ác Thảo thở dài và nghẹn ngào như cố giãi bày, phân bua với hai chúng tôi:- Nỗi kinh hoàng với những chất vấn gay gắt cứ quay cuồng, bùng cháy trong đầu tôi! Từ đó một thứ mặc cảm đồng loã với tội ác, cứ ám ảnh hành hạ tôi, không làm sao quên đi được. Thực tại tàn nhẫn đã đặt trong tôi muôn vàn câu hỏỉ. Từ đó, tôi bắt đầu thấy phải đặt lại toàn bộ vấn đề từ học thuyết…- Thế sau đó thì bác làm gì?- Từ sau kinh nghiệm đau đớn ấy, tôi như bị lương tri thường xuyên trỗi dậy chất vấn, đòi tôi phải tỏ thái độ, phải có lập trường rõ rệt; không thể im lặng a dua đồng loã một cách mù quáng mãi như vậy. Nhưng tôi biết, mối đe doạ của chính quyền đối với “kẻ có vấn đề”. Bởi chung quanh tôi là cả một đạo quân cuồng tín đang chờ lệnh! Một lời nói phản kháng công khai sẽ là một cơ hội để những kẻ ganh ghét buộc tội tôi, tiêu diệt tôi. Nhưng không phải vì thế mà tôi cứ phải giữ im lặng trước những sai lầm dã man ấy. Tôi vẫn tìm cách cố nhắn tới tai lãnh đạo là tôi đau đớn không thể nhất trí với chính sách vô nhân đạo như thế. Vì vậy tôi thường xuyên ở trong tinh trạng tính mạng bị đe doạ. Đã bao lần người ta nhắc nhở lời đe doạ công khai rằng cái mạng tôi không có nghĩa lý gì cả!Nghe bác Thảo kể tới đó, tôi không khỏi nêu thắc mắc:- Bị đe doạ như thế thì làm sao bác dám chứng tỏ là vẫn giữ vững lập trường tư tưởng độc lập của bác?- Tôi cũng biết thân phận tôi chứ! Bởi thế tôi phải thường xuyên đề phòng. Lúc căng quá thì cũng phải biết làm ngơ, câm nín trước cái ác để giữ mạng sống trước đã. Tuy nhiều lúc tôi đinh ninh là phen này sẽ khó thoát khỏi cái chết. Bởi những ông cán bộ “i tờ” quanh tôi rất hung hăng, rất cuồng tín, sẵn sàng quy chụp, tội lỗi, sẵn sàng chờ lệnh để tiêu diệt tôi, để “loại bỏ con giòi trong tay áo cách mạng”!- Trong thế nguy nan như vậy, làm sao bác giữ được tính mạng?- Tôi luôn luôn giải thích với chung quanh rằng những lo âu, bực bội, không phải là vì quyên lợi hay địa vị của tôi. Vì tôi có mưu tìm quyền lợi hay địa vị gì đâu. Tôi lo âu, tôi phẫn nộ là vì “đảng”, vì dân, vì nước. Bởi tôi vững tin rằng những lo âu, thắc mắc của tôi là chính đáng, không ai có thể bẵt bẻ được.- Tại sao bác còn có thể tin, có thể hi vọng vào những cán bộ đảng viên cuồng tín bao quanh bác?- Sự thật là khi nhận thấy những hành động hay chính, sách “có vấn đề”, vì đã đi quá trớn, quá tàn bạo thì chính trong đám cán bộ ấy cũng như muốn che giấu những sai trái đã phạm, bằng cách cứ biện bạch một cách miễn cưỡng, ấu trĩ. Tôi biết đó là một thuận lợi cho tôi. Tôi nói thẳng với họ rằng họ không nên diệt tôi. Vì rằng tôi không tiếc hận gì cái mạng sống của tôi, vì tôi đã thề sẵn sàng hi sinh cho lý tưởng của tôi khi cần. Nhưng khi tôi chết đi thì sẽ không còn có ai dám đứng ra phân tích những hành động và chính sách sai lầm ấy một cách khách quan, nhất là về mặt lý luận triết học, nghĩa là về những hậu quả tai hại lâu dài để lại cho cả dân tộc trong lịch sử. Tôi nhấn mạnh rằng vì họ làm chính trị nhất thời nên chỉ thấy cái lợi trước mắt cho một giai đoạn lịch sử, vì tại nước ta đang thường xuyên tận dụng hận thù đấu tố, tận dụng chiến tranh để bành trướng chủ nghĩa. Còn tôi, với cái nhìn triết học, vì con người, nên chỉ thấy cái hại của những bước quá trớn trong chính sách đấu tố như thế là đã đưa cách mạng tới sai trái và tội ác. Lãnh đạo tuyên bố “sẵn sàng hi sinh đến người dân cuối cùng” để chiến thắng. Còn tôi thì tôi không muốn phung phí hi sinh, dù chỉ một mạng người, nên tôi phải lý giải để cho thời nay và thời sau cố tránh con đường dùng hận thù, dùng chiến tranh để xây dựng, phát huy chủ nghĩa… Bởi thế mà chính những cán bộ cấp cao có nhiệm vụ theo dõi, quản lý tôi, cũng thưởng tò mò tới dò hỏi ý tôi, khi chính quyền ban bố những quyết định mà họ thấy là quá trởn, quá tả… Khi ấy, tôi chỉ cần hỏi lại họ vài câu, thì họ biết là tôi đã hiểu họ, và họ đã hiểu là tôi nghĩ gì. Sau khi ký kết hiệp định Genève hay Paris, họ hỏi tôi nghĩ sao về việc ký kết ấy. Tôi hỏi lại họ: kỷ như vậy là có thật sự mong muốn hoà bình hay không? Hay chỉ là để câu thời giờ, để tổ chức chuẩn bị chiến tranh cho ác liệt hơn? Ký như vậy là đã đạt được mục tiêu cuối cùng của cách mạng hay chưa? Liệu Liên Xô hay Trung Quốc có thật sự muốn ta ký kết như vậy để chấm dứt chiến tranh cách mạng hay không, trong khi họ vẫn tuôn vũ khí cho ta? Tôi còn lưu ý họ về một sự kiện rất độc ác, là Liên Xô và Mỹ đã thoả thuận đặt một đường giây điện thoại nóng để dễ liên lạc với nhau khi cần, để tránh xảy ra xung đột trực tiếp với nhau… Chủng tỏ bọn họ muốn sống hoà bình lâu dài với nhau để cùng nhìn chúng ta tiêu diệt nhau. Cả hai nước lớn ấy cứ tiếp tục tuôn giúp vu khí cho các nước đàn em, chư hầu của họ giết nhau trong giới hạn chiến tranh cục bộ. Tôi cũng thường xuyên nhắc nhở “đảng”, nhà nước không nên dối trá trong việc ký kết. Ký kết do dối trá, về lâu về dài dần sẽ hiểu ra rằng dối trá là chính sách cai trị của đảng và nhà nước, thì rôi sẽ sinh loạn trong xã hội. Từ đó sẽ sinh ra tâm ước muốn sống thì phải thường xuyên gian trá. Thế sẽ là loạn, loạn từ nếp suy nghĩ trong đầu, từ thói quen gian trá trong hành động ở mỗi người, rồi sẽ lan ra trong khắp xã hội. Những chính sách, những công trình có cái góc dối trá như thế sẽ là mầm mống gieo hậu hoạ. Sự thật là khi “đảng” mở lại chiến tranh, là đã cơ bản chủ động xé hai hiệp định hoà bình đã ký. Tôi đã cảnh báo hậu quả tai hại khi “đảng” muốn tiếp tục chiến tranh trong những hoàn cảnh nước ta không đủ sức, nhưng không được lắng nghe. Tuyên truyền thì đổ mọi tội lỗi cho phe địch. Trong khi “đảng” dùng thủ đoạn gian lận mai phục, khai triển lực lượng ở lại miền Nam, để rồi sẽ xé bỏ hiệp định. Thế nên chính sách mà dùng thủ đoạn, dùng dối trá thì rồi sẽ thành nếp ăn sâu vào việc quản lý xã hội có một ngành quen dùng dối trá như một phương pháp hành động chính quy, đó là ngành công an. Với những cán bộ chìm, nổi dầy đặc trong xã hội, miệng thì nói công an là bạn dân, là bảo vệ dân, nhưng thực tế là công an ngành đã quản thức, quản chế dân băng phương pháp khủng bố tinh thần, đe doạ tính mạng, đe doạ tài sản. Công an đáng lẽ là lực lượng giữ gin, bảo vệ trật tự, kỷ cương cho xã hội, mà lại luôn luôn tận dụng dối trá, thủ đoạn để áp đảo, thống trị xã hội như thế thì làm sao duy trì được tính lương thiện trong dân, làm sao giữ được trật tự kỷ cương, được luân thường, đạo lý cho xã hội? Các cụ ta đã dạy “thượng bất chính, hạ tác loạn”, “gieo gió thì gặt bão”, ngày nay ngành công an dùng quá nhiều hành động bất chính, gieo toàn là thủ đoạn dối trá, hận thù… thì rồi chế độ này sẽ gặt được gì? Các dân tộc từng sống trong chế độ xã hội chủ nghĩa đã có đủ kinh nghiệm để trả lời! Thực tế là guồng máy công an đã phá hoại lý tưởng, đã bôi đen, bôi bẩn đảng, đã làm ô danh chế độ, đã ung thối cách mạng nhiều nhất. Dư luận vẫn than sự lộng quyền của ngành công an là đã hằng ngày đào sâu mồ chôn chế độ.- Bác thù oán công an lắm phải không?- Ây! Ở đây không có vấn đề thù oán! Công an với tôi không hề có ân oán gì cả. Nếp sống khổ hạnh, cách làm việc âm thầm, câm nín của tôi không hẳn là đối tượng của công an. Tuy mấy chú công an khu vực luôn bám sát theo dõi tôi. Nhưng họ đã chẳng bắt bẻ gì được tôi. Bởi tôi đã sống như một thẳng trí thức hồn đầu hàng rồi cơ mà! Nhưng tôi quan sát chung quanh tôi, thì sự thật là vì cảnh giác cách mạng, tức là căn bệnh nghi kỵ coi ai cũng là kẻ thù tiềm ẩn của cách mạng, nên cánh công an đã làm khổ con người, từ các đảng viên, cho tới giới trí thức, văn nghệ sĩ… khiến dân luôn luôn phải sóng dối trá, không dám nói ra sự thật… Chính cái đó đã làm hỏng xã hội, đã gây ung thối chế độ. Những oán than, những lời tố cáo, vu khống, quy chụp tội phản cách mạng, tội chống chế độ đã gây bao oan ức trong chế độ này, phần lớn là do ngành công ao, mật vụ gây ra. Phần còn lại là do tham nhũng thối nát trong hành chính và kinh tế. Vì vậy mà dân đã phải giả dối trong mọi sinh hoạt, để được sống yên thân, trong chế độ xã hội chủ nghĩa…- Vậy phải làm sao mà cải thiện được tình trạng ấy?- Tôi thấy cái cấp bách là cần phải can đảm bãi bỏ hẳn mọi phương pháp tổ chức, mọi chính sách hành động bất chính trong toàn thể guồng máy cai trị của đảng và nhà nước, cả về mặt tuyên truyền lẫn mặt hành chính. Đứng đầu là phải thay đổi hẳn cách huấn luyện, phải tổ chức lại ngành công an. Dùng công an để kiểm soát và đàn áp tư tưởng, là việc làm vô ích. Công au không thể bịt miệng dân, không thể kiểm soát những suy tư trong đầu người dân. Chính những người cộng sản lãnh đạo đã có kinh nghiệm đó hồi bị thực dân, phong kiến đàn áp, cầm tù. Nhà tù, trại cải tạo luôn luôn là lò đào tạo ý chí phản kháng mạnh nhất. Vậy mà nay chính quyền lại hành động thống trị còn tệ hơn cả thời thực dân, phong kiến! Dân chúng cứ ngày càng bị đẩy về phía căm thù chế độ. Chế độ như vậy thì không thể nào sửa sai, sửa lại mà dùng được. Đấy là nói riêng về chính quyền. Còn về mặt tư tưởng thì phải gột rửa tầm thức giáo điều, phải bỏ hẳn trò chơi dân chủ giả hiệu, phải trả lại quyền dân chủ cho dân, phải tổ chức bầu cử ngay thẳng, phải bãi bỏ sự sùng bái đảng, sùng bái ý thức hệ một cách quá lố lăng. Sùng bái đảng, sùng bái ý thức hệ cũng như sùng bái hai “anh cả đỏ” là Liên Xô và Trung Quốc là một sai lầm vô cùng tai hại. Những sự sùng bái này đã khiến chế độ phạm vào những sai lầm cơ bản, vào những tội ác tày trời! Sùng bái như thế là làm dân tộc mất tinh thần tự chủ. Gian dối đã trở thành thói quen, nên trong dân đã có ngạn ngữ: “làm thì láo, báo cáo thì hay!” Làm y tế mà gian dối là giết người. Làm khoa học mà gian dối là phản hoại khoa học. Làm giáo dục mà gian dối là làm hỏng con người. Làm chính trị mà gian dối là làm hỏng toàn thể chế độ và xã hội! Vì vậy tôi chống thủ đoạn gian dối về mọi mặt chứ không chỉ về mặt tuyên truyền hay công an… Tôi chống đây là chống cái gian, cái ác tức là chống một cách xây dựng. Không lắng nghe tôi là chế độ sẽ ngày càng bị lún sâu vào hư đốn, cho đến khi bị đào thải. Tôi biết những nhận xét ngay thẳng đó là những liều thuốc đẳng, nhưng không chịu lắng nghe thì rồi chính lãnh đạo và nhân dân sẽ phải trả giá, có khi là rất đắt. Lãnh đạo cũng hiểu như vậy nên thưởng khi cũng có những lo âu thắc mắc như tôi. Tôi luôn luôn cố vận dụng sự trong sáng của lương tri trong những ý kiến đối kháng, phản biện… Có lẽ chẳng mấy ai có khả năng làm việc đó bằng tôi, thay tôi. Cũng chẳng ai có thế bắt bẻ được những việc tôi đã làm. Chính vì vậy mà họ không ưa tôi, họ tìm cách bịt miệng tôi, nhưng cho tới nay, họ không dám diệt tôi, nhưng họ có quyền đầy ải, ngấm ngầm trù dập tôi. Tôi chịu đụng được nhờ chung quanh luôn luôn có người đồng ý với việc tôi làm, nên họ khuyến khích giúp đỡ tôi trong những lúc nguy kịch nhất. Lúc cùng cực, bị túng đói, vẫn thường có người lén đưa việc dịch thuật của họ cho tôi làm… Đôi khi họ còn lén dúi vào tay tôi gói gạo hay nắm… tiền! Vì họ hiểu rõ tình hình và hiểu tôi. Vì họ đặt hi vọng ở nơi tôi.- Bác nói như thế là bác lên án tất cái chế độ độc tài, chỉ tồn tại nhờ công an thôi.- Cái sự lên án đó là đúng. Vì độc tài chỉ tồn tại được trong một thời gian là nhờ ngành công an mật vụ. Nạn công an mật vụ lộng hành luôn luôn là sự gieo mầm cho sự sụp đổ của các chế độ độc tài đảng trị. Có lẽ cho tới nay chỉ có chế độ độc tài sáng suốt của Lý Quang Diệu ở nước Singapore nhỏ xíu là trường hợp ngoại lệ. Đấy là nước nhỏ nhưng lại là một mô hình toàn trị chính trị trong sáng! Đảng Nhân Dân Hành Động của họ Lý chấp nhận: đối lập hợp pháp, nhưng vẫn nắm vị trí độc tôn, vì đã thật sự biết đặt quyền lợi của dân trên quyền lợi của đảng. Ở đấy thật sự hầu như không có tham nhũng. Cách sống liêm khiết của lãnh đạo, của nhả nước và của người dân ở đấy được cả thế giới khâm phục. So sánh với sự liêm khiết của họ, thì nước ta còn trong thế thua kém một trời, một vực.Khi Canh, và tôi mời được bác Thảo đi ăn với chúng tôi một cách đều đặn, vào mỗi trưa thứ bảy hoặc mỗi chiều chủ nhật, trong mấy tuần lễ có các buổi diễn thuyết, bác đã tỏ ra chân thật khi tâm sự, khiến chúng tôi say sưa vì những liên tưởng thật sống động cái thời, ở cái nơi mà chúng tôi chưa hề biết, chưa hề nghe nói tới. Bởi cho tới nay, chưa có một nhân chứng, một nhà văn, nhả báo nào dám thành thật nêu ra thật chi tiết, thật tả thực, thật sáng tỏ những mâu thuẫn của thực tại cách mạng và hệ quả của nó trong cái thời kinh khủng, vì không còn có thể nhận ra đâu là thật, đâu là giả, đâu là chính nghĩa, đâu là phản chính nghĩa ấy. Rồi bác Thảo hỏi chúng tôi:- Hai năm đầu, sau hiệp định. Genève, thì các anh đang ở đâu?Canh đáp:- Lúc đó tôi mới mười mấy tuổi và đang ở với ba má tôi ở Quy Nhơn!- Còn tôi thì đang ở Sài Gòn, chưa biết chú ý về tình hình chính trị.- Thế thì các anh không thể nào hiểu được cuộc sống tại Hà Nội trong hai năm đầu kể từ khi đoàn quân cách mạng về tiếp thu thủ đô nó đã diễn ra gay go, rối bời như thế nào. Nói chung thì đã có nhiều điều vô cùng bi thảm mà không sống trong cuộc thì không thể giải thích nổi. Có thể nói mọi người, kể cả chính tôi, trong hai năm mới có hoà bình ấy, tất cả đều chao đảo đến mất tin tưởng, mất thăng bằng. Bởi tiếng là Hà Nội đã được giải phỏng, nhưng thực tế là nó đã bị cả một guồng máy công an quỷ quái bao vây, kìm kẹp, áp chế, quản thúc. Hiện tại do vậy đã diễn ra vô cùng tăm tối. Mà tương lai thì cũng thật là mù mịt. Không thấy một viễn ảnh nào tốt đẹp cả. Toàn là hứa hẹn những điều quá xa với thực tại, nên cứ chờ mãi mà không bao giờ thấy tới… Những khó khăn, những dối trá vặt cứ tưởng chỉ là tạm bợ, nhưng rồi chúng đã trở thành lâu dài, vĩnh viễn!- Tại sao lại bi thảm đến thế?- Tại vì sau những bước chuẩn bị mở rộng chiến tranh nhân dân, vừa để tiến tới thống nhất đất nước, vừa để bành trướng chủ nghĩa, với quyết tâm một mất, một còn, sẵn sàng hi sinh tới giọt máu cuối cùng của người dân cuối cùng! Dù là đã có hoà bình trong tay, sau bao năm sống gian khổ, kiệt quệ vì chiến tranh và cách mạng.Lúc ấy, tuy đã được nuôi dưỡng trong lý tưởng cách mạng cao cả với khẩu hiệu “mình vì mọi người”, nhưng từ khi có được hoà bình, thì từ những con người kháng chiến và cách mạng ấy, bỗng bung ra bản chất chân thật thâm sâu của nó, qua những hành động cá nhân vị kỷ, cứ nghĩ đây là lúc đòi món nợ “mọi người phải vì mình”! Thực tại ấy đã diễn ra thật đau đớn, tồi tệ. Trong một xã hội túng thiếu, thì toàn là những hành động nặng tính bon chen, giành giật, cướp đoạt. Từ đó gây ra sự phân biệt đối xử, gây chia rẽ, thanh toán nhau, trong một cuộc thi thố thủ đoạn bức hại lẫn nhau để bòn mót, vơ vét tài sản của nhau và của xã hội… Đấy là thời lạm dụng quyền lực chính trị, như để bù lại thời gian đã chịu hỉ sinh, đói khổ. Đấy là thời của tâm lý trả thù lúc phải sống gian nan, vất vả đã qua. Thật sự là lúc đó, các cán bộ cách mạng, nghĩa là các đảng viên, từ cấp cao nhất cho tới cấp thấp nhất, đã tận dụng quá trớn bạo lực cách mạng, phát xuất từ ý thức triệt để đấu tranh giai cấp. Chính quyền vì không hề tin dân, nên đã có chính sách tổ chức đại quy mô các guồng máy canh chừng, thống trị nhân dân, Đặc biệt là màng lưới công án, dưới nhiều binh thức công khai và mật vụ. Và ngành công an này đã thường xuyên, hành động quá trớn đối với dân, để làm tiền, do chính quyền không kiểm soát nổi. Dân thì không có quyền tự bảo vệ, không có quyền khiếu kiện những hành động qua trớn ấy. Thật sự là giữa dân và chính quyền cách mạng chỉ có sự cảnh giác, canh chừng nhau, dối trá, lo sợ lẫn nhau, chứ không có niềm tin cậy lẫn nhau.. Trong “đảng” và ngoài dân, không một ai dám nói thật điều mình suy nghĩ trong đầu.Trong lúc mới có hoà bình ấy, người người, nhà nhà, đều bung xoay xở, chui luồn để cố thích nghi, vượt qua cảnh túng thiếu, vì thèm khát đủ thứ. Từ hình thể can trường gầy còm của một chiến sĩ cách mạng ngoài khu, nay trở về thành thị thì tha hồ được ăn ngủ thoả thuê, nên con người đã sớm biển thái thành một thân thể phì nộn, đặc biệt là lãnh đạo, ai cũng mặt mày dày lên vì mỡ màng, phản ánh rõ cái đà ham ăn, ham chơi, dâm ô vô độ. Con người bỗng trở thành con vật háo danh, háo quyền, ham ăn, ham sống. Xã hội bỗng lâm vào cảnh bùng nổ sinh lý, sinh sản. Dân số cứ tăng vòn vọt, mặc cho tệ nạn phá thai tràn lan, không gì cản lại được!Cho tới nay, chưa thấy có cây viết nào dám thành thật nói hết, tả hết những nỗi đau đớn, thổi tha; thấm đậm mồ hôi, nước mắt và xương máu của cả một dân tộc, trong cái thời nhiễu nhương, điên đảo, xáo trộn đạo lý trật tự kỷ cương ấy! Không ai có thể tưởng tượng ra đấy đủ sự thao túng của những thủ đoạn nham hiểm, độc ác, hừng hực bạo lực hận thù, mà cứ trơ trẽn giả dối lên mặt lương tri, đạo đức, lý tưởng, nhân danh những giá trị cao cả của hai nền văn minh, văn hoá Đông Tây, mà lại toàn là ngấm ngầm bon chen, len lỏi trong những ngõ ngách tăm tối thấp hèn của một xã hội luôn luôn giao động vì gian trá, vì luôn luôn bị khủng bố tinh thần vì những thứ luật pháp mơ hồ, trong một xã hội thường xuyên thiếu thốn về vật chất, với một nếp sinh hoạt tranh tìm miếng ăn như muông thú, với một thứ luật lệ rừng rú! Mọi sinh hoạt trong xã hội mới này đều bị chi phối bởi sự đe doạ, đàn áp của ý thức “đấu tranh giai cấp”, đồng thời cũng bởi thứ mệnh lệnh khủng bố tinh thần đòi dân “phải nói và làm theo cách mạng”! Vì thế chính quyền và dân chúng cùng đối xử với nhau với tinh thần giả dối cao độ, trong một Đại Bi Kịch lịch sử mang tên “Nhất trí” và “Đồng chí”! Từ trong đảng tới ngoài dân, ai ai cóng trở thành kẻ biết làm xiếc chui luồn, đi giây với luật pháp, với đạo đức và công lý.Đấy là cái thời mà đạo lý và chân lý đã bị thách thức tới tận cùng sức chịu đựng của lương tri. Đấy chính là lúc cái tâm, cái tài, cái mệnh của con người đã kiên trì đối đầu với quyền lực độc đoán, trong một cuộc xung đột trường kỳ, phức tạp, tuy âm thầm, nhưng không khoan nhượng..Điển hình của Đại Bi Kịch đã diễn ra từ hồi ấy…