CHƯƠNG 7

    
rên đường tìm đến Lỗi Giang với vua, ta còn nghe được nhiều sự tích khác bàn tán về Vua, càng nghe càng thấy có nhiều điều thú vị. Và ta chợt nhận ra đây xứng đáng là bậc chân chúa để mình theo phò, nước Nam ta đã có vua của mình thật rồi. Lòng ta lâng lâng niềm vui sướng và càng nhanh chân quên cả mệt nhọc.
Khi đó ta vẫn nhớ một điều mà cha đã dặn đi dặn lại nhiều lần khi tiễn ta về nước, đó là ta cần lưu ý đến một người em họ. Nói là em, nhưng hơn ta hai tuổi, đó là Trần Nguyên Hãn. Nguyên Hãn là con của ông Trần An, con trai út của Băng Hồ tiên sinh Trần Nguyên Đán, ông ngoại của ta. Do vậy, Trần Nguyên Hãn với ta là anh em cô cậu. Cậu của ta không theo nối nghiệp cha học nghề văn bút mà chỉ yên phận làm ruộng cày cấy nuôi vợ con. Thuở sinh thời ông ngoại nhiều lúc không bằng lòng khi con trai út mình xa rời bút nghiên, không xứng đáng là dòng dõi tôn thất nhà Trần. Biết làm sao được, cha mẹ sinh con nhưng trời sinh tính, ông đành chịu. Khi Nguyên Hãn ra đời, ông có cho người đón về nuôi dạy, nhưng dường như Nguyên Hãn giống cha, chữ nghĩa cũng chẳng học được bao nhiêu, suốt ngày chỉ mê múa gươm, vật võ ngoài đường. Quá chán, ông ngoại bèn đuổi Nguyên Hãn về quê ở với cha, không thèm dạy chữ nữa.
Trong dòng họ có lẽ người hiểu và thương cậu nhất là cha ta. Cha rất quý tính tình thật thà chân thật của người em vợ, cha là người thường xuyên thăm nom cậu, cũng vì vậy gia đình cậu từ cậu cho đến mấy người con đều rất quý mến cha. Chính cha là người không nản chí trong việc dạy chữ cho Nguyên Hãn. Thực ra Hãn không tối dạ như ông ngoại tưởng, chỉ vì ông là người Hoàng thất quen dạy học theo lối vương triều, còn Nguyên Hãn từ nhỏ sinh ra đã cùng cha lầm lụi lối sống nông phu, vì vậy ông cháu không hiểu nhau. Cha thì khác, cha vừa là bậc thức giả nhưng cũng lại sinh ra từ con nhà thứ dân, nên cha hiểu. Cha cho đón Nguyên Hãn về học chữ với ta. Đến giờ nhiều năm rồi ta vẫn nhớ đến người em họ của mình. Nguyên Hãn cao to, trán dô bướng bỉnh và rất hiếu động, phá phách. Nguyên Hãn luôn luôn động chân động tay, không bao giờ chịu ngồi yên. Ở nhà ta, Nguyên Hãn rất sợ cha, vì nói thế chứ trong dạy học cha là người nghiêm nghị thậm chí là hơi khó khăn. Bài không thuộc, bao giờ cây roi trên tay cha sẵn sàng đét vào đít, bất kể kẻ đó là ai, con hay cháu cũng vậy. Ta là người sáng dạ, bài nào chỉ cần đọc lướt qua một lần là thuộc và hiểu ngay, nên cha rất hài lòng. Ngược lại Nguyên Hãn thì không, vì ham chơi quá, suốt ngày chỉ biết ra ngoài rong ruổi cùng mấy đứa trẻ trong làng. Cho nên mông của nó lúc nào cũng sưng húp, nhiều hôm ta phải van xin cha tha cho Nguyên Hãn. Ta thì mảnh mai yếu đuối, Nguyên Hãn to cao khỏe mạnh, nhìn bề ngoài khác nhau một trời một vực, thế nhưng hai anh em ta rất thân thương nhau, có cái gì cũng chia sẻ cho nhau. Có lẽ những năm tháng tuổi thơ sống bên Nguyên Hãn là một trong những kỷ niệm đẹp nhất đời ta. Năm mười mấy tuổi, chữ nghĩa cũng đã khá, cậu đã xin với cha cho Nguyên Hãn về bên nhà, vì bên đó cần người. Cha đồng ý, vậy là ta và Nguyên Hãn xa nhau từ đấy. Thỉnh thoảng sau này ta cũng có nghe tin về Nguyên Hãn, và đáng buồn thay việc học hành Nguyên Hãn vẫn chểnh mảng như xưa, chủ yếu chỉ lo theo nghiệp cung tên. Lúc này cha cũng giống như ông ngoại, lắc đầu thở dài và cho rằng đấy là ý trời, lòng người làm sao mà chống lại được. Ta thì thường bênh Nguyên Hãn, nếu tính Nguyên Hãn đã vậy thì tại sao cha và ông không chịu hiểu cho nó. Mệnh trời đã chọn, mỗi người một nghề. Nói thế thôi chứ ta biết cha rất quý Nguyên Hãn, hình như ông tìm thấy ở Nguyên Hãn những điều gì đó mà hoài bão thời trai trẻ của mình không làm được. Do vậy, khi tiễn ta về nước, cha cho biết có tin là Nguyên Hãn cũng đang dựng binh chống lại nhà Minh ở Hoắc Sa, trấn Sơn Tây cũ. Cha nói "Con biết đấy, việc Nguyên Hãn chống giặc Minh cha con ta đã nghe. Nhưng rút kinh nghiệm các cuộc khởi nghĩa chống Minh trước đó, nếu cứ xé lẻ thì trước sau gì cũng bị Minh triều tiêu diệt. Cho nên cha muốn khi con về nước, thoát ra được khỏi sự kìm kẹp của kẻ giặc thì nên tìm đến Nguyên Hãn để đưa nó theo con tìm đến vị chân chúa mới. Nguyên Hãn, tính nó thô lỗ, nóng nảy và quá thẳng thắn. Cá tính này nếu không có người kiềm chế sẽ là họa sát thân cho nó sau này, nên cần phải có người theo sát để răn đe gìn giữ. Cha muốn con dìu dắt Nguyên Hãn. Dù sao con cũng là người hiểu biết hơn nó."
Cha ơi, lời dạy ấy bao nhiêu năm con vẫn nhớ, và con đâu ngờ rằng sau này chính con đã không làm được gì trước cái chết oan ức của hiền đệ Trần Nguyên Hãn. Con đất lực. Trong cuộc kháng Minh và sau đó là trải qua mấy đời vua Lê, cuộc đời con đã đi qua biết bao nhiêu cuộc thăng trầm bể dâu cay đắng. Thế nhưng con chịu đựng được hết, chỉ có một điều duy nhất con không thể chịu nổi đó là con đã không giữ được an toàn mạng sống cho Nguyên Hãn như lời dạy của cha năm xưa. Con đau lòng quá thưa cha.
Nỗi đau ấy ngày hôm nay nhớ lại ta vẫn thấy nhói trong tim.

*

Ta bước chân vào đầu làng, hỏi một đứa trẻ và rồi tự tìm lối rẽ vào nhà Trần Nguyên Hãn.
Kia rồi. Hơn mười năm không gặp, ta đã trở thành một tráng niên tóc bạc, lưng còng, thế nhưng Nguyên Hãn vẫn như xưa. Có chăng người khuềnh khoàng hơn, nhưng vóc dáng vẫn mạnh mẽ, khỏe mạnh. Nguyên Hãn đang chỉ tay dạy mấy gã trai trẻ một thế vật, miệng thỉnh thoảng lại quát tháo ầm ĩ khi không hài lòng, Tứ lập thân rồi mà vẫn vậy, ta lắc đầu dể tay nải xuống mô đất và ngồi xổm xuống nhìn mọi người luyện tập.
Có ai đó thấy ta và đi lại ghé tai thì thầm nói, Nguyên Hãn quay lại ngỡ ngàng nhìn ta. Trần Nguyên Hãn bước lại gần nhìn ta thật chăm chú. Ta nở nụ cười nhìn Nguyên Hãn chờ đợi, không nhắc, thử xem Nguyên Hãn có còn nhận ra ta không.
Bất chợt Nguyên Hãn ôm mặt khóc rống lên. Thái độ ấy làm cho ta ngạc nhiên và môn đệ học trò sợ hãi. Mọi người xáo xác cả lên. Ta bước lại nắm tay Nguyên Hãn, cườ
- Nguyên Hãn, đệ sao vậy. Huynh về đây mà sao đệ lại khóc?
Trần Nguyên Hãn chợt bóp chặt vai ta đau điếng và quát to:
- Vậy mà huynh cười được ư? Huynh có biết đệ tưởng huynh và bá phụ đã chết rồi không, đây huynh xem.
Trần Nguyên Hãn kéo tay lôi ta sềnh sệch vào trong nhà và chỉ tay lên bàn thờ, nghẹn ngào.
- Đệ nghe tin huynh và bá phụ đã bị giặc giết chết cách đây mấy năm. Tuy là họ ngoại, nhưng đệ vẫn lập bàn thờ và ngày nào đệ cũng dâng cơm mời, thề sẽ trả mối thù này, huynh có hiểu không.
Hai chúng ta ôm choàng lấy nhau rưng rưng nước mắt.
Ôi năm tháng đã qua đi nhanh như gió thổi. Trần Nguyên Hãn ơi, ta vẫn tưởng như ngày nào ta và đệ bên nhau ngồi uống ly rượu, ta ngâm thơ và nhìn đệ múa kiếm. Đường kiếm của đệ vẫn thoăn thoát ẩn hiện nhanh như tia chớp và ly rượu thì ngọt đậm bờ môi. Thế mà nay âm dương cách biệt nghìn trùng. Nhưng cũng chẳng sao, chỉ còn vài khắc nữa thôi, chúng ta sẽ lại được gặp nhau ở suối vàng. Chẳng hiểu dưới đấy có rượu uống không và ta lại hy vọng một lần nữa lại được nhìn đệ múa kiếm, Nguyên Hãn ơi.
Theo chNguyên Hãn, ta vào chào cô mẫu và vợ con của Nguyên Hãn. Mọi người reo lên vui mừng sung sướng, tất cả đã bặt tin cha con ta hơn mười năm nay. Gần đây có tin cha ta đã qua đời vì bạo bệnh còn ta thì bị giặc giết, nay gặp lại mới biết chỉ là lời đồn, không kể xiết nỗi niềm mừng vui của mọi người.
Đêm đó hai anh em ta ngồi nhâm nhi ly rượu và hóng gió. Trần Nguyên Hãn cho ta biết, sau khi nhà Minh xâm chiếm nước ta, chúng cho lùng bắt con cháu nhà Trần. Một số thì chúng mua chuộc làm cho chúng, còn số nào chống dối đều bị giết chết. Trần Nguyên Hãn là con cháu chính thất nhà Trần làm sao tránh khỏi sự truy đuổi của giặc Minh. May sao người dân ở đây đều đồng lòng che chở, nhờ vậy, trong hơn mười năm cải tên thay họ, Nguyên Hãn và gia đình vẫn sống yên ổn.
Không hổ danh là con cháu nhà Trần, Nguyên Hãn đã bí mật tổ chức được một đạo quân kháng Minh. Ban ngày họ là những nông phu, dân thương buôn bán, nhưng ban đêm họ là những tráng sĩ bịt mặt đánh giết quân Minh và những kẻ theo chúng, cướp của người giàu chia cho dân nghèo. Quân Minh vùng này rất khiếp sợ, tổ chức nhiều đợt truy lùng nhưng vẫn không bắt được.
Nhìn khuôn mặt hớn hở kể chuyện của Nguyên Hãn ta cũng cảm thấy vui lây. Tuy nhiên ta đành phải nói thật lòng với Nguyên Hãn.
- Nguyên Hãn, việc đệ làm rất hay, tuy nhiên huynh hỏi thật, đệ có thấy rằng những việc này của đê có giống như là việc làm của đạo tặc hay không?
- Nguyễn Trãi, tại sao huynh lại nói vậy? - Nguyên Hãn nhìn ta sửng s
- Đệ phải thấy - Ta bày tỏ - Không đơn giản chỉ là việc cướp của kẻ giàu chia cho người nghèo hay là việc chém giết vài tên lính Minh lẻ tẻ. Ý huynh muốn nói đó là làm sao chúng ta phải giành được giang san này khỏi tay giặc Minh, đấy mới là việc quan trọng.
- Huynh nói phải lắm. - Nguyên Hãn reo lên - Thực ra đây chính là tâm tư của đệ bao nhiêu lâu nay. Đệ cũng hiểu rằng những việc làm của mình vừa qua không giải quyết được vấn đề cơ bản đó là đánh đuổi giặc Minh cứu nước. Thế nhưng thú thực, đệ rất bí vì không biết phải bắt đầu từ đâu và làm những gì.
- Thế từ đó đến nay không có ai cùng bàn với đệ hay sao?
- Có, cũng có một vài nhân sĩ từ các nctì tìm đến muốn cùng đệ mưu sự, nhưng sau những lần trò chuvện với họ đệ đều thoái thác. Không phải đệ sợ hãi mà vì ý chí của bọn họ tầm thường quá. Vài kẻ thì muốn dựa vào danh nghĩa họ Trần của đệ để khởi nghĩa, nhưng chưa gì đã đòi xưng vương, chia quan tước. Vài kẻ thì chỉ muốn lợi dụng việc khởi nghĩa để kiếm tiền bạc...
Nhìn Nguyên Hãn nói, ta hiểu đệ ấy rất băn khoăn cho con đường đi của mình sắp tới.
Trần Nguyên Hãn chợt nắm tay t
- Nguyễn Trãi, huynh là kễ có học. Cuộc đời huynh đã trải qua nhiều sóng gió, bản thân huynh là người đa mưu túc trí mà đệ rất khâm phục. Vậy đệ nghĩ rằng việc huynh tìm đến đệ hôm nay không đơn giản chỉ để hàn huyên tâm sự mà chắc rằng là có ý khác. Mong huynh hãy chỉ cho đệ một con đường đi.
Ta gật đầu chậm rãi nói cho Trần Nguyên Hãn lý do việc tìm đến đây và những dự định trong tương lai mình.
Khi nghe ta nói hết, Nguyên Hãn reo thật to:
- Hay quá, trời đã giúp cho Trần Nguyên Hãn này rồi.
Và hai anh em ta thống nhất với nhau cùng tìm về Lỗi Giang, ra mắt vị Phụ đạo họ Lê của đất Lam Sơn. Trước hết phải dò xét xem ông ta thật sự là người như thế nào, có phải đây là bậc có chí lớn, xứng đáng là vị chân chúa... Nếu đúng, hai anh em sẽ tình nguyên theo phò ông ta để làm nên sự nghiệp.
Có tiếng dép loẹt quẹt, chúng ta giật mình quay lại. Nguyên Hãn kêu lên.
- Mẹ, mẹ ra đây hồi nào? Sương xuống lạnh lắm.
Ta vội vàng đứng dậy đỡ cô mẫu, dìu ngồi xuống ghế. Cô mẫu chỉ tay vào Nguyên Hãn nói nghiêm nghị
- Nguyên Hãn con hãy quỳ xuống.
Kinh ngạc vì thái độ lạ lùng của mẹ, nhưng Nguyên Hãn vẫn quỳ xuống. Bấy giờ ta mới để ý thấy trong tay cô mẫu có một thanh gươm. Gươm khá cũ, nhưng nhìn những nét chạm trổ tinh xảo cho thấy đây là một thanh gươm quý. Cô mẫu đưa cao gươm trước mặt Nguyên Hãn và hắng giọng:
- Con có thấy thanh gươm trong tay mẹ không?
- Thưa mẹ con thấy.
- Từ hồi nhỏ, con đã nhiều lần thấy thanh gươm này đặt trên bàn thờ tổ của dòng họ. Ta nhớ không lầm thì con đã năm, bảy lần đòi mẹ cho con được xem gươm, nhưng đều bị mẹ từ chối?
Trần Nguyên Hãn gật đầu. Cô mẫu nói tiếp:
- Tại sao mẹ chưa bao giờ cho phép con được cầm và rút gươm ra khỏi vỏ? Nó có một lịch sử như sau: Sau ba lần chiến thắng quân Nguyên, vua Trần bấy giờ đã lấy thanh gươm vẫn đeo bên mình để ban thưởng cho ông cố tổ của con, chính là thanh gươm này, và từ đó thanh gươm báu được coi là vật tổ của một nhánh họ Trần chúng ta, nó đuyền qua đời nay. Mỗi đời chỉ có người con trưởng xứng đáng mới được cầm gươm sử dụng. Đến đời ông nội Trần Nguyên Đán của con, gươm được để trên bàn thờ họ Trần chúng ta mà không giao cho ai vì ông con thấy không có ai xứng đáng cả. Trước khi qua đời, ông có cho gọi cha con đến và di huấn rằng, gươm này tuy của họ Trần nhưng nay không còn được họ Trần sử dụng nữa, đấy là ý trời. Ông nói cha con hãy giữ gươm này, khi nào con lớn khôn thì hãy giao cho con để tìm đem đến dâng cho một vị chân chúa mới của nước Nam, đấy củng là ý trời.
Cô mẫu áp gươm vào ngực vuốt ve.
- Khi cha của con qua đời có gọi mẹ đến và nhắc lại y nguyên lời dạy của ông ngoại. Cha con buộc mẹ hứa chỉ khi nào con thực sự thành nhân mới giao gươm này cho con sử dụng. Nay theo lời cha con, mẹ rất mừng vì con được Nguyễn Trãi dẫn đường đi tìm vị chân chúa mới để cứu nước Nam ta ra khỏi nạn giặc Minh. Vậy mẹ giao cho con thanh gươm này của dòng họ để cho con đi đánh giặc, và hãy dâng gươm báu cho vị chân chúa của con khi thời cơ đến.
Ta kinh ngạc, há hốc mồm khi nghe câu chuyện kỳ bí về thanh gươm dòng họ Trần, còn đệ ấy thì rưng rưng nước mắt đưa hai tay run run đỡ lấy gươm quý từ tay mẹ đưa lên ngang trán.
- Trần Nguyên Hãn này xin thề trước dòng họ Trần là sẽ dùng gươm quý để diệt giặc cứu nước. Nguyện mong được tổ tông phù hộ, và Nguyên Hãn sẽ dâng gươm khi tìm thấy vị chân chúa xứng đáng.
Trần Nguyên Hãn trịnh trọng thềô mẫu ta gật đầu, nét mặt già nua bừng ánh vẻ thỏa mãn hoan hỉ, bao nhiêu năm gánh nặng thời gian nay đã được giải tỏa, bà hé miệng mỉm cười và chợt đổ ụp xuống.
- Mẹ ơi.
Trần Nguyên Hãn kêu lên lạc giọng, vội vàng đỡ lấy cô mẫu. Ngày hôm sau, cô mẫu của ta thanh thản ra đi để lại bao nỗi tiếc thương cho con cháu.

*

Sau đám tang cô mẫu một tháng, ta và Trần Nguyên Hãn lên đường trực chỉ miền Lỗi Giang đi tới.
Trên đường về Lỗi Giang, một hôm Nguyên Hãn nói với ta hãy ghé qua đình thần làng Chèm thờ Lý Ông Trọng để cho đệ ấy thắp hương một chút. Ta ngạc nhiên, Nguyên Hãn nhìn ta cười tủm tìm tiết lộ: "Trước đây có lần đệ có công việc đi qua đình Lý Ông Trọng và đã ngủ lại ở đây một đêm. Đêm đó đệ nằm mơ thấy đức Lý Ông Trọng hiện về trò chuyện và cho biết rằng sau này đệ sẽ là một võ tướng, làm quan tước lên đến Quốc công!" Nghe Nguyên Hãn nói, ta phì cười chế diễu: "Đệ tin ư?" Tin, Nguyên Hãn gật đầu quả quyết và cho biết, từ đó thỉnh thoảng vẫn đến đình làng Chèm để dâng hoa và thắp hương.
Ta không ngạc nhiên về điều này, ta tin có mệnh trời nhưng ta lại cho rằng mệnh trời còn là mệnh người, bởi nếu con người không cố gắng phấn đấu vươn lên thì làm gì có mệnh trời nào cho chúng ta được cưỡi ngựa ặc áo gấm. Chẳng phải Đức Thánh Khổng đã dạy quỷ thần nên kính nhưng mà tránh xa, việc quỷ thần là của quỷ thần, việc con người là của con người, đâu có liên quan gì đến nhau. Trong cuộc đời mình Thánh Khổng ít khi nào đề cập cũng như dạy cho học trò những việc của quái lực loạn thần. Ngài dạy rằng sức mạnh thần thánh là có thực, tuy nhiên sức mạnh thần thánh phải đúng với đạo lý con người thì mới có ích, còn trái lẽ chỉ thành quái thần mà thôi. Thần cũng phải sống đúng đạo lý, nếu không thì mất gốc và sẽ là quái lực loạn thần, là mê tín hại con người. Đó chính là "tế thần như thần tại, trí hiếu hồ quỷ thần."
"Này huynh - Nguyên Hãn nhìn ta cười - Chẳng phải trong Tứ thư, chính Thánh Khổng cũng đã nói đến việc cần phải chú trọng đến trai giới và cúng tế đó sao. Nay đệ thành tâm cúng tế đức Lý Ông Trọng cũng như ngài đã từng nói - Tế là có, tế thần là có thần."
Ta gật đầu đồng ý.
"Cúng tế quỷ thần hay tổ tiên là một việc làm hợp đạo nghĩa. Tuy nhiên đệ cũng phải nhớ, cúng tế chứ không phải nịnh bợ, cầu xin việc lợi lộc cho mình. Hãy nhớ nếu chúng ta ngày làm việc nghĩa, sửa mình sống cho có nhân đức thì còn hơn là phải cầu nài nịnh bợ quỷ thần cho mình điều này, điều kia. Thiên mệnh trời xanh cũng chính là đạo của người quân tử sống hợp với đạo nghĩa, và như vậy chẳng cầrt gì phải cúng tế hay van xin bất kỳ ai cả."
Mặc cho ta giải thích, Nguyên Hãn vẫn nhất quyết đến đình làng Chèm nên ta phải chiều lòng. Đệ ấy sắm hoa quả thịnh soạn và vào đình cúng rất thành khẩn. Trong khi Nguyên Hãn làm lễ, ta chỉ đứng vẩn vơ bên ngoài. Sau đó vì trời tối nên chúng ta ngủ lại đình qua đêm theo lời mời của vị chủ đình. Hôm đó, trời chưa sáng bảnh ta đã bị dựng dậy, nét mặt đầy hồi hộp cho ta biết rằng Lý Ông Trọng hiện về khuyên đệ và ta nên đến đình thần Dạ Trạch nơi thờ bà Tiên Dung để được biết cơ trời có liên quan đến vận mạng của ta. Dù cho ta từ chối như thế nào thì Nguyên Hãn vẫn kèo nèo buộc ta phải cùng đệ đi đến đình Dạ Trạch để bà Tiên Dung cho mộng. Thêm một đêm nữa, tất nhiên ta ngủ ngon giấc chẳng mộng mơ gì cả, thế nhưng sáng ra Nguyên Hãn vui mừng cho ta biết rằng bà Tiên Dung đã hiện về báo mộng cho biết mạng của ta sẽ là mưu thần đệ nhất của vị chúa Lam Sơn mà hai anh em ta đang tìm đến. Đấy là số trời đã định. Nhìn vẻ thành kính của Nguyên Hãn, ta nửa tin nửa ngờ và quyết định tự mình vào đình bà Tiên Dung gieo quẻ, xin một lá xăm số mệnh. Quẻ phần đầu thượng thượng như khẳng định lời Nguyên Hãn nói, tuy nhiên trong lá xăm phần cuối lại hạ hạ rất xấu, ta bắt đầu linh cảm thấy số phận truân chuyên của mình từ đây, bắt đầu từ chuyến đi này. Ta đã gạt bỏ tất cả những phiền muộn trong lòng. Đứng trước tượng bà Tiên Dung, ta chắp tay dõng dạc: "Thưa Tiên nương. Nguyễn Trãi này là kẻ một đời theo Nho học, đạo của Thánh Khổng. Suốt đời luôn luôn lấy tam cương, ngũ thường làm lẽ sống. Giữa lúc đất nước đang chìm đắm trong nạn binh đao của quân Minh. Giữa lúc người dân nước Nam đang rên xiết đau khổ. Bổn phận là một kẻ sĩ, Nguyễn Trãi này cho rằng phải cứu dân, cứu nước, đó là điều quan trọng nhất. Còn tất cả những hiểm nguy gian khổ khác, kể cả cái chết, Nguyễn Trãi này coi nhẹ tựa như lông hồng. Xin Tiên nương chứng giám cho." Không có ai trả lời ta cả, ngoại trừ những cơn gió nhẹ phất phơ lay trên bức mành che trước mặt bà Tiên Dung làm ta có cảm giác tựa như bà đang nhìn. Khi ta quay gót bước ra, đột nhiên vèo một làn gió lạnh lướt qua và lạ làm sao một cánh hoa đào từ đâu đó lơ lửng rơi lọt thỏm vào tay ta. Hoa đào, ta sửng sốt, mùa này làm gì có hoa đào?
Hoa đào. Cái màu đỏ rực hồng thắm của cả miền quê mỗi khi xuân về lại không làm cho ta thích lắm. Lớn lên, có lần cha kể cho ta nghe câu chuyện tiên đoán của ông ngoại khi ta mới ra đừ đó trong ta luôn mang nặng một nỗi mơ hồ ám ảnh về thân phận của mình. Một thân phận long đong, vất vả một cuộc đời chịu nhiều chìm nổi trong phong ba bão táp đất nước. Cũng như cánh hoa đào kia thôi, rực ánh lên dem đến cho đời một màu đỏ thắm và rồi sau đó tàn tạ, rũ rượi.
Ta đành lấy câu nói của Thánh Khổng để tự an ủi:
"Chưa hay việc làm người, có lấy gì hay những việc của quỷ thần."
Đến Lam Sơn, ta và Nguyên Hãn nghỉ ở nhà một người dân gần đó hai ngày liền để đi dò xét, nghe ngóng tình hình. Ngày thứ ba, anh em ta mới quyết định đến diện kiến vị quan Phụ đạo họ Lê. Lựa vào buổi chiều, ta và Nguyên Hãn đến nhà quan Phụ đạo, vị phu nhân họ Lê cho biết ông ta đi cày ruộng với mọi người, anh em ta có việc gì xin cứ chờ. Dường như anh hùng các nơi tìm đến chốn này rất nhiều cho nên Lê phu nhân chẳng tỏ vẻ ngạc nhiên khi nghe hai anh em ta đến hỏi thăm về chồng mình, bà cũng chẳng vặn vẹo xem chúng ta là ai.
Một điều làm ta cảm thấy thú vị là vị quan Phụ đạo họ Lê này sống rất chan hòa với mọi người. Là một quan Phụ đạo của cả một vùng Lam Sơn rộng lớn thế này, ruộng muôn ức, người làm muôn kể, rất giàu có, thế nhưng ông ta vẫn sẵn sàng đi cày ruộng như một nông phu bình thường, quả là một điều hiếm thấy.
Kia rồi, có tiếng cười nói xôn xao ngoài cổng. Khoảng năm bảy nông dân vác cày trên vai đang vừa đi vừa nói chuyên rất vui vẻ, ta và Nguyên Hãn cố nhìn xem ai là vị quan họ Lê, nhưng đành chịu, họ lẫn vào nhau. Sau đó ta nghe một tiếng nói oang oang dưới bếp, Nguyên Hãn bấm vai ta ra hiệu, ta gật đầu. Hai chúng ta rón rén đi xuống bếp.
Trần Nguyên Hãn lần đi xuống trước và thấy giữa một nhóm người đang ngồi quây quần, có môt người đàn ông khoảng gần 40 tuổi, người to khỏe, có đôi mày ngài vắt ngược, hàm vuông, người cởi trần, tay cầm tảng thịt lớn đang nhai nhồm nhoàm. Thỉnh thoảng ông ta lại cầm cả ca rượu lớn ngửa mặt uống, khà những tiếng sảng khoái. Đôi lúc lại vỗ vai những người xung quanh bồm bộp. Đích thị ông ta là vị quan Phụ đạo họ Lê của đất Lam Sơn. Trần Nguyên Hãn không giấu được vẻ thất vọng, không lẽ đấy là chân chúa của nước Nam ư? Ông ta có một vẻ gì đó quá phàm phu tục tử. Nguyên Hãn quay lại nhìn ta thở dài: "Nguyễn huynh, không chừng anh em ta tìm lầm người rồi." Ta im lặng quan sát con người đó. Rõ ràng bề ngoài của vẻ phàm phu tục tử kia vẫn còn phảng phất một điều gì đó mà ta chưa nhận ra. Đặc biệt là ánh mắt của ông ta bén như dao, thỉnh thoảng lại loé lên những tia sáng tựa như hào quang. Ẩn sau con người này là một sự kỳ bí, hùng vĩ mà không thể chỉ một giờ khắc là phán xét được. Vì vậy ta quyết định nói với Nguyên Hãn là xin với Lê phu nhân cho anh em ta được ngủ lại đây một đêm. Cũng quá quen với kiểu khách phương xa như thế này, Lê phu nhân đồng ý và cho người sắp xếp chỗ ngủ cho anh em ta, hẹn sáng mai sẽ dẫn vào gặp chồng mình.
Đêm đó, sau vài lần trăn trở ấm ức, rồi Nguyên Hãn cũng ngủ khò, còn ta thì không thể ngủ được. Cuối cùng ta nhổm dậy, khẽ lách mình qua khung cửa gỗ đi ra ngoài ngắm sao. Trong lúc đang đi dạo, chợt ta phát hiện có một căn nhà nhỏ nằm ở phía cuối sơn trang vẫn còn lập lòe ánh đèn. Đêm đã khuya, khoảng canh hai rồi mà vẫn có người thức, điều này làm ta kinh ngạc và lần đến. Dưới ánh đèn mập mờ, ta thấy vị quan Phụ đạo họ Lê đang ngồi đọc sách, tuy xa nhưng ta vẫn nhận ra đó là các loại sách binh thư yếu lược. Ông đọc chăm chú và thỉnh thoảng lại chép riêng ra những đoạn đắc ý. Đến bây giờ trước mắt ta không còn là gã nông phu tầm thường như hồi chiều ta và Nguyên Hãn từng thấy nữa màện rõ hình ảnh của một thủ lĩnh.
Chợt vươn vai răng rắc vì mỏi, quan Phụ đạo họ Lê đứng dậy với thanh gươm treo trên vách nhà, đẩy cửa ra ngoài. Ông hoa kiếm múa mấy đường vùn vụt, sau đó ngừng tay, miệng đọc sang sảng vần thơ:
Ta muốn chẻ ngang Nhật, Nguyệt
Quét sạch quân thù giữ yên nước Việt.
Ta muốn Nghiêu, Thuấn cùng sống lại
Bàn chuyện chăn dân, ấm giống nòi.
- Hay quá - Ta buột miệng reo lên và bước ra. Vị quan Phụ đạo giật mình quát to.
- Ai đó?
- Thưa quan Phụ đạo, tôi, Nguyễn Trãi.
Ông ta nheo mắt nhìn ta chăm chú và chợt cười ha hả.
- Sao vị Chánh chưởng đài Ngự sử, nay ông đã rõ ta là ai rồi chứ.
Ta thoáng giật thót người. Té ra hành tung của hai anh em ta từ khi đến Lam Sơn đã bị vị quan Phụ đạo này rõ như trong bàn tay. Kể cả chuyện ta là ai, ông ta cũng biết. Như vậy chuyện chiều nay chẳng qua là một sự thử thách đối với hai anh em ta mà thôi.
Ta chắp tay xá dài.
- Thưa quan Phụ đạo, xin tha lỗi cho Trãi này đứng trước Thái sơn Bắc đẩu mà mắt vẫn như mù. Thât đắc tội.
- Đừng làm vậy, tiên sinh đừng làm vậy.
Quan Phụ đạo chạy lại đỡ ta và cười vui vẻ.
- Mời tiên sinh vào trong nhà, chúng ta cùng nói chuyện.
Ông ta thân mật kéo ta vào trong nhà. Đó là một căn nhà nhỏ nhưng được bày biện sạch sẽ, gọn gàng. Đặc biệt trước mắt ta là hàng chồng sách binh thư yếu lược các loại từ cổ chí kim của nhiều binh gia khác nhau. Có những cuốn mà ta chỉ mới nghe tên chứ chưa từng đọc, quả là thẹn cho cái danh tiến sĩ của ta. Ta nhìn quan Phụ đạo không giấu được sự khâm phục pha lẫn ngưỡng mộ. Vẫn biết ông ta chưa một lần lều chõng đi thi chốn quan trường, xuất thân từ vùng rừng núi, chỉ làm hào trưởng một vùng. Thế nhưng nhìn những chồng sách của ông, ta tự hỏi có còn kẻ sĩ nào dám vỗ ngực xưng danh là có hiểu biết trước con người này.
Quả là rồng vàng ẩn chốn rừng sâu chờ dịp để cất cánh. ậc thánh nhân chưa đến lúc để mở nước giúp đời. Một lần nữa ta lại phải đứng dậy để cung kính vái ông ấy.
Quan Phụ đạo cười khẽ, nắm vai ta thân mật ấn ngồi xuống.
- Nguyễn tiên sinh, ông khách sáo quá. Được một con người danh vọng như ông đến thăm, đáng lẽ Lê Lợi này phải cung kính mới phải.
- Thưa quan Phụ đạo, thẹn cho Trãi này tự xưng là từng trải, đọc ngàn cuốn sách của thánh hiền, đi qua muôn vùng đất, thế mà đứng trước ngài tôi vẫn thây mình thật nhỏ nhoi quá. Vì vậy mà sinh lòng ngưỡng mộ, kính phục. Do vậy Trãi này chỉ muốn tỏ lòng cung kính mà thôi chứ không có ý gì.
Quan Phụ đạo họ Lê gật gù chấp nhận lời nói ấy và hỏi.
- Nguyễn tiên sinh, ta đã nghe tên tuổi ông từ lâu và cũng biết tín là ông đã bị giặc Minh bắt đưa về Vạn Sơn Điếm, sau đó đưa về thành Đông Quan giam lỏng. Nay ta muốn ông cho ta biết trong thời gian ấy ông đã đi những đâu, làm gì và thấy những gì?
Cung kính, ta thong thả tường thuật tất cả những gian nan trong hơn mười năm lưu lạc của mình. Bậc chân chúa ấy nghe ta kể chuyện, thỉnh thoảng không giấu được niềm cảm khái của mình cứ liên tục chặc lưỡi hít hà, thậm chí có lúc còn rơi lệ thương cảm.
"Mười năm, mười năm thưa quan Phụ đạo. Đó là mười năm long đong gian khổ và cay đắng, phải kể bắt đầu từ cái ngày đầu tiên cha con tôi phải nhục nhã cùng theo vua quan nhà Hồ bị giặc Minh bắt đưa về nước chúng. Từ đó đến nay tôi vẫn luôn dặn lòng mình bằng mọi giá phải tìm cách trốn về quê hương, cứu nước, giúp đời. Về thành Đông Quan sống trong ách kìm kẹp của kẻ thù nhưng tôi vẫn bí mật liên lạc với các anh em bạn hữu bên ngoài để nghe ngóng, dò xét tình hình. Khi nhận thấy bậc chân chúa nước Nam xuất hiện ở Lam Sơn, thời cơ đã đến và thế là tôi lập tức lên đường tìm đến ngay."
Cuối cùng ta rút từ trong áo ngực ra một cuốn sách dâng hai tay đưa cho quan Phụ đạo.
- Thưa quan Phụ đạo, Nguyễn Trãi tôi hai mươi năm đèn sách để rồi ra ứng thi đỗ đạt và làm quan cho nhà Hồ. Mười năm lưu lạc, cũng là mười năm đọc sách, quan sát, chiêm nghiệm... tất cả tinh hoa một đời đều ghi chép vào cuốn sách này. Đây là cuốn sách được viết ra từ những tinh túy nhất ừong xương máu của Nguyễn Trãi này, những phân tích đánh giá thời cuộc, thế trận giặc, ta từ trước đến nay cũng như là những kế sách lầu dài. Tôi gọi nó là Bình ngô sách. Khi tôi viết, tôi chỉ mong rằng một ngày nào đó gặp bậc minh quân chân chúa thì xin được dâng lên để làm kế hoạch kháng Minh lâu dài. Nay tôi gặp ngài và cảm thấy mình đã thực sự gặp minh quân, xin dâng ngài xem.
Quan Phụ đạo Lê Lợi trân trọng cầm lấy cuốn sách của ta, ông xem lướt qua và nghiêm nghị hỏi ta:
- Nguyễn tiên sinh, ta chỉ hỏi ông mấy ý ngắn, mong ông thực tình trả lời. Tại sao nhà Trần có mấy t trị nước mà những đời cuối lại không được lòng dân ủng hộ? Tại sao nhà Hồ khi lên ngôi cũng biết chăm lo cho nhân dân mà cuối cùng cũng không được dân ủng hộ?
- Thưa quan Phụ đạo, nhà Trần khi mới nắm quyền là một triều đình có lòng khoan dung, đức độ nên được dân ta ủng hộ. Thế nhưng sau mấy trăm năm thì con cháu của họ đã quên hết và chỉ cậy mình giàu mạnh, mặc cho dân tình khốn khổ, ham vui chơi đắm đuối tửu sắc, xa rời dân cho nên cuối cùng bị dân căm ghét. Nhà Hồ để mất lòng dân, vì dùng gian trí để cướp nước, họ không từ một thủ đoạn chém giết nào để giành lấy ngai vàng, lấy gian trí để hiếp lòng dân, thuế má, sưu dịch nặng nề, hình phạt luật pháp quá hà khắc. Chỉ ích kỷ phì gia, chẳng nghĩ đến khổ dân hại nước, vì vậy lòng dân không ủng hộ.
- Hay lắm, những lời ông nói không khác ý ta bao nhiêu. - Quan Phụ đạo cười hài lòng và ông ta hỏi tiếp
- Nay giặc Minh đang mạnh, nếu ta nổi lên dựng cờ khởi nghĩa, ông thấy liệu chúng ta có thắng được không? Lòng dân có ủng hộ không?
- Thưa ngài tôi nghĩ thế này, giặc Minh nhất định sẽ thất bại vì chúng rất tàn bạo trong chính sách cai trị. Chuyên chém giết dân ta để mà răn đe và rồi tưởng rằng như vậy là yên dân. Chính thì hà khắc. Hình thì thảm thương. Do vậy lòng người dân nước Việt đã căm phẫn cao độ như nước sắp ập vỡ tràn bờ, tôi nghĩ rằng chỉ cần có chân chúa ra đời phất cờ khởi nghĩa thì chắc rằng người sẽ về theo.
Quan Phụ đạo họ Lê gật gù có vẻ thú vị, ông ta ngẫm nghĩ một lát, tay mân mê cuốn sách của ta và rồi đột ngột hỏi.
- Nguyễn tiên sinh, ta đã đọc hàng trăm cuốn sách binh thư yếu lược của các đời khác nhau. Loại nào cũng có điều hay dở của nó. Nay ông dâng sách cho ta và nói là dùng để kháng Minh, vậy cuốn này là binh thư gì và dùng kế sách nào?
- Thưa ngài, tôi thiển nghĩ rằng, các triều đại trước sụp đổ vì sao? Vì lòng dân không ủng hộ, cho nên nếu có sức.mạnh của lòng dân là chúng ta có tất cả, có dân ủng hộ ta sẽ đánh thắng được giặc Minh. Dân là sức mạnh là sóng nước, đây là ý mà thầy Trang tử hay đề cập đến. Vì vậy nắm được lòng dân tức là chúng ta đã có thiên ý ủng hộ. Hiện nay nếu so sánh lực lượng thì thấy rõ thế giặc Minh mạnh, thế ta yếu, chỉ còn cách lấy ít đánh nhiều, lấy yếu thắng mạnh. Muốn thế thì chỉ còn dựa vào lòng dân mà thôi. Đấy chính là kế sách tâm công. Quân địch vào nước ta hiện nay ở thế bị động, nơi nơi, người người khởi nghĩa, chúng ăn không ngon, ngủ cũng không yên, nếu muốn làm cho chúng tan rã, mất tinh thần, không đơn giản là mũi tên và lưỡi kiếm mà còn một sức mạnh khác chúng ta phải triệt để khai thác, đó cũng chính là tâm công.
- Tâm công? - Quan Phụ đạo nhìn ta dò hỏi vì dường như chưa hiểuThưa ngài phải hiểu tâm công là thứ vũ khí vô cùng lợi hại dể chiến đấu và chiến thắng. Tâm công thực chất là gì? Là khêu gợi lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc để cho dân ta người người đứng lên cùng dựng cờ khởi nghĩa. Tâm công đối với giặc là đánh vào lòng địch để cho chúng hoang mang, sợ hãi, dao động, ăn không ngon, ngủ không yên, mũi tên sẽ lỏng, lưỡi kiếm sẽ cùn...
- Hà... hà... Nguyễn tiên sinh ôi, quả là trời muốn giúp ta nên đã đưa ông đến đây. Những điều ông nói làm cho Lê Lợi này như đang từ trong chỗ tối tìm ra chỗ sáng.
Quan Phụ đạo bất ngờ đứng dậy chắp tay xá ta dài làm cho ta lúng túng vội đứng né sang một bên. Quan Phụ đạo cười.
- Ông đừng ngại, nãy ông xá ta thì nay ta xá trả lại có gì đâu. Khi xưa Lưu Bị ba lần đến thảo lư tìm Khổng Minh mà còn chưa được việc, huống chi nay ta chẳng tốn công mà được lại Khổng Minh tìm đến với mình. Một xá chứ mười xá Lê Lợi này cũng sẵn sàng.
Những lời nói thật tình của quan Phụ đạo Lê Lợi ngày đó đến giờ ta vẫn nhớ. Ông làm ta nghẹn ngào xúc động, mối chân tình ây ta không bao giờ quên. Cũng chính vì vậy mà sau này dù cho ta đã nhiều lần bị Vua đối xử tệ bạc ta vẫn không thây giận trong lòng. Nói cho cùng ta là người hiểu Vua nhất. Ta hiểu tấm lòng của Vua, con người của Vua và thậm chí cả những âm mưu của Vua, bởi vì ta là người kề cận Vua ngay từ những ngày đầu của cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh. Trong cuộc kháng Minh hơn 10 năm sau đó, Vua là sự kết tinh tối cao của sự đoàn kết tất cả mọi người, mọi tầng lớp khác nhau vào thời ấy. Vua là một người có tài, có đức, có uy tín rộng rãi và ngay từ những ngày trai tẻ ngài đã luôn luôn nung nấu ý chí đấu tranh giành lại độc lập cho đất nước, cho dù giặc Minh đã nhiều lần dùng tiền của, chức tước để lung lạc và mua chuộc. Trong cuộc kháng chiến trường kỳ và gian khổ chống giặc Minh này, ta cho rằng ngoài Vua ra không có bất kỳ một ai có đủ tài năng, ý chí để dẫn dắt tất cả mọi người đi qua cuộc chiến bền bỉ và gian khổ đến ngày thắng lợi. Chỉ có Vua mà thôi, đó chính là Lê Lợi, và ta chỉ là một mưu thần của Vua, ta cảm thấy tự hào vì mình đã đóng góp những mưu lược nhỏ bé, khiêm tốn vào công cuộc kháng Minh vĩ đại ấy.
Dù sao thì Vua cũng là một con người, ngài cũng có niềm vui và nỗi buồn của mình. Vua đi đến ngai vàng trị vì trăm họ từ hai bàn tay trắng với biết bao gian nan lao khổ. Vua đã phải trả giá bằng cái chết của vợ và cháu cũng như bằng sinh mạng của những bà con thân thuộc khác bị bắt và bị giết chết, bằng sự nhục nhã vì con gái út mới 9 tuổi đã bị bắt làm tỳ thiếp cho tướng Minh Mã Kỳ. Nhà cửa tan nát, gia sản mất hết, mồ mả tổ tiên bị giặc đào bới, giày xéo... Bằng mái tóc bạc rất sớm và sự suy sụp của cả sức khỏe lẫn tinh thần sau này. Chính vì vậy Vua hiểu rất rõ cái giá của ngai vàng mà mình đang ngồi, cho nên ngài đã làm tất cả những gì có thể làm để gìn giữ nó cho con cháu dòng họ của ngài. Và vì vậy Vua đã bất chấp nhân tình để giết hại công thần, trong đó có ta. Ta xét thấy, có lẽ vì Vua xuất thân từ một hào phú nông dân, dù có thông minh và hiểu biết nhưng xét cho cùng thì tầm nhìn và suy nghĩ của ngài dường như vẫn luôn luôn gắn liền với mảnh đất, con trâu của mình, cho dù sau này ngài trở thành vị minh chúa tối cao của cả thiên hạ. Vì vậy, trong nhiều xử sự của mình, Vua đã không thoát khỏi những suy nghĩ tầm thường, mặc dù Vua từng nói "trong khoảng vua tôi lấy nghĩa cả mà xử với nhau, thân như ruột thịt." Một sự vị kỷ đáng trách và đáng thông cảm.
Về cuối đời, trong những ngày hấp hối, Vua mới thấy ra sự nhẫn tâm trong những việc làm của mình. Ngài ăn năn, nhưng đáng tiếc đãtrễ rồi. Chính vào thời điểm đó, khi thấy sự đau khổ, ân hận thật sự của ngài ta mới chợt nhận ra một điều rằng dường như chúng ta đã đòi hỏi ở Vua nhiều quá. Từ sự sùng bái thần thánh gán cho Vua mà chúng ta đã buộc ngài vào những khuôn khổ được định sẵn từ ngàn xưa, chúng ta quên mất rằng ngài cũng là con người. Có nhiều việc, bằng những lễ nghi tiết nghĩa ràng buộc mà chúng ta dã không cho ngài một cách lựa chọn của riêng mình, thế thì nay sao chúng ta có thể trách ngài cho được.
Ta không trách Vua, bởi không có ngài làm sao có ta, Nguyễn Trãi. Công lao trong cuộc kháng Minh của Vua lớn đến vô cùng. Nước Nam dân Việt này nếu không có Vua thì biết bao nhiêu đời nữa còn bị dày xéo dưới ách ngoại xâm. Do vậy, có hờn hay trách Vua cũng vậy, người dân nước Nam vẫn đời đời phải biết ơn ngài. Và ta, ta Cũng biết ơn Vua.
- Chúa công - Ta quỳ xuống, Chúa công đặt tay lên vai ta, chấp nhận sự xưng danh và nói:
- Ông hãy chọn cho ta một ngày thật tốt để dựng cờ khởi nghĩa.
- Dạ vâng, thưa Chúa công.
Như vậy có thể lấy cột mốc từ đây ta chính thức tham gia vào cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh và phục vụ cho triều Lê.
Từ đó đi đến chiến thắng giặc Minh là cả một cuộc trường chinh gian khổ kéo dài trong hơn 10 năm. Máu và nước mắt, niềm vui và nỗi buồn, không thể nói hết được trên vài trang giấy. Lúc đầu chúng ta chiến dấu giết giặc chỉ với một ý nghĩ duy nhất giải phóng dất nước quê hương, đưa người dân nước Việt thoát khỏi ách ngoại xâm tàn bạo của quân thù. Và khi chiến thắng, có một điều mẵi đến bây giờ ta mới nói.
Dường như vương triều nào cũng vậy, ngai vàng nào cũng thế. Tất cả chỉ là máu và nước mắt. Khi con người ta vươn lên đỉnh cao của quyền lực người ta không tiếc gì những âm mưu, thủ đoạn dể mưu hại lẫn nhau. Bạn bỗng hóa thành thù, bầy tôi hay công thần cũng chỉ là vật tế thần. Cha giết con, anh giết em, bạn giết bạn và vua giết bầy tôi. Hình như giết hại lẫn nhau cũng là một thói quen của con người cũng như con thú sẵn sàng ăn thịt dồng loại của mình khi đói khát. Con người thì khác, con người còn sẵn sàng giết đồng loại của mình kể cả khi no.
Ta chợt nhận ra, đam mê quyền lực là một căn bệnh của con người và mưu hại lẫn nhau cũng là một thuộc tính của con người. Khi đã ngồi được trên ngai vàng tối cao thống trị toàn thiên hạ, có vạn người hô, ngàn người quỳ, con người ta nhanh chóng thay đổi. Chỉ một gang tấc của ngày hôm qua và một khắc của ngày hôm nay, bạn sẽ chẳng bao giờ là bạn mà là một sự phân cấp rõ ràng giữa kẻ dưới, người trên. Lúc dó dường như chỉ có kẻ thù và người cùng hội cùng thuyền. Tình nghĩa, đó là một tính từ lạ. Đó là những điều mà ta nhận ra sau cả một quãng đời dài hơn 60 năm long đong, lận đận, qua những chữ nghĩa mà ta đã học và đọc được. Người xưa có nhiều bài học về quyền lực hay lắm, thế nhưng chúng ta chỉ nghiệm được vị đắng cay của nó khi nào chính bản thân ta đã trải qua, thậm chí phải có sự trả giá thì chúng ta mới cảm nhận hết dư vị của nó. Thế nhưng kinh hoàng lắm. Ôi ước gì ta đừng là con người, chỉ xin làm một ngọn gió để được lang thang trên bầu trời, để hát với mây, để đùa vui với trăng sao.