CHƯƠNG 6

    
ua của ta, Lê Lợi.
Vua sinh vào ngày 6 tháng 8 năm Ất Sửu 1385, niên hiệu Xương Phù thứ 9, thời nhà Trần.
Cụ tổ của Vua là Lê Hối, vốn là người thôn Như Ang, có tài tinh thông địa lý. Một hôm c đang đi đạo, đến một vùng đất dưới chân núi Lam Sơn thì thấy trên trời có một đàn chim bay vần vũ, không tan. Cụ reo lên "thế dất này thật quý, chốn này nhà Lê ta có thể dung thân đời đời."
Và cụ đã cho dọn nhà đến đấy sinh sống, quả nhiên nhiều đời sau này con cháu và sản nghiệp nhà Lê đều từ đây tăng trưởng, trở thành hùng cứ một phương..
Dòng họ Lê ở đất Lam Sơn bắt đầu từ Lê Hối, sang đến Lê Thinh, rồi Lê Khoáng. Lê Khoáng kết hôn với bà Trịnh Thị Ngọc Thương, sinh được ba người con trai, Vua là con út.
Trước đó, tại thôn Như Ang làng Chủ Sơn có một cây quế cao và thường ngày có một con hùm xám đến nơi này nằm phủ phục, đầu hướng về phía nhà của vua như chờ đợi một điều gì đấy. Hùm rất hiền, ban đầu mọi người sợ, sau này quen nên thôi, nhưng nhiều người rất tò mò vì không biết hùm xám này đến đây để làm gì. Chẳng ai đoán được.
Đêm Vua sinh, hào quang đỏ chiếu sáng rực, một mùi hương thơm ngào ngạt bay khắp làng, ai ngửi thấy đều phấn chấn khỏe khoắn hẳn. Đêm đó đột nhiên hùm xám gầm rú vang dội khắp đất trời như muốn báo cho mọi người biết rằng minh chúa nước Nam đã ra đời, và sau đó nó bỏ đi mất.
Tiếng khóc của Vua vang động như tiếng chuông, mắt đen sáng long lanh như ngọc. Ai cũng cho là điềm quý phúc.
Vua lớn lên là một người thông minh, kỳ vĩ, mắt sáng, miệng rộng. Bước đi như rồng cuốn, người cao, vai rộng, có bảy nốt ruồi son trên vai tả. Chỉ cần nhìn Vua là mọi người đều đã thấy kính trọng, nể phục. Trong ba người con trai, tuy là con úưng Vua lại được cha tin cậy nhất và trao quyền cho làm Phụ đạo đất Lam Sơn thay mình khi già yếu.
Lớn lên trong thời loạn lạc, đất nước đang bị họa ngoại xâm. Là một người có chí lớn, có tấm lòng thương dân, thương nước, Vua đã âm thầm cùng bạn bè bàn bạc làm mưu sự cứu nước.
Bởi là bậc chân chúa nước Nam nên Vua luôn được thần nhân ủng hộ. Khi đang làm Phụ đạo ở Lam Sơn, Vua đã được một người anh em kết nghĩa làm dân chài tên là Lê Thận đến dâng kiếm báu, sự tích như sau:
Phường chài Nguyễn Thận đêm nào cũng đi đánh lưới. Một hôm Thận thấy ở giữa khúc sông Lam Xuyên hay phát ánh sáng và càng về sau càng mạnh, cứ như lửa cháy rực trên mặt nước. Quá kinh ngạc, một hôm, sau khi khấn trời đất, Thận quyết định đi thuyền đến tận nơi quăng lưới. Khi kéo lưới lên rất nặng, Thận mừng vì nghĩ là được vật báu, không ngờ chỉ là một thanh sắt đen thui. Quá chán, Thận tính vứt đi, bất ngờ thanh sắt loé sáng một chữ triện, biết là của quý Thận liền đem về cất ở nhà. Tự biết mình là người tầm thường, không đáng được hưởng vật trời, Thận suy nghĩ mãi và quyết định đem thanh sắt này đến cho người anh kết nghĩa của mình, đó chính là Vua. Bởi Thận hiểu rằng chỉ một người có chí khí như Vua mới xứng đáng được sử dụng. Được vật báu Vua rất mừng, đêm đó trời giông bão lớn, sáng ra, vợ Vua phát hiện ngoài vườn có dấu chân thần nhân và nhìn vào thây một quả ấn báu dài, rộng, có viết chữ triện ghi rõ họ tên của Vua. Nhìn kỹ thì chính là một đuôi kiếm, Vua đem tra vào thanh sắt của Nguyễn Thận cho thì thật đáng kinh ngạc, vừa khít. Khi đem rửa sạch, mọi người thấy rõ đó là một thanh bảo kiếm, có khắc hình rồng hổ vờn nhau và hai chữ "Thanh thúy" hiện sáng. Rõ ràng là vật báu trời ban cho Vua, chuyện này lan ra khắp nơi càng làm cho mọi người thêm kính phục và tìm đến ều hơn.
Dân gian còn truyền một sự tích khác về Vua.
Một lần Vua đang cùng mọi người cày ruộng. Đột nhiên bỗng thấy một nhà sư già khoác áo trắng đi từ hướng làng Đức Trai đến, vừa đi ông vừa than thở.
- Có một miếng đất đẹp quá mà không biết trao cho ai.
Nghe có người thuật lại chuyện, vua mừng quá bỏ cày chạy theo. Đến sách Quần Đội, huyện Lồi Dương thì nhặt được một thẻ tre, có ghi:
Đức trời nhận mệnh,
Vào tuổi bốn mươi,
Số kia đã định,
Tiếc thay chẳng kịp.
Vua càng vội cố đuổi theo, trưa nắng và nóng, liền có rồng vàng hiện ra che chở, mây kéo tán đến che kín trên đầu. Cuối cùng Vua cũng đuổi kịp bậc dị nhân kia. Ông ta đang ngồi bên một gốc cây chờ sẵn, khi thấy Vua đến vị tăng liền cười mà nói:
- Ta là người phương xa đến đây, thấy anh hình tướng khác người thường, chắc là người có chí lớn nên muốn giúp một tay
Vua liền quỳ xuống cầu dị nhân mách bảo.
- Xứ Phật Hoàng, động Chiêu Nghi ta biết có một miếng đất có hình như cái ấn vàng. Bên tả là núi Chí Linh, trong núi có gò Tiên Bạch, phía trước có lạch nước Long Sơn, phía trong là nước Long Hồ có hình xoáy ruột ốc... - Nhà sư giảng giải chi tiết cho Vua hiểu và cuối cùng ông cho Vua biết, nếu cải táng đặt hài cốt của cha ruột vào đấy thì sẽ phát mệnh đế vương, con cháu đời đời nốí nghiệp được vài trăm năm. - Tuy nhiên, anh phải lưu ý, cải táng phải đúng giờ khắc của nó. Đặc biệt không được sát sinh cúng tế, nếu không, dù dòng họ sau này có phát vương thì con cháu cũng phải chịu nhiều khổ ải can qua.
Vua gật đầu lia lịa và ghi nhớ kỹ trong lòng, khi ngẩng đầu lên thì bậc dị nhân kia đã biến mất rồi.
Về nhà, căn cứ theo lời dạy của dị nhân, Vua bảo phu nhân chuẩn bị một số trai đinh cùng mình trong đêm đó đi cải táng hài cốt của phụ thân. Vì trời mưa, nên gần sáng mới xong, đã muộn giờ, đã thế khi vua đang mang hài cốt của cha đi thì đột nhiên rụng rời thấy phu nhân hớt hải chạy đến đem theo hương hoa cúng tế và gà luộc.
- Ai bảo phu nhân giết gà đem tới đây.
- Tướng công nói lạ thật, cúng tế cha, không lẽ không có hoa đèn và gà?
Có trách là tự trách mình, vì vội vàng quá nên Vua quên không thuật kỹ lời dặn của dị nhân về việc cấm sát sinh cho phu nhân nghe. Chưa kể trời mưa, giờ cải táng cũng chậm. Vua ăn năn cũng muộn, đành tặc lưỡi làm liều.
Khi đặt hài cốt cha vào nơi chôn mới, trời đột nhiên có mấy tiếng sấm động giữa đêm hè.
Vua bèn quỳ xuống cảm tạ thần nhân.
Như vậy rõ ràng trời đất đã chọn ra được chân chúa nước Nam, còn chuyện dự báo kia của bậc dị nhân không ai biết được nó linh ứng bao nhiêu. Ý trời khó ai biết trước, đành để cho hậu thế luận bàn. Tuy nhiên ta biết sau này Vua đôi lúc vẫn rất áy náy về chuyện ấy, dường như có điều gì đó làm cho Vua không yên tâm.