Chương Kết

"Sự lên xuống an toàn trên sân bay" đã được giải thích trong chỉ thị đó là "cứ điểm phòng ngự" Điện Biên Phủ phải được giữ vững trọn vẹn "không nghĩ đến rút". Muốn vậy, đơn vị đóng ở Đện Biên Phủ phải đảm bảo được cơ động tự do trong vòng bán kính 8 cây số quanh sân bay. Bộ tham mưu của tướng Cogny đã dự kiến không phải không sáng suốt rằng nỗ lực chính của qUân địch sẽ tới từ hướng đông hoặc đông bắc, và đã ra lệnh cho người chỉ huy Điện Biên Phủ phải tập trung nỗ lực phòng ngự của mình theo hướng ấy.
Còn về những cuộc xuất kích tấn công lên phía bắc và tây bắc, theo hướng bản Nà Tấu và Tuần Giáo - điểm thứ hai trong bản chỉ thị - thì phải sử đụng "ít ra một nửa quân số đồn trứ để gây cho địch những thiệt hại nặng nề và làm chậm lại cuộc bao vây tấn công thung lũng. Mặt khác, Điện Biên Phủ phải đặt được liên lạc qua rừng không có đường xá với những lực lượng Pháp - Lào của trung tá Crèvecoeur từ Mường loa đến đang tlến về thung lũng. Cuối cùng, việc rút khỏi Lai Châu sẽ tiến hành theo lệnh của tướng Cogny và sẽ có sự yểm hộ của các đơn vị du kích Thái, các đơn vị này sẽ phải tiếp tục hoạt động trong vùng Lai Châu sau khi quân Pháp rút.
Trên hai điểm quan trọng, bản chỉ thị ngày 30 tháng Mười Một bỏ qua không tính đến thực tế.
Nó dựa trên giả định rằng, tại cái vùng đất phần lớn phủ rừng xanh thâm nghiêm này, một đội quân chiếm đóng gồm 5000 người có thể trấn giữ được một vòng tròn có chu vi 50 kilômét, nghĩa là có đường bán kính 8 kilômét quanh sân bay. Vậy mà kinh nghiệm đã chỉ ra rằng ở Đông Dương, một tiểu đoàn chỉ có thể trấn giữ được một tuyến rộng tối đa là 1500 mét. S.ai lầm thứ hai của bản chỉ thị là nó để cho người ta hiểu rằng đội quân chiếm đóng có thể xây dựng những công sự phòng ngự kiên cố trong khi nó lại quy định dứt khoát rằng một nửa quâ số của nó sẽ phải thường xuyên tlến hành những cuộc hành binh trinh sát. Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm đã răm rắp chấp hành những chỉ thị đó, cho nên người ta chỉ lo đến việc xây dựng các công sự phòng ngự chiều sâu một khi đã thắt chặt được vành đai quanh thung lũng, và xây dựng công sự phòng ngự với những đơn vị luôn luôn bị cắt xén những bộ phận năng động nhất và, như nhiều người chỉ huy các đơn vị ưu tú đã thừa nhận sau này, sau những cuộc hành binh trinh sát cực nhọc trong rừng xanh thù địch, quân của họ chẳng còn thiết gì bắt tay vào những công việc đào đất vất vả nữa.
Những quyết định cuốỉ cùng mang tính chiến lược nhằm chuẩn bị trận đánh vừa mới được đưa ra thì xảy đến một sự kiện mới và lẽ ra có thể làm đảo lộn tất. Những cuộc theo dõi điện đài Việt Minh đã bắt được những bức điện nói rằng một bộ phận quan trọng đoàn quân chủ lực của địch - trong đó có các đại đoàn bộ binh 308, 312 và đại đoàn pháo 351 - đã rời vùng tam giác Phú Thọ - Yên Bái – Thái Nguyên để tiến lên vùng cao. Một số những bức điện ấy là những bản mệnh lệnh cho công binh phải bắc cầu qua sông Đà và bố trí ở Yên Bái những phương tiện qua sông cho phép 6000 người có thể qua sông Hồng mỗi đêm bắt đầu từ ngày 3 tháng Chạp. Khi xác minh được những thông tin ấy, Cogny hền đánh điện cho tướng Navarre đề nghị cho tấn công nghi binh vào hậu phương Việt Minh để làm chậm cuộc tập trung quân của họ lên Điện Biên Phủ. Về sau này, Cogny, Navarre và những người ủng hộ họ đã tranh cãi với nhau rất nhiều xung quanh việc tổng tư lệnh từ chối không xét duyệt một cuộc tấn công nghi binh xuất phát từ châu thổ sông Hồng đánh vào hậu phương địch. Cái tư tưởng dùng cách ấy để làm giảm sức ép của địch lên Điện Biên Phủ sẽ còn thường xuyên ám ảnh đầu óc các sĩ quan tham mưu của Cogny trong suốt thời gian diễn ra trận đánh. Cho tới cuối tháng Tư năm 1954, hết kế hoạch nọ lại đến kế hoạch kia được đưa ra.
Bộ tham mưu của Cogny phác ra ba giải pháp mà giải pháp nào cũng có ưu điểm là đã từng được qua thử nghiệm, và thêm nữa, đại bộ phận những đơn vị đã tham gia một cuộc hành binh rất có thể điều động được cho một cuộc hành binh khác. Nội dung giải pháp thứ nhất là đánh vào tổng hành dinh của chính phủ Việt Minh ở Thái Nguyên, nơi có những hang động đá vôi được sử dụng làm nơi trú ẩn cho HỒ Chí Minh và nội các chiến tranh của ông ta cũng như cho tướng Giáp và bộ tham mưu của ông. Một cuộc hành binh được đặt tên là Léa"
với cùng một mục tiêu như vậy đã được quân Pháp thực hiện vào tháng mười 1947. Giải pháp thứ hai là một cuộc đột kích bằng xe bọc. thép trên quãng đường dài 150 kilômét - trong khi Thái Nguyên chỉ cách Hà Nội 80 kilômét - về hướng Yên Bái, một trung tâm hậu cần lớn của Việt Minh. Một cuộc hành binh tương tự mang tên "Lorraine" đã được tiến hành từ ngày 28 tháng mười đến 26 tháng Mười Một năm 1952. Còn nội dung của giải pháp thứ ba thì là một cuộc nhảy dù quy mô nhỏ xuống đường giao thông đi tới Điện Biên Phủ, nhưng tương đối gần vớỉ chiến tuyến của Pháp tại vùng châu thổ sông Hồng để chỉ vài ngày sau quân dù có thể được một đoàn quân thiết giáp tới ứng cứu.
Cuộc hành binh này như thế là sẽ rất giống với cuộc hành binh "Hirondelle" của Pháp tiến đánh Lạng Sơn vào tháng Bảy năm 1953.
Mười năm sau, tướng Cogny vẫn còn hậm hực vì sự từ chối của Navarre:
Ngay lúc được tin đoàn quân chủ lực của Việt Minh lên đường theo gót đại đoàn 316 hướng tới miền Tây Bắc, tôi không những đã đưa ra ý kiến cần phải tung ra một đòn tấn công từ vùng châu thổ, mà còn đặt vấn đề phải tổ chức những cuộc trinh sát cần thiết. Vanuxem sẽ chỉ huy các đơn vị xung kích đánh vào những đoàn quân Việt đi đằng đuôi, buộc Giáp phải cho quay lộn trở!ại chí t cũng là một bộ phận lực lượng của ông ta. Chúng ta sẽ lui và lôi kéo quân Việt về vùng tiếp giáp châu thổ, nơi chúng ta có những điều kiện tốt nhất để đánh bạí họ. Tướng Navarre đã từ chối, với những lý do vớ vẩn về thiếu lực lượng.
Khách quan mà nói, ta buộc phải thừa nhận rằng tướng Navarre đã có nhũng lý do rất đúng để khước từ, không mở một cuộc hành binh tấn công vào căn cứ địch ở phía bắc châu thổ. Các cuộc hành binh từng tung ra trước đó đánh vào vùng này đã không để lại một ký ức tốt đẹp. Nếu cuộc hành binh "Léa" đã cho phép chiếm được Thái Nguyên và vài làng khác trong tay Việt Minh thì nó đã không đạt được mục tiêu chủ yếu là bắt song được các nhà lãnh đạo địch hoặc tiêu diệt được những đơn vị quan trọng. Còn cuộc hành binh "Lorraine"
thì thất bại lại càng thảm hại hơn: mặc dầu đã huy động những lực lượng quan trọng,.. trong đó có nhiều tiểu đoàn dù và nhiều đơn vị thiết giáp, nó đã bị sa lầy, không tới nổi Yên Bái nữa, và trên đường quay trở lại châu thổ, một bộ phận của các lực lượng ấy đã rơi.vào một Ổ phục kích ở đèo Chân Mộng, bị tơn thất nặng nề. Vậy mà "Lorraine" được tổ chức chính là để buộc các đại đoàn Việt Minh đang xâm lấn xứ Thái phải quay lộn trở lại. Cuộc hành binh thất bại vì Giáp đã trung thành với cách đánh của ông ta là để các đơn vị nhỏ tự lo đối phó một mình dù có phải chịu tổn thất nặng. Nhờ có mạng lưới thông tin trinh sát rất hữu hiệu, Giáp nắm chắc được rằng các cuộc hành binh tấn công ấy sớm muộn rút cuộc cũng sẽ sa lầy. Mặt khác, lực lượng tấn côlg càng lớn thì càng có nhiều khả năng các vùng từ đó họ rút đi sẽ đòi hỏi họ phải trở về ngay. Thường thường thì chỉ cần một vài đòn của Việt Minh cũng đủ để buộc bộ chỉ huy tối cao Pháp phải huỷ bỏ cuộc hành binh tấn công lớn để tránh cho một vùng lãnh thổ đánh chiếm được một cách khó nhọc khỏi bị thối ruỗng thêm một lần nữa. Để giải thích sự khước từ của mình, sau này Navarre khẳng định - và về điểm này chẳng ai phản bác ông - rằng các kế hoạch Cogny dự kiến đòi hỏi những phương tiện vượt quá xa khả năng của Đông Dương:
Căn cứ vào những gì cần phải để lại tại vùng châu thổ, cần có cả thảy 1 1 đến 12 binh đoàn cơ động, 4 binh đoàn thiết giáp và 3 binh đoàn không vận. Quả vậy tướng Cogny cho rằng ông cần: 6 binh đoàn cơ động, 2 binh đoàn thiết giáp và 2 binh đoàn không vận cho trận đánh chính thứcl 3 đến 4 binh đoàn cơ động để bảo vệ hệ thống giao thông liên lạc; 2 đến 3 binh đoàn cơ động, 2 bnh đoàn thiết gáp và 1 binh đoàn không vận, phải đặt ở vùng châu thổ. Ngoài những lực lượng ấy ra còn phải thêm 5 đến 6 tiểu đoàn trấn giữ vùng núi chống lại những lực lượng khinh binh đã đang hoạt động ở đó và những lực lượng khác mà quân địch có thề điều thêm tới. Vậy mà vào lúc đó ở Đông Dương chúng ta chỉ có 8 binh đoàn cơ động, 2 binh đoàn thiết giáp và 3 binh đoàn không vận.
Cogny thực ra có thể thực hiện cuộc tiến đánh Thái Nguyên dưới hình thức một chuyến "khứ hồi"
trong hai hoặc ba tuần lễ theo kiểu các cuộc hành binh "Hirondelle" hồi tháng bảy, hoặc "Mouette"
hồi tháng Mười năm 1953, nhưng không cuộc nào trong hai cuộc ấy đã thu hút được những lực lượng đông đảo địch. Ngược lại, nó lại đòi hỏi một nỗ lực rất lớn của không quân đã bị quá tải nặng nề. Đó là điều Navarre đã giải thích cho cOgny khi ông qua Hà Nội hôm thứ bảy 28 tháng Mười Một 1953.
Ngày hôm sau, Cogny tháp tùng ông ta đi thăm Điện Biên Phủ lần đầu tiên..
Điều làm Cogny lo ngại chính là chuyện quân địch sẽ có thể tập trung phần lớn lực lượng chủ lực của mình đánh vào chỉ một căn cứ lục quân - không quân mà thôi, hơn nữa căn cứ này lại được phòng ngự sơ sài. Nếu ông có đề nghị phải bố trí một căn cứ vệ tinh tại một điểm khác trên vùng cao - tốt nhất là Lai Châu - thì điều đó cũng hoàn toàn đễ hiểu. Nhưng lập luận của Navarre cũng dễ hiểu chẳng kém: lúc này, trong khi ta thiếu những đơn vị tinh nhuệ, đâu phải là lúc đem nất nhũng lực lượng cơ động còn lại phân tán vào một cuộc hành binh phức tạp mới mà tác dụng đối với trận đánh diễn ra cách đó 500 kilômét xem ra rất đáng ngờ. Vả lại, hình nhù Cogny cuối cùng đã ngả theo quan điểm của thủ trưởng ông ta bởi vì ngay hôm sau cuộc viếng thăm Điện Biên Phủ cùng thủ trưởng, ông đã phổ biến cái chỉ thị nổi tiếng ngày 30 tháng Mười Một của Navarre.
Ngược lại, vị cựu tổng tư lệnh chưa bao giờ có một lời giải thích thỏa đáng về những gì tiếp theo sau đó. Trong khi ông đi thăm Điện Biên Phủ cùng với tướng Cogny, bộ tham mưu của ông ta ở Sài Gòn đã hoàn chỉnh một chỉ thị về việc chỉ đạo trận đánh. Theo những sĩ quan thạo tin, văn kiện đó hình như là tác phẩm của đại tá Berteil. Cogny đã nhận được bản chỉ thị đó ngày 3 tháng Chạp. Cuối cùng thì Navarre đã hạ quyết tâm chấp nhận trận đánh trên miền núi. Sau đây là những đoạn chính của bản chỉ thị ấy:
Tôi hạ quyêt tâm châp nhận trận đánh Tây Bắc trong nhỡng điêù kiện chung nhưsau.
1 ) Công cuộc bảo vệ Tây Bắc sẽ được tập trung vào căn cứ lục quân - không quân Điện Biên Phủ, căn cứ này phải được giữ vững bằng bất cứ giá nào.
2) Việc chiếm đóng Lai Châu sẽ được duy trì chừng nào các phương tiện ta hiện có cho phép phòng thủ được nó không phải e ngại gì...
3) Liên lạc đường bộ của Điện Biên Phủ với Lai Châu (cho tới ngày quân ta rút khỏi đó) và với Lào - Mường Khoa sẽ được duy trì càng lâu càng tốt...
/V V chiên trường Tây Bắc ởxa, Việt Mính tíêp tê khó khăn, nên có khả năng trận đánh sẽ diễn ra theo kich bản sau đây.
- Giai đoạn vận động, mà đặc trưng là cuộc tiến quân của các đơn vị Việt Minh và việc chuyển hàng tiếp tế của họ lên Tây Bắc, thởi gian có thề kéo dài hiều tuần lễ.
- Giai đon tiếp cận và trinh sát, là giai đoạn các đơn vị trinh sát của Việt Minh sẽ cố gắng xác định chỗ mạnh chỗ yếu trong bố phòng của ta, và là giai đoạn các đơn vị chiến đấu của việt Minh đưa các phương tiện vào chiếm rnh trận địa. Giai đoạn này có thể kéo dài từ sáu đến mười ngày.
- Giai đoạn tấn công kéo dài nhiều ngày tuỳ theo lực lượng được huy động nhiều hay ít và sẽ phải kết thúc bằng thất bại của Việt Minh.
V Nhiệm vll của không qưân.
1) Cho tới khi có lệnh mới, không quân có nhiệm vụ tập trung tối đa phương tiện của mình ưu tiên yềm trợ quân ta ở Tây Để làm được nhiệm vụ này, đề nghị tướng tư lệnh không quân Viễn Đông vui lòng tăng cường cho Binh đoàn Không vận chiến thuật (G.A.T.A.C.) Bắc...
Tình hình diễn ra sau đó chứng tỏ bộ tham mưu của Navarre đã sai lầm biết bao trong đánh giá khả năng cơ động chiến lược và tiếp tế của Việt Minh. Nếu giai đoạn vận động đúng là đã kéo dài nhiều tuần lễ thì giai đoạn tiếp cận và trinh sát thực ra đã kéo dài gần một trăm ngày chứ không phải là sáu hoặc mười, còn giai đoạn tấn công thì kéo dài năm mươi sáu ngày chứ không phải à "nhiều ngày". Và kết cục không phải là thất bại mà là thắng lợi của Việt Minh.
Nếu Navarre tỏ ra lạc quan về kết cục của trận đánh thì ngược lại, ông không hề nuôi một ảo tưởng nào về sự khó khăn của nó, dù cho binh lực của tập đoàn cứ điểm có được nâng lên đến 9 tiểu đoàn trong đó có 3 là dù, 5 cụm pháo 105 - tức là 20 khẩu - 2 cụm háo 75 không giật - tức là 8 khẩu - và một đại đội cối 120; dù cho những lực lượng ấy được đặt trên một trận địa thuận lợi với những công sự kiên cố thì chúng cũng không thể chống cự lại với cuộc tấn công của một lực lượng chiến đấu đông gấp ba. Tất cả những cuốn sách và bài báo được ấn hành về trận đánh đã cho ta hiểù - và tướng Navarre cũng không cải chính - rằng chí ít thì cũng từ ngày 28 tháng Mười Một, nghĩa là từ sau khi ông ta gặp Cogny ở Hà Nội, vị tổng tư lệnh đã biết đại bộ phận lực lượng tác chiến của Việt Minh đang chuẩn bị hành quân lên xứ Thái. Dù sao thì lệnh điều động binh lực tướng Giáp đưa ra ngày 6 tháng Chạp - trong đó có một đoạn nói "chúng ta sẽ củng cố và phát triển những thắng lợi của chiến dịch mùa đông năm 1952" - ắt đã làm cho ông ta hiểu rằng Việt Minh thật sự quyết tâm giao chiến tại vùng thung lũng.
Mặc dù vậy, không nhắc gì đến chuyện đã quyết định chấp nhận trận đánh Tây Bắc, ông phổ biến vào ngày 7 tháng Chạp chỉ thị số 964 của mình trong đó ông thông báo cái quyết định mở cuộc tấn công được chờ đợi từ lâu ở miền nam và trung Trung Kỳ. Chỉ thị đó gồm mười trang; những dòng trích dưới đây nêu rõ ý nghĩa chung của chỉ thị ấy:
Mục tiêu chủ yếu mà tôi dự định đạt được là xóa đi cáì vùng Việt Minh rải ra ở phía nam Đà Nẵng, phía bắc Nha Trang và trên vùng cao nguyên rừng núi phía đông, nghĩa là tiêu diệt các lực lượng quân sự của Liên khu V, và chiếm đóng hoàn toàn vùng này để đi tới bình đ!nh. Tôi quyết định đặt toàn bộ chiến trường Đông Dương trong thời gian sáu tháng đầu năm 1954 phụ thuộc vào sự thi hành triệt để cuộc hành binh nói tên mà ta có quyền hy vọng những kết quả chiến lược và chính trị to lớn.
Bản chỉ thị và phụ lục dự kiến cuộc hành binh được đặt tên là "Atlante sẽ gồm ba giai đoạn theo thứ tự thời gian là: "Aréthuse", sẽ đòi hỏi 25 tiểu đoàn bộ binh, 2 tiểu đoàn công binh và 3 đơn vị pháo, "Axelle", sẽ nuốt chửng 34 tiểu đoàn bộ binh và 5 đơn vị pháo, và "Attila mà Navarre cho rằng nó cần đến 45 tiểu đoàn bộ binh và 8 đơn vị pháo. Nói cách khác, trong khi vừa mới từ chối hông cấp cho tướng Cogny 20 tiểu đoàn ông ta đề nghị để thực hiện một cuộc hành binh tấn công nhằm làm giảm sức ép của địch lên Điện Biên Phủ, vị tơng tư lệnh lại cho là bình thường việc điều động một số quân gấp hai lần như thế để đánh chiếm một vùng mà quân Pháp hay quân Việt Minh chiếm không thể có ý nghĩa quyết định đối với kết cục chiến tranh.
Việt Minh chiếm giữ Liên khu V từ 1945 đã biếl dải bờ biển hẹp ấy, với chiều dài 370 kilômét, chiều rộng trung bình 70 kilômét và có 2 triệu rưỡi dân, thành một pháo đài có 30000 quân bảo vệ, trong đó có 12 tiểu đoàn chính quy và từ 5 đến 6 tiểu đoàn địa phương rất thiện chiến. Tại sao Navarre lại tung ra cuộc hành binh "Atlante" vào đúng cái lúc mà sự thiếu vắng những tiểu đoàn bị chôn chân ở Điện Biên Phủ càng làm trầm trọng thêm căn bệnh kinh niên thiếu quân số của các lực lượng vũ trang Liên hiệp Pháp? Người ta càng thấy khó hiểu ở chỗ Hội đồng Quốc phòng vừa mới từ chối không cấp cho ông những tăng viện Ồ ạt mà ông đề nghị, và yêu cầu ông phải "điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với phương tiện được cấp".
Sau này, để bào chữa cho mình, Navarre khẳng định rằng các lực lượng Việt Minh của Liên khu V đang chuẩn bị một chiến dịch tấn công, rằng do vị thế "lọt ở giữa" cho phép họ có thể tuần tự tiến công trên nhiều hướng khác nhau, rằng lực lượng quân đội Pháp bố trí ở vành ngoài phải luôn luôn cảnh giác trên ba mặt trận, và rằng tối thiểu phải cần đến 5 binh đoàn cơ động để chống lại các mũi tấn công đầu tiên của Việt Minh mà ta cũng không dự kiến được hướng và có thể nổ ra bất cứ lúc nào:
Giữa giải pháp đơn thuần phòng ngự không giải quyết được gì cả và giải pháp tấn công có khả năng làm đảo lộn kế hoạch của Việt Minh và vĩnh viễn xóa sự uy hiếp của Liên khu V, "cái giá phải tả" về các lực lượng trên bộ vậy là cũng gần như ngang nhau.
Navarre còn nói rõ thêm:
Chỉ thị đó không để thiệt gì cho các lãnh thổ bị cuộc tấn công của Việt Minh uy hiếp - đặc biệt là tại Bắc Kỳ - bởi vì, trong 6 binh đoàn cơ động cần đến thì hai (các binh đoàn số 41 và 42) là những đơn vị tuyển người miền núi, một (binh đoàn 21) quân Trung Kỳ, một (binh đoàn 11) hoàn toàn quân Nam Kỳ và một (binh đoàr 100) có bộ phận là người Nam Kỳ. Các binh đoàn cơ động ấy vậy là chỉ có thể sừ dụng được ở miền Nam hoặc miền Trung Đông Dương. (Đã từng xảy ra những cuộc đào ngũ, thậm chí nổi loạn, khi người ta định đưa họ ra xa khỏi những vùng nơi có gia đình của họ). Riêng chỉ có binh đoàn cơ động số 10, gồm quân Bắc Phi, là có thể đưa ra sử dụng ở miền Bắc. Nhưng việc rút nó đi sẽ bao hàm một mối nguy hiểm thực sự, bởi vì nó là đơn v duy nhất có chất lượng bảo đảm, và sự có mặt của một dơn vị mạnh là càn thiết để làm nòng cốt - nhất là trong chiến đấu phòng ngự - cho một khối rời rạc những lực lượng kém cỏi.
Còn về phương tiện hàng không thì vị tướng lập luận như sau:
Tấn công không đòi hỏi nhiều máy bay hơn phòng ngự...
vả lại những máy bay ấy phần lớn gồm những cái không thể sử dụng được cho Điện Biên Phủ, hoặc do chủng loại, hoặc do tình trạng máy móc của chúng.
Phân tích kỹ thì những lý lẽ đó không đứng vững. Trong những binh đoàn cơ động được điều cho cuộc hành binh "Atlante", có các bilth đoàn số 10 và số 100 - một bộ phận quan trọng gồm những binh lính rút ở Triều Tiên về - có thể được sử dụng ở Bắc Việt Nam lắm chứ. Còn những máy bay có tầm hoạt động không đủ xa để làm nhiệm vụ ở Điện Biên Phủ thì có thể được sử dụng ở Bắc Kỳ, như thế sẽ giải phóng được những máy bay có thể sử dụng cho những nhiệm vụ trên.
Vả lại muốn xem mở cuộc hành binh "Atlante" là đúng hay sai thì phải đánh giá qua kết quả đạt được Vậy mà, sau một khởi đầu tốt - một cuộc đổ bộ thành công ngày 20 tháng Giêng năm 1954 xuống Tuy Hòa ở phía sau lưng quân địch – cuộc hành binh chẳng bao lâu sau đã hoàn toàn sa lầy Binh lính Việt lần đầu xuất trận hoặc là chiến đấu kém hoặc là lao vào cướp bóc. Các quan chức chính phủ Việt Nam được phái tới để cai trị những vùng giải phóng đã xử sự còn tồi tệ hơn các người nhà binh. Và chẳng bao lâu, không có gì phải e ngại về cái đầu cầu ấy, quân Việt Minh chuyển sang phản công trên miền cao nguyên rừng núi, tiêu diệt binh đoàn G.M. 100 và buộc Navarre phải điều từ Bắc Kỳ tới những tiểu đoàn dù được giữ làm dự bị cho Điện Biên Phủ.
Giờ đây đã thành chuyện hiển nhiên rằng cái tuần lễ đầu tiên của tháng Chạp năm 1953 là tuần lễ quyết định số phận của Điện Biên Phủ. Nhờ viện trợ Mỹ tăng cường Ồ ạt, quân Pháp đã có nhiều quân hơn cũng như có dồi dào vũ khí Mỹ để trang bị cho số quân đó. Hàng cllục nghìn tân binh Việt gia nhập các đơn vị quân đội Liên hiệp Pháp.
Khắp nơi quân Pháp nắm quyền chủ động còn kẻ địch thì dường như không còn biết làm gì. Trong khi đó thì ngày 29 tháng Mười Một, HỒ Chí Minh trả lời phỏng vấn của tờ báo Thụy Điển Expressen, tuyên bố. "Chính phủ và nhân dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng thảo luận với Pháp về những đề nghị họ đưa ra nhằm đi tới một cuộc đình chiến và giải quyết vấn đề Đông Dương thông qua thương lượng".
Trong tuần lễ đầu tiên của tháng Chạp ấy, Navarre vẫn còn có thể rút quân khỏi Lai Châu và Điện Biên Phủ bằng máy bay. Trong trường hợp đó - do miền bắc nước Lào đã được bảo vệ bởi căn cứ lục quân - không quân Cánh đồng chum và ba sân bay dễ dàng bảo vệ của nó -, Navarre có thể tập trung đại bộ phận lực lượng cơ động của mình vào một cuộc tấn công những trung tâm hậu cần chủ yếu của địch và đưa cuộc hành binh dự kiến đánh Liên khu V tới kết quả tốt đẹp.
Vả lại Navarre đã dự kiến có thể bị buộc phải rút khỏi Điện Biên Phủ bằng đường bộ trong trường hợp sức ép của quân địch quá mạnh. Ngày 31 tháng Chạp năl 1953, trong bản chỉ thl riêng và bí mật số l069/3/O/T.S., ông đã yêu cầu Cogny phối hợp với tư lệnh quân đội Pháp ở Lào nghiên cứu một kế hoạch rút khỏi Điện Biên Phủ được đặt tên là cuộc hành binh "Xénophon", phụ lục kèm theo là kế hoạch dự bị "Ariane".
Một trong những khó khăn cuộc nghiên cứu này vấp phải là ở chỗ Navarre đã ra lệnh không được nhắc đến chuyện. đó với " các người chỉ huy trong đội quân chiém đóng Điện Biên Phủ để không ảnh hưởng gì xấu đến tinh thần chiến đấu của họ. Vậy cho nên Cogny đã giới thiệu với họ "Xénophon" như là một cuộc hành binh truy kích địch rút chạy. Nhưng ngày 21 tháng Giêng, khi đệ.
trình bản nghiên cứu lên tổng tư lệnh, Cogny đã viết thẳng thừng: "Tôi xin mạn phép được nhấn mạnh với ngài việc cần phải giữ vững Điện Biên Phủ bằng bất cứgiá nào như ta đã có ý định". Sau này, vị tư lệnh các lực lượng trên bộ Bắc Việt Nam (F.T.N.V.) giải thích rằng ông nhấn mạnh như thế không phải vì ông tán thành chủ trương của tổng tư lệnh chấp nhận trận đánh trong vùng thung lũng, mà là vì ông cho rằng giải pháp cố th ỉ còn hay hơn giải pháp rút lui vì nó có thể dẫn tới những tổn thất nặng nề. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng câu trả lời của ông ta nói với tống tư lệnh không hề thể hiện rõ điều đó.
Nhưng bản thân Navarre không còn tự tin như trước. Trong một lá thư đề ngày 1 tháng Giêng năm 1954 gửi lên chính phủ, ông viết như sau:
Trong trường hợp bị tấn công, khả năng thắng lợi của chúng ta là thế nào? Mới cách đây hai tuần, tôi đánh giá là 100%. Đó là trận đánh được chấp nhận trên một địa bàn ta chọn và trong những điều kiện tốt nhất chống lại một kẻ địch nắm trong tay nhừng phương tiện ta biết nó có kể cho tới ngày 1 5 tháng Chạp. Nhưng theo những nguồn tin rất đáng tin cậy của ta, kẻ địch đã có những phương tiện mới, do đó, tôi không còn có thể đảm bảo chắc chắn thắng lợi. Đây trước hết là một trận đánh bằng không quân.
Tuy nhiên, trước những thông tin mới ấy - kẻ địch nhận được ồ ạt phương tiện kỹ thuật của Trung Quốc và Liên-xô, nhiều đại đoàn Việt Minh hành quân cấp tốc lên Điện Biên Phủ và chính phủ Pháp từ chối không cấp cho ông viện binh mới - cái kết luận rứt ra tất yếu phải là giảm bớt quy mô hoặc hủy bỏ cuộc hành binh "Atlante". Nhưng ông lại cho nó nổ ra vào ngày 20 tháng Giêng đúng như dự định.
Trong tình thế hiểm nghèo ấy, Navarre đã thôi không áp dụng cái chính sách tiết kiệm lực lượng nó là chính sách của ông từ khi ông lên nắm quyền chỉ huy. Vậy là Điện Biên Phủ, từ chỗ là một cuộc hành binh táo bạo nhưng không lấy gì làm mạó hiểm lắm, đã trở thành một ván bài được ăn cả ngã về không. ông viết trong lá thư ngày 1 tháng Giêng của mình:
Dù ta thắng hay thua trong chuyện này thì Điện Biên Phủ cũng sẽ có vai trò cái nhọt tụ độc cho phép ta tránh được trận đánh trong vùng châu thổ.
Đối với Cogny, các tiểu đoàn bị đem ra làm vật hy sinh ở Điện Biên Phủ không phải đơn giản là những quân bài mà là những đơn vị quân đói bằng xương bằng thịt đặt dưới quyền ông. Hơn nữa, đó lại là những đơn vị tinh nhuệ nhất trên toàn Đông Dương. Đóí với ông, dùng nó làm mồi để nhử các đơn vị chủ lực địch không những chỉ là một sai lầm nghiêm trọng mà còn là phản bội quân sĩ. Mười năm sau, trong khi những điều Navarre viết không hề để lộ ra một chút tình cảm nào như thế thì tình cảm ấy vẫn là cái nổi bật trong những bài viết của Cogny. Theo Navarre, việc hy sinh các đơn vị bị vây hãm cho phép quân Pháp tranh thủ được thời gian và giành thắng lợi. Không nghi ngờ gì rằng nếu bài toán Điện Biên Phủ được đưa vào máy tính điện tử thì máy tính sẽ đưa ra lời giải đúng như của Navarre. Nhà lý luận quân sự ấy không hiểu rằng mất những đơn vị tinh nhuệ nhất của đoàn quân viễn chinh có nghĩa là tinh thần chiến đấu của chiến binh Đông Dương sẽ suy sụp và ý chí tiếp tục chiến tranh của chính quốc sẽ chẳng còn. Hiên tất cả những điều đó không hề giải thích được làm sao mà Navarre lại có thể đã từng có lúc cho rằng 9 tiểu đoàn bộ binh, trong đó chỉ có 3 là thực sự tinh nhuệ, có thể cầm cự được trong một tập đoàn cứ điểm xây dựng vội, chống lại cuộc tấn công của 3 đại đoàn Việt Minh có một sức mạnh hỏa lực chưa từng thấy ở Đông Dương. Đúng như thái độ cần phải có của một vị tổng tư lệnh, Navarre sau này đã nhận về mình toàn bộ trách nhiệm về quyết tâm ấy. Nhưng điều đó cũng không giải thích được những lý do đã làm ông ta hạ quyết tâm như thế. Nhiều sĩ quan làm việc quanh tõng tư lệnh có khuynh hướng đổ lỗi cho không khí lạc quan mà đại tá Berteil đã tạo ra quanh ông ta.
Điều đó cũng chẳng giải thích được thái độ chấp nhận mạo hiểm ở Điện Biên Phủ. Theo tướng Catroux, người chủ trì ủy ban điều tra đã được lập ra sau thảm họa, nguyên nhân chính của sai lầm phạm phải có thể là ở chỗ Navarre không có chút kinh nghiệm trực tiếp gì về chiến tranh rừng núi ở Đông Dương. Từ những tin tức tình báo nhận được, Navarre hình như đã kết luận rằng trong một tháng Việt Minh không thể tập trung được hơn một đại đoàn ở vùng thung lũng này, và những đợt không quân ném bom các đường giao thông sẽ làm họ không thể duy trì được một cuộc vây hãm sử dụng hơn hai đại đoàn, dù chỉ trong một thời gian hạn chế. Tóm lại, hình như điều mà Navarre và bộ tham mưu của ông ta định làm ở Điện Biên Phủ là biến nó thành một.Nà Sản thứ. hai, một Nà Sản quy mô lớn hơn, ở đó quần Pháp cuối cùng sẽ thắng do có ưu thế hoả lực trên bộ và trên không..
Đánh giá thấp khả năng cơ động chiến lược và hậu cần của Việt Minh như vậy hẳn là sai lầm thực sự và duy nhất Navarre phạm phải trong việc chuẩn bị chiến dịch mùa xuân năm 1954. Nhưng đó là một sai lầm chiến lược và hậu quả của nó cũng mang tính chiến lược. Đó là điều tướng Catroux muốn nói vào mùa xuân năm 1959 khi ông phát biểu rằng tướng Navarre đã hành động dưới tác động của những tư tưởng có sẵn từ trước mà bộ tham mưu của ông đã trình bày với ông như những tín điều thực sự, theo đó thì quân địch đã đạt tới trần quân sốvà do phương tiện hậu cần yếu kém, họ không thể lao vào những trận đánh quy mô lớn được. Theo một văn kiện nghiên cứu quan trọng phát ra từ Trường Chiến tranh, bộ tham mưu Sài Gòn dường như đã "lấy quan niệm có sẵn của mình về Việt Minh thay thế cho thực tế, nghĩa là cho những tin tức tình báo đáng tin cậy mà họ nhận được". Việc các bộ tham mưu cấp cao không thích xét đến những thực tế khó chịu do cấp dưới báo cáo lên sẽ đặt dấu ấn của nó vào mọi công việc ở Đông Dương..
Chí ít thì cũng có một bộ phận của bộ tổng tham mưu Việt Minh cũng đồng quan điểm với tướng Navarre và bộ tham mưu của ông. Trong cuốn sách nhỏ của mình viết về trận Điện Biên Phủ, tướng Võ Nguyên Giáp đã cho ta thấy rất rõ điều đó Xem ra hình như những người chịu trách nhiệm hậu cần e rằng họ không thể đảm bảo được tiếp tế cho một lực lượng vây hãm lớn như thế ở cách những trung tâm hậu cần chủ yếu xa đến như thế. Bị ám ảnh bởi ký ức về nhũng trận tấn công thất bại năm 1951 vào "chiến tuyến de Lattre" và năm 1952 vào những công sự dã chiến của Nà Sản, một số những người chỉ huy Việt Minh không mặn mà gì lắm đối với một cuộc tấn công Ồ ạt vào Điện Biên Phủ.
Quân của họ, điều này họ biết rõ lắm, chẳng biết gì cả về những phương pháp tiêu diệt những trung tâm đề kháng được phòng ngự vững chắc yểm hộ được lẫn cho nhau.
Một loạt những cuộc húc đầu xung phong vào tập đoàn cứ điểm aý có thể dẫn đến nhũng thiệt hại hết sức nặng nề, thậm chí có thể gây ra sự sa sút tinh thần không thể cứu vãn được của quân lính. Một thất bại có thể làm chậm lại một năm việc thực hiện kế hoạch tổng phản công của Việt Minh; vậy mà, từ nay tới đó, viện trợ ồ ạt của Mỹ có thể cho phép người Pháp tăng cường quân đội Đông Dương một cách đáng kể. Điện Biên Phủ trở thành một ván bài đau đầu đối với cả Việt Minh nữa. Tướng Giáp hạ quyết tâm cũng chẳng dễ dàng gì Chắc chắn là ông ta đã vấp phải sự chống lại kịch liệt trong nội bộ bộ tham mưu của mình và trong các nhà lãnh đạo chính trị Việt Minh. Tuy nhiên ông viết:
“Chúng ta đã cho rằng đánh nhanh thì không thể chắc thắng. Cho nên chúng ta đã chọn nguyên tắc chiến thuật đánh chắc thắng chắc. Sự lựa chọn xác đáng đó dựa trên ngu.vên tắc cơ bản trong chỉ đạo chiến tranh cách mạng: hễ đánh là thắng, cnỉ đánh khi chắc thắng, không chắc thắng không đánh.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, việc thực hiện nguyên tắc đánh chắc thắng chắc đòi hỏi rất nhiều nghị lực và tinh thần quyết đoán... do vậy không phải ai cũng hoàn toàn tin vào sự đúng đắn của chiến thuật đó ngay từ những ngày đầu. Chúng ta đã phải làm công tác kiên trì giải thích, chỉ rõ rằng khó khăn tuy có lớn thật nhưng nhiệm vụ của chúng ta là phải khắc phục khó khăn để tạo điều kiện cho một chiến thắng lớn mà chúng ta muốn giành được….”
Trong văn kiện về chương trình hành động trong chỉ đạo chiến tranh ở Việt Nam đề ngày 19 tháng Ba năm 1953, tướng Sman đã viết như sau trong chương "Chương trình hành động quân sự trong những năm 1953 - 1954":
Chiến thắng duy nhất có thể đưa tới sự lập lại một nên hòa bình lâu dài ở Đông Dương là chiến thắng tiêu diệt đoàn quân chủ lực của Việt Minh, chủ yếu gồm 5 đại đoàn chính quy tác chiến ở Bắc Việt Nam.
Trong cái trò đánh đố đầy nguy hiểm được gọi là chiến lược, vị giáo sư sử học nhỏ bé với vốn quân sự tự học sẽ đánh cho các tướng tá tất nghiệp Trường Chiến tranh thua đến không còn mảnh giáp. Khi các đại đoàn của ông tiến hành bao vây Điện Biên Phủ mà quân Pháp không có động tnh gì rút, Giáp hiểu rằng mình đã nắm chiến thắng trong tay. Vài tháng sau trận đánh, ông đã tóm tắt quan điểm của ông như sau:
Đội quân viễn chinh vậy là đã bị một bất ngờ chiến lược: nó tưởng ta không đánh nhưng ta đã đánh; và một bất ngờ chiến thuật: chúng ta đã giải quyết được các vấn đề tiếp cận, pháo binh và tiếp tế.
Chính là trong khoảng thời gian nửa tháng từ 25 tháng Mười Một đến ngày 7 tháng Chạp, đã được quyết định trận đánh cũng như thất bại của trận đánh Điện Biên Phủ. Và thất bại đó không phảỉ là diễn ra tại cái thung lũng nhỏ bé trên miền núi mà là trong những phòng làm việc có điều hòa nhiệt độ của bộ tổng tham mưu Pháp ở Sài Gòn.
Một khi ông Giáp đã quyết. định chấp nhận thách thức và giao chiến thì 12000 quân Liên hiệp Pháp và 50000 người của quân đội nhân dân chỉ còn có việc đóng cho trọn vai trò của họ trong tấn bi kịch.
Hết.

Xem Tiếp: ----