Chương 6

 Vợ chồng con cái chúng tôi vào nhà hàng Soái Kình Lâm ở Chợ Lớn. Hồng Ngọc đêm nay đẹp lộng lẫy. Khi vừa mới bước vào, nhiều cặp mắt trầm trồ nhìn về phía chúng tôi và tôi không biết họ nhìn tôi hay nhìn Hồng Ngọc. Chúng tôi ngồi ăn thỉnh thoảng liếc nhìn chung quanh, thực khách khá đông. Bàn phía bên trái của chúng tôi là 3 người người ngoại quốc, 2 nam một nữ trông rất trẻ. Hai người nam tóc vàng mặt áo 4 túi còn người thiếu nữ thì tóc đen ngắn mượt, mắt xanh, mặt bộ đồ trận của lính Mỹ nhưng không có cấp bậc, phù hiệu. Bên cạnh thiếu nữ là 2 bộ dụng cụ máy chụp hình với óng viễn vọng kính chụp từ xa. Họ nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh xen lẫn tiếng Pháp.
Khi tôi ngước mắt nhìn về bàn của 3 người ngoại quốc nầy thì người thiếu nữ cũng đang nhìn về hướng chúng tôi. Nàng mỉm cười gật nhẹ đầu chào. Tôi hơi bối rối, đành phải mỉm cười chào lại. Hưng hỏi tôi:
"Ai vậy?"
"Em không biết. Thấy họ chào mình thì mình chào lại..."
Hồng Ngọc nhìn tôi:
"Chuyện gì vậy mẹ?"
Tôi ra hiệu:
"Con liếc nhìn xem cô gái ngoại quốc ở bàn bên kia; cô ta đẹp quá!.."
"Ngoại quốc mà, đẹp là đúng rồi!..."
Tôi ôm vai Hồng Ngọc triều mến:
"Nhưng con còn đẹp hơn!..."
"Thôi mà mẹ, con còn thua mẹ xa thì làm sao bằng được cô gái đó?..."
Hưng xen vào:
"Mỗi người có một nét đẹp riêng, mẹ của con đẹp nhờ cái tướng đàn bà một con; con đẹp theo nét Á Đông thuần túy còn cô gái đó đẹp theo kiểu bốc lửa của Tây phương. Nhưng với ba thì chỉ có con và mẹ của con là đẹp nhất!..."
Hồng Ngọc ngả đầu lên vai Hưng, thắc mắc:
"Sao con không có em hở ba? Ở nhà có mỗi mình con chẳng có ai thủ thỉ chơi đùa!"
Tôi nhìn Hưng. Hưng nhìn tôi. Biết phải trả lời làm sao đây?. Tôi đành phải nói cho qua:
"Một mình con thì ba với mẹ mới cưng nhiều...Có thêm em, con sẽ ra rìa đó!..."
Người thiếu nữ ngoại quốc đã tới đứng ở cạnh bàn hồi nào mà chúng tôi không kịp nhận biết. Nàng mỉm cười chào Hưng, chào Hồng Ngọc, chào tôi rồi cất giọng bằng tiếng Anh:
"Kính chào ông bà và tiểu thư, tôi xin lỗi đã đường đột đến quấy rầy quý vị, mong niệm tình tha thứ...Xin phép được tự giới thiệu: tôi là Béatrice Synclair, phóng viên nhiếp ảnh chiến trường cho tờ báo NHT ở Nữu Ước, hân hạnh được gặp quý vị..."
Tôi và Hưng cùng đứng lên bắt tay người thiếu nữ. Giọng Hưng lịch thiệp. Chàng nói tiếng Anh giọng lơ lớ:
"Chào cô Béatrice, thật là vinh hạnh...Tôi tên là Hưng, nhà tôi là Bích Ngọc và con gái chúng tôi là Hồng Ngọc... Đêm nay chúng tôi ăn mừng con gái bắt đầu vào đại học..."
Béatrice bắt tay Hồng Ngọc, giọng nói vui tươi:
"Xin chia vui cùng tiểu thư...Không ngờ tôi được gặp một gia đình phong lưu, đẹp đẽ và học thức như thế này! Tôi chỉ mới tới Sài Gòn được hai tuần lễ, chưa quen biết ai, ông bà và tiểu thư đây là những người Việt Nam đầu tiên tôi được hầu chuyện, thật là may mắn và vinh hạnh..."
Hưng kéo ghế mời:
"Mời cô ngồi chung bàn cho vui...Hai ông bạn kia, nếu không có gi trở ngại thì cô nên mời họ qua đây luôn một thể để chúng ta làm quen với nhau..."
Béatrice nhìn tôi rồi nhìn Hồng Ngọc như muốn dọ ý. Tôi gật đầu còn Hồng Ngọc thì chỉ mỉm cười không nói.
"Nếu quý vị cho phép và với điều kiện là chúng tôi đã và sẽ không phá rối cuộc vui riêng tư của quý vị?..."
Tôi đỡ lời Hưng:
"Không sao đâu, chúng tôi cần thêm bạn mới mà...Cô đừng ngại ngùng khách sáo."
"Cám ơn bà Bích Ngọc."
Một phút sau, Béatrice giới thiệu:
"Đây là Jean Latimer, đặc phái viên tờ báo Le M...ở Paris; còn đây là Brandon Gibbney, nhân viên cơ quan phát triển quốc tế sự vụ của Hoa Kỳ..."
Tôi liền ra điều kiện:
"Quý vị có hai phóng viên nhà báo và một người làm việc cho chính phủ Hoa Kỳ, hôm nay chúng ta chỉ làm quen với nhau và ăn uống vui chơi mà thôi còn những chuyện phỏng vấn hay bàn bạc về thời cuộc thì xin miễn và hẹn vào một dịp khác đó nghe..."
Mọi người đều cười vui đồng ý.
Tôi nhìn kỹ Béatrice. Người con gái nầy là ngườ Mỹ nhưng hình như có trộn máu Á Châu, đặc biệt là đôi mắt 2 mí và khuôn miệng phản phất giống như mắt và miệng của Hồng Ngọc. Béatrice lại nói tiếng Pháp rất sành sỏi, rất đúng giọng nhưng không phải là phong thái của những người có học cao. Rồi trong buổi ăn, tôi được biết thêm rằng gia đình của Brandon Gibbney nhận nuôi Béatrice từ ngày còn nhỏ. Béatrice chưa thổ lộ rõ rệt lai lịch của mình. Nàng chỉ cho biết rằng mình mồ côi và được cha mẹ Brandon nhận làm con, bao bộc nuôi dưỡng cho đến ngày nàng nhận được chân phóng viên nhiếp ảnh phóng sự chiến trường cho một tờ báo lớn ở Nữu Ước.
Tôi lại nhớ tới Huyền Châu! Đứa con gái rơi của tôi, cũng không cha không mẹ như Béatrice; giờ nầy không biết nó đang lưu lạc ở phương nào. Tự nhiên tôi đăm ra có cảm tình thật nhiều với Béatrice còn Hồng Ngọc thì như vừa tìm được một người bạn tri kỹ cùng lứa tuổi.
°
Sáng sớm nay, tôi vừa dở chăn định vào phòng tắm thì một tiếng nổ vang dội từ hướng đại lộ Thống Nhứt phát ra khiến Hưng cũng tỉnh giấc choàng dậy rồi ngơ ngác nhìn tôi như dọ hỏi. Tôi lắc đầu:
"Chắc lại đặc chất nổ...! Hình như ở về hướng đại lộ Thống Nhứt.
Hưng kéo tôi nằm trở lại, tay chàng sờ soạn khắp cùng, miêng rù rì:
"Mặc kệ họ, nằm với anh thêm một chút nữa, còn sớm quá..."
Thân tôi chồng lên thân chàng, môi tôi bấu cứng môi chàng, người tôi như đang có một ổ kiến đang nối đuôi nhau bò dọc theo cột tủy sống rồi bò tràn ra khắp hai bên bờ mông. Phút hoang lạc tuyệt cùng thật gần, tôi chuyển mình mạnh hơn, nhanh hơn. Khi tôi sắp thét lên thì một tiếng nổ khác vang dội ù tới khiến người tôi như cục nước đá bị bỏ vào ly nước sôi, giống như người đang ăn ngon bị mắc nghẹn nửa chừng, giống như chiếc bong bóng đang được thổi phòng quá căn vuột khỏi tay xì hết hơi! Tôi chán nản rời Hưng. Hai đứa nhìn nhau nuối tiếc!
Có tiếng gỏ cửa từ bên ngoài. Tôi đẩy nhanh Hưng vào phòng tắm, tạm khoác vội lên người chiếc áo choàng trong khi nghe giọng của Hồng Ngọc hớt hải:
"Ba ơi, mẹ ơi! mở cửa cho con vào với, nhanh lên..."
Hồng Ngọc ùa vào phòng, ôm tôi cứng ngắt. Tôi vuốt tóc con, miệng dỗ dành trấn an:
" Có gì đâu mà con gái run sợ dữ vậy? "
Hồng Ngọc mếu máo:
"Pháo kích đó mẹ ơi! Mẹ không hay biết gì hết sao?"
"Ba mẹ cũng có nghe tiếng nổ, cách xa nhà mình lắm, nhưng chắc không phải là pháo kích của nằm vùng...'
Trên nền trời xám của buổi sáng sớm, người ta nhìn thấy 2 chiếc máy bay oanh tạc loại cánh quạt T28 của không quân đang bay lượng trên không trung như đang tìm mục tiêu dưới đất để oanh kích. Tiếp theo là có tiếng súng đại liên phòng không phát ra từ hướng bến Bạch Đằng và ở bộ Tổng Tham Mưu. Một trong 2 chiếc máy bay bi trúng đạn bốc khói đang bay chúi xuống về hướng vùng ngoại ô Thị Nghè. Tôi và Hồng Ngọc lên sân thượng đứng nhìn về hướng đại lộ Thống Nhứt: hai cụm khói đen bay lên gần khu vực vườn Tao Đàn và đường Hồng Thập Tự. Hai mẹ con tôi quay xuống phòng khách. Hưng nhìn tôi:
"Dinh Độc Lập bị dội bom! Đài phát thanh vừa loan tin xong..."
Tôi chưng hửng:
"Ai dội bom? Ông D có sao không?"
"Đài phát thanh chỉ mới loan báo sơ khởi.Ông D và ông N không sao, chỉ có bà N bị gảy tay vì té cầu thang khi chạy lánh bom. Có 2 cận vệ và một gia nhân của ông D bị chết, khoản 30 người khác làm việc trong dinh Độc Lấp bị thương, một góc lớn của dinh bị sụp đỗ, hư hại nặng nề..."
Tôi nhìn lên tờ lịch treo ở phòng khách: hôm nay là ngày 27 tháng 2 năm 1962. Sau đó chính phủ loan tin rằng vụ dội bom nầy chỉ là hành động cá nhân của hai sĩ quan phi công bất mãn vì nạn bè phái trong ngành không quân.
°
Thiện là một trong 6 thành viên của phái đoàn hỗn hợp bộ Tài Chánh-Tổng Ngân Khố đi thanh tra các ty sở miền Trung ở các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Huế và Đà Nẵng.
Cuối tuần lễ thứ nhứt của chuyến công tác, nhân kỷ niệm ngày lễ Phật Đản năm 2527, Thiện và đoàn thanh tra ở lại một ngày tại cố đô Huế để đi thưởng ngoạn các di tích lịch sử của miền sông Hương núi Ngự.
Sáng hôm đó là ngày 8 tháng 5 năm 1963, Thiện không theo nhóm thanh tra đi thăm lăng Khải Định nhưng lại tản bộ một mình vòng quanh thành phố.Cùng một ngày, Béatrice cũng có mặt ở Huế.
Hiện tình các tôn giáo, đặc biệt là ở miền Trung đã trở thành phức tạp vì nghe đồn rằng người em của ông D ở đây đã dành nhiều ưu quyền cho phía giáo hội công giáo La Mã. Cách nay hơn một tuần, tỉnh trưởng Thừa Thiên đã tổ chức rầm rộ cờ xí khắp nơi nhân ngày kỷ niệm ngân khánh của giám mục T. Brandon Gibbney đã cho Béatrice biết rằng chính quyền Thừa Thiên đã dựa vào một sắc luật cũ để ngăn cản không để cho Phật tử ở Huế đựợc treo cờ trong ngày lễ Phật Đản và vì thế đã tạo ra một bầu không khí phẫn nộ trong dân chúng ở đó.
Khi Béatrice đến nơi thì đã có hàng ngàn người ngồi đứng trước đài phát thanh để chờ nghe một vị thượng tọa thuyết pháp. Đa số là đàn bà, trẻ con mặc áo dài màu xám tro lẫn lộn với màu áo vàng nghệ của các tăng ni, sư sải. Nhiều bàn hương án với với khung hình của Phật Thích Ca cũng đã được mang đến đặt nơi dân chúng đang tụ tập chờ nghe thuyết pháp. Họ kiên nhẩn, nghiêm trang chờ đợi. Rồi bổng nhiên có tiếng nói của trưởng ty thông tin vang lên qua loa phóng thanh thông báo cho mọi người được biết rằng buổi thuyết pháp ngày hôm nay của một vị thượng tọa không thể thực hiện được vì chưa có giấy phép của chính quyền cũng như ngoài dự trù chương trình của đài phát thanh.
La ó, phản đối bắt đầu nổi lên lẫn lộn với tiếng cầu kinh niệm Phật. Béatrice nhìn thấy một thanh niên trẻ, đầu cắt tóc thật sát ngắn, mặt thường phục nhưng bên ngoài lại khoác một áo ngắn màu vàng lợt như người vội vã không kịp cày khuy, không có vẻ gì như là một nhà sư hay chú tiểu, đang ngó trước nhìn sau như chuẩn bị làm một việc gì. Trên tay, người thanh niên cầm một óng loa phóng thanh miệng lép nhép hô hào liên tục. Mỗi lần người nầy vừa dứt tiếng thì cả đám đông lại hò hét nhiều khẩu hiệu khác nhau. Béatrice không hiểu, nhưng đóan rằng họ đang phản đối chính quyền về một điều gì đó trái với đòi hỏi của họ.
Từ vòng ngoài của đám đông, xe bộc sắt của quân đội, xe vòi rồng của ty cứu hỏa đã được gọi tới.Tiếng loa phóng thanh yêu cầu đám đông giải tán. Bắt đầu có tiếng hô to đã đảo chính quyền, lúc đầu thưa thớt rồi từ từ trở nên vồn vập liên hồi. Rồi bất thần, một vật tròn đen từ tay người thanh niên được tung đi rất vội vã, rơi vào đám đông. Hành động của thanh niên nầy đập vào mắt của Béatrice. Nàng đưa vội ống kín lên cao để thu hình nhưng, từ phía sau, một người lạ mặt đã ào tới ôm chầm lấy Béatrice rồi xô mạnh nàng nằm sát xuống mặt đường nhựa; thân hình rắn chắc của người lạ ôm phủ toàn thân Béatrice. Nàng cố ngoi đầu lên để hét la cầu cứu nhưng cánh tay khỏe mạnh của người lạ đã ghìm đầu nàng sát xuống mặt đường vừa đúng lúc một tiếng nổ chát chúa phát lên. Cả đám đông hỗn loạn, tiếng la, tiếng thét khắp cùng, người chạy rối loạn, càng đạp lên thân, lên đầu của Béatrice và người lạ mặt đang ôm nàng cứng ngắt.Cách Béatrice khỏan 5 mét, hai người đàn bà đang nằm dẫy dụa la khóc, máu me nhuộm đỏ khắp châu thân. Máu từ trán của người lạ nhểu xuống ướt đẫm tay áo của Béatrice. Tiếng súng tạch đùng từ các xe bọc sắt nhả đạn lên trời từng loạt vạch thành những tia lửa đỏ rực giống như những đóm sáng của loại pháo thăng thiên trong ngày hội hoa đăng.
Khi tiếng súng đã dứt, người lạ rời Béatrice ra, đứng lên nhìn nàng thật nhanh rồi lắc đầu quay lưng bỏ đi không nói một lời. Béatrice chỉ còn đủ thời gian đưa vội óng kính thu hình thật nhanh cái dáng dong dỏng cao của người đã cứu nàng thoát chết. Khi đã hiểu ra, Béatrice thét gọi vói theo, nhưng bóng người lạ mặt đã chìm lẫn vào đám đông hỗn loạn.
Nàng đứng lên chạy nhanh tới các nạn nhân, nhắm óng kính thu vào máy những hình ảnh đau thương tột cùng. Một người đàn bà và 8 trẻ em bị chết vì đám đông đè đạp, nhiều người khác bị thương, những vết thương lỗ chồ vì bị những mãnh sắt nhỏ ghim vào da thịt. Các chiếc xe bọộc sắt nằm yêm lìm tại chỗ, nòng súng đại bác và đại liên hướng lên trời. Mười mấy chiếc xe cứu thương của chính quyền hụ còi rả rích chạy tới bồng bế các nạn nhân đưa nhanh vào bệnh viện. Lại một kẻ lạ mặt khác, cũng mặc áo vàng không cày khuy, hấp tấp đi ngang qua và dúi vào tay Béatrice một tờ truyền đơn đánh máy bằng tiếng Anh rồi nhanh chóng biến mất dạng.
Những tuần lễ kế tiếp là những ngày Phật tử miền Trung xuống đường biểu tình, đấu tranh để đòi hỏi trừng phạt những chức quyền đã gây ra sự chết chóc và thương tích cho dân chúng trong ngày lễ Phật Đảng vừa qua. Rồi bạo động, đập phá, đấm đá, trả thù vu vơ khiến cho cảnh sát lại phải dùng hơi cay, vòi nước để giải tán và lập lại trật tự. Nhiều người bị cảnh sát bắt vì tội phá phách, vi phạm trật tự công cộng. Người ta lại có cớ la lối rằng chính quyền bắt giam kẻ vô tội để rồi lại tiếp tục xuống đường biểu tình phản kháng, tăng ni bắt đầu tuyệt thực, những đòi hỏi càng lúc càng đi xa hơn. Đấu tranh cho tự do, công bình tín ngưỡng đã bị biến dạng.
°
Chúng tôi đang ăn cơm tối thì Béatrice đến. Hồng Ngọc bỏ đủa mừng rỡ chạy sà tới ôm chằm lấy Béatrice.Hai thiếu nữ líu lo bằng tiếng Pháp:
"Ồ kìa Béatrice, đi đâu vậy? Thật là bất ngờ! Vào đây nhanh lên, ăn cơm với Hồng Ngọc nghe?..."
"Vừa ở Huế về thì tới đây ngay...Ông bà và Hồng Ngọc có được khỏe không? Tới vào lúc nầy thật là đường đột, nhưng nếu không lại đây thì tôi không biết là mình phải đi đâu nữa!..."
Tôi và Hưng cũng bỏ đủa đứng lên. Hưng mỉm cười, giọng đón mời chân tình:
"Cả nhà mong cô tới, nhất là Hồng Ngọc. Riêng nhà tôi thì lúc nào cũng khen cô là đẹp và dễ mến..."
Hồng Ngọc giựt lấy chiếc túi ba lô nhà binh nặng nề của Béatrice:
"Mặt mài sao bầm tím hết vậy? Có chuyện gì?"
Béatrice đưa tay sờ mặt:
"Chuyện dài lắm, rồi mình sẽ kể hết cho cả nhà nghe...Bây giờ có một việc muốn xin ông bà và Hồng Ngọc giúp đỡ..."
Tôi bồn chồn hỏi ngay:
"Chuyện gì vậy? Có nghiêm trọng lắm không?"
"Xin ông bà cho tôi được ở đây một vài ngày được không? Tôi muốn yên tỉnh để viết lại những biến cố ở Huế vừa rồi và nhất là cần có những ý kiến của ông bà. Tôi muốn viết một cách trung thực và vô tư, thấy sao viết vậy.Và hơn hết, tôi thèm được một khung cảnh ấm cúng gia đình của ông bà..."
Những lời nói sau cùng của Béatrice như hàm chứa một nỗi u uất xa xăm nào đó khiến tôi và Hưng bồi hồi xúc cảm. Tôi ôm Béatrice vào lòng rồi trả lời không đắn đo:
"Béatrice cứ dọn đến đây, không phải một vài ngày, một vài tuần, nhưng bao lâu cũng được. Chỉ sợ Béatrice không quen với nếp sống của người Việt Nam chúng tôi đó thôi. Tôi và nhà tôi sẽ đối xử với Béatrice như Hồng Ngọc. Bây giờ thì vào đây nghỉ ngơi một chút cho tỉnh lại rồi ăn cơm chung với cả nhà...."
Mắt Béatrice rưng rưng như muốn khóc. Tay BéaTrice siết vai Hồng Ngọc rồi nói:
"Cho mình ở chung một phòng và dạy cho mình nói tiếng Việt Nam được không? "
Hồng Ngọc mỉm cười gật đầu. Trong ánh sáng mờ nhạt, tôi thấy hai người con gái có những nét trùng hợp lạ kỳ, giống như hai chị em cùng một bụng mẹ! Tim tôi tự nhiên đập mạnh và nhớ tới Huyền Châu.
Sau buổi ăn, chúng tôi ra ngồi ở phòng khách. Hồng Ngọc ngồi sát bên Béatrice, khắng khít như không muốn rời. Khi mới tới, Béatrice mặc bộ đồ lính trận nhưng bây giờ nàng đã thay đổi xiêm y với đôi chút phấn son phớt nhẹ trên gương mặt diễm kiều. Béatrice cao hơn Hồng Ngọc, bộ ngực trón, đôi mông to mà gọn và săn cứng. Dáng người của Béatrice là dáng của các người mẫu trên các tập chí quảng cáo nổi tiếng ở ngoại quốc. Ngày trước lúc còn trẻ, tôi cũng có dáng người như thế.
Béatrice nhìn Hưng đang lật tờ báo TIMES rồi hỏi:
"Có tin tức đặc biệt gì về Việt Nam không, thưa bác?"
Hưng gật gù:
"Cũng không có gì đặc biệt...Còn Béatrice thì đã thu thập được gì trong mấy tuần lễ ở miền Trung?"
"Chuyện lộn xộn trong ngày lễ Phật đản thì chắc 2 bác đã biết hết rồi. Có điều tin tức báo chí đã viết lại không đúng 100% các sự việc đã xảy ra. Báo chí trong nước thì không thể nói khác đi với hướng giải thích của chính quyền. Còn báo chí ngoại quốc thì không nắm vững tình hình chỉ đi lượm lặt, hỏi han ý kiến từ một vài người dân hoặc từ một số ít chính khách saloon, một vài ông tai to mặt lớn xôi thịt đón gió rồi cứ thế mà phóng đại, la toáng lên mặt báo!"
Tôi góp chuyện:
"Béatrice thấy thế nào? Có người ngoại quốc hay bàn tay của phía bên kia nhúng vào hay không?"
"Brandon Gibbney có cho cháu biết là nhà sư TQ, lãnh tụ của hàng Phật tử đấu tranh hiện tại có đến gặp đại sứ Mỹ để yêu cầu Mỹ phải gây áp lực buộc ông D phải cải tổ và nới rộng thành phần chính phủ. Việc đòi hỏi nầy rõ ràng là thuần túy chính trị chứ không còn là vấn đề bình đẵng tôn giáo nữa. Mục tiêu đấu tranh của họ đã bị hướng chệch đi quá xa với mục tiêu chính đáng thực sự của họ. Sau đó thì đại sứ Mỹ, theo chỉ thị của Washington đã khuyến cáo ông D phải cải tổ nội các và hòa giải với các phe phái trong nước, nhưng ông D không đã nghe theo. Người Mỹ lại dùng chính sách hăm dọa cắt viện trợ kinh tế. Sự đe dọa như thế có vẻ bất công với ông D bởi vì, theo cháu thấy thì trên thực tế, chính quyền của ông D chưa có làm gì gọi là kỳ thị tôn giáo một cách minh thị. Chính sách hăm dọa của Mỹ khiến cho bà vợ của ông cố vấn chính tri nổi nóng tuyên bố rùm beng là người Mỹ đã đứng sau lưng để giựt dây những vụ biểu tình, xuống đường hiện nay. Lời tuyên bố của bà nầy chẳng khác gì lửa đổ dầu thêm đối với những người theo đạo Phật và cũng làm cho người Mỹ phải tím mặt với dư luận quốc tế vì bị bà N lột trần bộ mặt thái thú của họ. Gần đây ông D đã phải nhân nhượng bằng cách ra lệnh thành lập một ủy ban điều tra để tìm ra sự thật và giải quyết những đòi hỏi chính đáng của Phật giáo."
Hưng yên lặng ngồi chờ nghe Béatrice nói tiếp còn Hồng Ngọc thì đã ngủ khò trong lòng Béatrice. Tôi đứng lên hỏi Béatrice uống gì rồi vào nhà bếp. Giọng của Béatrice lại tiếp tục đều đều ở phòng khách:
"Chính quyền đảng Lao Động ở miền Bắc Việt Nam có nhún tay vào hay không thì hiện chưa ai biết rõ lắm. Có điều cách dẫn dắt và khích động quần chúng trong các cuộc biểu tình xuống đường gần đây thì cũng không khác gì nhiều lắm so với những phương pháp đã áp dụng trước đây vào thời kỳ mà người của ông M tổ chức và dẫn đạo các cuộc biểu tình, xuống đường đoạt chính quyền ở Hà Nội vào ngày 14 tháng 1 năm 1950 để khai sinh ra nước VNDCCH... "
Hồng Ngọc đã vào phòng riêng tiếp tục giấc ngủ.Hưng cũng đã vào phòng. Tôi qua ngồi cạnh Béatrice mà nhớ tới Huyền Châu. Béatrice đưa cho tôi xem một mãnh giấy nhỏ viết bằng chữ Pháp:
Gửi B. Synclair.
Tôi được biết nhóm đấu tranh Phật Giáo sẽ có hành động (mà họ nói là rất ngoạn mục!) sẽ được tổ chức vào ngày mau, 11 tháng 6 năm 1963 tại góc đường Lê Văn Duyệt-Phan Đình Phùng. Tôi không rõ mục đích của cuộc xuống đường lần nầy nhưng họ đã gửi truyền đơn đến nhiều ký giả ngoại quốc để mời đến chứng kiến. Có thể tôi cũng sẽ có mặt ở đó và nhất định là Béatrice cũng sẽ không bỏ lỡ cơ hội nầy.
Thân mến, Brandon Gibbney.
Tôi nhìn Béatrice:
"Chuyện gì vậy?"
"Cháu cũng không biết!"
"Nếu chỉ là vấn đề giải quyết bình đẵng tôn giáo thì ông D đã chịu nhượng bộ rồi còn gì? Chỉ cần hai bên ngồi lại với nhau và bàn thảo nghiêm chỉnh, cớ sao còn phải mời gọi người ngoại quốc tới chứng kiến? Mà chứng kiến cái gì mới được chứ?...Ngày mai, tôi sẽ đi theo Béatrice tới đó để xem chuyện gì xảy ra."
Buổi sáng ngày 11 tháng 6 năm 1963, trời vần vũ như sắp đổ mưa. Từ công trường Phù Đỗng Thiên Vương, Béatrice và tôi đi dọc theo đường Lê Văn Duyệt hướng về phía chợ Đuỗi. Tại ngả tư Phan Đình Phùng-Lê Văn Duyệt, một đám đông đã tụ tập từ bao giờ. Sự lưu thông tại khu nầy bị tắt nghẽn.
Trước toà nhà của lãnh sự Cao Miên, sư sải, tăng ni, tín đồ nhà Phật đang ngồi sắp hàng dọc dài theo bờ tường. Họ bình tĩnh và lạnh lùng, miệng lăm răm niệm kinh, mắt nhắm nghiền không chú ý đến chung quanh.
Một chiếc xe hiệu Peugeot màu đen không biết từ đâu trờ tới rồi ngừng ngay nơi giao điểm của 2 con đường Phan Đình Phùng-Lê Văn Duyệt. Béatrice hướng óng kính máy quay phim về phía chiếc xe. Trong xe có mấy nhà sư và hai nguời mặc thường phục. Hai người nầy cùng với hai nhà sư trẻ mở cửa xuống xe. Một người mặc thường phục mở hòm xe phía sau, trong khi hai nhà sư trẻ và người kia đang bế xốc một vị sư già đem ra đặt ngồi giữa đường lộ. Vị sư già nầy ngồi bất động như đang ngủ sai, điệu ngủ của người bị chụp thuốc mê trên bàn mổ. Người mặc thường phục vẫn đứng cạnh để giữ cho vị sư già trong thế ngồi thiền suy niệm. Người mặc thường phục kia, từ phía sau hòm xe xách ra một thùng sắt loại dùng để đựng xăng dầu, nhanh nhẹn tiên đến sát cạnh vị sư già đang ngồi rồi mở nắp thùng sắt tưới lên người của vị sư từ đầu tới chân. Mùi săng nồng nặc bay tỏa khắp nơi. Béatrice xám mặt còn tôi thì muốn nhợn buồn nôn. Bây giờ chúng tôi đã biết họ sắp làm gì! Béatrice hốt hoảng nhìn tôi rồi hét lên bằng tiếng Anh:
"Trời ơi! Họ đang làm gì vậy? Phải ngăn họ lại mới được!..."
Tôi đứng cứng đơ, mắt mở trừng trừng, tôi nghe tiếng thét nhưng không còn nhìn thấy Béatrice ở đâu. Tôi hớt hải ngó quanh thì từ đàng kia, Béatrice đang cố gạt xua đám đông để nhảy xô về phía nhà sư già nhưng ngọn lửa đã phừng lên, khói đen tỏa um mù mịt! Vị sư già vẫn ngồi bất động, thân hơi ngả nghiêng về phía trái một chút. Mùi da thịt cháy khét bắt đầu bốc lên. Từ xa, tôi chỉ còn nhìn thấy được cái miệng há tròn méo sệt của vị sư già với đôi hàm răng trắng hếu!
°
Trở về nhà tôi như người đang nhuốm bệnh. Miệng tôi vẫn còn tiếp tục nhợn ói. Béatrice thì như kẻ mất hồn. Cảnh tượng vừa xảy ra trước mắt chẳng khác gì như một màn sát nhân giữa thanh thiên bạch nhật do đám động chủ động. Ai chịu trách nhiệm về cái chết khủng khiếp của vị sư già kia? Vị sư đó đã hy sinh để bảo vệ Phật pháp hay chỉ là một trò tế sống đồng loại để lót đường cho những tham vọng và mưu đồ chính trị đen tối?
Béatrice có vẻ bực bội rồi nhìn tôi phân bua:
"Thật là rừng rú và khốn nạn! Họ đã biết trước vụ nầy nhưng cứ để cho xảy ra!..."
Tôi nhíu mài hỏi lại:
"Họ biết trước? Họ là ai? "
Béa trice bốc giận:
"Người Mỹ! "
Trả lời xong, Béatrice nhấc điện thoại quay số gọi Brandon Gibbney:
"Allo, anh Brandon phải không? Anh tới ngay nhà ông bà Bích Ngọc để gặp em có được không?
"Chi vậy?"
"Có chuyện quan trọng muốn hỏi anh. "
"Hỏi ngay không được sao? Sáng nay có thu hình được nhiều không?"
" Thu hình được nhiều lắm! Vì thế muốn cho anh xem, tới ngay nghe, em chờ đó..."
Tôi thắc mắc nhìn Béatrice tỏ ý muốn biết. Béatrice chán nản nhìn tôi rồi lặp lại:
"Thưa bác, thật là ác độc! Họ biết trước vụ nầy mà lại không tìm cách để ngăn cản!"
"Tôi muốn hỏi tiếp nhưng Brandon đã gỏ cửa. Tôi đứng lên tiếp khách, còn Béatrice vẫn ngồi lì tại chỗ chờ đợi:
"Chào bác sĩ Bích Ngọc, chào Béatrice."
"Béatrice hỏi ngay:
"Các anh biết trước vụ nầy phải không?"
"Vụ gì?"
"Vụ nướng thịt người giữa đám đông chứ vụ gì! "
Brandon có vẻ bối rối:
"Em nói gì lạ vậy?"
Béatrice móc túi áo nhà binh đưa cho Brandon một tờ truyền đơn viết bằng tiếng Anh rồi gay gắt:
"Cái nầy là cái gì đây?"
Brandon đọc nhanh rồi đặt tờ giấy xuống bàn:
"Họ chỉ phát tờ truyền đơn nầy sau khi vụ hỏa thiêu chấm dứt, có gì đâu mà phải lấy làm lạ? "
"Hôm nay là ngày 11 tháng 6. Tờ truyền đơn nầy do một ủy ban bảo vệ Phật pháp nào đó đề ngày 10 tháng 6. Họ gửi tới cho tất cả các đại diện báo chí ngoại quốc ở Sài Gòn và các toà đại sứ của các anh nữa. Chính anh đã cho tôi biết trước trò chơi ngoạn mục nầy kia mà, không phải sao?"
"Họ muốn làm thì mình cản sao được?"
"Các anh cản không được? Chuyện nầy bộ khó hơn việc ngăn cản làn sóng đỏ tràn vào miền Nam hay sao? Các anh không muốn thì đúng hơn vì chính các anh muốn chuyện thiêu sống đó phải xảy ra!..."
"Anh cho em tin tức vì em là nhà báo cần có những hình ảnh thời sự đặc biệt để lôi cuốn đọc giả, em cần gì phải để tâm thắc mắc như thế?"
Béatrice trừng mắt nhìn Brandon rồi hét to:
"Anh nói đúng! Với số tin tức và hình ảnh của vụ nầy, em có thể sống đế vương vài năm ở Việt Nam hoặc ở Paris nhưng em không muốn trở thành những kẻ buôn thịt người. Em không cần được nổi tiếng hay làm giàu trên xác chết của vị sư già nua kia!..."
"Nếu em muốn trách thì phải trách ông D và gia đình của ông ta trước.Ông D đã quá tin dùng những người thân thuộc cho nên đã làm hỏng mọi sự..."
Béatrice gằn giọng hỏi:
"R.K là ai?"
"Bộ trưởng bộ Tư Pháp của Hoa Kỵ"
"Sao Ông tổng thống J.K không mời F. C của Cuba sang làm bộ trưởng mà lại dùng em của ông ta? Chẳng lẽ người Mỹ muốn ông D phải mời ông LD hoặc ông PVĐ của miền Bắc Việt Nam làm cố vấn cho ông ta sao? "
"Đâu bắt buộc ông D phải làm như thế. Ở miền Nam nầy thiếu gì người Quốc Gia không phải người của miền Bắc!"
"Sao các anh biết chắc vậy? Ngày xưa người Mỹ đã bị hố một lần rồi để cho ông M mạnh lên mà lấy trọn phân nửa nước Việt Nam, anh có nhớ không? Hiện giờ các anh không còn ưa ông D cho nên người nào chống lại ông D thì được các anh ủng hộ giống như hồi thời Việt Minh chống Nhật Bản. Các anh giúp họ mà chẳng cần biết thực sự họ là ai! Em e rằng người Mỹ lại bị qua mặt một lần nữa..."
"Sự thật nào rồi thì cũng bị hậu thế và lịch sử phơi bày!"
"Nhưng khi biết được sự thật thì đã quá muộn!"
"Chúng ta đã đi quá xa vấn đề rồi!"
Béatrice đứng lên, đến đầu tủ kiến đựng rượu, cầm lấy cuộn phim, đến trước mặt Brandon rồi lôi hết ruột phim ra ngoài:
"Cám ơn anh đã cho em tin tức. Nhưng nếu anh đã cho biết sự thật của nội vụ sớm hơn thì cuộn phim thời sự nầy đã có những hình ảnh đẹp để cống hiến cho khán giả Hoa Kỳ. Nhưng tiếc thay, em đã thâu vào đó sự chết chóc khủng khiếp của một đồng loại, những hình ảnh nói lên lòng nhẫn tâm ác độc của một nhóm người thấy đồng loại của mình đang giẫy giụa chết mà không cứu, hình ảnh của bầy kên kên quà quạ hung hản đứng chờ để rỉa thịt con mồi vô tội! Em sẽ gởi đi cuộn phim trắng rỗng nầy với một lời tựa viết rằng: Đây là cuộn băng tang cho một vị thánh tử đạo vừa nằm xuống!"