Dịch Giả: Vũ Trấn Thủ
Chương 8

Cogny có ông ta dưới quyền của mình ở Nà Sản, và mười năm sau đã viết về ông ta như thế này: "Cái đầu ấy bị s.ay sưa mê mẩn lên vì đã từng chỉ huy ở Nà Sản - cần nói rõ là say sưa sau khi trận đánh đã kết thúc - và đặc sệt cái mớ lý thuyết về giá trị không thể chối cãi được của các tập đoàn cứ điểm đặt tại những không gian rộng". Cogny sau này buộc tội ông ta đã thuyết phục Navarre không những về giá trị của Điện Biên Phủ mà cả về giá trị nói chung của "căn cứ lục quân - không tuân được coi như thứ thuốc trị bách bệnh giải quyết những khó khăn của chiến tranh Đông Dương".
Tư tưởng về tập đoàn cứ điểm nghe.khá hấp dẫn vì nó có vẻ cung cấp giải pháp cho một trong những vấn đề chính được đặt ra cho bộ chỉ huy Pháp, và hơn mười năm sau, cũng được đặt ra cho bộ chỉ huy Nam Việt Nam và Mỹ: làm thế nào để gây được mất ổn định trong vùng hậu phương quân đlch, buộc cả nó nữa cũng phải phân tán lực lượng và bảo vệ các nơi bị uy hiếp? Vì chỉ có thể đột nhập vào những vùng do Việt Minh kiểm.soát bằng những đơn vị biệt động Pháp - Việt được chọn lọc kỹ càng, cho nên muơn làm được hơn thế, phải tìm ra được một biện pháp quân sự cổ điển. Biện pháp ấy chính là "con nhím" được phòng ngự mạnh, tiếp tế bằng đường không và trong trường hợp bị tấn công th ì được máy bay chiến đấu yểm trợ.
Trong mùa xuân năm 1953, Navarre chỉ làm cái việc tổng kết tình hình và đệ tnnh Paris một.kế hoạch chặt chẽ tác chiến trong năm tới. Ngày 16 tháng Sáu, trong một cuộc họp ở Sài Gòn tập hợp tất cả những viên chỉ huy vùng lãnh thổ, ông đã trình bày những nét lớn của kế hoạch tác chiến mà ông dự định đệ trình hội đồng quốc phòng. Người ta không biết vấn đề tái chiếm Điên Biên Phủ có được nhắc đến ở đó hay không, hay là Navarre chỉ đặt cái chỉ thị số 40 ký ngày 31 tháng Chạp năm 1952 của tướng Salan vào trong bộ hồ sơ. Nhưng bây giờ thì đã xác định được rằng từ đó ông ta hoàn toàn bị thuyết phục về tầm quan trọng quân sự và chính trị của. căn cứ lục quân - không quân Nà Sản. Về phương diện quân sự, Nà Sản đòi hỏi quân số một sư đoàn nhẹ và độc chiếm một bộ phận lớn các máy bay vận tải có lúc đó mà chẳng giạm chân được những lực lượng địch chí ít cũng phải tương ứng. Về phương diện chính trị, đó chỉ là một cái chấm trên bản đồ, nghĩa là chẳng phải một thủ phủ tỉnh như Lai Châu, cũng chẳng phải một nút giao thông quan trọng như Điện Biên Phủ. Vậy cho nên tướng Cogny không thấy có gì bất tiện trong việc rút khỏi Nà Sản: trái lại nó cho phép ông ta thu hồi được những đơn vị hạng nhất mà ông ta đang cần đến ở nơi khác. Tuy nhiên - điều này xảy ra chắc hẳn trong cuộc họp ngày 16 tháng Sáu - chính ông đã đề xuất nên chiếm đóng lại Điện Biên Phủ. Mười năm sau, ông giải thích chuyện đó như sau:
Tôi gợi ý nên chiếm đóng Điện Biên Phủ là để đặt ở đó một đầu cầu(1 đơn giản sừ dụng cho những hoạt động quân sự chính trị của ta trên miền tây băc Bắc Kỳ. Quả vậy, chúng ta có lợi trong việc dân miền núi người Thái chống lại dân đồng bằng - ở đây là Việt Minh đang tìm cách vận động họ. Tiếc thay, không thể bảo vệ được thủ phủ Lâi Châu ngay cả chống lại một cuộc tấn công tầm cỡ bình thường... tôi nóng lòng muốn chuẩn bị cho một cuộc di chuyển thủ phủ xứ Thái về Điện Biên Phủ đề đối phó với nguy cơ đan tăng lên tại vùng ấy nhưng cũng là để, và nhất là để đưa ra một luận cứ ủng hộ việc rút khỏi Nà Sản mà tôi khẩn thiết yệu cầu tướng Navarre.Vậy a tất cả phụ thuộc vào chuyện Navarre và Cogny muốn biến Điện Biên Phủ. thành cái gì:
một căn cứ lục quân - không quân hay là một đầu cầu? Sau này Navarre không ngớt nói rằng chính Cogny đã gợi ý ông ta nên chiếm lại Điện Biên Phủ, còn Cogny thì khẳng định không kém cương quyết rằng nếu ông ta có đề xuất chiếm đóng lại thung lũng ấy thì đơn giản chỉ là để biến nó thành một căn cứ tiếp tế cho những đơn vị du kích Thái hoạt động tại vùng sau lưng Việt Minh. Sự có mặt của chính phủ xứ Thái trong vùng thung lũng này sẽ là một cản trở cho việc thực hiện chính sách của chính phủ HỒ Chí Minh. Phải nói rằng hai quan điểm đó không có gì mâu thuẫn với nhau cả. Bản thân Cogny thừa nhận rằng đề nghị của ông chẳng qua chỉ là sự thực thi chỉ thị số 40 của tướng Salan, một chỉ thị mà ông ta không thể không biết đến. Không một bản tư hệu nào ta có - kể cả những tư liệu của các cơ quan lưu trữ hồ sơ quân sự Pháp lẫn những tư liệu đã xuất hiện trong cuộc đấu khẩu giữa hai tướng Navarre và Cogny, cuộc đấu khẩu đã dẫn đến vào năm 1955 một vụ kiện cũng như một loạt những bài báo và lá thư ngỏ - không cho phép ta khẳng định rằng Cogny đã trình bày rõ ràng với Navarre ông ta định dùng Điện Biên Phủ để làm gì, và cũng không có một tư liệu nào cho phép.ta nói rằng Navarre hồi ấy đã thông báo cụ thể với Cogny mình định bố trí ở Điện Biên Phủ một tập đoàn cứ điểm cốt để đương đầu với một cuộc vây hãm đúng quy tắc chính quy.
Ngày 7 tháng Bảy năm 1953, vị tổng tư lệnh trình bày kế hoạch của mình trước hội đồng các tổng tham mưu trưởng do thống chế Juin chủ trì.
Trong khi phát biểu chấp thuận, hội đồng đã lưu ý rằng khó có thể cấp đủ những phương tiện ông ta đề nghị cho việc thi hành kế hoạch. Ngày 24 tháng Bảy, Navarre đưa. duyệt bản kế hoạch của mình trước Hội đồng Quốc phòng do. tổng thống Nước Cộng hòa chủ trì, và gồm có thống chế Juin, các tham mưu trưởng, thủ tướng nội các, các bộ trưởng Ngoại giao, Nội vụ, Tài chính, Quốc phòng, Bộ Pháp quốc hải ngoại, và các tơng trưởng (phụ trách các Quốc gia không liên kết và Chiến tranh).
Cuộc họp đó có một tầm quan trọng hàng đầu đối với số phận Đông Dương nói chung và số phận Điện Biên Phủ nói rlêng. Ba năm sau Navarre đã viết rằng "Sau những cuộc tranh luận kéo dài và không rõ ràng, người ta đã không đi đến một quyết định dứt khoát nào về bất cứ một vấn đề nào được nêu lên". Trong tập Hồi ký của mình, Joseph Laniel, thủ tướng nội các từ ngày 3 tháng Bẩy khẳng định ngược lại rằng Navarre đã nhận được chỉ thị bỏ nước Lào nếu cần thiết, và gợi ý ông ta nên đọc lại "biên bản cuộc họp ngày 24 tháng Bảy năm 1953 của Hội đồng Quốc pbòng trong đó có nhắc đến "tác động tâm lý gây nên do những chỉ thị gửi cho tổng tư lệnh liên quan đến việc buông rơi nước Lào. Về chuyện này Navarre đã phản ứng nói rằng:
l) Trước khi đoc quyển sách của Laniel ông không hề biết có một biên bản như vậy;
2) Nếu có thì biên bản ấy đã được ghi không chính xác;
3) Xét cho cùng thì văn bản cũng không rõ ràng.
Tướng Catroux, chủ tịch ủy ban điều tra được chmh phủ lập ra vào năm 1955 - bản báo cáo của ủy ban ấy tới nay vẫn còn là một bí mật quốc gia - và cả những tác giả có thái độ nghiêm khắc nhất đối với vị tổng tư lệnh đều có xu hướng tán thành Navarre trên điểm này. Cuộc hành binh Điện Biên Phủ chỉ có ý nghĩa nếu chính phủ Pháp muốn giũ Lào hoặc chí lt cũng là một bộ phận lớn của nước đó cho nên điều rất quan trọng là phải biết được Navarre có được thông báo đầy đủ hay không về những ý đồ của chính phủ Pháp trong vấn đề này.
Cứ theo những điều khai báo trước ủy ban điều tra thì hình như, theo lời Catroux, hội đồng các tham mưu trưởng, sau khi nghe Navarre báo cáo, đã khuyến cáo Hội đồng Quốc phòng không nên "bắt ông ta phải bảo vệ nước Lào". Xem ra thì lời khuyến cáo ấy chỉ được thông báo một cách gián tiếp cho tướng Navarre trong cuộc họp của Hội đong Quốc phòng ngày 24 tháng Bảy chứ không được đưa ra dưới dạng một chỉ thị của chính phủ. Uỷ ban điều tra phát hiện ra rằng chính phủ đã đợi đến ngày 13 tháng Mườ Một năm 1953 mới nói rõ quan điểm của mình về nước Lào trong một bản chỉ thị gửi cho người cấp trên dân sự của tướng Navarre, tơng trưởng Marc Jacquet phụ trách vấn đề quan hệ với các Quốc gia liên kết. Vẫn theo Catroux, Navarre chỉ nhận được chỉ thị đó vào.ngày 4 tháng Chạp, nghĩa là hai tuần lễ sau khi quân dù của tướng Gilles nhảy xuơng D.Z. "Natacha". Chẳng có một lý do nào được đưa ra sau này để giải thích vì sao một chỉ thị quan trọng hàng đầu như thế lại được truyền đạt muộn như thế.
Cuộc hành binh Điện Biên Phủ đã được gợi đén trong phiên họp của Hội đồng Quốc phòng ngày 24 tháng Bảy nhưng chỉ là nhắc qua thôi, vì trong ý nghĩ của tổng tư lệnh nó chỉ có một tầm quan trọng thứ yếu và hoàn toàn thuộc thẩm quyền của ông. Vả lại ông ta đã ra những quyết định về vấn đề này rồi. Quả vậy, ngày hôm sau phiên họp, ngày 25 tháng Bảy, bộ tham mưu ông ta đã phổ biến chỉ thị số 563, văn kiện chính thức đầu tiên dự kiến sẽ tái chiếm Điện Biên Phủ.
Trong bản chỉ thị ấy, cuộc hành binh đã được giới thiệu như một "hành động ngăn ngừa" Việt Minh tấn công sang bắc Lào. Như vậy là phông màn chính trị cho tấn bi kịch quân sự sắp xảy ra đã được dựng xong.
Từ lúc đó trở đi, cuộc chuẩn bị cho trận Điện Biên Phủ đã tiến triển với tính chất định mệnh của một vở bi kịch Hy Lạp. Ngày 12 tháng Tám năm 1953, Pháp rút khỏi tập đoàn cứ điểm Nà Sản. Quân địch bị bất ngờ đến nỗi người lính cuối cùng trong đội hậu vệ của đoàn quân 9000 người ấy đã được đưa đi bằng máy bay vào lúc 12 giờ 8 phút mà không có bất cứ phản ứng nào của quân địch. Đội hậu vệ ấy là một trung đội của đại đội 12 thuộc tiểu đoàn Thái số 3 do thiếu uý Mackowiak chỉ huy. Tên như vậy nhưng là người Pháp, Mackowiak đặc sệt dáng dấp của người nông dân đồng bằng Poznan với đôi mắt xanh và đôi vai ngang chằn chặn. Macko, như đồng đội vẫn gọi anh ta, đã được giao chọ cái nhiệm vụ khó khăn ấy do anh thông thạo địa hình và các thổ ngữ xứ Thái.
Hai lợi thế đó đã giúp ích cho Dng ta rất nhiều khi Điện Biên Phủ thất thủ. Nếu sự nhanh chóng của cuộc hành binh đã cho phép rút người và vũ khí ra khỏi Nà Sản thì nó buộc người ta phải bỏ lại một số lớn những thiết bị cố định, đặc biệt là những kho đạn dược và nhữ.ng tấm ghi sắt quý báu phủ trên đường băng. Cũng phải bỏ lại nhũng bãi mìn bảo vệ quanb các điểm tựa; về au Việt Minh đã thu hồi cẩn thận những quả mìn này để sử dụng chống lại quân Pháp. Trước khi rời đi, quân Pháp đã phá hủy tất cả các trang thiết bị mà họ có thể phá được vầ không quân sau đó đã oanh tạc nhũng gì còn lại tuy vậy một phần lớn đã rơi vào tay Việt Minh.
Tướng Cogny đã thu về được chín tiểu đoàn và giải toả được những phương tiện vận tải hàng không quan trọng, cho nên cuộc rút khỏi Nà Sản.được coi như là một thắng lợi. Tiếc rằng nó đã củng cố thêm niềm tin của bộ tham mưu Navarre vào khả năng của quân Pháp có thể chiếm giũ và rút khỏi cái loại căn cứ lục quân - không quân ấy.
Ngày 22 tháng Mười năm 1958, Phảp ký với hoàng thân Souvanna Phouma, lúc đó - và nhiều lần sau này nữa - là thu tướng Lào, một bản hiệp ước liên kết và nhiều thỏa ước tái khẳng định nước Lào vừa là nước độc lập vừa thuộc khối Liên hiệp Pháp. Pháp coi hiệp ước ấy có một tầm quan trọng đặc biệt vì đây là lần đầu tiên một trong các Quốc gia Đông Dương chịu ký một văn kiện như vậy.
Bản hiệp ước không có một điều khoản nào buộc nước Pháp phải bảo vệ Lào nhưng có ám chỉ đến nhiệm vụ ấy. Vả lại nước Lào không có một lý do nào khác để ký bản hiệp ước này. Việc ký bản hiệp ước ấy làm cho Navarre càng thêm tin rằng trong trường hợp nước Lào bị quân Việt Minh xâm lấn một lần nữa - xin nhắc lại rằng chuyện đó đã từng xảy ra một lần vào dịp đông xuân 1952 - ông ta phải làm tất cả để bảo vệ nó. Vào năm 1955 rồi 1963, Navarre khẳng định rằng ông ta không nhận được mọt chỉ thị rõ ràng nào liên quan đến việc bỏ hay bảo vệ Lào. ông nói: "Sự chọn lựa đó là một chọn lựa chính trị, nó thuộc thẩm quyền chmh phủ và chỉ thuộc thẩm quyền chính phủ mà thôi".
Hãy giả định rằng tự tôi chủ động bỏ nước Lào và mở đường cho Việt Minh đi tới một thắng lợi hoàn toàn: như vậy thì bây giờ tôi là người đã phản bội danh dự đất nước.
Bình thường thì cái quyết định được Hộ đồng Quốc phòng thông qua ngày 13 tháng Mười Một năm 1953 - cái quyết định, như ta đã thấy, chỉ tới Navarre sau khi đã phát động cuộc hành binh "Castor - ắt phải xua tan mọi điều nghi ngờ. Nhưng có thể rằng việc ký kết hiệp ước Pháp - Lào diễn ra trong khoảng thời gian đó đã củng cố niềm tin của Navarre vào việc phải bảo vệ Lào và chính là phải bao vé nó từ thung lũng Điện Biên Phủ. Ngày 2 tháng. Mười Một, cục trưởng cục tác chiến của Navarre cho phổ biến chỉ thị 85 2 giao cho tư lệnh. các lực ltợng trên bộ Bắc Việt Nam, tức là cho Coglly, nhiệm vụ chỉ huy cuộc hành binh và nói rõ rằng cuộc hành binh này phải diễn ra khoảng giữa ngày 15 và ngày 20 tháng Mười Một và không muộn hơn ngày 1 tháng Chạp. Quân số được xác định ban đầu được hạn chế ở sáu tiểu. đoàn và sau đó là năm.
Xét qua những văn bản được các cấp dưới đệ trình lên Cogny duyệt ngày 4 tháng Mười Một, thì bản chỉ thị ấy đã như một trái bom nổ tại bộ tham mưu của các lực lượng trên bộ Bắc Việt Nam.