Dịch Giả: Vũ Trấn Thủ
Chương 9

Các văn bản ấy được soạn với động từ ở ngôi thứ nhất - đó là các dự thảo thư phúc đáp của Cogny gửi lên tổng tư lệnh - đều quyết hệt phản đối cuộc hành binh, sau đây là các đoạn trích của một trong những bản dự thảo ấy:
Hình như bộ tham mưu liên quân (E.M.l.F.T.) cho rằng chiếm đóng Điện Biên Phủ thì sẽ án ngữ được hướng đi Luang Prabang và làm cho Việt Minh không lấy được gạo trong vùng.
Thế nhưng tại cái xứ sở nàyngười ta không án ngữ một hướng đi. Đó là một khái niệm Châu âu không có giá trị gì ở đây cả.
Quân Việt đi được khắp nơi. Ta thấy rõ điều đó ở vùng châu thổ.
Số gạo dư ra của Điện Biên Phủ chỉ cho phép một đại đoàn sống được trong ba tháng. Vậy cho nên nó chỉ cung cấp được một phần số gạo cần cho một chiến dịch ở Lào.
Tôi tin chắc rằng Điện Biên Phủ sẽ trở thành, dù người ta muốn hay không, một vực thẳm nuốt các tiểu đoàn mà không có khả náng tỏa rộng, một khi nó bị ém dù chỉ bởi một trung đoàn Việt Minh (thí dụ của Nà Sản và Cánh đồng chum).
Trong khi một sự đe dọa hiển nhiên đối với vùng châu thổ mỗi ngày một rõ thì ta sẽ giam chân, ở cách Hà Nội 300 kilômét đường chim bay, những lực lượng có giá trị ba Binh đoàn cơ động (G.M.); nghĩa là những lực lượng tăng cường mà chúng ta đã nhận được, nó tạo ra ưu thế của chúng ta đối với Việt Minh và giở đây cho phép chúng ta gây cho họ những tổn thất... và như thế chỉ là để đảm bảo trước một sự bảo vệ tốt hơn cho nước Lào chống lại một sự đe dọa được giả định nhưng chưa có gì chứng tỏ nó sẽ xảy ra.
Hậu quả một quyết định như vậy có thể sẽ rất nghiêm trọng, E.M.l.F.T. cần thấy rõ điều đó.
Một văn bản khác phân tích cái giá phải trả của cuộc hành binh Điện Biên Phủ. Nó nhấn mạnh rằng không có gạo Điện Biên Phủ thì cũng chẳng là điều quan trọng gì mấy đối với quân địch, rằng các đội biệt kích hỗn hợp không vận của vùng này chưa thể hoạt động trước một thời hạn dài nếu không muốn bị tiêu diệt hoàn toàn. Văn bản cũng nêu lên rằng muốn ngăn chặn một cách có hiệu quả các đường ra vào Điện Biên Phủ bằng ném bom thì sẽ phải huy động ba phần tư toàn bộ số máy bay chiến đấu Bắc Việt Nam có. Văn bản ấy còn nhận xét rằng năm tiểu đoàn mà bước đầu người ta định thả dù xuống chẳng bao lâu sẽ phải đương đầu với chín tiểu đoàn mà Việt Minh có thế huy động được trong vùng và người ta sẽ không tránh khỏi phải đưá thêm đến bơn tiểu đoàn khác rút ra từ miền châu thổ. Và kết luận:
Nếu cái quyết định chiếm đóng Điện Biên Phủ vẫn được giữ vững, bất chấp quan điểm rõ ràng không tán thành của trung tướng tư lệnh các lực lượng trên bộ Bắc Việt Nam tự cho phép mình được kính cẩn trình bày thì cũng cần lưu ý tổng tư lệnh nên có những điểm sửa đổi bản kế hoạch dự kiến, nghĩa là:
- Thả xuống mục tiêu 5 tiểu đoàn dù.
- Vận chuyển bằng máy bay đến Điện Biên Phủ 4 tiểu đoàn bổ sung.
Văn bản thứ ba chỉ nhấn mạnh những khó khăn của việc chuyển từ Lai Châu về Điện Biên Phủ và dự kiến Việt Minh sẽ dễ dàng ctặt được một nút chặn giữa hai chiến trường.
Lá thư riêng Cogny gửi cho Navarre hai ngày sau đó kém rõ ràng hơn các văn bản trên nhiều:
Nếu không có vấn đề chính trị Thái và những hậu quả có thể có của nó đến việc chỉ đạo các hoạt động du kích nói chung thì, trên cương vị tư lệnh các lực lượng trên bộ Bắc Kỳ, tôi chỉ có những kiến nghị không tán thành cuộc hành binh để trình bày lên với ngài thôi.
Vậy là Navarre đã ra lệnh cho bộ tham mưu của mình chuẩn bị triển khai cuộc hành binh vào ngày 20 tháng Mười Một. Ngay cả những tác giả thân Cogny nhất cũng cho rằng trong trường hợp này Cogny đã có thái độ lập lờ, nước đôi(l). Trong tập Hồi ký của mình, thủ tướng Laniel giải thích thái đọ ấy bằng cái mà ông gọi là "chính sách Ô che" của một số những sĩ quan cao cấp chỉ lo lắng trước tiên đến việc "tự che chắn":
Tôi muốn nói (llự che chắn" không phải là để đối phó với địch mà là ì sợ trách nhiệm cá nhân.
Mối bận tâm đó đưa họ dến chỗ lạm dụng giấy tờ và báo cáo, không chịu thực hiện bất cứ một hành động gì nếu không có lệnh viết bằng văn bản. Nó cũng đưa họ đến chỗ hỏi xin những phương tiện vượt quá khả năng cung cấp của cấp trên để trong trường hợp thất bại còn có thể vin vào chỗ cấp trên không chịu giải quyết những yêu cầu của họ.
Trong cuốn "Lời sám hối tự nguyện" trả lời Jules Roy trách ông đã không có một thái độ rõ ràng hơn, Cogny tuyên bố.
Không cần phải nêu lên những lý do làm tôi có thái độ tuyệt đổi chấp hành kỷ luật và trọng nề tường Navarre. Trao cho tôi chức vụ chỉ huy các lực lượng trên bộ Bắc Việt Nam, ông đã thỏa mãn ước vọng của tôi một cách đầy đủ nhất. Dù sao thì lòng hàm ơn nó bắt tôi không được coi nhẹ cái ngôi sao thứ ba đã làm tôi trở thành người trung tướng trẻ nhất của quân đội, lòng hàm ơn đó tôi gtn tới các chiến binh Bắc Kỳ, chứ không phải tới tướng NavarTe, người không có liên qua gì đến chuyện này cả.
Cogny cũng đưa ra lý do đó để giải thích tại sao ông ta không ra về khi Navarre quyết định, có thể nói là một mình, biến "đầu cầư Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm. Có đầy đủ lý do để nghĩ rằng sự bất đồng hoàn toàn đó giữa vị tổng tư lệnh ở Sài Gòn và llgười phụ tá chính của ông ta ở Hà Nội - và xem ra cả giữa những người cấp dưới trực tiếp của họ - đã có một tác động quyết định, nếu không phải ]à tất yếu, đến cách thực thi kế hoạch tác chiến.
Vào ngày 1 1 và 12 tháng Mười Một, khi đến lượt mình phải truyền đạt cho những người có trách nhiệm của không quân và quân dù dưới quyền chỉ huy của ông về nhiệm vụ của họ trong cuộc hành binh, Cogny một lần nữa lại nhấn mạnh đến quan niệm của mình về Điện Biên Phủ coi như "đầu cầu cho những hoạt động du kích". Theo các chỉ thị của ông cho tướng Gilles, các công trình bố phòng sân bay "loại trừ mọi tổ chức nhằm xây dựng quanh sân bay một ành đai điểm tựa". Trung tá Trancart, chỉ huy Lai Châu, được thông báo ngày 13 tháng Mười Một là sẽ phải rút khỏi vùng đó. Nhưng mặ.t khác ông ta lại nhận được lệnh phải "trấn áp" mọi tin đồn về chuyện rút quân này.
Ngày hôm sau, 14 tháng Mười Một, tướng Cogny phổ biến những chỉ thị chính trị và hành chính của mình về cuộc hànhbinh "Castor" cho các tư lệnh vùng lãnh thổ sẽ phải tham gia vào công việc ấy: trung tướng Cogny, Bắc Việt Nam, và đại tá Boucher de Crèvecoeur, tư lệnh quân đội Pháp ở Lào. Như Cogny đã nhặn xét mười năm sau, Điện Biên Phủ ở cách biên giới Lào chưa đến 13 cây số, và tất cả những gì diễn ra ở đó hiển nhiên là liên quan đến cả người chỉ huy quân đội ở Lào lẫn người chỉ huy ở Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, do tất cả những cơ sở hậu cần của trận đánh Điện Biên Phủ đều đặt ở vùng châu thổ và tất cả các đơn vị chiếm đóng Điện Biên Phủ đều đến từ Bắc Việt Nam, cho nên phần lớn các quyết định rốt cuộc đã được Hà Nội đưa ra. Sự không có một bộ chỉ huy thống nhất ở Điện Biên Phủ đã gây khó khăn cho việc chỉ đạo trận đánh đến mức độ nào? Khó mà xác định điều đó nhưng không có gì nghi ngờ rằng, trên một mức độ nào đó, Cogny đã có lý khi nói Điện Biên Phủ, vì đã trở thành cái chìa khóa của công cuộc phòng thủ toàn miền bắc Đông Dương, lẽ ra phải được đặt dưới sự chỉ huy thống nhất.
Trong chỉ thị riêng và bí mật của mình ngày 14 tháng Mười Một, Navarre một lần nữa nhấn mạnh đến tầm qụan trọng chính trị và chiến lược của việc phải duy trì một cứ điểm Pháp ở giữa xứ Thái nhưng đồng thời lại bảo vệ được Lào. Cuộc hành binh, ấn định vào ngày 20 tháng Mười Một, dự kiến đặt một căn cứ lục quân - không quân làm đầu mối liên lạc đường bộ với quân. Pháp ở bắc Lào và làm một điểm tựa cho Lai Châu cho tới khi cuối cùng phải rút khỏi tỉnh này. Ba bản chỉ thị của ngày 14 tháng Mười Một có kèm theo một phụ lục đặc biệt gỉải quyết những vấn đề chính trị và hành chính - việc rút khỏi Lai Châu sẽ kéo theo việc chuyển toàn bộ cơ qt(an chính phủ xứ Thái về Điện Biên Phủ.
Chỉ có trước mắt mình năm ngày, bộ tham mưu của Cogny làm việc cật lực. Có những vấn đề tế nhị phải giải quyết vì phần lớn những đơn vị bộ binh và máy bay sẽ phải tham gia cuộc hành binh đang còn vướng ở phía nam châu thổ. Trong khi đó những người cộng tác với Cogny, vốn nghi ngại nlliều điều, đã có một cơ hội cuối cùng để phát biểu những điều đó với tổng tư lệnh. Ngày 15 tháng Mười Một,. ông Marc Jacquet, tổng trưởng phụ trách quan hệ với các Quốc gia liên kết đến Sài Gòn, xem ra có vẻ không biết cơ quan mình ở Paris ngày hôm trước đã được thông báo những quyết định quan trọng của Hội đồng Quốc phòng yêu cầu tướng Navarre điều chỉnh lại kế hoạch. Hai hôm sau, ngày 1 7 tháng Mười Một, Marc Jacquet, viên cao ủy Đông Dương Maurice Dejean và thủ tướng Việt Nam Nguyễn Văn Tâm đáp máy bay ra Hà Nội, ở đó người ta đã trình bày cho họ những nét lớn của cuộc hành binh. Không ai trong đám họ có ý kiến gì thắc mắc, và theo như ta đã biết, Marc Jacquet không thấy cần phải đánh điện báo cáo với Paris. Trong khi các nhân vật dân sự ấy nghe trình bày kế hoạch, một cuộc tranh luận đầy kịch tính đã diễn ra giữa Navarre, Cogny và hai bộ tham mưu của họ. Người ta vừa môi nhận được tin báo cáo Điện Biên Phủ, mà người ta tưởng là không có bố plòng, đang được các đơn vị của trung đoàn 148 trấn giữ. Mặt khác, người ta được tin rằng trong những ngày cuối tháng mười, đại đoàn 316 đã rời vùng ven châu thổ hành quân lên Lai Châu. Đại đoàn ấy tuy không phải là đại đoàn tinh nhuệ nhất trong các đại đoàn Việt Minh nhưng lại là đơn vị chuyên chiến đấu rừng núi: hai trong các trung đoàn bộ binh của nó, trung đoàn 174 và 176, gồm binh lính tuyển từ những bộ tộc nói cùng thổ ngữ với dân xứ Thái.
Ngoài ba trung đoàn bộ binh của nó, đại đoàn 316 còn có một đại đội pháo, đại đội 980, được trang bị đại bác không giật và súng cối 120. Nhận được những thông tin ấy, bộ chỉ huy chắc hẳn đã hiểu rằng Điện Biên Phủ chẳng phải là một địa điểm thích hợp lắm cho việc đóng vai trò làm đầu cầu cho những đơn vị du kích Thái.
Nếu bị đại đoàn chính quy ấy của Việt Minh, có thể được tăng cường những đơn vị vũ khí hạng nặng khác, tấn công ở đó thì quân Pháp chỉ còn có cách hoặc là rút hết khỏi vùllg thung lũng ấy hoặc là biến nó thành bất khả công phá bằng biện pháp điều tới đó đủ lực lượng và tập trung một hỏa lực rất mạnh yểm trợ chđ nó. Tình hình sẽ chứng tỏ rằng bộ tư lệnh tối cao Pháp không có đủ lực lợng để chiếm đóng khoảng 85 kilômét vuông của đáy thung lũng và càng không thể giữ được dãy núi cao bao quanh chế ngự nó. Để phòng ngự được cái chu vi khoảng 45 kilômét ấv thì cứ 1500 mét lại cần phải có một tiểu đoàn quân số 700 người, tức là cần có 30 tiểu đoàn. Do quân Pháp chỉ huy động được 6 tiểu đoàn nên đã phải có một cuộc thỏa hiệp, và cộc thỏa hiệp ấy rất dở, nếu không nói là tai hại. Những mẹnh lệnh mà bộ tham mưu của tướng Cogny đưa ra ngày 3 tháng Mười Một mang dấu ấn của tình trạng ấy.
Đối với Điện Biên Phủ, động thái của đại đoàn 316 có ngha là rồi người ta sẽ phải thay các đơn vị dù trang bị nhẹ bằng những tiểu đoàn bộ binh hạng nhất và thay những công sự tạm thời xây dựng quanh Điện Biên Phủ bằng những công sự kiên cố. Do vậy người ta đã ra một chỉ thị mới cho binh đoàn tác chiến dù (G.O.P.) ở Điện Biên Phủ phảỉ: 1) Đảm bảo sự lên xuống an toàn trên sân bay; 2) Thu thập thông tin tình báo càng xa càng tốt; 3) Cho rút các đơn vị ở Lai Châu về Điện Biên Phủ. Bản chỉ thị đưa ra những hướng dẫn cụ thể và chi tiết cho việc thi hành các nhiệm vụ trên.