Chương 8

Hiệp nhìn khu đất đang được khai hoang với cái nắng chói chang trên đầu.
Anh đưa tay che mặt rồi vất vả cho xe chạy đến dãy nhà đầu tiên anh thấy.
Cái nắng vẫn hừng hực đổ từ trên cao xuống đầu trong khi hơi nóng lại bốc từ mặt đất lên, khiến cho anh cảm thấy như không có chút không khí nào được hít vào phổi của anh, ngoài cái ngột ngạt rát bỏng lồng ngưc.
Chãng lẽ nào Nga lại ở nơi này? Anh mong là mình lầm nhưng cái gặt đầu xác nhận của người công nhân lúc nãy đã khiến chọ anh lấy làm ngạc nhiên và phân vân.
Tại sao cô ấy lại phải đày đọa bản thân mình như thế? Làm sao một người phụ nữ yếu đuối như cô ấy có thể tồn tại ở một mảnh đất khô cằn dường này.
Nga quay lại khi nghe có tiếng hỏi tên mình. Cách cô một khoảng không xa, Hiệp đứng chôn chân tại chỗ nhìn cô không chớp mắt. Cô sửng sốt rồi lính quýnh đánh rơi chiếc nón lá trên tay. Chiếc nôn xoay nhiều vòng rồi lăn vướng vào chân Hiệp. Anh cúi xuống nhặ trên vân vê trên tay rồi bước đến trao cho cô.
– Em không ngờ anh tìm được em phải không?
Nga bối rối đáp:
– Anh đến đây làm gì?
– Chẳng lẽ em không biết? Anh vào trong được chứ?.
Nga né sang một bên theo phản ứng, nhưng khi thấy Hiệp kéo chiếc ghế ngồi xuống thì cô rối rít xua tay nói:
– Anh về đi!
Vẫn cái nhìn đăm đắm đến mê hoặc lòng người, anh nhướng mày hỏi cô:
– Em sợ gì? Dù sao cũng cho anh một ly nước chứ. Anh đi suốt cả tiếng đồng hồ mới vào được đây. Nó giống như cái nơi tận cùng trái đất, nóng nắng, khô khan, hoang vắng. Nơi đây không phải dành cho em.
Nga ngập ngừng một thoáng, cô biết cô không thể nào xua đuổi được anh nếu như cô không nói chuyện rõ ràng với anh một lần.
Quả đúng là sự xuất hiện của anh đã khiến cho cô vừa lo sợ, lại vừa bối rối.
Nghĩ rồi Nga lấy lại tự tin, cô bước dến rót cho Hiệp ly nước.
– Anh uống đi!
– Cám ơn em?.
– Chỉ là nước lọc thôi, không biết là có hợp với khẩu vị của anh không?
Hiệp nhếch môi:
– Chỉ cần gặp dược em là anh đã thỏa cơn khát rồi. Em ốm đi nhiều lắm, đen hơn một chút, nhưng trông em thật quyến rũ.
Nga chau mày cắt ngang lời Hiệp.:
– Tôi không hiểu tại sao anh lại đến tìm tôi:
Hiệp ngước nhìn Nga, ánh mắt của anh khiến cho Nga phải quay đi, nó thật si dại và đắm đuối.
– Vì tình yêu thôi và anh chắc là em hiểu.
Nga nghiêm nét mặt trả lời Hiệp:
– Chẳng phải tôi đã trả lời cho anh rồi sao. Anh đã chọn 1ầm đối tượng đã gây ra biết bao phiền phức cho tôi, anh đi đi, tôi không muốn chồng tôi về và gặp anh ở đây. Điều đó không hay cho tôi và cho cả anh!
– Đã đến đây thì anh đã chuẩn bị sẵn tinh thần đối mặt với anh ta.
Nga nhíu mày:
– Anh nói vậy là sao?
– Anh muốn gặp chồng em!
– Anh điên rồi. Anh đi đi!
– Em hiểu anh không phải là người thích cợt đùa, anh rất nghiêm túc. Anh đã suy nghĩ rất nhiều mới đến tìm em.
– Anh muốn gì?
– Muốn có hoặc không có em. Một lần thôi và anh tin là anh sẽ có.
Nga lắc đầu thảng thốt nói với Hiệp:
– Anh đúng là điên quá rồi. Anh điên rồi! Tôi xin anh đó, anh đừng gây phiền toái cho tôi nữa. Cuộc sống của tôi bây giờ rất bình yên. Chồng tôi đã biết rõ chuyện của anh đeo đuổi tôi anh có biết sau cái lần anh... có hành vi lỗ mãng với tôi, tôi đã bị bên gia đình chồng xỉ vả mắng nhiếc thế nào không? Tôi sợ anh ấy không kiềm chể được mình rồi gây lớn chuyện. Tôi xin anh đó! Anh hãy về đi và quên tôi đi. Cả tâm hồn lẫn thể xác của tôi đã dành trọn cho Đoàn rồi, không có phần nào còn lại cho anh đâu!
–...
– Nếu thật sự anh quan tâm đến tôi thì xin anh hãy để cho tôi được trọn vẹn hạnh phúc và yên ấm bên gia đình của mình.
Hiệp cau mày cúi đầu ủ rũ.
– Anh về đi, đừng gây khổ cho tôi nữa. Tôi chưa hề yêu anh dù cho cá bây giờ và cả ngày mai này tôi cũng chưa hề yêu anh.
Thế nhưng lời nói của Nga chẳng chút tác động đến Hiệp, anh xem lời cô nói như gió thoảng qua tai, anh vẫn đắm đuối nhìn cô:
– Em định làm cho anh nản chí bỏ cuộc sao?
Nga tức giận gắt lên:
– Tôi không hiểu anh là hạng người gì nữa. Anh có..... có bị điên không?
– Có.
–...
– Anh điên vì em.
– Trời hỡi?
– Anh ta đang ở đâu?
– Không được, tôi không muốn anh gặp chồng tôi.
– Anh cứ gặp!
– Anh...
Vừa lúc đó tiếng của.Đoàn đã vang lên sau lưng họ. Anh nói với Nga:
– Em ra ngoài đi để anh nói chuyện với anh ta!
Nga ngập ngừng nhìn hai người đàn ông. Cô cảm thấy lo sợ khi bắt gặp ánh mắt lạnh như băng của chồng. Tại sao vậy? Tại sao lại xảy ra chuyện này chứ?
Cô không muốn có. chuyện đáng tiếc nào xảy ra cho Đoàn và cả cho anh ta.
Cô nắm tay chồng như van lơn:
– Anh...
Thế nhưng Đoàn đã lầm lì đáp:
– Em cứ đi đi! Chuyện của đàn ôug, em ở lại cũng không giải, quyết được gì đâu.
– Cứ mặc kệ anh ta đi anh!
Đoàn cau mày gắt lên:
– Em đi đi!
Nga lo lắng nhưng cũng đành quay lưng bỏ ra ngoài, mong sao dừng xảy ra điều gì.
Đoàn ngồi xuống ghế rút điếu thuốc châm lửa rít một hơi dài. Anh chìa bao thuốc cho Hiệp, Hiệp lẳng lặng rút một điếu rồi ngồi xuống chiếc ghế đối diện với Đoàn:
Anh châm lửa rít một hơi dài. Cả hai không nói với nhau lời nào cho đến khi điếu thuốc gần tàn Đoàn mới lên tiếng:
– Bây giờ anh nói đi! Anh muốn gì?
Hiệp gạt tàn thuốc xuống đất rồi ôn tồn đáp:
– Muốn nói chuyện với anh như hai gã đàn ông thực thụ.
Đoàn cười nhạt:
– Tất nhiên, tôi là người không thích bạo lực lại càng không muốn giải quyết vấn đề bằng tay chân.
Hiệp nhếch môi trả lời một cách cao ngạo:
– Đã đến đây thì tôi không sợ điều đó.
Đoàn đưa mắt nhìn gã đàn ông trước mặt. Trông bề ngoài anh ta quả không tệ, trái lại còn có đủ sức chinh phục những cô gái khó chiều chuộng nhất.
Đoàn cười nhạt:
– Anh can đảm lắm?
– Cám ơn lời nói đó của anh.
Đoàn sầm mặt hỏi:
– Anh đến không phải để cám ơn tôi chứ?
– Không, tôi đến vì Nga.
– Cô ấy là vợ tôi.
– Tôi biết.
– Thế mà anh vẫn lì lợm đeo đuổi cô ấy?
– Biết nói thế nào... Tôi yêu Nga và muốn gặp cô ấy!
– Anh không hiểu luật pháp và đạo lý làm người à?
– Có biết, nhưng yêu là yêu. Nếu như anh cô một bông hoa đẹp trong nhà, chẳng lẽ anh cấm người ta trầm trồ chiêm ngưỡng ư?
– Phải, tôi không cấm mà còn tự hào và hãnh điện nữa kia.
– Thế nhưng anh đã không biết giữ gìn và trân trọng.
Đoàn trừng mắt nhìn Hiệp giận dữ:
– Anh dựa vào đâu mà dám nói như thế?
Hiệp vẫn bình tĩnh lên tiếng:
– Tôi có nhận xét của mình.
– Hừ! Thô thiển, hồ đồ!
– Nếu không, tại sao anh lại bỏ đi sau những lời gièm pha của người khác.
Đoàn bối rối không đáp, Hiệp lên trếng tiếp:
– Nếu như anh không trân trọng cô ấy thì anh không thể trách tôi hồ đồ. Tôi yêu cô ấy và quan tâm đến cô ấy, tôi không muốn cô ấy phải sống một cuộc sống cơ cực vất vả.
Đoàn đỏ bừug mặt vi những lời nói của Hiệp đã làm tổn thương tự ái của anh.
– Cô ấy là vợ tôi nếu như là người khác thi anh đã không được ngời đó nói chuyện cùng tôi, huống gì anh 1ại dám buông lời xúc phạm đến lòng tự trọng của tôi.
– Tôi đã nói rồi, vì cô ấy, tôi có thể liều tất cả:
– Anh thật xuẩn ngốc khi yêu vì vợ của người khác. Tôi không muốn thấy anh cứ bám lấy cô ấy nữa, anh nên tự trọng đi, cho đù thế nào cô ấy cũng là vợ tôi, điều đó là bất di bất dịch. Tôi không ghen như những người đàn ông khác, mà tôi chỉ thấy đáng thương hại cho anh thôi, anh nên từ bỏ ý định điên rồ đó đi.
Nga rất yêu tôi và chính tôi cũng thế, chúng tôi đã có hai đứa con vôi nhau, anh không có cơ hội nào đâu. Hãy đứng ngoài cửa sổ ngắm trộm bôug hoa của nhà người, và hãy đi đi đừng manh nha ý đồ gì nữa, chỉ hoài công và còn có thể mang họa vào thân.
–...
– Cô ấy sống rât hạnh phúc với sự lựa chọn của cô ấy, và tôi cũng muốn nhắc nhở với anh một điều, đôi lúc vật chất tiền bạc chưa hẳn đem đến hạnh phúc cho con người. Anh đừng căn cứ vào bề ngoài vào vật chất mà đánh giá hạnh phúc, điều đó thật sai lầm.
...
Một khoảng trống thật dài sau sự im lặng của hai người đàn ông. Mãi một lúc lâu Hiệp mới lên tiếng:
– Anh có chắc là cô ấy hạnh phúc không?
Đoàn nhìn vào mầt gã đàn ông trước mặt, thay vì giận dữ trái lại anh cảm thấy tội nghiệp gã. Anh đã nhận ra thất vọng và đau khổ trên mắt gã. Dường như gã đã hiểu ra vấn đề, nhưng vẫn cố bướng bỉnh hy vọng vào một điều không thể, gã hỏi anh:
– Sao anh không trả lời tôi?
Đoàn thở dài:
– Tôi không muốn thấy anh đau khổ thêm, anh về đi!
– Tại sao anh không ghen?
– Anh đã hỏi một câu thừa thãi mà chính anh cũng đã rõ, anh không đáng để tôi ghen và vì tôi tin ở vợ tôi.
Vừa lúc ấy, Nga bước vào và đứng cạnh bên chồng. Cô nhìn Hiệp và lặp lại lời Đoàn nói:
– Anh về đi! Anh đã có câu trả lời rồi thì đừng nấn ná ở lại đây làm gì, chỉ khiến cho chúng tôi thêm ái ngại cho anh.
Hiệp nhìn Nga lần nữa rồi bần thần quay đi. Gương mặt đẹp tuyệt vời của nàng như đang tỏa hào quang vì hạnh phúc, không còn vẻ âu sầu buồn tủi như lúc trước, anh không thể phủ nhận sự hiển nhiên kia, cho dù anh cố cướng thì cũng bằng không!
– Hãy đi thôi! Hãy mang trái tim tan vở này đi thôi, anh đã lầm lẫn rồi! Đã quá đề cao và tự phụ!
Hai năm sau...
Hiệp buông thõng người xuống ghế, mùi rượu bia từ người anh bốc ra nồng nặc khiến cho Châu phải nhăn mặt khó chịu:
Cô buồn phiền trách:
– Anh lại uống say nữa. Suốt ngày cứ rượu bia, chẳng còn thời gian nào dành cho em.
Hiệp cau có làu bàu:
– Lải nhải cái gì nữa, rót cho anh ly nước.
Châu thở dài nới khi đưa ly nước cho chồng:
– Tối nay, anh đưa em về bên nhà.
– Để làm gì? Anh không có thời gian. Em đi một mình đi.
– Nhưng...
Hiệp khoát tay gạt lời Châu nói, xem bằng như anh chẳng bận tâm gì đến chuyện của cô.
– Anh đã nói thì em đừng cố cãi.
Châu cắn môi nhìn chồng khập khiễng đi vào phòng. Tiếng cánh cửa đóng sầm sau lưng khiến cho nỗi tủi buồn dâng tràn lên mắt cô.
Anh là thế đó! Từ ngày cưới cô, anh vẫn luôn như thế, mặc cho cô yêu chiều bi lụy, mặc cho cô nhẫn nhục dịu dàng, anh vẫn không hề thay đổi.
Có đôi lúc uất ức tủi phận, cô đã tức tối hỏi anh:
Thật ra, cô có địa vị nào trong lòng anh không?
Cô chỉ nhận được ánh mắt lạnh lùng của anh và sự im lặng đáng ghét, khi anh lắng lặng quay đi chẳng thèm trả lời cô lấy một câu.
– Tự cô đã chấp nhận thì cô đừng kêu than oán trách.
– Yêu một người là khổ như vậy sao?
Châu ngồi phịch xuống ghế đưa tay xoa nhẹ lên bụng, phải chi... phải chi cô có một đứa con với anh, có lẽ sẽ kéo được sự quan tâm của anh về cho mình.
Một đứa con là cả một ảo vọng quá xa với cô.
Cô cúi đầu nghẹn ngào để rơi hai dòng nước mắt, điều đó thật như tìm sao dưới biển. Chuyện cũ lại trở về trong hồi ức của cô, mắt cô cay xè cô ôm mặt khóc nấc lên...
Tiếng máy chạy rì rầm trong gian xưởng rộng tạo nên một chuỗi âm thanh đều đều tẻ nhạt.
Châu chậm rãi đi theo đoàn thanh tra duyệt qua các khâu sản xuất thành phẩm, tâm trí cô lơ đễnh mặc cho người trợ lý báo cáo, thuyết giảng, cô chỉ ậm ừ cho qua chuyện.
Thôi được, cứ theo dự án mà làm, lát anh đem hồ sơ lên cho tôi ký.
– Dạ.
Cô vừa trở gót quay đi thì cũng vừa lúc cô va vào một người phụ nữ đi tới.
Những chồng giấy tờ rơi vung vãi dưới đất. Cô chau mày chưa kịp lên tiếng thì người trợ lý đã khiển trách trước cô.
– Sao bất cẩn yậy, cô Liên?
– Người phự nữ ngước nhìn lên bất bình dợm lên tiếng phản đối thì Châu đã kêu khẽ ngạc nhiên:
– Hình như tôi gặp cô ở đâu rồi?
Liên cũng nhíu mày suy nghĩ nhưng rồi quay đi đáp:
– Xin lỗi...
Châu nhìn theo cho đến khi Liên đi khuất mới hỏi nhân viên của mình:
– Cô ta là người của công ty à?
– Dạ phải, thuộc phân xương bốn, vào làm cũng đã lâu, siêng năng cẩn trọng không sai sót điều gì.
Châu nhìn sang Lực rồi nói:
– Xem ra anh theo sát cô ấy quá nhỉ!
Lực bẽn lẽn:
– Dạ, chẳng qua nhân viên nào làm việc tốt thì mình cũng phải quan tâm một chút.
Châu nhếch môi cười:
– Tôi hiểu, cái quan tâm của cánh đàn ông các anh rồi.
Câu chuyện đến đó rồi thôi, Châu cũng không để tâm đến người con gái ấy nữa, nếu như không vì chuyện xảy ra ít lâu sau đó thì Châu cũng quên hẳn đi lần gặp gỡ vừa rồi.
Con đường sầm uất nơi tập, trung khu ăn chơi của thành phố đêm nay vẫn như mọi đêm, tấp nập từng dòng xe, dòng người nhộn nhịp qua lại. Ở trong một cửa hiệu ăn uống đông nghẹt khách khứa, Liên như con thôi di chuyển từ bàn này sang bàn khác để phục vụ. Mồ hôi của cô đã đẫm cả lưng áo, thế mà cô vẫn bị một số khách nóng nảy khiển trách phàn nàn:
– Món mực ống có chưa cô? Sao chậm chạp quá!
– Xin vui lòng chờ cho một chút sẽ có ngay thôi.
– Mau lên đó!
– Dạ vâng.
Trời càng về khuya, quán ăn càng đông hơn, cho đến hơn nửa đêm lượng khách mới giảm dần, và cũng là lúc Liên có thời gian để thong thả hít thở.
– Chị Liên!
– Chuyện gì nữa đây?
– Chị giúp em một tay đi. Bà chị này uống nhiều quá!
Liên đở người phụ nữ khi cô ta đổ gục ra bàn.
– Không ai đi cùng cô ta à?
Người bạn đồng nghiệp càu nhàu:
– Nếu có thì em chẳng phải kêu chị. Đàn bà mà ra quán uống đến say mèm như thế này, dị ghê. Giờ không biết làm sao?
Vừa lúc Liên nhìn gương mặt quen quen của cô ta rồi ngờ ngợ kêu lên:
– Là bà ta à?
Người đồng nghiệp hỏi Liên:
– Chị quen à?
– Chỉ biết thôi.
– Ôi? Vậy giao cho chị nhé. Nhớ đưa về tận nhà, nếu không cửa hàng chúng ta mất uy tín đấy.
– Ơ!
– Em về trước đây. Hôm nay mẹ em đau, chị giúp em nhé!
Liên chưa kịp đồng ý hay không thì cô bạn cùng làm đã quày quả bỏ đi.
– Nè... Chậc! Đúng là ách giữa đàng mang vào cổ. Đã không có bao nhiêu thời gian mà còn rước thêm cái của nợ này nữa. Hừ! Uống gì mà uống ghê thế, mất cả phong cách lãnh đạo. Mà trông mặt của bà ta mình thấy quen quen.
Dường như mình đã gặp ở đâu rồi thì phải! Ừ hự! Thôi bỏ, có quen có biết thì sao, người ta là tổng giám đốc, mình lơ ngơ lại mang tiếng thấy người sang bắt quàng làm họ thì chết!
Sáng hôm sau, Liên uể oải bước vào phòng làm việc, điều mà cô gặp đầu tiên là cái nhăn mày khó chịu của bà trưởng phòng. Bà mỉa mai:
– Xem ra cô có tác phong của lãnh đạo hơn là nhân viên đó.
Liên cúi đầu nhận lỗi:
– Xin lỗi, em đến trễ.
– Tôi sẽ trừ vào lương của cô qua bảng chấm công.
Liên thở dài nhẫn nhịn:
– Chị thông cảm, em sẽ không đi trễ nữa đâu!
Vừa lúc Lực bước đến, anh lên tiếng bên vực Liên:
– Có chuyện gì thế, chị Phong?
Bà trưởng Phòng quay nhìn Lực, đáp:
– Không có gì.
Thế nhưng Lực đã nói:
– Đêm qua, cô Liên đưa tổng giám đốc về nhà và ở lại chăm sóc cho bà ấy nên về rất khuya. Tôi nghĩ cô ấy ngủ không đủ giấc, có đi trễ một chút, chị cũng bỏ qua cho cô ấy.
Bà Phong ngỡ ngàng hỏi Lực:
– Cô ấy đưa bà tổng về nhà à?
– Ừ! - Lực khôn khéo nói thêm – Mình cùng làm việc trong công ty, có chuyện gì cũng châm chước cho nhau. Chuyện đời lên voi xuống chó mấy hồi, ở đời biết xử sự thì dễ sống hơn chị ạ?
Bà Phong cười trừ dịu giọng:
– Thôi, cô Liên đi làm việc đi, chuyện hôm y coi như không có gì. Lần sau đừng đi trể nữa nhé.
– Cám ơn chị.
Nói rồi, Liên đi về phía bàn của mình. Lực theo sau chân cô, Liên nói với Lực:
– Cám ơn anh, không có anh chắc tôi còn phải nghe thêm lời khiển trách của bà ấy.
– Có gi đâu bà ấy có tiếng là “chúa chằng chịt” mà.
– Ai cũng vì công việc của mình. Thôi, tôi củng cám ơn anh về chuyện đêm qua, nếu không có anh đến giúp tôi đưa bà ấy về nhà, thật tình không biết xoay xở ra sao.
– Cô nhớ đến tôi là tốt rồi!.
– Trong công ty này, tôi có biết ai đâu. Đi cho báo vệ công ty, may mà anh ta biết số điện của anh.
Lực bật cười:
– Có lần tôi có việc, tôi trốn ra ngoài một lát mới nhờ anh Tòng bảo vệ “xinhan”.
giúp, nếu thấy bà tổng ra thì điện cho tôi đem xe về. Lần ấy thèm thuốc quá mà túi hết thuốc.
– Thì ra vậy! Còn tôi thì nghĩ anh chắc biết nhà bà tổng và có thể đem xe đến đón bà – Liên này!
– Gì anh?
– Chiều nay tan sở, tôi mời cô đi uống nước.
Liên ngập ngừng thì Lực đã nói:
– Coi như cô trả công cho tôi chuyện hôm qua đi.
Chuyện đó đáng lý anh đòi bà tổng mới đúng.
– Nói là nói thế chứ tội chỉ muốn mời cô thôi, bà tổng có trả công tôi cũng không đi. Như thế nhé. Hết giờ tôi chờ cô ngoài bãi để xe.
– Ơ!
Thế nhưng Lực đã quày quả bỏ đi, không cho Liên có cơ hội từ chối anh.
Một ngày đã qua đi, Liên sắp xếp vật dụng dợm ra về thì bà Phong đã mỉm cười lên tiếng hỏi Liên:
– Về đó à?
– Dạ!
– Cô quen với bà tổng à?
Liên lắc đầu:
– Dạ không.
Bà Phong hờn mát:
– Còn giấu.
– Thật sự là không, em giấu chị làm gì!
– Thế tối qua đi đâu với bà ấy mà lại đưa bà ấy về nhà.?
Liên nhớ đến chuyện đểm qua. Nếu như cô nói rõ sự thật ắt là sẽ tạo ra một “xì can đan” cho bà tổng. Chuyện gì chứ chuyện đời tư của giám đốc, tổng giám đốc, nhân viên rất thích lấy đề tài ấy ra bàn tán xì xầm. Cô lại rất sợ miệng lưỡi của bà Phong, tốt hơn hết là im lặng.
– Dạ.... cũng tình cờ thôi.
Bà Phong ngọt nhạt:
– Từ lúc cô vào làm là tôi thấy cô khác người rồi. Này! Có gì nhớ nói giúp một tiếng cho chị em nhờ nhé.
Liên cười ngượng không biết trả lời sao thì cũng vừa lúc điện thoại trong phòng reo vang. Bà Phong càu nhàu:
– Đã hết giờ rồi ai còn gọi đến vậy.
Bà nhấc máy nghe rồi luôn miệng vâng dạ:
– Dạ vâng, có Dạ.... cô ấy chưa về. Dạ, dạ. Vâng...
Bà gác máy rồi đon đả nói với Liên:
– Này! Bà tổng gọi cô lên văn phòng bà ấy.
Liên ngỡ ngàng tự hỏi.
– Chuyện gì nữa đây!
– Đi nhanh lên, kẻo bà ấy chờ!
Liên ngượng gật rồi quay đi. Dãy lầu dành riêng cho nhân viên cao cấp làm việc, cách xa các xí nghiệp phân xưởng một đỗi. Nó bề thế sạng trọng và đứng uy nghi giữa những bồn cây kiểng quí. Liên chìa thẻ nhân viên cho người bảo vệ rồi mới đi vào trong. Tất cả các căn phòng đều ngăn nắp sạch sẽ và mát lạnh, kể cả những viên đá lát nền cũng bóng ngời cỏ thể soi tỏ mặt người. Liên chợt thấy e dè vì khung cảnh trang trọng chung quanh cô.
– Cô Liên!
– Dạ.
– Cô vào đi?
– Dạ.
Liên đẩy cửa. Sau chiếc bàn to lớn đặt giữa phòng là người đàn bà hơn qua mà cô đã vất vả đưa về nhà trong cơn say khướt.
– Bà cho gọi tôi?
Châu gật rồi chỉ tay vào chiếc ghế trước mặt:
Cô ngồi đi! Tôi gọi cô lên chỉ muốn cám ơn cô về việc tối qua.
–...
– Tôi uống hơi nhiều, may mà có cô.
– Dạ, bà đừng bận tâm, chuyện không có gì đâu, đó chỉ là trách nhiệm của tôi.
– Cô làm phục vụ ở đó bao lâu rồi?
– Cũng lâu rồi thưa bà.
– Ban ngày làm việc ở công ty, đêm cô lại đi làm thêm, có quá sức mình không?
Liên nén tiếng thở dài gượng cười trả lời:
– Dạ, cũng quen rồi.
– Cô giỏi lắm? Theo như tôi biết cô chưa lập gia đình, chưa chồng chưa con.
Liên cúi đầu rồi đáp:
– Dạ phải.
– Thế cô kiếm tiền nhiều thế để làm gì?
– Tôi còn gia đình của tôi, cha mẹ và các cháu.
Châu nhìn Liên một lúc rồi nói:
– Công việc hiện giờ có hợp với cô không?
Liên chợt thấy hoang mang lo sợ, cô không rõ bà ta hỏi như thế là có dụng ý gì. Chẵng lẽ bà ta muấn đuổi cô? Có thể lắm chứ, họ vì danh dự thể diện của họ mà. Nghĩ rồi, cô bồn chồn đáp:
– Công việc hiện nay của tôi rất tốt. Bà muốn...
Châu lắc đầu khẽ cười:
– Cô đừng quá nhạy cảm, không nên lo lắng như vậy. Nếu như có thay đổi thì tôi chỉ muốn tốt cho cô thôi.
Liên thở ra nhẹ nhõm:
– Thật ra, tôi biết chuyẽn gì mình nên nói hoặc không nên nói.
Mặt Châu chợt trở nên buồn bã:
– Tôi cũng không để tâm về vấn đề đó.
Liên ngạc nhiên hỏi:
– Nhưng nó có quan hệ đến thể diện và địa vị của bà mà. Nếu như nhân viên trong công ty họ biết bà đã say rượu như thế, họ sẽ lấy đề tài đó bàn tán đị nghị.
– Đây đâu phải lần đầu họ thấy tôi say. Thế này cô Liên à, không hiểu tại sao tôi lại có cảm tình với cô. Cái lần va phải cô trong phân xưởng tôi cứ ngờ ngợ đã gặp cô ở đâu đó mà không nhớ nổi, chuyện đêm qua lại thêm một lần cho tôi cái cám giác đó. Tôi muốn cô về làm vôi tôi, mức lương sẽ tăug gấp đôi cho cô, có thể cô sẽ không cần đi làm thêm buổi tối.
– Bà...
Liên sửng sốt trước quyết định của Châu, thật đúng là một cơ hội hi hữu với cô. Cô mừng đến nỗi cứ sợ mình nghe lầm.
– Bà nói thật chứ?
– Ngày mai cô sang đây, ông Hòa bố trí công việc cho cô.
– Cám ơn bà.
– Cố làm việc cho tốt, kẻo người ta nói là tôi không công bàng, thiên vị cho cô.
– Vâng, cám ơn bà!
Liên ra về mà thấy lòng lâng lâng như đi trên mây, cô quên cả cái hẹn với Lực, cho đến ngày hôm sau:
– Chào cô!
Liên nhìn lên rồi mỉm cười đáp lại:
– Chào anh!
– Hôm qua, cô cho tôi "leo cây"' quá lâu đó nhé.
Liên sực nhớ đến cái hẹn, cô bối rối đáp:
– Xin lỗi, tôi không nhớ hôm qua...
Lực không để cho Liên phân trần hết câu anh đã nói:
– Tôi biết vì sao cô quên mất tôi rồi, coi như tạm cho qua. Chúc mừng cô có một công việc mới thích hợp hơn. Cô phải khao tôi đó!
–...
– Yên tâm đi! Tôi trả tiền cho, tôi biết cô chưa có lương mới mà, bao giờ có lương thì cô đãi tôi lại.
– Vậy thì chờ đến lúc tôi có lương, tôi sẽ đãi anh.
– Đâu có được, chuyện nào ra chuyện đó. Cô phải trả cái hẹn leo cây cho tôi một chầu chứ.
– Thôi cũng được.
– Ăn khao mà miễn cưỡng quá vậy.
– Vậy tôi phải làm sao? Nháy cẫng lên vỗ tay mừng à?
Lực ỉu xìu đáp:
– Nói vậy thôi mà:
Đừng giận!
Thời gian trôi qua, công việc ngày càng thuận lợi cho Liên. Cô cảm thấy mãn nguyện về cuộc sống hiện nay của mình, ngày mỗi ngày cô có dịp gần gũi với Châu nhiều hơn và cũng biết được nhiều điều về Châu.
Chiều nay cô có hẹn với Lực nên về sớm một chút. Kể ra thì anh chàng cũng thú vị không đến nỗi nhàm chán vô vị như cô đã nghĩ.
– Liên!
– Anh làm tôi hết, hồn.
– Mừng quá nên thế thôi, chẳng kiểm soát được mình.
Nhìn Lực nham nhở cười, Nên cũng không khỏi bật cười theo anh:
– Hôm nay đi ăn bún ốc nhé?
Lực chun mũi:
– Hình như tới phiên cô trả tiền thì phải.
– Ừ!
– Biết ngay mà. Cứ đến phiên cô trả tiền thì lại bún ốc, bún riêu, bún bì... ư hự!
– Nè! Nếu không thích thì đừng đi. Phá bỏ giao kèo có gì khó.
– Hơ! Tôi có nói thế đâu. Nhưng hôm nay tôi lại thèm ăn cái lẩu mắm cơ.
– Lẩu mắm à?
– Ừ!
– Một cái lẩu mắm tệ cũng năm chục, trong khi hai tô bún ốc chi có mười mấy ngàn, còn kèm thêm một chầu chè đá nữa.
– Ôi trời. Thì tôi chịu phân nửa.
– Cũng còn mắc.
– Vậy ba phần tư?
– Như thế còn gì là giao kèo?
– Chậc! Thì cứ cho là ngoại lệ đi.
– Sao được.
– Thì.. thì coi như là sinh nhật của cô đi.
–...
– Chức mừng sinh nhạt!
Liên xúc động ngồi thừ ra vì món quà mà Lực tặng cho mình. Cô chưa biết nói sao thì Lực đã dịu dàng lên tiếng:
– Chúc sinh nhật thật nhiều niềm vui và hạnh phúc!
Liên gạt nhanh giọt lệ vừa tràn ra khóe mắt, rồi rưng rưng nói:
– Đã lâu lắm rồi, không ai mừng sinh nhật cho tôi. Tôi cũng quên phứt cả ngày sinh của mình.
Lực mỉm cười ngọt ngào nói:
– Kể từ hôm nay, anh sẽ là người mừng sinh nhật mỗi năm cho em.
...
– Bây giờ thì đi đi. Anh chở em đi ăn mừng, dù sao cũng phải vui ra trò chứ sinh nhật của em mà.
Lần đầu tiên Liên bằng lòng để cho Lực chở mình. Chiếc xe nhanh chóng lao đi hòa vào cùng dòng người nhộn nhịp trên đường.
Niềm vui khiến cho Liên cười nói luôn miệng. Quả là Lực đã làm đứợc điều mà anh muốn làm. Anh đã đem lại mềm vui cho cô và cô cũng không còn cái e dè xa cách với anh.
– Hôm nay em vui không?
– Vui lắm!
Men bia khiến cho đôi gò má của Liên ửng hồng, trông cô càng thêm khả ái kiều diễm.
– Anh Lực này!
– Gì cơ?
– Thật ra, anh cũng không đáng ghét lắm.
– Hử! Cám ơn trời phật.
Liên bật cười, trong khi Lực láu lĩnh nói:
– Rồi em sẽ còn thấy anh có nhiều điều đáng yêu mà em không chịu khám phá.
Liên trề môi lắc đầu:
– Để làm gì?
– Để hiểu anh.
Giọng của Liên chợt trầm buồn:
– Hiểu một con người đâu phải dễ.
– Cũng không quá khó khăn mấy. Hiểu được một người thì em sẽ thấy dễ sống hơn, thoải mái hơn và gần gũi hơn.
– Em lại thấy không đơn giản.
– Quả là có thế, nhưng khi chúng ta cố công thì ắt sẽ được. Đâu có điều gì không bỏ ra công sức mà đạt được đễ dàng. Nếu như em hiểu được đối thủ thì em sẽ dễ nắm chắc phần thắng về mình. Em có hiểu được bạn bè thì em mới có thể chia sẻ, em có hiểu được người mình yêu thì em mới gần gĩn chinh phục được trái tim họ.
– Vậy anh đã hiểu được bao nhiêu người rồi?
– Anh không dám khoe khoang, bởi vì anh biết em ghét những kẻ tự cao tự phụ.
– Anh cũng hiểu em chút ít đó nhỉ!
– Mới là bước đầu thôi, anh đang cố gắng nhiều hơn đây.
Liên bất giác nhận ra ánh mắt say đắm mà Lực đang dành cho mình, cô chợt thấy lòng nao nao một cảm giác mậ từ lâu cô đã bỏ quên tận đáy lòng mình:
Ánh mắt của Lực thật nồng nàn, thật dịu dàng:
Cô khẽ thốt:
– Mong là anh sẽ thành công!
Mắt Lực lấp lánh niềm vui, một câu nói như khích lệ động viên của Liên cũng đủ để anh hiểu cô đã cho anh cơ hội tìm hiểu cô. Anh sung sướng lên tiếng:
– Anh tin chắc là mình sẽ thành công nếu như có em ủng hộ anh.
Liên mỉm cười ý nhị rồi giơ ly lên cạn với Lực. Cô uống mà thấy trong đáy cốc có ánh mắt của Lực đang đắm đuối dõi theo mình.