Vào cuối cái năm 1952 ấy, tình hình vùng đông bắc Việt Nam xấu đến nỗi chuyện Điện Biên Phủ thất thủ đã qua đi như là một sự cố nhỏ. Phát ngôn viên của bộ tham mưu Hà Nội có nhiệm vụ thông báo tin này cho báo chí đã phát biểu như sau: Điện Biên Phủ không phải là một khu vực chiến lược. Đã nhiều lần các toán giặc cướp đã đột nhập vào đó rồi lại rút, không ở lại. Chiếm đóng được cái xó xỉnh ấy không phải là đã tràn được vào nước Lào. Quan điểm đó là có thể bảo vệ được bởi vì quân Việt Minh rất có thể tràn vào nước Lào bằng những con đường khác ngoài cái thung lũng ra vào thuận lợi ấy, vả lại đó chính là điều họ đã làm sau này. Mặc dù vậy, việc mất toàn bộ vùng cao chỉ còn lại cái căn cứ không quân - lục quân Nà Sản và tỉnh Lai Châu vẫn cứ là một thất bại nặng nề cho quân Pháp, các nhà báo và các quan sát viên khác thấy rõ như vậy. Chiếm đóng được Điện Biên Phủ, Việt Minh đã đảm bao được cho mình một con đường đột nhập vào bắc Lào. Viên sĩ quan phòng thông tin báo chí (S.P.I.) muốn nói gì thì mặc, tướng Salan thừa hiểu tầm quan trọng của thung lũng Điện Biên Phủ trong những gì liên quan đến ông ta. Đúng một tháng sau khi nó bị Việt Minh chiếm, ông đã ra lệnh chuẩn bị một cuộc phản công quy định vào ngày 10 tháng Giêng năm 1953. ông viết trong bản chỉ thị số 10 của mình như sau: Trong thời kỳ sắp tới, việc chiếm lại Điện Biên Phủ sẽ là bước đầu tiên để thâu tóm lại xứ Thái và loại trừ quân Việt Minh ra khỏi vùng phía tây sông Đà. chỉ thị đó đã được gửi cho tướng Cogny, tư lệnh lực lượng trên bộ miền Bắc Việt Nam, để thi hành. Đến lượt mình, ngày 7 tháng Giêng năm 1954, bộ tham mưu của Cogny đã gửi cho các viên chỉ huy các đơn vị có hên quan một thông tri mang số 14 giải thích rõ một số điểm của chỉ thị số 40. Trong bản thông tri ấy, các mục tiêu của trận phản công vào Điện Biên Phủ có được rút bớt đi một chút. Đó là: "a) Không để cho Việt Minh có được một căn cứ và một nút giao thông; b) Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tảo thanh toàn tỉnh". Lúc đó quân đội Pháp đang còn phải thực hiện những nhiệm vụ cấp bách hơn tại vùng châu. thổ sông Hồng, nơi tình hình đang xấu đi nghiêm trọng, và một số lớn đơn vị còn phải được giành cho việc bảo vệ Nà Sản và cho cuộc hành binh "Lorraine". Vì vậy Salan sẽ không bao giờ có thế tập hợp được lực lượng cần thiết để tiến hành đến đầu đến đũa việc chiếm đóng lại Điện Biên Phủ. Còn việc thâu tóm lại xứ Thái và loại trừ Việt Minh ra khỏi miền tây sông Đà thì không thành vấn đề. Tuy vậy, tư tưởng biến Điện Biên Phủ thành một căn cứ chiến lược ở vùng cao che chắn cho nước Lào đồng thời uy hiếp hậu phương Việt Minh vẫn tíếp tục được nhắc đến. Chẳng bao lâu nữa Salan sẽ trở về Pháp sau gần bốn năm ở Đông Dương. ông đã từng làm phó cho tướng de Lattre de Tassigny rồi kế nhiệm ông ta làm tổng tư lệnh sau khi ông ta chết vào tháng Giêng năm 1952. Khi rời Đông Dương, ông đã gửi cho vị tơng trưởng phụ trách quan hệ với các Quốc gia liên kết hai bản bị vong lục trong đó ông nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Điện Biên Phủ. Trong bản thứ nhất đề ngày 28 tháng Hai năm 1953, ông viết rằng có thể bảo vệ miền núi từ những điểm tựa như Nà Sản, Lai Châu và "rồi đây có thể là Điện Biên Phủ. Trong bản thứ hai đề ngày 25 tháng Năm năm 1953 - lúc đó Navarre đã tới Đông Dương nhưng chỉ ba ngày sau mới nắm quyền chỉ huy - ông ta nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tái chiếm Điện Biên Phủ, sử dụng nó như căn cứ xuất phát để đi ứng cứu cho các đơn vị bị bao vây ở Nà Sản. Vậy không thể chối cãi được rằng Điện Biên Phủ có vai trò quan trọng là một tư tưởng ăn sâu trong đầu óc các nhà quân sự Pháp. Tướng Salan bị bắt bỏ tù chung thân vì vai trò của mình trong cuộc đảo chính ngày 22 tháng Tư năm 1961, cho nên tôi không thể xác định được khi trở về Pháp vào tháng Sáu năm 1953, Salan còn tiếp tục chủ trương một chiến thuật dựa trên việc thiết lập những căn cứ lục quân - không quân hay không. Nhưng những gì xảy ra sau này chứng tỏ rằng chỉ thị số 40 của tướng Salan và những cố gắng của ông để đem nó ra thực thi đã dọn đường cho vị kế nhiệm ông ta. Tướng bơn sao Henri Navarre - nắm trong tay vận mệnh Đông Dương từ ngày 29 tháng Năm năm 1953 và, dù đúng hay oan, sẽ bị lưu danh trong Lịch sử như người đã "bại trận" ở Điện Biên Phủ - là một nhân vật phức tạp. Một bài báo đăng trên một tạp chí của quân đội Pháp ở Đông Dương hồi Navarre làm tơng tư lệnh có những đoạn mang tính phát hiện như sau: Vị tổng tư lệnh quân lực khối Liên hiệp Pháp bước tới chỗ một nhóm những sĩ quan đang đứng nghiêm đón chào ông và lạnh lùng bắt hai, ba bàn tay đang chìa ra... Tướng Navarre là người chủ may mắn của một con mèo Batư... và không giấu bất cứ ai rằng ông thích mèo "vì chúng là những con vật thích sống một mình và vì chúng có đầu óc độc lập, Navarre là con người hết sức nhạy cảm và thuộc loại người không sợ một mình, làm việc một cách độc lập và tin ở chính mình. Các cấp dưới của Navarre coi ông là một "ông chủ tốt bụng" vì ông không bao giở gây khó dễ cho họ trong việc thi hành mệnh lệnh. "Navarre luôn luôn làm chủ thần kinh; Navarre không cho phép làm ẩu; Navarre không bao giờ chấp nhận những hoàn cảnh giảm khinh", họ thường nói như vậy...” Người ta nói rằng ông ta đã giữ được từ những năm phục vụ trong ngành tình báo tinh thần tôn trọng bí mật và sự ham thích cái bí ẩn. Tướng Cogny, cấp dưới trực tiếp của ông ta ở Bắc Việt Nam vào thời kỳ xảy ra trận Điện Biên Phủ, mười năm sau đã nói với ông ta như thế nàỷ: Cái ông tướng được điều hòa nhiệt độ ấy làm tôi ớn xương sống... còn về bộ óc của ông ta thì nó làm tôi hoang mang như một chiốc máy điện từ mà tôi không biết làm thế nào để cho nó tiếp nhận được những dữ liệu mà tôi đưa vào, và nó lạnh lùng diễn giải không biết xuất phát từ đâu... Có thể tôi dễ giải thích cho mình hơn nếu tôi nghĩ đến cái bệnh nghề nghiệp của những người phục vụ trong các ngành đặc tình thường hay suy nghĩ một cách méo mó, bởi vì họ phải sữ xự với những con người cũng méo mó không kém. Còn nhà văn Jules Roy - mà lời đánh giá của ông đã dẫn tới chỗ phảl trao đổi những lá thư công khai với vị cựu tổng tư lệnh - thì viết rằng Navarre "là một con thú cả về thể chất và tinh thần...vừa thân mật vừa xa cách, vừa dễ tính vừa lạnh lùng. Tờ tuần báo Time đã giành cho ông ta một bài "xã luận" trong số 28 tháng Chạp năm 1953, và dựng lên một chân dung về ông bằng cái giọng văn mà họ thường dùng để ca ngợi một nhân vật nào đó: ông ta có một vẻ gì đó của thế kỷ XVlll. Đó là một viên ngọc thạch của vua Lous XV. Người ta có thể tường đâu như trông thấy ông ta mang măng-sét và bộ tóc giả rắc phấn. Đó là viên tương có đòi hỏi cao nhất mà tôi iừng biết... thông minh và tàn nhẫn. ông ta chỉ tin vào quân đội. Thậm chí báo Time còn kiếm được một viên chức cao cấp giấu tên của Washington đã vui lòng ban cho vị tướng lời chúc tụng của Hoa Kỳ: Theo chúng tôi, Navarre là một con người can đảm, kiên quyết và giàu tường tượng. ông ta biết nghề của mình và có cái quyết đoán hạng nhất về quân sự, chính trị... ông ta đứng đầu một êkip mới mà chúng tôi cảm thấy tuyệt vời. Và tờ tạp chí kết luận bài báo đó như sau: Trước đây một năm, không ai trong chúng ta tin vào chiến thắng. Giở đây, ta đã trông thấy nó rõ ràng như ánh sáng ở cuối đường hầm. Tuy nhiên, chính cuộc trả lời phỏng vấn, mà mười năm sau trận đánh Navarre đã giành cho một ông bạn nhà báo, đã làm nổi bật lên hơn cả tính cách của vị cựu tổng tư lệnh. Đáp lại lời ám chỉ của nhà báo nhắc đến chuyện khẩu súng lục mà hình như sau trận đánh một nhóm sĩ quan đã gửi cho ông trong một hộp sơn mài để nhắc ông nhớ lại cái truyền thơng nó quy định rằng người tướng cầm quân không được phép sống sau một trận đại bại, ông nói: - Không đởi nào tôi lại làm như vậy. Gạt ra ngoài mọi khía cạnh khác, tự sát là tôi đã xúy xóa cho tất cả mọi ngườ bằng cách thừa nhận mình có tội. Tôi có một tinh thần trách nhiệm rất cao đối với Điện Biên Phủ. Tôi không hề có cảm giác tội lỗi. Nếu còn sống, người bị đem ra làm bung xung có thể cãi. Chết rồi thì không. Và như thế thì làm vui lòng các vị khác quá, vui lòng tất cả các ông clính trị gia kia.