Chuyện thắc mắc vẫn còn đó. Một tuần lễ sau Anh Tử mới quay trở lại lớp học. Cô nàng chẳng tươi tắn như xưa. Thần sắc hốc hác như chưa qua khỏi bệnh. Theo tinh thần buổi họp hôm trước, bổn phận tôi là theo dõi Anh Tử, nên tôi phải đặc biệt chú ý đến nàng. Chuyện đó với tôi cũng không mấy khó khăn, vì tôi ngồi cạnh Anh Tử. Nhất cử nhất động của Anh Tử trong lớp tôi dễ dàng nhận biết và có thể báo cáo lại với thầy Dương sau giờ học. Đó là chuyện cụ thể. Riêng về cái sự việc xảy ra đêm hôm nọ, thì tuy có thắc mắc, ngờ vực, nhưng tôi không dám nói lại cho thầy nghe. Trong lớp, tôi chưa hề ra mặt đả kích, nên tình cảm Anh Tử dành cho tôi khá đặc biệt. Anh Tử chưa nghi ngờ gì tôi và vai trò tôi vì có sự tán đồng của mọi người nên tôi cũng không bị ai công kích. Nhận xét đầu tiên của tôi là sau cơn bệnh đi học lại Anh Tử có một chút thay đổi. Nàng không còn tươi cười hồn nhiên như xưa. Trái lại hay ngồi tư lự. Nhiều lúc tôi thấy cả chuyện Anh Tử lặng lẽ khóc. Phải chăng Anh Tử sợ bị chúng tôi báo thù chuyện bị phạt lao động ngày nào? Hay là vì Anh Tử có chuyện buồn riêng tư ở gia đình? Mọi thứ đều không có cơ sở. Chuyện chúng tôi bị phạt là vì dám lớn tiếng với thầy Uông. Còn ở gia đình, Khuyển Dưỡng Quang Hùng mất vợ từ lâu nên cưng Anh Tử như cưng trứng. Còn đám Hán gian nịnh bợ thì khỏi nói, nịnh bợ với nàng hơn cả cha mẹ ruột. Vậy thì sự việc này chắc có liên hệ đến sức khỏe đây. Vì trước đó tôi đã đọc qua một quyển sinh lí học. Nơi người con gái khi đến tuổi dậy thì thường thay đổi tính nết. Đa sầu đa cảm, buồn vui thất thường. Có lẽ điều này đúng hơn. Vì lúc gần đây tôi thấy Anh Tử đã biến thành một thiếu nữ duyên dáng lak thường. Cũng có thể đây là hiện tường tình yêu? Nhưng tình yêu thường mang đến cho người ta sự rạng rỡ yêu đời, chớ làm sao lại khiến Anh Tử ủ rũ, buồn rầu như vậy? Và không hẹn mà gặp, chúng tôi dồn hết tâm trí vào sự thay đổi tình cảm của Anh Tử. Sau khi Mục Điền Thanh vì yêu mà bệnh nặng, chúng tôi ai cũng cảnh giác không dám sa chân vào đường tình. Nhất là với Anh Tử, nhưng không phải vì thế mà chúng tôi không để tâm đến tình cảm Anh Tử. Giữa Anh Từ và thầy Uông Đông Nguyên tình cảm đương nhiên là khăng khích hơn với bọn tôi. Tuổi tác của Uông Đông Nguyên cũng cân xứng với Anh Tử. Họ có thể là một đôi uyên ương lý tưởng. Có điều đứng về phương diện tinh thần thì thầy Uông quả là không xứng với cái trong sáng hồn nhiên của Anh Tử. Đó là chuyện những hôm trước. Nhưng từ ngày lao động đến giờ thì bọn tôi thấy Ngô Hán Thanh và Anh Tử thân mật hẳn lên. Nhiều lúc Ngô Hán Thanh còn có vẻ như có ý che chở cho Anh Tử trong lúc thảo luận. Đứng riêng về phương diện tình cảm khách quan so sánh. Ngô Hán Thanh có vẻ vượt trội hơn thầy Uông. Có điều giữa Hán Thanh và Anh Tử khó có thể gặp nhau vì tư tưởng họ hoàn toàn cách biệt. Nhưng trong sự việc Anh Tử sầu não, chúng tôi lại phát hiện một điều. Ngô Hán Thanh cũng có vẻ không bình thường, trốn tránh mọi người, dễ nổi nóng, nhất là với Tôn Thắng Nam. Tôi đem nhận xét này ra báo cáo với cái “ đoàn thể nhỏ ” của chúng tôi, không ngờ bị Dương Sơn phê bình là tại sao lại quan tâm đến chuyện tình cảm nhỏ nhặt đó. Để tâm trí tập trung vào chuyện đại sự tốt hơn. Lưu Đại Khôi thì quan điểm rộng rãi hơn, cho đó chẳng qua là vì một cú sốc tình cảm sau đó bị chúng tôi kích bác. Dương Sơn không chịu nói, biết đâu đó là một sự bứt rứt của lương tâm, vì bị Uông Đông Nguyên ép phải làm một chuyện gì đó mà lương tâm không cho phép? Nghĩ vậy, nên sau đó tôi đã quan sát Anh Tử kỹ hơn. Riêng về kỹ thuật này, thầy Dương đã từng chỉ cho tôi nhiều biện pháp để có thể trinh sát kẻ địch mà không bị phát hiện. Ông còn bạo dạn hơn bằng cách trao cho tôi một chiếc ống nhòm xa, và bảo tôi thỉnh thoảng hãy đến cạnh đồn bốt địch theo dõi sự dịch chuyển của lính Nhật. Anh Tử không ở ký túc xá như bọn tôi, mà ở trong tòa biệt thự to của một vị quan cao cấp trước đó đã bỏ đi. Quân Nhật đến chiếm cứ và trở thành công thự dành cho Khuyển Dưỡng Quang Hùng. Nơi đẹp nhất của thị xã là nơi dành cho kẻ thù trú ngụ. Mỗi ngày, tan học về, tôi đều nán chờ Anh Tử về mới về sau. Nhờ đó tôi phát hiện một điều, đấy là ngày ngày thầy Uông Đông Nguyên đều đón cô nàng dọc đường để đưa về. Trên đường họ trao đổi nhau điều gì đó bằng tiếng Nhật nên tôi nghe không rõ. Tôi đem sự việc này, báo cáo lại thầy Dương. Ông ấy đã thay đổi chiến lược. Bắt tôi phải về sớm hơn. Khoảng đường từ trường đến nhà Anh Tử có một khu rừng phong. Thầy Dương dặn tôi phái núp vào đấy và cố lắng nghe xem họ trao đổi nhau điều gì. Đây là một chuyện khá căng thẳng. Vì khoảng đường đó có lính Nhật đứng gác nghiêm ngặt. Chỉ có nước vào rừng phong bằng cách giả dạng như đi bắt dế hay thả diều. Tôi bắt đầu thi hành sứ mệnh. Trời vừa sụp tối thì tôi có mặt ở rừng phong. Ngồi trong lùm cây khoảng năm phút thì Anh Tử và Uông Đông Nguyên xuất hiện. Nhưng lần này chẳng có gì lạ. Anh Tử yên lặng đi trước, còn Uông Đông Nguyên với vẻ mặt thiểu não đi sau. Cả hai chẳng nói với nhau điều gì cả. Tôi cảm thấy thất vọng thì Anh Tử dừng lại, tôi giật mình, tưởng là mình bị phát hiện, nhưng Anh Tử chỉ ngồi xuống bãi cỏ, cách chỗ tôi núp không bao xa. Nói với Uông Đông Nguyên bằng một giọng buồn buồn. Thầy về trước đi. Em mệt quá, muốn ngồi lại đây nghỉ một lúc. Lá đỏ đẹp quá. Uông Đông Nguyên vẫn đứng yên cười. Ngày nào cũng đi ngang đây, ngắm cảnh mãi không chán sao mà ngồi lại ngắm. Lá đỏ thì có gì đẹp mà ngắm. Nhìn nó tôi liên tưởng đến mùa thu cuộc đời. Buồn lắm. Em thì không nghĩ đến điều đó, mà một cái khác. Tiềng Uông Đông Nguyên hỏi. Cô có nhớ đến quê hương của mình? Anh Tử lắc đầu. Em sinh ra và lớn lên ở đấy nước này nên không có quê hương. Anh Tử lặng yên một chút thở dài nói. Có lẽ rồi một ngày nào đó chúng em rồi phải rời khỏi đất nước này. Lúc đó chắc em sẽ nhớ lắm. Uông Đông Nguyên kinh ngạc. Cha cô chưa được lệnh đổi đi nơi khác? Không phải. Nhưng em nghĩ cha em là quân nhân, trong chiến tranh sẽ chuyển dịch luôn. Từ trước đến giờ có bao giờ em ở lại một nơi quá một năm đâu? Anh Tử nói và cúi xuống nhặt một chiếc lá, tiếp. Lá cỏ được rụng về cội. Còn em thân trôi giạt chẳng có nơi dừng. Uông Đông Nguyên gật đầu, hiểu. Có lẽ. Rồi hai người tiếp tục yên lặng. Lúc đó tôi mới nhớ ra lời dặn dò của thầy Dương là phải thăm dò sự chuyển quân của Nhật, nên cố nín thở lắng nghe. Tiếng thầy Uông vang lên. Cô còn quá trẻ sao lại có tư tưởng chán đời như vậy? Và để phá tan cái không khí nặng nề, thầy Uông bắt đầu nói sang chuyện khác. Điều đó làm tôi thất vọng, tôi rướn người nhìn qua, thấy thầy Uông ngồi xuống cạnh Anh Tử, hỏi. Chuyện của chúng ta, em có nói lại cho cha biết chưa? Anh Tử có vẻ giật mình. Chuyện gì? Em không hiểu thầy nói gì cả. Thầy Uông thở dài. Chẳng lẽ em còn chưa hiểu tấm lòng của tôi? Sao nói thế? Tôi chợt hiểu thì ra thầy Uông đang tỏ tình với Anh Tử đây. Tôi cố mở to mắt ra nhìn. Anh Tử vẽ vẽ gì trên cỏ nói. Em chưa tính gì hết. Em cảm thấy mình còn quá nhỏ... Đợi đến bao giờ học xong đại học em sẽ tính sau. Thầy Uông có vẻ bất mãn. Đến lúc đó e là mọi thứ đã đổi khác. Anh Tử nói. Không chừng lúc đó không còn chiến tranh, cuộc đời sẽ tốt đẹp hơn. Bấy giờ em hẳn là người lớn rồi. Anh Tử suy nghĩ một chút tiếp. Không biết lúc đó em sẽ mặc áo gì? Xường xám hay là Kimono? Không thể mặc cùng lúc hai thứ được. Uông Đông Nguyên cười nói. Cô đã mười bảy, mười tám tuổi nghĩa là không còn con nít đâu. Cô mặc áo nào tôi thấy cũng đẹp cả. Anh Tử lắc đầu. Nhưng chẳng hiểu sao em cứ mong mọi người cứ coi mình là trẻ con. Làm người lớn coi bộ khổ quá. Đi học cha cũng bắt mặc Kimono chứ không cho mặc đồng phục nhà trường. Cha em có vẻ kiếm soát em kỹ quá. Ngay cả chuyện ăn mặc ông ấy cũng quan tâm? Vâng, vì người bảo em mặc Kimono khiến người nhớ đến mẹ lúc còn trẻ. Em biết người vẫn còn nhớ mẹ em mặc dù lúc sau này người hay gắt gỏng. Uông Đông Nguyên ngập ngừng nhìn Anh Tử, cười nói. Nghe nói trước khi lấy cha em, mẹ em có người yêu cũ là một người Trung Quốc, phải không? Tôi đã đoán ra ẩn ý của thầy Uông. Chỉ nghe Anh Từ thở dài nói. Vâng, em cũng đã nhìn thấy ảnh mẹ chụp với người ấy. Nghe nói chuyện tình kia xảy ra khi hai nước Hoa Nhật còn thân thiện. Mãi sau khi cuộc chiến xảy ra, mối tình đó mới tan vỡ. Tại sao hai người không lấy nhau lại chia tay? Mẹ em có cho em xem qua bức thư tình cũ. Đó là lá thư giã biệt, vì ông ấy yêu nước và đặt tổ quốc lên trên tình yêu. Uông Đông Nguyên lắc đầu nói. Ông ta quả là nông nổi, cái gì cũng có giải pháp cứu cánh. Yêu nước là một chuyện, tình yêu là chuyện khác. Còn nếu thấy không giải quyết được thì dừng yêu. Về nước mà làm gì. Ở lại Nhật thì mọi thứ vẫn vẹn toàn. Anh Tử lắc đầu. Chính mẹ em vì quá yêu ông ấy mới khuyên ông ta rời Nhật về nước. Sao lạ vậy? À, tôi hiểu rồi. Có phải vì cha em hiện nay đã sử dụng vũ lực để chiếm đoạt mẹ em, đuổi ông ta đi? Anh Tử lại lắc đầu. Không, cha em không phải hạng người đe hèn như thế. Sự thật ra giữa mẹ và cha đã thâm giao từ buổi ấu thơ. Phải nói là người đàn ông kia đã cưỡng đoạt mẹ trên tay cha. Sau đó hai người đàn ông đã giải quyết sự việc bằng chuyện quyết đấu. Giữa lúc tình thế căng thẳng thì mẹ em chạy đến thế là hai người đã để mẹ em lựa chọn. Kết quả mẹ đã chọn cha! Tại sao mẹ em lại yêu một người mà lại lấy người không yêu làm chồng? Phải chẳng vì không muốn người mình yêu bị chết mà hy sinh? Anh Tử thở dài, ngừng một chút rồi nói. Có một lý do khác là sự hiện diện của em. Vì có một hôm khi cha em uống rượu say đã tiết lộ một điều, đấy là sau khi hai người thành hôn và sinh em xong, mẹ em đã có ý định tự sát! Vậy mà có lời đồn ông Khuyển Dưỡng Quang Hùng đã giết vợ trong một cơn say? Nhưng cha em lại bảo chính người đàn ông Trung Quốc kia mới là kẻ khiến mẹ em tự sát! Anh Tử nói. Uông Đông Nguyên ngạc nhiên. Thế là thế nào? Sự việc là như thế này. Khi người đàn ông Trung Quốc kia sắp về nước, ông ta để lại cho mẹ em một bức thư. Ông chẳng những không cảm thông nôi xkhoor tâm của mẹ em mà còn trách móc và nói sẽ ở độc thân như vậy cho đến bao giờ mẹ em chết đi. Chính vì cái câu nói đó mà mẹ em mới tự tử. Và cha em tức giận mới xin tình nguyên sang Trung Quốc. Mục đích là để tìm người đàn ông vô tình đó. Biết đâu người đàn ông kia cũng thù hận cha em? Nhưng tôi thấy trong chuyện này, cáu nguyên do sâu xa là chiến tranh, là thù hận dân tộc. Anh Tử cắt ngang. Thôi đừng nói đến chuyện đó nữa. Chỉ mong những tấm thảm kịch này không còn tiếp tục xảy ra. Uông Đông Nguyên cười nói. - Đúng! Tôi cũng mong như vậy và nếu có chuyện xảy ra thì mong đó là chuyện vui thôi. Tồi Uông Đông Nguyên hỏi. Học ở đây em có thấy thích không? Anh Tử gật đầu. Thích chứ! Nhưng em vẫn thích họ! Em mong là một thời gian nữa họ sẽ hiểu và sẽ có cảm tình với em. Chuyện này có lẽ hơi khó đấy. Vì họ nghe đồn Điền Mục Thanh bệnh nguyên nhân vì em. Anh Tử có vẻ bối rối. Đó chẳng qua là chuyện hiểu lầm. Có điều em vẫn có cảm tình với Điền Mục Thanh đấy chứ. Tư tưởng có nhiều chỗ tương đồng. Có điều em không yêu anh ta. Nghe nói hình như anh ta làm rất nhiều thư tình cho em> Cũng là chuyện hiểu lầm. Chỉ quý nhau thôi. Thì bước đầu là quý mến nhau. Sau đó yêu mấy hồi! Anh Tử cười. Chuyện tình yêu khó có thể giải thích được. Có khi đứng không cùng một chiến tuyến vẫn có thể yêu nhau. Uông Đông Nguyên cười theo. Cũng có thể lắm chứ? Anh Tử cắt ngang. Thôi đừng nói đến chuyện này nữa. Uông Đông Nguyên hỏi. Nghe nói thấy Dương chẳng có cảm tình với em? Anh Tử lắc đầu. Chắc hẳn như vậy. Ông ấy là một phần tử nguy hiểm. Anh Tử đưa mắt nhìn về rừng phong, nói. Em không thích nghe nói xấu người khác. A, mà giờ đã tối rồi thầy không bận chuyện gì ư? Hay là thầy về trước đi, em thích được ngồi một mình một lúc. Uông Đông Nguyên ngạc nhiên. Cô cũng biết tối rồi, mà còn ngồi ở đây một mình làm gì? Anh Tử chẳng trả lời, nói. Em muốn hái một vài cái lá đỏ. Thầy giúp em được không? Câu nói của Anh Tử khiến tôi giật mình. E là như thế sẽ khiến Uông Đông Nguyên đi sâu vào rừng và như vậy sự hiện diện của tôi sẽ bị phát hiện ngay. Nhưng cũng may là thầy Uông chỉ với tay lên hái mấy chiếc lá ven đường. Thôi đủ rồi, cảm ơn! - Anh Tử nói - Bây giờ em phải về nhà đây. Anh Tử nguệch ngoạc vẽ thêm mấy hình dưới cát rồi đứng dậy. Khi Anh Tử và Uông Đông Nguyên đi rồi, tôi nhẹ nhàng bò ra khỏi bụi cỏ. Nhưng vừa mới bò được mấy bước tôi đã giật mình vì cái bóng đen lùm gần đó. Tôi suýt kêu lên thì nghe tiếng Ngô Hán Thanh nói. Tao đây! Đừng lộn xộn, coi chừng bọn Nhật trông thấy bây giờ. Tôi ngạc nhiên. Sao mi cũng có mặt ở đây? Ngô Hán Thanh hỏi ngược. Thế còn ngươi? Tao chỉ làm theo lệnh thầy Dương. Tôi nói, Ngô Hán Thanh gật đầu. Tao cũng vậy. Hai đứa tôi bò ra chỗ Anh Tử ngồi ban nãy. Dưới ánh trăng. Tôi thấy hình vẽ ban nãy của Anh Tử là hai quả tim, một hình mặt trời sắp lặn và mấy con số ngoằn ngoèo. Tôi không biết Anh Tử viết những cái đó với mục đích gì. Trong khi Ngô Hán Thanh như nghĩ ra điều gì đó gật đầu cười. Rồi để đánh lạc sự chú ý của tôi, anh chàng nói: Thôi đi nhanh lên, kẻo có người trông thấy. Quả thật xa xa có mấy bóng người. Tôi lấy ống nhòm ra nhìn, thì ra là Dương Sơn và Tôn Thắng Nam. Nhưng mỗi người lại đi về hướng khác nhau. Họ ra đây với mục đích gì? Tôi tự hỏi. Có lẽ cũng làm theo thầy Dương thôi.