áng hôm sau Triệu Quốc Đạt trở dậy, chợt trông thấy trên bàn cái một cái thư niêm phong rất cẩn thận, ngoài đề mấy chữ: “Quốc Đạt hiền huynh tâm chiểu”, Quốc Đạt xem xong mấy chữ đó thời ngạc nhiên mà rằng:- Quái! Ai gọi ta là hiền huynh? Hay là Thị Trinh? Nhưng không có lẽ, vì nó vừa về hôm qua, chắc cũng phải ở nhà vài hôm chứ. Hay là Quốc Thành? Cũng không phải, mà sao lại bỏ vào đây sớm thế này?...Nói xong, xé phong thư ra thời giật mình mà rằng:- Trời ơi! Thị Trinh sao đi không bàn với ta mà lại bí mật thế?...Nói xong lại xem, trong thư đại khái nói:Quốc Đạt hiền huynh chiểu lượng.Ngu muội Thị Trinh cúi đầu mạo muội xin hiền huynh lượng xét.Em dò biết chị cả làm phản, đem thư cáo tỏ lên quận và người đem thư ấy đã bị em bắt được và giết chết. Nên em về, mục đích em về là cố để trừ mối loạn sau này. Tấm lòng em chỉ biết vì nước vì dân, vì cái thù với quân Ngô không thể quên được, nên em phải giết chị cả, em không muốn để con người phản trắc ấy một khắc nào còn ở trước mắt em. Việc là việc nước, anh cũng nên biết cho… Sau này sẽ có ngày hộ ngộ.Ngu muội Thị trinh bái.Xem xong bức thư, Quốc Đạt vội sang phòng vợ, khi đẩy cửa vào phòng thời thấy vợ nằm sõng sượt trên vũng máu đào, hai mắt lim dim như ngủ, giữa cổ một vết đâm, máu còn rỉ ra trông rất là thảm khốc, Quốc Đạt thấy vậy thời xúc động mối thương tâm, ứa nước mắt nói rằng:- Ta không ngờ lại xảy ra việc như thế này, nhưng là tự hiền thê gây nên cả, thôi chẳng qua muôn việc tại trời, hiền thê cũng đừng oán giận. Nói xong truyền bảo người nhà mai táng cho tử tế148.Nói về Triệu Thị Trinh sau khi bỏ nhà ra đi, mục đích để chiêu tập anh hùng, ngày thì đi dò dẫm hễ ai là người có chí khác thời chiêu mộ, còn đến đêm thời ngủ ở trong những miếu cổ chùa hoang, chẳng bao lâu đã thu được hơn mười viên bộ tướng, rồi tìm một cái đồi gọi là An Phổ làm nơi căn bản và sai các tướng đi chiêu mộ quân sĩ. Lại sai người gọi em là Triệu Quốc Thành cùng đi để bàn việc. Nói về các tướng mỗi người đi chiêu mộ chỉ trong có mấy hôm mà quân bộ được hơn 1.000, quân thủy đã được 862 người. Thị Trinh cả mừng, nói với em là Quốc Thành rằng:- Công việc của ta hẳn thành, thật là trời giúp dân Giao Chỉ…Nói rồi truyền lệnh các tướng đến mồng 1 tháng 8 thời phải họp lại để luyện binh kén tướng.Chẳng bao lâu, đã đến 30 tháng 7. Tối hôm ấy dưới chân đồi An Phổ lũ lượt người đi lại, trên đồi, trại, đồn chỉnh tề, xung quanh có hàng rào bọc ngoài khu đồi ấy có một khu rừng bao bọc, xung quanh khiến cho ai đi qua cũng tưởng chỉ là một cái đồi hẻo lánh không có người ở, hai bên cổng trại có 20 tên quân tuốt gươm trần đứng sắp thành hàng rất là hùng dũng, trong trại đèn thắp sáng choang. Cái đồi xưa kia vẫn vắng tanh không có mấy người qua lại mà bây giờ bỗng biến thành ra một nơi rất là vui vẻ, kẻ ra, người vào, ai nấy đều có cái chí hăng hái…Bỗng một hồi chiêng, rồi tiếp đến hồi trống, dứt hồi trống thì bao nhiêu người, ai nấy đều xếp hàng tư, đứng im phăng phắc, hình như để chờ một việc gì sắp tới…Sau bỗng lộ ra một người con gái, theo sau có một chàng thiếu niên, rất khôi ngô tinh tú. Ai nấy đều ngạc nhiên không hiểu ra sao, thì người con gái đã đến trước một cái bàn ngồi xuống, người thiếu niên cầm kích đứng hầu một bên. Người con gái đưa mắt nhìn các hàng tướng rồi dõng dạc cất tiếng:- Các tướng chắc ngạc nhiên, vì ta sao bây giờ lại là con gái?... Nhưng ta là người con gái thực, vì việc nước nên mới cải trang để dễ chiêu mộ đó. Ta đây người huyện Nông Cống, anh ta là Triệu Quốc Đạt, ta là Triệu Thị Trinh, còn em ta đây là Triệu Quốc Thành. Hôm nay ta truyền cho các ngươi lại đây để một là thao luyện cho am tường binh pháp, hai là kén lấy mấy người đại tướng, vậy các ngươi nên một lòng vì nước, đồng tâm hiệp lực đuổi quân Ngô ra khỏi đất Giao Chỉ này, các ngươi cũng biết đấy chứ? Quân Ngô là kẻ thù địch của chúng ta, cái thù ấy là cái thù chung, giời sinh ra ta, cùng các ngươi là người biết, lẽ nào lại ngồi im khoanh tay mà nhìn những tấm thảm kịch. Quân Ngô coi dân ta như rợ mọi, muốn giết thì giết, muốn làm tội thế nào thì làm. Ấy đấy, các ngươi xem bao nhiêu tấn thảm kịch nó diễn ra luôn luôn trước mắt, khiến cho dân ta không chịu nổi mà cùng nhau nhiều nơi khởi nghĩa. Nhưng những toán quân khởi nghĩa đó toàn là những đồ vô dụng cả, chỉ tìm lấy cách thoát thân mà thôi chứ không có mấy người có chí viễn đại.Kìa như bọn khởi nghĩa ở An Quyết tự xưng là Bình Ngô quân, mà Thống tướng là Lý Mão duy chỉ có toán quân đó là hơi có ý vì nước, nên chi giả lời đá nói để khởi tín lòng người, kế đó cũng khá, nhưng nhầm được người tầm thường thôi, chứ ta đây nhầm sao được, nên chi bọn chúng đã sai người thích khách chực hại ta, như thế thật là lượng hẹp, không biết thu nạp hiền tài, nên cũng khó lòng đại sự được. Mục đích chúng ta đây cốt là vì nước vì dân, chỉ mong sao cho dân, nước được thoát khỏi vòng nô lệ của người Ngô, ấy là ta mãn nguyện. Các ngươi nên hiểu ý ấy mà đồng tâm hiệp lực, cùng theo một mục đích…Các tướng nghe đến đấy, thời đồng thanh nói to: - Xin theo mệnh lệnh Đức bà…Thị Trinh đứng dậy lấy ra bản danh sách giơ lên, nói:- Hiện nay quân thủy, bộ đã được hơn 2.000 rồi, còn các tướng tá đã được 15 người, thế là tạm đủ. Vậy bản danh sách này cần phải tuyên bố, để các ngươi cùng biết.Nói xong, ngoảnh bảo Quốc Thành:- Em khá đọc ra để các tướng nghe.Quốc Thành vâng mệnh đón bản kê khai, ung dung ra đứng giữa hàng tướng tá cất tiếng đọc to:1) Trần Quý chiêu mộ được 100 quân bộ và 72 quân thủy cùng vật liệu.2) Phan Thái Tâm chiêu mộ được 200 quân bộ và 20 con ngựa.3) Lương Ngọc Phan được 50 quân bộ, 150 quân thủy, 100 con ngựa.4) Trần Hoành được 130 quân bộ.5) Dương Huệ được 154 quân bộ, 170 quân thủy, 74 con ngựa.6) Ngô Thúc Đoan được 344 quân bộ.7) Hoàng Lan được 310 quân bộ, 132 quân thủy, 37 con ngựa.8) Uông Lân được 171 quân bộ, 158 quân thủy, 64 con ngựa.9) Nguyễn Hương được 72 quân bộ, 21 con ngựa.10) Triệu Quốc Thành được 371 quân bộ, 151 con ngựa.11) Trương Bảo được 230 quân bộ, 80 con ngựa.12) Tần Mậu được 110 quân bộ và 45 con ngựa.13) Lê Huy Thọ được 200 quân bộ và 120 con ngựa chiến.14) Dương Cự Huân được 150 quân bộ và 50 con ngựa.15) Vũ Lăng Chấn được 180 quân bộ và 51 con ngựa.Quốc Thành đọc đến đấy thời ngừng một lát ra vẻ ngầm nghĩ rồi liếc trông hàng tướng cất tiếng nói lớn:- Này các chư tướng! Binh tướng như thế kể cũng có thể gọi là tạm đủ. Song, chư tướng có hiểu rằng còn thiếu thốn một vật gì… Vật ấy chính là tính mệnh của ba quân hay không?Các tướng ngơ ngác nhìn nhau, ngẫm nghĩ…Triệu Quốc Thành bèn tiếp lời:- Vật ấy là lương thảo! Phải, chả nhẽ quân tướng đều nhịn ăn mà đấu chiến được chăng? Lương cũng như máu ở trong người ta. Người đã không có máu thì sống làm sao được? Vậy chư tướng nghĩ sao?Cả bọn đang im phăng phắc bỗng nổi lên một mối nghị luận, trước còn thì thào nho nhỏ, sau dần dần ồn ào hình như quên mất cả rằng đang dưới quyền một vị chủ soái, dưới cái hiệu lệnh nghiêm ngặt của tam quân, chỉ nghe mang máng thấy những tiếng: “Ồ nhỉ! Làm thế nào?”Bỗng có một vị thiếu niên tướng quân đứng dậy đến trước mặt Thị Trinh vòng tay mà thưa rằng:- Bẩm Đức bà, như ý ngu của tôi thì nên đến các châu, làng mà khuyến hóa149. Những của lương thực ấy phải nên tích trữ cho nhiều thì mới khỏi lo sự thiếu thốn cho ba quân.Thị Trinh tươi cười mà rằng:- Ngươi nói chính hợp ý ta. Thôi ngày đã chiều, các ngươi hãy giải tán, đúng đầu canh tư phải tụ tập tại giáo trường nghe lệnh. - Rồi sơn trại lại im lìm dần dần lẩn vào dưới một bầu không khí tối om, trừ những tiếng vượn hú, beo gầm từ đàng xa vẳng lại…Sáng hôm sau mới tờ mờ đất mà giáo trường đã có vẻ nhộn nhịp tưng bừng. Quân lính tay cầm binh khí bóng loáng đang đi lại chờ chủ soái để nghe lệnh. Các tên tướng họp từng đoàn một, thì thào hỏi chuyện nhau. Có kẻ ngứa nghề lại cầm binh khí múa lộn.Trời vẫn chưa sáng tỏ hẳn. Trên đài thật cao vài tên quân cầm kiếm có vẻ băn khoăn chờ đợi một vài ngọn nến cháy bập bùng chiếu sáng, một cái ánh sáng lờ mờ, nom xa như một vài cái chấm lửa đỏ như hạt đậu leo lét, lúc tỏ lúc mờ.Gió hiu hiu thổi. Một vài ngọn cây rung động để rơi xuống những hạt sương ướt át nặng nề. Cảnh vật như in một mối buồn lặng lẽ.Thì xa xa, kìa, hai quả cầu sáng đang đi gần lại. Bọn quân định thần nhìn lại thì rõ ràng có ba bóng người. Một người đi giữa, hai bên có hai người cầm hai quả cầu sáng. À không! Hai cái đèn lồng…Ba cái bóng in trên con đường gồ ghề khúc khuỷu như ba cái thây ma biết cử động nom xa xa, lúc tiến, lúc lui, chập chờn như dắt nhau tới một cõi thế giới nào bí ẩn… xa xăm.Rồi, ba người ấy tiến đến giáo trường:- Anh em ơi! Đức bà đã tới!Câu nói ấy truyền từ mồm người nọ sang mồm người kia, chả bao lâu làm ồn ào cả giáo trường đang tịch mịch… im lìm.Thì quả nhiên Đức bà tới thật. Chả ai bảo ai bỗng xếp thành hàng ngũ cho thật chỉnh tề rồi đến vòng tay cúi đầu:- Chúng tôi xin kính chào Đức bà. - Thị Trinh lên đài vòng tay đáp lễ các tướng rồi sai quân ra truyền loa, tên quân vâng lệnh vác loa ra nói to lên rằng:- Đức bà truyền cho các tướng quân hãy im lặng để nghe lệnh truyền!Tức thời cả ba quân đứng im thin thít. Cảnh vật lặng lẽ như in một sự gì bí mật thiêng liêng.Lúc ấy Thị Trinh mới ra trước đài cất giọng nhẹ nhàng và dõng dạc oai nghiêm lên mà rằng:- Hôm nay, bản soái họp chư tướng lại đây là có một việc muốn bàn. Phàm quân thì phải có tướng và phải chia ra làm đội ngũ phân minh. Trong các tướng phải chọn ra có tướng hơn tướng kém. Tướng hơn thì sẽ cho đi đầu làm tiên phong. Vậy các tướng hãy tự lượng sức mình rồi sẽ ra tranh ấn.Lệ:1) Hễ ai vác nổi hòn đá 300 cân ở chỗ cạnh giáo trường mà chạy ba vòng mới được ứng thí lần thứ hai.2) Song, lại phải bắn ba phát tên trúng cái hồng tâm điểm thì mới được ứng thí lần thứ ba.3) Phải nhảy qua đống lửa cao mười thước thì mới được ứng thí lần thứ tư.4) Lần thứ tư thời rất khó. Phải một mình tay không đối địch lại với 100 quân bộ mà thắng được, mới được lĩnh ấn tiên phong.Các tướng vâng lệnh “Dạ” ran lên như sấm dậy núi long.Rồi đều xắn tay áo ra tay cướp ấn tiên phong…Trương Tảo tính nóng như lửa, nhảy xổ ngay đến bên hòn đá, vận động thần lực vác bổng cái đá lên tay rồi đi rất thong thả đủ ba vòng, rồi tung lên thật cao nghe đánh rầm một tiếng như đất vỡ trời long, hòn đá ngập sâu xuống đất đến ba tấc.Quân sĩ đều vỗ tay reo hò và đánh trống vang lừng.Xách đá xong, Trương lại nhẩy phắt lên mình ngựa, diễu quanh giáo trường vài vòng, rồi đứng cách xa hồng tâm điểm một quãng ước 100 bước, cong cánh tay vượn bựt mạnh dây cung, chỉ thấy vút một tiếng, cái tên đã cắm phập vào giữa hồng tâm, tiếp luôn hai tiếng “vút vút”, hai chiếc tên nữa đã trúng cả vào giữa hồng tâm điểm.Bọn quân sĩ hoan hô rầm rĩ.Trương Tảo lại càng tăng thêm lòng kiêu ngạo không cần một phút nghỉ ngơi, nhảy sấn ngay vào toán quân 100 tên tráng trai gươm giáo đang túc trực ở cạnh giáo trường.Thị Trinh phất chiếc cờ lệnh thì bọn 100 quân đều xông bổ cả vào Trương Tảo mà đâm chém túi bụi.Khốn nạn! Chúng như một lũ dê non, địch sao nổi con cọp xám tìm mồi. Trương Tảo nhảy đi, nhảy lại, chân đá, tay đấm, tung hoành trong đám quân sĩ như vào chỗ không người. Chỉ trong vòng nửa giờ mà đã cướp được một chiếc giáo trong tay của tiên quân. Trương lại vứt bỏ ngọn giáo, dùng tay không đấu chiến. Đang lúc đắc ý bỗng một tên quân dùng thanh đại đao bổ thẳng vào đầu. Trương đang cúi xuống tìm đường tránh thì một ngọn giáo đã lia vào chân, chàng liền dùng hết sức mạnh rút ngọn giáo để đỡ lưỡi đao. Chẳng ngờ chàng dùng sức quá mạnh mà tên quân lại buông phăng ngọn giáo nên chàng nhào về đằng sau một cái thật mạnh. Một tên quân liền chạy vào ôm chặt lấy ngang lưng, rồi cả đoàn ùa vào vật ngay xuống. Thị Trinh vội truyền ngay đánh một tiếng kiềng, toán quân lại lui thành hàng ngũ.Thị Trinh liền gọi Trương Tảo đến trước đài mà rằng:- Bản lĩnh nhà ngươi kể cũng khá rồi đó, song cần phải luyện tập thêm nữa mới được và cần nhất chớ nên nóng nảy và kiêu ngạo.Trương Tảo cúi đầu vái tạ rồi trở lại bên giáo trường đứng im…Kế đó, các tướng cứ nối nhau mà trổ tài tranh ấn, duy có Triệu Quốc Thành vẫn lẳng lặng đứng xem, không có vẻ gì là nóng nảy. Thị Trinh nhác thấy vậy thời ý không bằng lòng. Được một lát sau thì có ba tướng được đủ cả bốn kỳ sát hạch.Bấy giờ Quốc Thành bỗng dõng dạc nói to lên rằng:- Chư tướng đã trổ tài xong rồi, bây giờ mới đến lượt Thành này đây, nếu Thành này còn điều gì sơ suất xin chỉ bảo nhé! Nói rồi, chạy phăng ra ôm lấy hòn đá để lên bàn tay, chạy đi chạy lại trong giáo trường đến hơn mười vòng mới tung cao lên, lại dùng chân đỡ lấy mà hất xuống đất ngập sâu đến năm tấc. Xong, liền cầm lấy chiếc cung tre nạm đồng, dát hòn bích ngọc là của gia bảo nhà mình. Chàng giương cung lên nhằm giữa đuôi những chiếc tên trước mà bắn. Vèo, mũi tên đã cắm vào giữa chiếc tên trước và đẩy hẳn chiếc tên kia bắn ra ngoài, lại cắm luôn vào chỗ cũ. Cả hai mũi tên nữa cũng đều đúng vào hồng tâm một cách như trước. Quân sĩ đều vỗ tay reo khen cái tài nghệ tuyệt luân của Quốc Thành.Lúc bấy giờ ở giữa giáo trường đang đốt một đống lửa rất to, ngọn lửa bốc lên ngùn ngụt cao đến mười thước. Quốc Thành lấy mắt ước lượng rồi chạy rõ xa lấy đà rồi băng mình vút qua đống lửa.Như không sao cản được sự kinh ngạc và nỗi phục sợ, cả bọn quân đều đồng thanh reo lên một tiếng như núi lở.Triệu Quốc Thành nhảy qua đống lửa một cách rất êm ái mà thần sắc vẫn hồng hào như thường, không có vẻ gì là nhọc mệt cả. Vì các tướng tá đã trổ tài đủ cả, Thị Trinh bèn sai triệt bỏ đống lửa. Rồi nàng cầm chiếc cờ lệnh phất lên một cái, tức thì cả toán quân vẫn túc trực sẵn đấy, đều xông cả lại đánh Quốc Thành. Không chút sờn lòng, chàng giở bài võ gia truyền “tay không chọi binh khí,” chân đá, tay thoi, mạnh như hùm, nhanh như vượn.Chỉ trong vòng nửa giờ đồng hồ mà chàng đã thu được một nắm binh khí trong tay và dồn hẳn toán quân vào một góc. Sau chàng vung khí giới đánh hăng quá, đến nỗi toán quân phải chạy tán loạn mỗi đứa một nơi. Đang lúc chàng cổ động thần oai thì Thị Trinh đã đánh một tiếng kiểng hồi quân. Lúc bấy giờ Quốc Thành mới chịu dừng tay.Thị Trinh tỏ lời khen ngợi.Thế là có bốn tướng được vào chung kết vì đã vượt được bốn lượt thi khó khăn ấy. Bốn tướng ấy là Dương Cự Xuân, Vũ Lăng Chấn, Trần Quý và Triệu Quốc Thành, bốn tướng xuất sắc nhất của đoàn “Nghĩa dũng cảm tử quân” của Thị Trinh. Thị Trinh không biết xử trí ra sao, tự nghĩ thầm: - Ta không ngờ trong nơi sơn dã như thế này mà lại xuất hiện ra những vị anh hùng như thế. Hồng phúc cho nước nhà biết mấy. Nhưng bốn người cùng trúng thời biết làm thế nào bây giờ?Sau bỗng tìm ra một kế, bèn lấy giấy xé ra làm bốn mảnh đều nhau viết vào mỗi một mảnh giấy một chữ Thành, Xuân, Quý, Chấn rồi gọi bốn tướng lại bảo mỗi người chọn lấy một mành giấy. Kết cục Vũ Lăng Chấn chọn phải tên Quốc Thành mà Trần Quý thì chọn được tên Dương Cự Xuân, Thị Trinh bèn truyền Triệu Quốc Thành đấu với Vũ Lăng Chấn mà Trần Quý đấu với Dương Cự Xuân.Bốn tướng vâng lệnh ra chỗ dàn quân. Khi Triệu Quốc Thành thời chiếc tử kim thương, Vũ Lăng Chấn thời chiếc phương thiên hoạch kích. Trần Quý thời chiếc đại đao, Dương Cự Xuân thời chiếc mã tấu.Sau khi đã lấy binh khí rồi, trước hết Triệu Quốc Thành ra giữa giáo trường cùng Vũ Lăng Chấn đấu chiến. Triệu Quốc Thành tay cầm chiếc tử kim thương múa tít lên như chong chóng lúc lên lúc xuống, lúc tiến lúc thoái, nhanh nhẹn, như yến liệng, chim bay; chiếc phương thiên hoạch kích trong tay Vũ Lăng Chấn cũng quay cuồng vật lộn như muôn đóa hoa lê, xa trông như hai đạo thanh quang giỡn đùa trên không, trông rất là đẹp mắt. Quốc Thành thấy đánh đã hơn 20 hợp mà chưa đổ được Vũ Lăng Chấn thời tức bực đổi thế, chiếc tử kim thương loang loáng, như muôn đạo bạch quang át hẳn chiếc phương thên hoạch kích của Lăng Chấn.Bọn quân sĩ xung quanh chốc chốc lại reo to lên những tiếng “Giỏi quá! Giỏi quá!” Vũ Lăng Chấn đánh với Quốc Thành hồi lâu mà thấy Quốc Thành vẫn hăng hái, tiến thoái không rối loạn, còn mình thời chân tay mỏi mệt, đường kích như đã cuống mất rồi, chỉ một mực đỡ. Thị Trinh ngồi trên đài thấy vậy, liền chỉ kiếm nói to:- Hoãn chiến! Hai tướng!Dứt nhời, hai tướng đã đứng dừng cả lại. Quốc Thành nét mặt vẫn thản nhiên không chút gì là nhọc mệt; còn Vũ Lăng Chấn thời mặt đỏ gay gắt, mồ hôi chảy ra như tắm, tay cầm chiếc kích chống xuống đất thở hổn hển nói:- Nếu không có Đức bà hôm nay thì thật tôi không lối chạy nữa, Triệu huynh giỏi quá, giỏi quá!Thị Trinh mỉm cười mà rằng:- Kể Lăng Chấn cũng khá đấy, nhưng còn nhiều điều sơ xuất lắm, như thế kích mà ngươi cứ một mực đánh như thế thời còn trống trải lắm. Thôi hãy về chỗ! Ta sẽ định liệu sau. Nào! Còn Dương, Trần hai tướng đâu?Dương Cự Xuân, Trần Quý thấy Thị Trinh gọi thời liền cùng nhau nhảy vót ra giáo trường đấu chiến. Hai người như hai con mãnh hổ xổ lồng giao chiến rất là hăng hái. Thanh đại đao trong tay Trần Quý bay lộn tung hoành, thế mạnh như giao long tìm nước, sức nhanh như vượn đói tìm mồi. Dương Cự Xuân cũng vũ lộng thanh mã tấu múa quay tít không để cho thanh đao chạm tới mình. Thật là một trận tranh đấu “đá chạy cát bay”, một đằng tám lạng một đằng nửa cân, không thể phân biệt được ai là hơn, là kém.Nhưng chỉ được trong nửa giờ thì Cự Xuân đã thấy hơi sút, luồng mã tấu đưa đi đưa lại đã không được mạnh mẽ như trước, mồ hôi đã dầm hết cả áo giáp mà lưỡi đao của Trần Quý càng ngày càng dũng mãnh khác thường. Trần Quý thấy Cự Xuân đã có vẻ bối rối thì ráng sức bình sinh cất thanh đao bổ mạnh xuống đầu. Nhưng thanh đao ấy chỉ là hờ mà thôi, khi Cự Xuân vội đưa thanh mã tấu lên đỡ thì Trần Quý đã thu ngay thanh đao lại hắt ngược lên một cái thật mạnh, mã tấu của Cự Xuân buột tay rơi xuống đất. Cự Xuân đang lúc luống cuống thời Thị Trinh đã hồi chiêng thu quân.Thị Trinh liền gọi hai tướng lại và nói:- Hai tướng võ nghệ cũng đã khá rồi đó, song chớ nên thấy thế mà kiêu căng và Cự Xuân cần phải bình tĩnh mới được. Cái sự thua hôm nay do ở sự không bình tâm đó. Thôi hãy lui về chỗ rồi ta sẽ định liệu.Thị Trinh lại ra ngoài đài lớn tiếng mà nói rằng:- Hỡi các quân sĩ! Hôm nay ta sở dĩ họp các ngươi đến đây cốt để luyện tập cho tinh về binh pháp đấy thôi! Các ngươi cần phải giữ hàng ngũ cho phân minh, nghe hiệu lệnh cho rõ ràng, nếu không sẽ phạm vào quân luật, bị chém đó!Các quân sĩ đều vâng lệnh “Dạ” ran lên. Thị Trinh bèn sai một viên giám quân đánh một hồi trống, dứt hồi trống ngót 2.000 quân bộ hàng ngũ chỉnh tề răm rắp ra giữa giáo trường đứng im phăng phắc. Không một tiếng ho, gươm giáo dựng lên một lượt, rồi đến 15 viên tướng cưỡi ngựa đứng hai bên hàng quân sĩ tay cầm trường kiếm rất là uy nghi chỉnh túc, yên lặng, đoàn quân sĩ đứng im chờ đợi một vị chủ tướng. Một tiếng loa vang động khu rừng, đồng thời nổi dậy mấy khúc nhạc du dương, vẳng từ đằng xa xa đưa lại, bỗng trên võ đài một lá cờ đại đề mấy chữ thêu kim tuyến: “Phục quốc quân Thống tướng Triệu”, rồi một toán quân rầm rộ đi ra hàng ngũ tề chỉnh. Trên con ngựa thiên lý mã trắng như tuyết, Thị Trinh đang chỉ bảo quân sĩ, đầu chít khăn lam, mình mặc một bộ võ trang mầu biếc, tay cầm thanh bảo kiếm, tay cầm cờ lệnh nom có vẻ hùng dũng lạ thường.Tuy nét mặt tròn như vành nguyệt, lông mày cong thanh tú, đôi con mắt bồ câu đen láy, miệng tươi như hoa nở mà vẫn ẩn hiện một cái khí lượng anh hùng. Nàng vùng quanh giáo trường một hồi lâu rồi cầm cờ lệnh phất mạnh một cái, 2.000 quân bỗng chia ra làm năm hàng rời rạc. Nàng lại phất cờ một lần nữa thì 2.000 quân ấy đã biến thành hình “Ngũ hoa trận”150, nàng lại phất cờ một lần nữa lại biến ra thế “Liên hoa trận”151 rồi dần dần lại cứ biến hóa khác thường.Lúc bấy giờ, trời vừa đúng ngọ, ánh nắng chói lọi, nóng nực lạ thường, nên Thị Trinh cho các quân sĩ ai về trại nấy yên nghỉ. Thị Trinh cũng về đại trại. Giáo trường lại quạnh hiu vắng vẻ trừ một vài ngọn cây in bóng trên mặt đất rung rinh.Sáng hôm sau, mới lờ mờ chưa tỏ đất, thần “Mặt trời” chưa hở mặt với nhân gian thì ở trên chốn sơn trại, đã một hồi trống hùng dũng như đánh thức cả các quân sĩ đang im lìm trong giấc mộng quá nồng. Lập tức cả đoàn cảm tử quân ấy trỗi dậy, rửa mặt súc miệng, rồi chả ai bảo ai, đều vận nhung trang, sửa sang khí giới và sắp hàng răm rắp để ra giáo trường.Ở đó, trên đài, đèn nến sáng choang, Thị Trinh đã ngồi trên một chiếc ghế mây, trải da hổ. Hai bên có hai tên thị tì thân tín đứng hầu, ngay bên cạnh có Triệu Quốc Thành đứng, vì lúc bấy giờ hãy còn tối nên đèn nến thắp sáng choang, chung quanh đài có 100 quân sắp hàng, đều tay cầm đuốc. Lúc đó các quân sĩ và tướng tá đã xếp hàng ở trước đài và cúi đầu chào Thị Trinh. Nàng vòng tay đáp lễ và sai tên giám quân cầm loa truyền lệnh:- Các tướng tá và các quân sĩ đều yên lặng, Đức bà có lệnh truyền.Tức thì tất cả các quân sĩ cùng tướng tá đều im thin thít, mà có lẽ không ngước mắt lên nhìn như lo sợ một sự gì rất oai nghiêm, bí hiểm…Thị Trinh đưa cho Triệu Quốc Thành một tờ giấy, Triệu Quốc Thành tiếp lấy tờ giấy và dặng hắng lấy giọng mà đọc:An Phổ, Phục quốc quân Thống tướng Triệu, tuyên cáo chư tướng cùng các quân sĩ đều biết. Bản soái tùy theo cơ trời vận chuyển và thể lòng dân trong nỗi lầm than nên mới dấy nghiệp. Lại có các ngươi có lòng ái mộ mà đến xung theo, đoàn nghĩa quân này được mỗi ngày một đông. Ta lạm nhận cái chức Thống tướng này tự lấy làm áy náy lắm. Vì bổn phận, hôm qua ta có họp chư tướng lại đo cân tài sức, để định liệu. Nay ta cứ thứ tự theo sức tài của các tướng mà giao chức:1) Triệu Quốc Thành, đã qua nổi bốn lần thi khó khăn và đánh nổi được Vũ Lăng Chấn, được làm Phục quốc quân, Chánh tiên phong coi 500 quân.2) Trần Quý đã qua nổi bốn lần sát hạch và đánh nổi được Dương Cự Xuân, được làm Phục quốc quân, Phó tiên phong coi một đạo 500 quân.3) Vũ Lăng Chấn, đã qua được bốn lần sát hạch, được làm Hữu dực tướng quân coi 300 quân.4. Dương Cự Xuân đã qua được bốn lần sát hạch, được làm Tả dực tướng quân coi 300 quân.5. Uông Lân, đã qua được ba lần sát hạch và đã đối địch ngót một giờ với 100 quân, được làm Hậu tập tướng quân.6. Trương Tảo đã qua được ba kỳ sát hạch, được làm Giải lương quan.7. Còn các viên tướng như Phan Thái Tâm, Lương Ngọc Phan, Trần Hoành, Dương Huệ, Ngô Thúc Đoan, Hoàng Lan, Nguyễn Hương, Tần Mậu, Lê Huy Thọ thì đều được làm chức tướng quân ở trung quân trướng theo lệnh điều khiển.Ta theo tài cán các ngươi mà giao chức, kẻ được làm chức cao thì không nên lấy thế làm kiêu ngạo, kẻ làm chức kém thì không nên lấy thế mà hờn lòng, kẻ giỏi, cố gắng cho giỏi hơn, người kém cố gắng cho nên giỏi. Ai có công sẽ được thưởng, kẻ có tội sẽ phải phạt, việc quân bất luận công tư, các tướng cố gắng mà luyện tập quân sĩ cho thành tài thì mới mong rửa được sạch nỗi hận bị người Ngô giày vò, mới mong hắt bỏ được những nỗi khổ sở lầm than của quốc dân.Quốc Thành đọc xong, Thị Trinh liền trao ấn cho từng tướng một. Song vừa lúc sắp cho ra giải tán thì Uông Lân bước ra cúi đầu vái mà rằng:- Mạt tướng thiển nghĩ như trong lúc hành quân mà tâu “bẩm Đức bà” thì không tiện, mà kêu “bẩm Thống tướng” không, thời nghe chướng tai, vậy, chúng tôi có nghĩ ra một tên, xin tôn Đức bà làm “Nhụy Kiều tướng quân”.Thị Trinh ngẫm nghĩ một lát mà rằng:- Ta tự nghĩ “hữu danh vô thực” thì có làm gì. Song các tướng đã có lòng quá yêu mà cho ta cái mỹ danh ấy thì ta cũng xin tạm nhận mà muốn cho xứng cái mỹ danh ấy ta cần phải hết sức làm việc cho khỏi thẹn với lương tâm.Các tướng đều hoan hô rầm rĩ.Rồi đó, Thị Trinh truyền mở tiệc khao quân.