hề thành lập một phe phái chống đảng nào và ông cũng chưa bao giờ có quan hệ mờ ám với Liên-xô.
Thay vì chấp nhận lá đơn của Bành. Mao lại còn buộc tội ông ta một cách nặng nề hơn. Lúc này Mao không chỉ buộc tội Bành Đức Hoài đã hợp tác với Liên-xô, thậm chí ông còn kết tội Bành đã hợp tác với tất cả các lưc lượng phản cách mạng trên thế giới trong đó có cả Mỹ. Theo sự trình bày của Mao, Bành đã âm mưu thành lập một liên minh phản cách mạng, chống cộng toàn cầu. Những bản án đối với Bành Đức Hoài và đồng bọn sẽ không được bãi bỏ. Không lẽ gì lại tha bổng cho kẻ thù.
Tiếp đó, Mao quay sang tấn công Ban Trần Lạt ma và quy ông ta là kẻ thù giai cấp. Đà lai Lạt ma, người đứng đầu phần hồn và tôn giáo ở Tây Tạng, đã phải chạy sang ấn Độ từ năm 1959 sau cuộc thương thuyết không có kết quả giữa chính phủ Trung quốc và những người đứng đầu Tây Tạng, trong khi một cuộc nổi dậy đã nổ ra ở Tây Tạng. Cuộc nổi dậy đã bị đàn áp và Ban Trần Lại ma, người thường chỉ nhại lại những lời nói của các chính trị gia ở Bắc Kinh, trở nên lo ngại, bởi vì theo ông ta, cái gọi là cải tổ dân chủ của Bắc Kinh tỏ ra quá thiên tả. Ông ta hy vọng, khuynh hướng quá tả ở Tày Tạng còn có thể sửa đổi được. Sau đó tới Lý Vệ Hán, người lãnh đạo Mặt trận thống nhất của đảng, trở thành mục tiêu của Mao. Lý Vệ Hán đã ủng hộ nhận xét của Ban Trần Lạt ma. Mao chì chiết Lý Vệ Hán là kẻ đầu hàng, quì mọp xuống lạy lục các ông chủ ở Tây Tạng. Mao còn phê phán Lý Vệ Hán, vì ông ta đã khuyến khích những người lao động và giới trí thức liên mịnh với nhau. Khi Lý Vệ Hán bị cách chức. Ban Trần Lạt ma vẫn thoát nạn. Nhưng trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, ông bị quản thúc tại gia gần 10 năm trời.
Vương Kính Tiên, Chủ nhiệm văn phòng đối ngoại của đảng, đề nghị củng cố mối quan hệ với Liên-xô và Đông Âu, đồng thời cắt giảm trợ giúp tài chính cho các đảng cộng sản đang đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước châu á, châu Phi và châu Mỹ La tinh. Mao đánh giá Vương là xét lại và tước bớt quyền hạn của ông. Vương vẫn giữ được chức vụ của mình, nhưng những quyền hành quan trọng nhất của ông đã được Triệu Nghị Minh đảm nhiệm.
Dưới con mắt của Mao, thành phần kinh tế tư nhân là một đặc trưng điển hình của chủ nghĩa tư bản vẫn đang thịnh hành ở Trung quốc, ông chỉ thị phải loại bỏ ngay thành phần kinh tế này. Theo ông, những người ủng hộ thành phần kinh tế tư nhân là bọn tư bản và phải bị đào thải. Ông công kích Đặng Tử Huy và Liêu Lộc Nhuận, hai người chịu trách nhiệm về chính sách nông nghiệp của đất nước. Khi tôi bắt đầu làm việc ở nhóm Một vào giữa những năm 50. Đặng Tử Huy, Chủ nhiệm ủy ban nông nghi!!!368_51.htm!!! Đã xem 959688 lần.


Nguồn: Mõ hà nội
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

- Tôi rất muốn biết tầng lóp nào đã làm nên lịch sử? Công nhân và nông dân, nhân dân lao động hay là tầng lóp nào khác?
Mao luôn cho rằng, làm nên lịch sử là công nhân và nông dân chứ không phải tầng lớp trí thức. Cuối cùng, những cuộc khởi nghĩa của nông dân là sức mạnh chủ tực của lịch sử Trung quốc.
Ngay sau Hội nghị, với thái độ tự do hơn, hòa giải hơn của Chu Ân Lai. Mao quyết định triệu tập một hội nghị tiếp theo, lần này ít công khai hơn, để xác định vị trí của tầng lớp trí thức trong xã hội Trung quốc. Bởi vì ông không thể thực hiện được ý muốn của ông qua những cửa ải quan liêu được nữa, nên từ sau hậu trường, ông cố gắng tập hợp vây cánh triển khai chiến thuật của ông và tìm kiếm sự ủng hộ củu những cuộc phản công trong tương lai, âm thầm và bí mật. Ông bắt đầu quy tụ các tay chân của ông. Một trong số họ là Trần Bá Đạt, người đứng đầu các thư ký chính trị của Mao và đồng thòi là chủ bút từ báo Cờ đỏ, cơ quan tuyên truyền của đảng. Theo đánh giá của Mao, Trần Bá Đạt là nhà lý luận xuất sắc nhất của đảng về chủ nghĩa Mác-Lênin. Ông thường nói: Không có lý luận thì cuộc cách mạng nào thành công được. Trần Bá Đạt là một lý luận gia rất hiếm hoi của đảng.
Trần Bá Đạt đã sáng tác những bài hát ca ngợi kế hoạch đại nhảy vọt một cách rất tỉ mỉ và tâng bốc. Trích dẫn lời của Mác rằng, một ngày sống trong chủ nghĩa cộng sản bằng 20 năm sống dưới chủ nghĩa tư bản, ông ta đã mô tả bình minh của chủ nghĩa cộng sản ở Trung quốc. Hai năm sau, khi phải đối đầu với nạn đói do kế hoạch đại nhảy vọt gây ra, Trần Bá Đạt lại thản nhiên đối với hàng triệu người đã chết, ông quả quyết: Đó là một hiện tượng phụ tất yếu trên cuộc hành trình của chúng ta.
Cũng chẳng có gì lạ, khi Mao đánh giá cao Trần Bá Đạt, con người đểu giả, nhỏ mọn và tham vọng một cách bệnh hoạn của ông ta. Chỉ bằng một câu nói duy nhất mà ông ta đã làm cho Mao được trắng án, thoát khỏi trách nhiệm đối với một thảm họa lớn nhất trong lịch sử Trung quốc.
Năm 1962, Mao đến nhờ Trần Bá Đạt giúp một tay để chuyển hướng tình hình chính trị sang phía tả. Trần Bá Đạt đã tổ chức hội nghị, trong đó sự đánh giá của chủ nghĩa Mao về tầng lớp trí thức được nhấn mạnh. Bài phát biểu của Mao khác hẳn với thái độ trước đây của Chu Ân Lai:
- Tầng lớp trí thức làm việc trong các văn phòng. Họ sống sung sướng, ăn ngon, mặc đẹp. Họ thường ít khi ra ngoài. Bởi vậy họ hay bị cảm lạnh.
Mao muốn rằng những sinh viên, giảng viên đại học và những nhân viên hành chính phải lao động chân tay năm tháng liền ở các nhà máy hoặc ở đồng ruộng - một yêu câu mà nhất định sẽ được giới trí thức xem như một hình thức trừng phạt mới. Theo Mao, họ phải tham gia đấu tranh giai cấp và làm quen với cuộc cách mạng. Mao tiếp:
- Tình hình hiện nay càng trở nên phức tạp. Một số người hô hào cho cơ chế kinh tế tư nhân, nhưng trong thực tế chính là sự phục hồi lại chủ nghĩa tư bản. Chúng ta đã lãnh đạo đất nước từ nhiều năm nay, tuy nhiên chúng ta mới chỉ kiểm soát được hai phần ba xã hội của chúng ta. Một phần ba còn lại nằm trong tay kẻ thù của chúng ta hoặc trong tay của bè lũ theo chúng. Kẻ thù có thể mua chuộc người của chúng ta cưới con gái của các đại địa chủ.
Tôi không biết Mao nói gì, nhưng qua đó người ta cảm thấy sự thù hằn của ông đối với giới trí thức cũng như đối với các cán bộ lãnh đạo cao cấp khác của đảng. Mấy năm sau, trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Giang Thanh đánh giá Hội nghị dưới sự chủ tọa của Chu Ân Lai và Trần Nghị là một Hội nghị đen và lên án một số cán bộ lãnh đạo đảng - có nghĩa là Chu Ân Lại và Trần Nghị - là họ đã quì mọp dưới chân giới trí thức, khi họ nhấc cái mũ tư sản của trí thức ra và thay bằng chiếc mũ giai cấp lao động.
Công việc của Lưu Thiếu Kỳ khiến cho ông luôn luôn gặp xung đột với Mao. Lưu đòi phục hồi danh dự cho những nạn nhân của các cuộc thanh trừng năm 1959. ý kiến này được hầu hết mọi người trong đảng tán thành. Trong thời gian cuộc Hội nghị bảy nghìn cán bộ, người ta đã thận trọng và kín đáo thảo luận về vụ Bành Đức Hoài. Người ta bắt đầu so sánh Bành Đức Hoài với Hải Thụy, một trung thần đời nhà Minh, người đã bị vua cách chức chỉ vì những lời góp ý thẳng thắn và những lời phê bình xác đáng, và cũng là một nhân vật được Mao rất khâm phục.
Đến tháng 4, dưới sự chỉ đạo của Lưu Thiếu Kỳ, ban thư ký trung ương đã bắt tay vào việc phục hồi cho những người theo Bành, hoặc những người phê phán kế hoạch đại nhảy vọt. Dưới khẩu hiệu Đánh giá lại công việc của cán bộ và đảng viên, người ta đã ủng hộ việc tha thứ cho ít nhất 70% cán bộ đang bị coi là có tội. Chỉ có việc thanh trừng nội bộ chống Bành Đức Hoài là không được xét lại, bởi vì ngay đến Luu Thiếu Kỳ cũng không dám qua mặt Mao trong vấn đề này. Lưu Thiếu Kỳ không hề xin phép Mao trong việc phục hồi cho các cán bộ, cả An Tử Văn, trưởng ban tổ chức của đảng cũng vậy. Đến lúc Mao nhận được một bản sao của văn bản phục hồi nói trên, Mao nói:
- An Tử Văn có lẽ chẳng bao giờ báo cáo trung ương về những việc làm của đồng chí ấy. Vì vậy, các đồng chí ở trung ương chẳng biết gì về các hoạt động trong ban tổ chức của đảng cả. Đồng chí ấy chẳng cho chúng ta biết những thông tin quan trọng và còn làm việc như một ông vua nữa.
Điền Gia Anh cho tôi biết. An Tử Văn rất bực khi biết Mao đã nói như vậy. An Tử Văn hỏi: Trung ương à? Thế trung ương là ai? Có rất nhiều các đồng chí lãnh đạo cao cấp ở Bắc Kinh - Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, Bành Chân. Họ là những người chịu trách nhiệm về các công việc hành chính hàng ngày của đảng. Tôi báo cáo cho họ không phải là đã báo cáo cho trung ương hay sao?
Cả Trần Vân cũng xung khắc với Mao. Hồi đó ông ta là phó chủ tịch đảng, một chức vụ rất có thế lực, nhưng từ lâu, mối quan hệ của ông ta với Mao rất căng thẳng và ảnh hưởng của ông cũng rất ít. Sau những biến cố đầu thập kỷ 60, Trần Vân nhận ra rằng chỉ bằng cách giải tán các công xã nhân dân và tra> Chương 56 Chương 57 Chương 58 Chương 59 Chương 60 Chương 61 Chương 62 Chương 63 Chương 64 Chương 65 Chương 66 Chương 67 Chương 68 Chương 69 Chương 70 Chương 71 Chương 72 Chương 73 Chương 74 Chương 75 Chương 76 Chương 77 Chương 78 Chương 79 Chương 80 Chương 81
Nguồn: Mõ hà nội
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--