Dịch Giả: Vũ Trấn Thủ
Chương 5
Căn Cứ Lục Quân - Không Quân

Như ta đã thấy, Điện Biên Phủ đúng ra không phải là một địa danh mà là một tên gọi hành chính. Tên thực của nơi đó là Mường Thanh.
Đó là một bản lớn người Thái. Những làng bản khác trong thung lũng không phải tất cả đều là Thái. Tuy nhiên, những bản trên núi cao là bản của người Mèo, những người dân sơn cước có gương mặt rắn rỏi trồng cây thuốc phiện. Người Thái nắm trong tay thị trường thì làm việc buôn bán thuốc phiện. Mới cách đây khoảng trăm năm, thung lũng rất bị cô lập với thế giới bên ngoài.
Nhưng trong những năm 1870, nó đã có một tầm quan trọng nào đó về phương diện là cõn đường thông thương với lưu vực sông Mékong, khi người Hồ, là quân giặc cướp Trung Quốc, bắt đầu tràn vào miền bắc nước Lào. Khi chúng đã chiếm được hầu như hoàn toàn miền đó vào năm 1887 thì viên lãnh sự Pháp ở Lào, Auguste Pavie, cầu cứu quân Pháp ở Bắc Kỳ tới bình định những con đường thông thương miền bắc nước Lào và Việt Nam.
Ngày 7 tháng Tư năm 1889, ông ta ký ở Mường Thanh với viên thủ lĩnh hùng mạnh của người Hồ, Đèo Văn Trí, một bản hiệp ước đặt xứ Thái dưới nền bảo hộ của nước Pháp. Ơ tại đầu mom lãnh thổ xứ Thái, ngôi làng cuối cùng chỉ được biết đến dưới cái tên Điện Biên Phủ.
Trong khoảng thời gian năm mươi năm tiếp sau đó, dân chúng sống một cuộc sống yên ổn.
Thung lũng được nối với thế giới bên ngoài bởi con đường hàng tỉnh 4 1 mà ôtô đi từ Việt Nam tới có thể qua lại trong mùa khô với điều kỉện là phải có lò xo tốt Vả lại đường ôtô đi được cũng chỉ tới Điện Bỉen Phủ. Một con đường mòn hiểm trở, đường mòn Pavie, nối liền Đỉện Biên Phủ với thủ phủ xứ Thái là Lai Châu. Sự hiện diện của nước Pháp chỉ thu gọn lại trong sự có mặt của viên công sứ trẻ người dân sự mà nhiệm vụ chính là kiểm tra khối lượng những chuyến giao hàng thuốc phiện do chính phủ nắm độc quyền mua bán. Ngoài ra, ở Lai Châu còn có một đơn vị nhỏ bảo an binh Đông Dương được tuyển mộ tại chỗ. Vào những năm 1920, khi ngành hàng không xuất hiện ở Đông Dương, chính phủ đã cho bố trí ở một số nơi trong rừng những bãi hạ cánh nhỏ giành cho những máy bay hồi đó thường hay gặp nạn có thể hạ cánh.
Cuộc chiến tranh 1939 không thay đổi gì trong cuộc sống nên thơ của Điện Biên Phủ. Tình trạng cô lập của thung lũng có lợi cho quân Đồng minh vì các phi công Pháp - trên lý thuyết là dưới trướng của Vichy và quân Nhật nhưng lại bí mật làm vlệc cho quân Đồng minh - có thể sử dụng sân bay để tiếp đón ở đó những sứ giả của nước Pháp tự do và những viên chức của Calcutta. Có hai lần những máy bay Pháp đã sử dụng sân bay để gửi đi hai viên phi công Mỹ đã phải nhảy dù xuống một vùng do quân Nhật chiếm đóng.
Ngày 9 tháng Ba năm 1945, khi quân Nhật tấn. công vào những gì còn lại của quân Pháp ở Đông Dương, Điện Biên Phủ đã trở thành căn cứ chống Nhật cuối cùng của quân Pháp trong hai tháng trời. Những chiếc máy bay hạng nhẹ của đơn vị không lực số 14 Air. Force của tướng Claire L. Chennault thường chở đến đó đồ tiếp tế cho quân Pháp, và hai chiếc máy bay tiêm kích cổ lỗ Potez 25 đã sử dụng sân bay như căn cứ tạm thời để hoạt động chống lại cuộc tiến công của quân Nhật, và trong bốn mươi ngày đã thực hiện một trăm năm mươi giờ nhiệm vụ chiến đấu trước khi bị buộc phải chuyển sang nước Trung Hoa tự do.
Dù rằng quân Nhật chỉ chiếm thung lũng chưa đến hai tháng, họ đã để lại đó một ký ức không lấy gì làm tất đẹp. Người ta bảo rằng họ nuôi những dự án lớn cho sân bay: hình như họ muơn biến nó thành căn cứ chiến lược để tấn công những căn cứ không quân của Mỹ tại Vân Nam.
Dù sao thì họ đã không đủ thời gian để làm việc đó đến nơi đến chốn và đành chỉ kéo dài thêm ra đường băng đầy cỏ có sẵn bằng những phu phen trưng dụng tại chỗ mà họ chẳng trả công. Khi họ rời khỏi nơi này ít lâu sau chiến thắng của Đồng minh, họ đã được thay chân bởi quân Quốc dân đảng Trung Quốc mà hội nghị Posdam họp tháng Bảy năm 1945 trao cho nhiệm vụ chiếm đóng Đông Dương tới vĩ tuyến 16 và tiếp quản quân Nhật tại đó Nhưng các đơn vị quân đội đó đã cướp bóc dân chúng ở nhiều vùng Đông Dương. Họ để lại một ký ức còn tồi tệ hơn quân Nhật. Khi quân Pháp trở lại quân Trung Quốc đành phải miễn cưỡng vĩnh biệt cuộc sống thoải mái của họ ở Đông Dương. Vào mùa xuân năm 1946, khi một đoàn quân dù Pháp và thân binh Thái tới vùng này thì quân Tàu vẫn còn đó. Hai đám quân chiếm đóng cũ và mới gầnl ghề nhìn nhau cho tới khi đám quân cũ rút cuộc đã phải chấp hành lệnh của chính phủ mình và trở về nước.
Dân chúng Điện Biên Phủ mong được trở lại cuộc sống thanh bình của họ ngày trước lắm, nhưng thời buổi đã thay đói. Đèo Văn Long, người kế vị Đèo Văn Trí lên đứng đầu xứ Thái, đã quyết định đưa một người cháu của mình lên thay viên quan cai trị thung lũng Lò Văn Hạc, mặc dầu ông này rất có năng lực. Lò Văn Hạc tức giận bỏ vào chiến khu Vi-ệt Minh lúc ấy đã hoạt động tại miền núi; để đối phó lại, Đèo Văn Long bỏ vợ Lò Văn Hạc vào tù. Việc Đèo Văn Long là một người Thái trắng và Lò Văn Hạc là một người Thái đen đã làm tình hình thêm phức tạp.
Mặt khác, sự tồn tại của chiến khu Việt Minh sắp gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Người ta thấy rõ điều đó khi ngày 14 tháng Mười năm 1952, những đơn vị chính quy của Việt Minh tấn công vào miền núi. Các đại đoàn 308, 312 và 316, cộng thêm trung đoàn 148, vượt qua sông Hồng trên một tuyến rộng và chỉ sau một tuần lễ đã phá tan tuyến phòng ngự ngoài cùng của quân Pháp. Bị kìm chậm lại một thời gian bởi cuộc chiến đấu cảm tử của quân dù Pháp, cuối cùng họ đã tiến tới được tuyến phòng ngự then chốt của Pháp trên đường 41. Quân Pháp đã chốt lại,. bố trị phòng ngự tại sân bay Nà Sản mà họ đã vội vã xây dựng thành một căn cứ lục quân - không quân nhờ một cầu hàng không liên tục chở quân và pháo tới. Đường băng được bảo vệ bởi hai vành đai điểm tựa có súng máy bắn yểm trợ cho nhau và được pháo của tập đoàn cứ điểm yểm hộ. Được tổng tư lệnh Raoul Salan huy động một cách hết sức vội vã, đội quân đồn trú là một tập hợp những mảnh vụn của các đơn vị lính dù, lính bộ binh Maroc, lính Việt Nam, lính lê dương, và hai tiểu đoàn Thái.
Chắc hẳn được khích lệ bởi những thắng lợi giành được ở Triều Tiên hồi đó, ông Võ Nguyên Giáp, tổng tư lệnh quân Việt Minh, đã lập tức tập trung tới quanh Nà Sản các đại đoàn 308 và 312, định đánh chiếm lấy tập đoàn cứ điểm trước khi quân Pháp kịp củng cố phòng ngự. Vành đai điểm tựa.ngoài cùng hai lần bị công kích nhưng lần nào quân Pháp cũng đánh lui được quân Việt Minh.
Bên phía quân Pháp, thắng lợi đó có một giá trị tiêu biểu: nó chứng tỏ rằng với một tổ chức phòng ngự tốt, họ có thể chống lại những đợt xung phong của Việt Minh. Tiếc thay, nó cũng đã được sử dụng để biện minh cho một phương pháp tác chiến mới ở Đông Dương, phương pháp ấy do tướng Salan đề xướng sẽ trở thành chiến lược chính thức của người kế vị ông ta, tướng Navarre.
Trong thời gian bao vây Nà Sản, một bộ phận quân đội của tướng Giáp đã vòng tránh "con nhím", quét sạch. cái hàng rào mỏng manh những đồn tiền tiêu giữa Nà Sản và biên giới Lào và tiến sâu vào xứ Thái. Nhận thức được nguy cơ mới ấy, bộ chỉ huy Pháp đã vội vàng điều một tiểu đoàn bộ binh Lào từ Sầm Nưa tới Đỉện Biên Phủ. Nhưng tiểu đoàn này không đủ tầm cỡ để đối chọi lại với đại đoàn 316 có trung đoàn 148 phối thuộc, và ngày 30 tháng Mười Một năm 1952, nó đã rút khỏi Điện Biên Phủ không chiến: đấu. Trước khi rút, quân Pháp.- Lào đã nổ mìn phá chiếc cầu nhỏ bắc qua sông Nậm Rốm. Lần đầu tiên, lá cờ đỏ sao vàng đã bay phất phới trên tDa nhà trát giả đá màu vàng là dinh của viên công sứ Pháp và đó sẽ không phải là lần cuối cùng.