PHẦN V - Chương 10

Cuộc đời nói chung là một tấm lưới kì diệu tưởng là tất cả đều phân miêng, rạch ròi. Mắt lưới nào ra mắt lưới ấy. Chiều dọc chiều ngang rành mạch đâu vào rành rẽ. Song càng sống trên đời mỗi người trong chúng ta đều hiểu tấm lưới đời ấy ríc rắc, phức tạp lắm. Trông như thế, tưởng như thế nhưng khi xáp đến nơi. Sống trong sự kiềm toả và những chuyển động bình thừơng nhất của cuộc đời, ngay cả một ngưòi sống hàng vài chục, thậm chí hàng trăm năm khi gần vĩnh biệt sự sống rồi vẫn không thể biết hết sự ríc rắc, đa đoan của lẽ đời. Sau khi rời khỏi nhà Vũ, ông Long rẽ vào quán bia hơi làm một mạch ba vại như để nuốt trôi mọi sự bực bội trong người. Hừ lạ thật. Ngưòi con gái đã hi sinh cả một đời ngưòi, chấp nhận một quan hệ hư hư thực thực, lỏng không ra lỏng, chặt không ra chặt với mình. Một thứ quan hệ mà tất cả những ngưòi chấp nhận luật lệ sống bình thừong nhất sẽ lên án. Ngưòi con gái từng cần mẫn thức đêm thức hôm đan từng chiếc áo len để lấy tiền cho mình vui vẻ với bạn bè ăn một trận rượu thịt chó để thoả mãn sự thèm khát và thiếu thốn của cánh đàn ông ham ăn, ham rượu trong thời bao cấp. Ngưòi con gái trong sự kham khổ và thiếu thốn chung dám chắt bóp dành dụm từng đồng xu tích cóp để xả ra mua một chiếc xăm giá ngoài, mua nửa bìa phiếu vải cho mình may một chiếc áo va li de hay một chiếc quần âu ka ki. Cũng chính ngưòi con gái ấy miệng thì liên tục kêu Chúa dậy cần phải thế này thế khác nhưng sống trên đời lại toàn làm những điều trái lại lời cái ông Chúa nào đó mà xem ra có vẻ rất linh thiêng với cô ấy. Nói tóm lại Vân đã hết lòng vì mình. Chỉ vì mình mà có thể quên hết kể cả những điều linh thiêng mà tôn giáo, gia đình đã bầy ra và bắt làm theo. Vậy mà bây giờ… Không hiểu vì lý do gì bỗng nhiên quay ngoắt một trăm tám mươi độ để thực hiện những điều mà có đến trên dưới ba mươi năm cô ấy làm ngược lại. Có lẽ nào. Ngay như lần nằm viện trước bởi trận ốm gần như thập tử bởi căn bệnh dễ thấy của tuổi già Chứng đau khớp mà Vân vẫn luôn luôn cần mình đến. Hai mái tóc bạc kề bên nhau và tiếng thủ thỉ cho dù có hơi khàn vì mệt mỏi, mất ngủ nhưng vẫn lộ rõ sự âu yếm và nũng nịu dễ thương của ngưòi đàn bà Hà nội biết rất rõ sức mạnh trong những lời thủ thỉ mà chỉ có phái yếu của đất Hà thành mới dùng và thực hiện được. Cô ấy nhìn trước nhìn sau, gò má gầy chớm những nét nhăn mờ do tuổi tác nhưng vẫn ánh lên phơn phớt mầu hồng của lớp phấn được thoa bằng bàn tay khéo léo và khiếu thẩm mĩ gần như bấm sinh "em mệt lắm nhưng em lúc nào cũng mong anh đến. Giá lúc nào cũng như chiều nay. Anh nhìn kìa… "Nhìn theo bàn tay bà Vân chỉ, ông Long nhìn qua ô cửa kính đúng là vừa được bàn tay nào đó lau sạch sẽ. Đằng sau màu lấp loáng của thủy tinh, một lớp mây tím thẫm xung quanh có viền quầng vàng nhạt của vầng mặt trời chiều hạ sắp tắt từ từ trôi qua. Rồi đột nhiên khi ông Long đang mê mải nhìn theo cụm mây đang dần dần đổi hình thì ông nghe thấy tiếng Vân "được rồi đấy. Anh về đi, không chị với các cháu lại mong anh. Thế này là em cảm ơn anh lắm rồi". Ngưòi đàn bà quyến rũ đến lạ lùng thế đấy. Khi hình thể của tuổi ngòai sáu mươi ở người đàn bà không còn đủ sức hấp dẫn thì tiếng nói êm êm, dịu dàng mới truyền cảm làm sao. Vì thế khi ở bên những cô gái mơn mởn, da dẻ nhẵn nhụi, trơn bóng theo kiểu của những miếng thịt ngon thì ông có thể quên đi tất cả nhưng khi nghe giọng nói lúc thì đầy sự ngọng ngiụ quê mùa, lúc thì lồ lộ sự chờn chợt mua bán thì ông bất chợt lại nhớ đến giọng nói đắm say một cách thầm kín của Vân. Vậy mà lần này. Có thể vợ chồng Vũ đã thuyết phục được Vân, hoặc giả Diễm vợ ông lại có ý định, cách xử sự gì đó khiến Vân nhất quyết lảng tránh, dứt khoát tách khỏi ông. Nhưng sự rời xa, tách bỏ lần này là lần thứ mấy nhỉ. Chao ôi, thì cứ cho là cuối cùng đi…
- Ông cứ tắm rửa, thay quần thay áo cho sạch sẽ đi rồi tôi có chuyện nói với ông đây.
- Lại chuyện gì thế. Chẹp. Uống giải khát vài cốc bia chứ có gì đâu
- Phải rồi. Ông thì có bao giờ có chuyện. Vài ba cốc. Chứ có nhiều nhặn gì đâu. Chỉ có điều khi nâng cốc lên thì ông lúc nào cũng quên hẳn cái áp huyết đấy nhỉ.
Ôi dào. Không sao đâu.
Thì có sao đâu. Cơ thể của ông chứ của tôi đâu mà tôi phải lo.
Ông Long suýt bật cười khi nhận ra sự quan tâm của vợ phủ sau những lời hờn rỗi.
Bà cứ yên tâm. Tôi uống là tôi biết chứ.
Thôi được rồi, ông cứ nghỉ ngơi rồi làm mọi việc đi đã
Vợ ông nói xong đi thẳng ra nhà ngoài. Tiếng bà và cháu đan vào nhau cùng tiếng nước xối. Khi ông Long ngồi vào chiếc ghế xa lông quen thuộc của mình nhìn lên màn ảnh vô tuyến thì bàn tay bà Diễm đã giơ ra. Màn vô tuyến tắt phụt.
Hai đứa đưa con lên trên gác đi để mẹ nói chuyện với bố
- Gớm hôm nay có gì mà nghiêm trọng thế. Cứ để các cháu nó ở đấy có sao đâu
Kìa mấy đứa. Bà bảo thế nào cơ mà. Tí nữa rồi tha hồ mà chơi
Mẹ…
Lệ nũng nịu chưa kịp dứt lời thì mẹ cô đã cau mày, tay phẩy phẩy
- Có gì thì chốc nữa, chốc nữa…
Nhìn theo đám con cháu bước lên cầu thang, ông Long vểnh điếu thuốc lên xoè lửa. Ngọn lửa của chiếc bật lửa ga dừng ngay trước mũi ông rồi tắt phụt, ông Long nhìn chăm chắm vào chiếc phong bì có những dòng chữ ngoằn ngoeò đang nằm trong tay vợ. Ông ước giá lúc đó ông đang đeo cặp kính lão.
Bà cầm cái gì thế?
Cái gì thì ông không phải hỏi. Sớm muộn thế nào ông khắc biết
Thì tôi cũng hỏi vậy chứ bà không muốn nói thì thôi.
Không thấy vợ nói lại câu nào, ông Long cố làm ra vẻ thờ ơ không để ý gì, lặng lẽ nhìn theo làn khói ông vừa nhả. Một lúc sau dường như không chịu nổi sự im lặng giống như sự im ắng của đất trời trước trận bão giông ông Long cố gữ vẻ thản nhiên nói khẽ:
- Có chuyện gì thì bà cứ nói toạc ra đi. Không có vô tuyến sắp chiếu phim rồi đấy. Bộ phim này càng xem càng thấy hay.
- Chả cần phim ảnh gì sất. Tý nữa rồi ông thấy còn có cái hay hơn phim ấy chứ.
Cái bà này, già rồi chứ có phải trẻ trung gì đâu mà ỡm ờ thế
- Ông cũng biết là ông già rồi. Hay là ông nói thế để che mắt thiên hạ. ở nhà thì cố làm ra vẻ già nua, lụ khụ nhưng ra đến ngoài cửa thì diễn đủ thứ trò mà con cháu ông nhìn thấy thì cứ gọi là chúng nó cười cho chả biết tìm lỗ nẻ nào mà chui đâu
- Bà này. Ăn với nói. Gì thì gì cũng phải suy nghĩ một tí chứ. Nhỡ chúng nó nghe thấy thì còn ra thể thống gì nữa
- Phải rồi. Tôi không ra thể thống gì. Còn ông thì tử tế, phân miêng. Tôi hỏi ông. Ông năm nay bao nhiêu tuổi rồi?
- úi giời lại nghe đứa nào nó ton hót đơm đặt phải không. Đúng là khôn nhà dại chợ. Người nhà không nghe toàn nghe thiên hạ.
- Tôi nói thẳng cho ông biết là tôi chẳng thèm nghe ai hết. Tôi chỉ xin hỏi, ông bảo ông già. Cái đó thì ai ai chả biết. Ông có rể và nếu trời cho có phúc thì cũng đã có dâu rồi. Vậy mà ông còn đi đàn đúm. Hát hò ca rao kê. Hát hò, ca rao kê đâu chả biết gì, chẳng qua đó là thứ để những bọn đàn ông đổ đốn đi ôm ấp lằng nhằng với những đứa con gái ranh con chỉ đáng tuổi con, tuổi cháu các ông
- Người ta nói như thế mà bà cũng tin được. Đúng là bọn vô công rồi nghề đặt điều vu vạ chẳng đâu vào đâu.
- Hừ. Không phải bọn vô công rồi nghề, lũ đầu đường chợ, ngưòi dưng nứoc lã đâu. Đây lại chính là kẻ mà ông tin tưởng, quí mến, gắn bó, yêu thương hàng mấy chục năm trời từ khi còn trẻ đến khi già cả.
Ai, ai?
Ông Long cố ghìm sự bực bội của mình.
- Ai thì rồi ông sẽ biết. Hay là ông giả vờ thì tội chịu. Nhưng tôi chỉ xin hỏi ông. Nhà cửa ông thế này. Vợ con ông thế này. Riêng ông thì cũng đã thành ông ngoại, rồi sắp tới là ông nội vậy mà ông… Tôi thật không hiểu, ông thiếu thốn, thèm nhạt thứ gì mà ông lại lao vào những chỗ vô luân thường đạo lý như vậy. Để rồi, để rồi…
Nhìn mặt vợ nhăn lại, da mặt đổi mầu. Bàn tay cầm chiếc phong bì hình như trong đó đựng lá thư của ai đó. Và nhất là càng nghe vợ nói từ lúc đó đến nay ông Long càng hiểu rằng lá thư trong phong bì đó của ngưòi nào đó đã nhìn thấy ông vào hàng ca rao kê rồi viết thư cho vợ ông. Không lẽ có kẻ nào đó đã cố tình chơi lại ông vì sự thua thiệt trong làm ăn hay trong lĩnh vực bất kì của cuộc sống khi hắn ta so vai với ông. Lá thư đó ghi tên tuổi rõ ràng hay chỉ là thư nặc danh.
- Ôi dào. Cô để ý làm gì những lá thư vớ vẩn, chẳng biết tên tuổi ngưòi nào viết đó. ở Công ty của tôi những thư không kí tên người tôi bảo cho vào sọt rác tất.
- Không đây là thư có kí tên ngưòi hẳn hoi. Thôi chẳng phải úp mở gì cả tôi xin nói thẳng thư này là của cô Vân yêu quí của ông đấy.
- Của Vân?
- Của Vân. Gớm nghe mới yêu thương trìu mến làm sao. Biết ngay mà, hễ nhắc đến thứ ngưòi cha vơ chú vếu ấy là y như rằng…
- Thôi. Thôi. Tôi xin cô. Mà làm gì có chuyện ấy. Cô đưa đây, đưa đây tôi em nào
Đây. Ông thích thì ông cầm lấy.
Chiếc phong bì nằng nặng đặt lên tay ông Long. Người đàn ông khốn khổ lôi vội lá thư ra và nhận ngay ra là bản phô tô dài đến gần ba trang giấy trên đó rành rành một lối chữ gọn gàng, dễ xem quen thuộc của Vân.
Để tôi lấy kính lên cho ông xem.
Bà Diễm ra rất nhanh và vào cũng rất nhanh traí ngược hẳn bộ dạng lịch bịch cùng tuổi tác của bà. Trong khi ông Long đang căng mắt đọc lướt lá thư thì giọng bà Diễm vẫn không ngớt chì chiết:
- Ông thấy chưa, thấy chưa? Ông cứ đọc rồi ông sẽ thấy. Tôi không cần phải nói. Nhưng đúng là vì ông, vì sự không đứng đắn của ông mà… Số tôi nó lại khốn khổ, khốn nạn thế này. Ông lấy tôi làm vợ, có cưới xin, có hôn thú đàng hoàng chứ tôi có phải hạng vợ theo, vợ nhặt của ông đâu. ở với ông hàng ba, bốn chục năm trời, sinh cho ông con trai, con gái nếp tẻ đủ cả. Tôi ăn ở với ông một lòng một dạ. Lúc no lúc đói, khi nghèo đói. Rồi may mắn lúc phật trời phù hộ cho con cái no đủ, có đồng ra đồng vào. Buổi hoà bình cũng như khi bom rơi đạn lạc, máy bay gầm rú trên đầu, lúc sơ tán khi tản cư. Một sống hai chết, đầu sông ngọn nguồn. Hỏi ở bản thân tôi ông rồi các con có điều gì trách móc, không vừa lòng…
Bà Diễm nuốt nước bọt cố nén tiếng thở dài nói tiếp
- Trong khi đó hàng mấy chục năm ông vẫn đeo đẳng nhân tình nhân bánh với cô ả ấy. Khổ số cái cô Vân ấy cũng đúng là chẳng ra gì nên dính vào ông. Trên đời này chả ngưòi đàn bà hay ngay cả đàn ông các ông có thể chịu được cảnh ngưòi mình yêu thương gắn bó đã có chồng có vợ. đã sinh con đẻ cái. Có là hạng điên khùng, đầu óc không tỉnh táo mới chịu cảnh như thế. Thà ra có tai như điếc có mắt như mù, nó ở tận đẩu tận đâu khuất mắt trông coi, chứ nó cứ lù lù trước mắt chuyện chồng nọ vợ kia thì khác gì cái gai trước mắt. Thà ở vậy cho xong. Thà cun cút một mình chứ không thể chồng chung vợ chạ như thế này. Vậy mà cái nhà cô ấy. Đàn bà, con gái hơ hớ mà sống khổ sống nhục bao nhiều năm trời. Tôi nghĩ cũng thấy lạ, tuy rất giận, lắm lúc cũng muốn làm cho ra nhẽ rồi muốn ra sao thì ra. Rồi đêm nằm bắt tay lên trán nghĩ lại. Cảnh đàn bà con gái mà phải khổ sở ăn vụng ăn trộm lén lén lút lút chồng con ngưòi khác để rồi sinh lo cũng thấy thương hại chị chàng. Mấy chục năm trời nhịn nhục chứ ít ỏi gì đâu. Nhưng biết làm thế nào Thôi cũng là cái số nó đã vẽ ra như thế, thì chị chàng phải chịu như thế. Các con ông lớn lên. Con gái thì đi một nhẽ, chúng nó lấy chồng về nhà người ta. Nó chọn đứa nào, nhà nào thì đói no nó chịu. Còn con trai ông chúng nó buồn phiền vì bố mẹ nên mới sinh ra chứng nọ, tật kia. Mà tôi xin nói ngay, chủ yếu vì ông. Vì ông nên thằng Dũng mới lao vào nghiện hút rồi kéo theo cả thằng Hưng em nó.
Thôi, thôi. Tôi xin cô
- Còn gì khốn nạn hơn cái thân tôi. Chồng thì theo gái. Con cái thì nghiện hút. Đã bập vào thứ ấy thì cứ gọi là tiền rừng bạc bể. Của cái như núi rồi cũng nước lã ra sông thôi. Mà đã hết đâu. Ông, ông còn đi ca rao kê, còn vào nhà nghỉ chơi bời hú hí với mấy con ranh…
- Khẽ mồm chứ không các con, các cháu nó nghe thấy. Chúng nó nghe đựoc câu chăng rồi hỏng hết
- Đến bây giờ ông còn lo con ông nghe thấy hả. Này tôi cứ nói tọac móng heo cho ông biết. Hai thằng con trai của ông chả thằng nào con tử tế nữa rồi. Rồi liệu mà kiếm tiền mà cho nó hút hít. Không có thì lo liệu bán nhà bán cửa đi mà phục vụ hai ông quí tử.
- Cái bà này, nói thế mà nói được à
- Thế ông bảo tôi phải nói thế nào. Mà thôi. Ông cứ đọc đi rồi ông sẽ biết. Cái chị chàng Vân ấy dù nói gì thì nói. Đã từng làm khổ sở, tan nát cái gia đình này lắm rồi nhưng dù thế nào cũng phaỉ công nhận, riêng cái chuyện này thì tôi lại nghĩ chị chàng ấy được. Thôi thì phật trời run rủi cũng là coi như mở mắt mở lòng cho chị ta. Nhờ có lá thư của chị ta mà tôi còn biết thêm bụng dạ của chị chàng. Thôi cũng coi như là chị chàng hối hận nên mới tố giác ông, mới nhất quyết không muốn gặp ông nữa
- Cô có thôi đi không? Thôi đi. Tôi nhức đầu lắm rồi.
- Chị chàng tố ông ra, đoạn tuyệt hoàn toàn với ông. ừ thì cứ cho là tốt đi nhưng xem ra như vậy tức là chị chàng còn khôn chán. Bởi lẽ ông vào ca rao kê, vào nhà nghỉ, ông chung đụng bừa bãi. Ông sinh bệnh, sinh tật ông làm lây cho chị chàng, nên chị chàng sựo quá mới dứt khoát như thế
- Thôi, thôi. Tôi xin cô, xin cô. Để cho tôi yên
Ông Long gần như không nghe thấy tiếng bà vợ rỉ rả nữa mà chỉ thấy đầu ông vang lên những tiếng lích tích vô hình vẳng lên đều đều trong tai ông.
Ông Long đặt lá thứ trên bàn, bồn chồn đứng dậy. Trên gác vang lên tiếng hai đứa cháu ông đang trêu nghịch nhau. Một đứa, chắc là thằng lớn kêu váng lên:
- A, tao bắt được mày rồi đấy nhé. Có mà chạy đằng trời.