- Kính thưa ứng cử viên Tổng Thống!- Thôi chú “tốp” lại cho anh nhờ! Đừng gọi thế!Từ hôm Thảo, nghe lời xúi “khôn” của Kha, đưa đơn ứng cử Tổng Thống, các em út của Thảo đã tâng tốc Thảo, mỗi khi cần “đả” của Thảo chút tiền tiêu vặt. Thảo thừa biết là chúng nịnh xằng, nhưng mỗi lần thấy chúng xưng hô: “Kính thưa ứng cử viên Tổng Thống”, chàng vẫn khoái nghe hơn. Tuy Thảo nạt em út, không cho gọi như vậy, Thảo đã bắt đầu thất ghét những đàn em vẫn tiếp tục gọi mình bằng “ông” hay “anh”. Một vài đứa em út sỏ lá, lại bố trí mưu mô với ông thầy bói Kim, để khi bất thình lình, họ đưa Thảo tới xem bói, thì lão thầy bói sẽ sụp lạy, tung hô “vain tuế”, khiến Thảo tuy biết là chúng dàn cảnh, mà vẫn thích thú để chúng bịp, và Thảo chịu khó nghe bịp, rồi dần dần chàng cũng bịp cả mình!Lúc đầu, chàng nghĩ mình sở dĩ ra ứng cử là vì sắp vỡ nợ, nhưng chỉ vài ngày sau, chàng quên phứt ngay cai lý do bần tiện đó để đinh ninh rằng chàng vì dân vì nước mà tranh đấu! Cho nên Thảo say sưa lao mình vào công cuộc tranh cử. Biệt thự của Thảo đổi thành trụ sở vận động, lúc nào cũng tấp nập hàng trăm cán bộ, cố vấn. Cũng theo gương Mạnh Thường Quân, Thảo chia các cố vấn, cán bộ làm nhiều loại, nhiều cỡ. Loại tồi nhất là loại chỉ cần ngày ngày nuôi ăn hai bữa rồi muốn làm gì thì làm, có phản tuyên truyền Thảo cũng không sao. Hạng này chiếm đa số. Có những thanh niên đáng nhẽ buổi trưa phải mất 10$ đến quán Anh Vũ ăn cơm, cũng rủ nhau tới nhà Thảo, nhập nhằng đóng vai cán bộ, ăn chạc một bữa cơm, tán dóc một vài câu, rồi chuồn. Hạng thứ hai là hạng mỗi ngày, ngoài việc ăn uống, còn “vòi” Thảo phải cấp “công tác phí”. Thảo thường giao tiền cho ông “bí thư” của Thảo giữ, mỗi khi có một cán bộ đến báo cáo, hoặc cố vấn hiến kế, Thảo chìa một ngón tay ra hiệu, thì ông bí thư sẽ “dâng” ông cán bộ một “bách”, Thảo chì hai ngón tay, thì ông cán bộ sẽ lĩnh hai “bách”. Hạng thứ ba là bộ tham mưu tối cao của Thảo. Bộ tham mưu này gồm có một chính khách đối lập, chuyên việc soạn thảo các tuyên ngôn, diễn văn v.v... để cho Thảo đọc, một ông chủ báo rất đa mưu vì nghiền, một ông đại công chức bị thải hồi và một nhà văn chuyên viết Pháp ngữ! Bọn này được đãi ngộ vào hàng thượng khách, được Thảo thỉnh thoảng “dâng” năm, bảy, “ghim”.Thảo đang đi đi, lại lại trong phòng khách, tập đọc bài diễn văn nẩy lửa mà bộ tham mưu vừa trao cho chàng, thì Văn lò dò tới. Vừa nhìn thấy Văn, Thảo vội cất dấu bản diễn văn vào túi, giơ cả hai tay ra bắt tay Văn, rung thật mạnh:- Đi đâu mất hút mà mấy hôm nay, tìm hoài không thấy anh? Bộ tham mưu của tôi không có anh viết giúp tuyên ngôn thì hỏng bét!Văn cười:- Viết thì viết, nhưng “tiền trao cháo múc”, liệu anh có đồng ý không?- Thì tiền trao cháo múc! Vậy điều kiện của anh ra sao?Văn cười:- Nói đùa vậy, chứ anh thiếu gì người viết “chiến” hơn tôi. Hôm nay tôi đến đây, không phải là giúp ý kiến anh về việc anh ra ứng cửa, mà là để bàn với anh về chuyện Khạ..Từ khi Thảo ra ứng cử, thì những chuyện buôn lậu, Thảo cho là bần tiện, không đáng quan tâm, nên chàng chỉ mong tống Văn đi để chàng tập đọc diễn văn:- Thuốc phiện mất đã lâu ngày, nói tới làm gì? Còn chuyện Hổ bị bắt thì, theo ý tôi, anh nên gặp thằng Kha mà giải quyết với hắn.- Hắn trốn, có dám gặp tôi đâu mà giải quyết!- Tôi gọi điện thoại cho anh nói chuyện thẳng với nó nhé!Thảo quay số điện thoại, và khi có tiếng Kha ở đầu giây, Thảo nói trong ống:- Này có anh Văn cần nói chuyện với anh đây này.Rồi Thảo đưa ống điện thoại cho Văn. Văn vừa áp cái máy vào tai, thì đầu day bên kia, Kha cắt ngay, khiến Văn quăng cái ống nghe xuống bàn, lẩm bẩm:- Thằng khốn nạn! Nó không dám nói chuyện với tôi. Để tôi đến thẳng nhà nó...Nghe Văn dọa tới nhà Kha, Thảo xúi thêm để Văn cút đi cho sớm:- Phải đó, anh lại nhà nó đi!Văn lừ đừ bắt tay Thảo. Thảo nhìn Văn, cười tủm tỉm, dặn dò:- Này, có đến thì đừng gây lộn, đánh nó đấy nhé. Độ này thằng cha “cay cú” lắm, cũng chả nên trêu vào nó.- Cay cú với ai?- Cay cú về cô em của ông, chứ còn cay cú với ai nữa!Văn không muốn nghe thêm, bắt tay từ giã Thảo... Ra tới đường, Văn tần ngần suy nghĩ thấy dự định tới thẳng nhà Kha của mình chỉ là một chuyện điên cuồng. Chắc chắn Kha lánh mặt không tiếp, mà có gặp Kha cũng chỉ là để gây gổ thêm, chửu bới, cãi lộn, không ăn nhằm gì! Văn chợt có ý nghĩ đến thăm Lượng, chàng tự nhủ: “Ừ! Mà sao m2in lại không tới nhà Lượng”. Rồi Văn cười thầm, liên tưởng tới những lời mà Huyền đã nói với Văn, về “ức đoán” của Tuyết cho rằng Văn “sợ” Tuyết, nên không dám lại thăm Lượng. Nghe em kể chuyện, Văn chỉ biết lắc đầu, nhắc đi, nhắc lại một câu: “Con bé láo quá! Láo quá”....Văn vẫy taxi và khi xe đậu trước cửa nhà Lượng, Văn không khỏi bực tức thấy điệu bộ mình không được tự nhiên. Văn tự nhủ: “Gặp con bé, mình phải cho nó một bài học mới được”. Nhưng khi chàng bấm chuông, người đầy tớ gái chạy ra nói: “Ông cháu đi vắng, chỉ có một mình bà cháu ở nhà”. Văn do dự không biết có nên vào hay không. Văn còn đang tần ngần, thì Tuyết đã hiện ra ở ngưỡng cửa và nàng hớn hở kêu:- Kìa Thầy!Tuyết hấp tấp chạy bổ ra. Dáng điệu vui mừng, hồn nhiên của Tuyết làm cho Văn hết tức bực, nhưng chàng vẫn giữ nét mặt nghiêm nghị, hỏi Tuyết:- Anh Lượng đi đâu, sắp về chưa?Tuyết nhanh nhẩu:- Đi ra phố, sắp về rồi. Mời thầy vào!Tuyết mặc một cái quần cao- Bồi, bó sát lấy đùi, và một cái áo hở cả tay lẫn cổ, khiến Văn ngượng nghịu nhìn thoáng Tuyết, rồi lững thững đi lên thềm, ngó quanh ngó quẩn, đợi Tuyết mở cửa phòng khách.Văn tưởng Tuyết sẽ vào trong nhà, thay quần áo, ăn vận cho kín đáo, để tiếp chàng, nhưng Tuyết hình như không để ý tới cách phục sức của mình, khiến Văn thấy cần phải “chỉnh” Tuyết ngay. Chàng vừa ngồi xuống đi- Văng đã nghiêm nghị nói với Tuyết...- Hôm qua, Huyền nó có lại nhà thầy. Nó kể chuyện nó có lại thăm Tuyết...Tuyết đưa mắt nhìn Văn, và Tuyết biết ngay là Huyền đã nói tất cả những điều mình nói với Văn.Không hiểu Tuyết có hoảng sợ thực hay không, nhưng bề ngoài, Tuyết cũng làm ra vẻ lấm lét, lễ phép hỏi Văn:- Thưa thầy, chị Huyền có nói chuyện gì không ạ?Văn cười, nhưng vẫn có vẻ nghiêm:- Nó nói nhiều lắm. Tôi biết đó toàn là chuyện đùa, nhưng tôi cũng thấy cần phải giải thích với Tuyết một vài điểm!- Dạ, thầy cứ dạy!Không khí trở nên nghiêm trang một cách giả tạo. Hình như cả hai người đều không tin ở những lời mình nói, nhưng vẫn cố làm ra vẻ tin tưởng. Tuyết ngoan ngoãn lắng nghe những lời chỉnh huấn của Văn:- Tuyết cũng biết tôi không phải là kẻ đạo đức giả. Nhiều khi tôi không phân biệt nổi thế nào là xấu, thế nào là tốt. Và có nhẽ tôi cũng xấu như mọi người. Nhưng có một điều, tôi vẫn cho không nên “bỡn cợt”, coi thường, đó là cái tình thầy trò... Cho nên khi tôi thấy Huyền nó nói, tôi không khỏi buồn, tuy vẫn biết là Tuyết đùa...Có nhẽ, trong giây phút Văn nói những lời kể trên, Văn thành khẩn thực, cho nên Tuyết cũng xúc động nhìn Văn, nói nhỏ:- Thưa thầy, thầy tha lỗi cho con.Tuyết có vẻ hối lỗi, khiến Văn càng phấn khởi hùng biện:- Chắc Tuyết biết không còn gì đẹp bằng tình thầy trò. Những lúc chán đời nhất, tôi vẫn còn chút an ủi cuối cùng khi nghĩ đến những người học trò vừa ngoan, vừa dữ tợn, láo lếu của mình... Đối với Tuyết, tuy tôi không lại thăm, nhưng chắc Tuyết thừa biết tôi vẫn hằng mong cho Tuyết tìm thấy hạnh phúc với anh Lượng...Tuyết đột nhiên ngẩn mặt nhìn Văn, trả lời:- Cám ơn thầy. Nhưng tiện hôm nay, con có việc muốn trình bày.- Việc gì?- Con định trở về với gia đình, con không ở với ông Lượng nữa!Lời nói của Tuyết đột ngột, nhưng không làm cho Văn sửng sốt. Tuy nhiên, Văn vẫn làm vẻ ngạc nhiên, hỏi Tuyết:- Sao thế con?Tuyết chưa biết bắt đầu thế nào, tìm kế hoãn binh, nói với Văn:- Để Tuyết pha cà phê cho thầy uống, rồi Tuyết xin kể hết. Tuyết pha cà phê tuyệt lắm thầy ạ!Tuyết thong thả đi lấy đường, lấy “phích”, hình như cố trì hoãn giây phút trả lời Văn.Nhìn cà phê chảy từng giọt, từng giọt, và nhìn Tuyết chăm chú ngắm những giọt cà phê, Văn hỏi Tuyết:- Có nhẽ Lượng nhiều tuổi, không hợp với Tuyết phải không?Tuyết vẫn nhìn ly cà phê, như trả lời ly cà phê, chứ không phải trả lời Văn:- Không phải là vì nhiều tuổi. Thú thực với thầy, Tuyết cũng không ưa bọn con trai cùng lứa tuổi.- Thế thì tại sao? Lượng chiều và yêu Tuyết lắm cơ mà?- Có nhẽ vì thành kiến ngay từ buổi gặp gỡ đầu tiên. Vả lại cũng còn một lý do sâu xa hơn, nếu thầy đừng mắng, đừng bảo con là hỗn, thì con sẽ nói.- Con cứ nói!- Lý do sâu xa nhất là tại thầy!Văn cao mày:- Sao lại tại thầy?Tuyết mỉm cười rất hồn nhiên:- Kể ra tại thầy mà cũng không phải tại thầy... Hồi Tuyết đi học ở trường thầy, đã có lần Tuết vào nghe “chạc” một giờ dạy của thầy mà thầy không biết. Buổi đó thầy giảng về bài luận: “Tại sao người ta sợ sự thực”. Tuyết nhớ rành mạch lời thầy giảng rằng, con người vốn hèn nhát, sợ sự thật của lòng mình, của tâm hồn mình, nên vô tình hay cố ý vẫn thỏa hiệp điều đình với sự thật, với lương tâm để tự dối mình, tự tạo một hình ảnh không đến nỗi quá xấu, để mình khỏi ghê tởm mình, chứ không ai dám nhìn thẳng vào những ý nghĩ, vào tâm tình mình. Ai cũng chỉ mong thỏa hiệp với lương tâm, thỏa hiệp cả với quá khưa. Khi đó thầy dùng một tiếng Pháp gì hay hơn, đúng danh từ “thỏa hiệp” chữ gì thầy nhỉ?- “Composer”!- Phải rồi “composer avac la vérité”. Đúng quá thầy ạ! Hồi đó, Tuyết vì hoàn cảnh gia đình điêu linh, nên đã làm một chuyện xấu xa. Tuyết bị lương tâm dằn vặt, nên Tuyết tìm đủ lý lẽ để tự bào chữa. Tuyết tìm đủ cách “composer avec la vérité” như lời thầy dạy, cho nên khi Tuyết nghe lời thầy nói, Tuyết thấy thấm thía... Tuyết đã lĩnh hội bài học của thầy khiến từ thái độ, cử chỉ, đến lời nói của con, ai cũng cho là táo bạo, trắng trợn... Vì vậy, đối với Lượng, chẳng nói thì thầy cũng hiểu là con chỉ định lợi dụng. Sở dĩ con chịu tạm thời lấy Lượng cốt là để giải quyết những khó khăn vật chất, nhất là để cha con đỡ vất vả. Bây giờ con đã có tiền, cha con đã có cái nhà riêng và chút vốn, dĩ nhiên lúc này con không cần đến Lượng nữa...Những lời nói sống sượng đến tàn bạo của Tuyết, làm Văn rùng mình, có cảm tưởng mình còn ngây thơ hơn cả Tuyết! Văn nghiêm nét mặt, bảo Tuyết:- Con làm thế đâu có được! Lợi dụng Lượng như vậy không nên, Tuyết ạ! Tuyết vội trả lời:- Sống là lợi dụng lẫn nhau! Lượng cũng lợi dụng con! Vả lại, đồng tiền của Lượng cũng là đồng tiền của người khác, con có lấy chỉ là đòi về cho cha con những số tiền mồ hôi, nước mắt, mà họ cướp của cha Tuyết!Văn đành xoay về mặt tình cảm:- Nhưng làm thế thật tội nghiệp cho Lượng! Anh ấy yêu Tuyết, bỏ anh ấy thì “tội” cho anh!...- Anh ấy nhiều tiền, có khổ sở một chút cũng không sao! Vả lại, con cho rằng Tuyết bỏ đi ba ngày, thì anh sẽ quên hết!Văn thấy Tuyết nhận định rất đúng và chàng cũng tin là chỉ ba ngày sau, là Lượng quên hết. Tự nhiên Văn thấy đau xót dùm Tuyết. Chàng buộc miệng nói:- Thầy thương con quá.Và chàng vội nói thêm:- Thương con như Thu, con đẻ của thầy ở nhà!Tuyết lẳng lặng xúc một muỗng đường, đổ vào ly cà phê, quấy cho đường tan, rồi đặt ly cà phê trước mặt Văn:- Thầy thử nếm cà phê con pha xem ra sao!Văn uống một ngụm, hơi nhăn mặt, nói với Tuyết:- Ít đường, nên hơi đắng.Tuyết cười buồn:- Đắng mới ngon, có phải không thầy? Hương vị cuộc đời đắng hơn nhiều, mà ai cũng vẫn thích sống thầy nhỉ?Văn uống luôn cạn ly, tuồng như cố gắng uống cả câu nói đắng cay của Tuyết. Tuyết thủ thỉ nói tiếp:- Kỳ quặc một điều là gặp ai, con cũng ưa nói chuyện vui, phá phách, thế mà gặp thầy thì lại thích nói những chuyện buồn... Tại sao thế thầy?Văn cười:- Thú thực câu chuyện Tuyết nói cho thầy biết Tuyết định bỏ Lượng, làm thầy áy náy lắm, vì thầy có cảm tưởng thầy cũng có trách nhiệm về quyết định của Tuyết.- Ồ! đây là việc riêng của con, có liên quan gì tới thầy! - Vẫn biết là không liên can, nhưng giá Tuyết đừng nói cho thầy biết thì hơn. Biết chuyện mà không can nổi Tuyết, nó ra làm sao ấy!Tuyết cười phá:- Thầy lẩn thẩn rồi! Con có phải là đứa con nít nữa đâu mà thầy lo phải gánh trách nhiệm về hành đọng của con. Mỗi người có một quan niệm sống, một hướng đi để tìm hạnh phúc...Ngày bây giờ thầy bảo chị Thu, con thầy ở nhà, phải sống theo quan niệm của thầy đã chắc gì nó nghe thầy, huống chi là con! Con có nhiều ly do không thể nghe lời khuyên can của thầy được, thì thầy có trách nhiệm gì mà thầy áy náy?Văn lắc đầu:- Tuyết chưa hiểu hết ý của thầy. Vẫn biết mỗi người có một quan niệm sống, và thầy tôn trọng hơn ai hết, quyền tự do tự tạo lấy hạnh phúc của mọi người. Nhưng điều mà thầy lo ngại là thầy thấy cái quan niệm sống, cái hướng đi tìm hạnh phúc của Tuyết hình như giống cái quan niệm của thầy, mà theo kinh nghiệm của thầy, cái quan niệm sống này sẽ chỉ làm Tuyết khổ sở... Cho nên thầy lo cho Tuyết là vì thế.- Nhưng đã chắc gì là con chịu ảnh hưởng cái quan niệm sống của thầy? Sự thực là con cũng chưa hiểu rõ quan niệm sống của thầy ra sao?- Tuyết nói là Tuyết bắt chước thầy, không chịu điều đình, thỏa hiệp với sự thật, với lương tâm. Điều đó nguy lắm con ạ! Bí quyết sống là phải thỏa hiệp với cuộc đời, nhận lấy phần hạnh phúc hoặc tủn mủn, hoặc mong manh, mà cuộc đời dành cho chúng ta, không nên băn khoăn, thắc mắc tự hỏi: “Hạnh phúc có thế thôi ư? Đời có thế thôi ư?” thì chỉ mang khổ vào người, nhất là đối với một người đàn bà... Từ trước đến nay, thầy vẫn tưởng rằng “sống” là phải tìm tòi, khám phá không ngừng; nhưng càng tìm tòi thì càng chua xót, càng buồn... Thầy có một ông anh họ, năm nay đã sáu mươi tuổi mà hầu như chưa biết buồn bao giờ, và từ bốn mươi năm nay, ông làm công chức, ông chỉ có một niềm hạnh phúc không thay đổi là làm việc suốt tuần lễ, đợi đến chiều thứ bảy để được đánh “tổ tôm” còm, cùng mấy người bạn đồng sự. Không biết là ông ta ngu hay khôn hơn mình. Nhưng có điều chắc chắn là ông không khổ bằng mình. Tuyết nên bắt chước ông anh họ của thầy, chớ đừng ngang ngạnh không chịu thỏa hiệp với cuộc đời, thì nguy hiểm lắm...!Tuyết đứng lên, vái luôn Văn ba vái:- Con xin lạy cả ông anh họ của thầy và luôn cả cái hạnh phúc đánh “tổ tôm” của ông. Con khổ thì con ráng chịu, nhưng con sẽ sống theo quan niệm của con. Mà con cam đoan với thầy là sẽ tìm thấy hạnh phúc, cho thầy coi!Văn sực nhớ tới ông già chạy xe xích lô, cha đẻ của Tuyết, và chàng hỏi thăm Tuyết:- Thế còn ông thân sinh ra Tuyết hiện giờ ra sao?- Cám ơn thầy, vẫn thế!Thực ra, Tuyết nói dối. Ông già thân sinh ra Tuyết—ông Phó Lành—đã thay đổi nhiều, từ khi Tuyết lấy Lượng. Ông không phải vất vả như trước. Sẵn có tiền, lại nhớ con gái vì xa con, không biết làm gì để khuây khỏa, ông đâm ra nghiện rượu... Trước kia, tuy phải đầu tắt mặt tối, nhưng ít nhất ông cũng thấy đời ông còn ý nghĩa, còn mục đính rõ rệt là kiếm tiền nuôi cho con ăn học, và tuy khổ về vật chất, ông lại hãnh diện và vui về tinh thần. Nhưng bây giờ thì thật hết! Sống đối với ông chỉ là cố tìm cách quên đời, đợi chết, chết để chôn ở một mảnh đất không phải là cánh đồng của nơi chôn “nhau” cắt roan, cho nên nhiều buổi chiều, ông uống rượu, rồi nhớ con, nhớ quê hương, ông khóc rống như bò...Nghe Văn hỏi thăm, Tuyết chạnh nhớ đến hoàn cảnh đơn chiếc của cha, thở dài nói tiếp:- Có nhẽ cha con đọ này giở chứng chết!- Sao vậy?- Ông cụ sống lủi thủi một thân một mình, nên uống rượu cả ngày và khóc luôn. Nhiều lúc, con lẩn thẩn nghĩ: đáng nhẽ cứ để cha con làm xe thì ông cụ lại sung sướng hơn bây giờ. Vì vậy, con tính trở về với cha con, Bố con sung khắc, sống gần nhau thì cãi nhau, nhưng xa thì nhớ...Văn tự nhiên thấy buồn hộ cho ông già của Tuyết:- Ừ, nếu Tuyết về với ông già thì cũng là điều tốt... Miễn là Tuyết đừng bỏ Lượng để sống với người khác.Tuyết vội giải thích:- Con có phải vì yêu người khác mà bỏ ông Lượng đâu! Lần này trở về, con sẽ lại đi học.- Lại đi học?- Vâng, con sẽ lại đi học. Nhưng con sẽ tìm một cái trường nào không ai biết tung tích con là ai cả. Có nhẽ con sẽ ra Huế.- Sao thế?- Để cắt đứt với quá khứ, thầy ạ! Người ta mỗi người có tới ba, bốn bộ mặt; ba, bốn “bản ngã”, thầy nhỉ! Ngoài “con Tuyết lợi dụng ông Lượng”, còn có con “Tuyết nữ sinh”, và bên cạnh con “Tuyết đợt sóng mới”, còn có con Tuyết sống với cha già nữa, có phải không thầy? Cũng như thầy, khi ở lớp học thì con thấy thầy đạo mạo ghê, nhưng ngoài “Giáo sư Văn đạo mạo”, chắc còn nhiều ông Văn khác thầy nhỉ...Văn phì cười, vui vẻ bảo Tuyết:- Con học đâu cao lối soi mói tâm lý người khác vậy?Để cắt đứt, chàng đứng dậy, nói với Tuyết:- Thôi thầy đi, chả đợi ông Lượng nữa. Ông Lượng về, thì bảo dùm lại kiếm thầy ngay. Có việc cần lắm! - Chắc việc lão Kha phải không thầy?- Ừ!- Con đã nói với thầy, để con “trị” thằng cha đó hộ thầy, mà thầy cứ gạt đi. Chị Huyền đã hứa đưa con lại nhà nó, thầy bằng lòng không?Văn cười:- Có nhẽ phải nhờ đến Tuyết thực!Mắt Tuyết long lanh, gương mặt thoáng trở nên dữ dội, độc ác:- Nó có ba đầu sáu tay, con cũng sẽ trị nỗi! Đấy thầy xem, chỉ vì hôm đầu tiên gặp ông Lượng, con nghe cái giọng khinh bỉ, đáng ghét của ông ta gọi con là gái “đĩ”, nên ít ngày nữa, con sẽ bỏ đi, để xem hắn khổ vì đồ “đĩ” như thế nào?Văn nhìn Tuyết, lắc đầu:- Quả tình, nghe con nói, thầy cũng bắt đầu “sợ” Tuyết.Hai thầy trò thẳng thắn nhìn nhau cười. Văn dặn Tuyết:- Nếu trong vòng một giờ, anh Lượng trở về, Tuyết nói dùm là mời anh tới nhà anh Phan, tôi đợi anh ở đó.- Ông Phan, người yêu của bà Phi Yến, hở thầy?- Chả biết có phải là người yêu hay không?- Nghe nói lúc này Phi Yến sống với ông Phan mà! Hay thầy cho con đi cùng, con xuống “xem mặt” ông Phan ra sao một chút!Văn gạt đi:- Cô này kỳ cục quá! Có cái gì mà xem! Thôi thầy đi đây!... Ngồi trên xe taxi, Văn thừ người ra suy nghĩ. Chàng quên phứt chuyện Thịnh, Hổ bị bắt, để băn khoăn nghĩ tới trường hợp Lượng và Tuyết.Đến nhà Phan, Văn trả tiền xe, sắp sửa bước lên cầu thang gác, thì người đàn ông dưới nhà nói:- Ông tìm ông Phan hả? Ông Phan dọn đi rồi.Văn sửng sốt:- Dọn đi? Ông ấy dọn đi từ bao giờ?- Mới được vài ngày thôi!- Ông có biết ông ấy dọn đi đâu không?- Tôi cũng không rõ. Ông ấy bí mật lắm!Văn tần ngần, đứng im một lát, rồi hỏi:- Xin lỗi ông! Tôi hỏi hơi tò mò, gần đây ông có thấy người đàn bà nào tới thăm ông Phan không?Người đàn ông nhanh nhẩu đáp:- Có! Một người đàn bà sang trọng, di xe Hoa Kỳ... Nhưng chắc không phải nhân tình...Văn cười hỏi:- Sao ông biết?- Trông thì đoán ran gay, ông ta lù đù, làm gì có nhân tình sắc sảo, như bà nọ. Mà bà này chỉ đến ban ngày.Từ biệt người đàn ông, Văn lững thững đi bộ dọc theo đường Nguyễn Kim, đầu óc loay hoay tự hỏi: “Tại sao Phan lại bí mật dọn đi”? Óc tưởng tượng của Văn thêu dệt ra năm, bảy giả thuyết ly kỳ khác nhau. Từ lâu, việc Phan trút áo linh mục để làm Cách mạng, vẫn gợi trí tò mò của Văn, muốn tìm hiểu cái bí mật của đời Phan, vì Văn nghi rằng cái mục tiêu làm Cách mạng của Phan, biết đâu chỉ là một cớ mà chàng viện ra để thỏa hiệp với lương tâm, và bên cạnh cái lý do công khai đó, chắc còn những lý do sâu xa bí ẩn khác. Văn nghĩ tới Phi Yến, đến buổi tái ngộ giữa hai người trong khung cảnh u uất nhà thím Tư. Văn tự nhủ: “Có nhẽ Phan cũng là một thứ Phổ Chiêu thiền sư, Phạm Thái, bên ngoài đóng vai lãnh tụ đảng Tiêu Sơn chống Tây Sơn, nhưng bên trong chỉ là một gã si tình, mê Trương Quỳnh Như hơn cả sự nghiệp Cách mạng...”Ý nghĩ đó làm Văn tự nhiên vui vui, nhận thấy trong tất cả mọi bí mật của người đàn ông, bao giờ cũng có cái bóng dáng đáng ghét và đáng yêu của người đàn bà...Ra tới đường, Văn nhìn ngang ngửa tìm “taxi” thì một cái xe Peugeot đã lặng lẽ đậu bên cạnh chàng, trên xe có một người đàn ông và một người đàn bà:- Đi tìm “inspiration” hay sao mà lại thơ thẩn ở đây, anh Văn?Văn vui mừng nhận ra vợ chồng Uy và Diễm. Uy làm giám đốc một cơ quan nọ, Diễm làm nữ giáo sư. Cả hai vợ chồng đều là bạn thân của Văn. Không những thế, giữa Diễm và Văn, hồi niên thiếu còn có cả một “thiên tình sử” mà Uy—chồng Diễm—thường gọi đùa là thiên tình sử “Gary- Cộp”... Số là, mùa hè năm đó, Văn đi Huế du ngoạn, ngụ tại nhà anh ruột Diễm, là một sinh viên bạn học với Văn. Diễm hồi đó là một nữ sinh trường Đồng Khánh. Văn là một gã si tình, mơ mộng, chỉ ngổ ngáo, bao. dạn với những người chàng không yêu. Còn đối với những người chàng yêu thì chành nhút nhát, vụng về. Văn yêu Diễm, nhưng không dám nói ra, mà vẫn gọi Diễm bằng “chị”. Văn thường xem “xi- Nê” thấy tài tử Gary Cooper vẫn có tác phong ôm hôn “đại” các bà, các cô, mà không hề bị cự tuyệt. Một buổi sáng đẹp, Diễm rủ Văn đi chơi núi Ngự Bình bằng xe đạp. Tới đỉnh đồi, hai người dừng xe, nhìn xuống sông Hương ẩn hiện đằng xa. Trong khung cảnh trời nước huyền ảo, Văn ngắm Diễm, gió làm nổi bật cái ngực tròn trĩnh như trái đồi xuân, và tung bay làn tóc mây trên khuôn mặt diễm lệ của nàng, khiến Văn nghĩ tới Gary Cooper, và giữa lúc bất ngờ nhất, chàng ôm đại Diễm, vụng về hôn lên má, lên trán nàng. Diễm gỡ ra, tiện tay tát cho Văn một cái bạt tai, rồi nàng đạp xe trở về nhà, Văn lùi lũi đi xe đạp theo sau, câm nín không hé răng nói một câu xin lỗi hoặc giải thích. Về tới nhà Diễm, chàng vội vàng thu xếp hành lý để ngay chiều hôm đó, đáp chuyến xe lửa tốc hành trở về Hà Nội, vì chàng chỉ sợ Diễm “mét” với anh nàng thì thật là “tai vạ”. Lúc sắp sửa từ biệt, Diễm thương hại nhìn chàng, nói:- Anh cứ yên tâm! Tôi không “mét” anh tôi đâu. Nhưng tại sao anh vốn là người đứng đắn, lại có cử chỉ như vậy.Văn phải thú thực với nàng là Văn bắt chước “Gary- Cộp” khiến nàng lườm Văn, nói:- Anh mà cũng đòi bắt chước “Gary Cộp”!Văn về Hà Nội, cố quên cái tát trên đỉnh núi Ngự. Một năm sau, chàng được tin Diễm lấy chồng, Uy—chồng Diễm—cũng là một bạn học của Văn. Uy yêu vợ nên hay ghen. Tối tân hôn, Uy “lục vấn” vợ, tìm hiểu xem vợ có yêu ai trước kia không. Diễm thẳng thắn nói để chồng biết nàng không yêu ai, và chỉ có một lần, nàng tát Văn trên núi Ngự Bình. Nàng thú thực với chồng, là sau khi tát Văn, nàng cũng thương hại Văn, và nếu Văn hỏi nàng làm vợ, thì nàng cũng ưng thuận, nhưng Văn sợ quá, chạy một mạch về Bắc, tuyệt vô âm tín từ đó. Nghe chuyện vợ kể, Uy vốn là một thanh niên thích chơi “Phair Play” đã tỏ thái độ “quân tử” bằng cách luôn luôn mời Văn tới thăm vợ chồng mình. Sự thực thì Uy có nhiều lòng tự ái, chàng muốn tỏ cho Văn biết chàng là kẻ chiến thắng, không có mặc cảm sợ sệt đối với một “tình địch cũ”.Văn cũng chiều theo lòng háo thắng của Uy, thường lui tới nhà bạn, gắng gượng “đóng vai người bạn đáng thương” một cách đầy đủ, không có chuyện gì đáng tiếc, đáng xấu hổ cho lương tâm của ba người, và Diễm thầm biết ơn Văn về điểm đó. Bây giờ thì Diễm đã có ba con, Diễm không còn đẹp não nùng như xưa nữa, Văn có thể nhìn thẳng thắn vào mắt Diễm mà không sợ sóng gió nổi dậy trong lòng, cho nên Văn càng hay lui tới nhà bạn, và giữa ba người, “tình sử Gary Cộp” lúc này, chỉ còn là một kỷ niệm vui, khiến cả ba người đều hãnh diện cho tình bạn của họ, và Diễm đem chuyện “Gary Cộp” kể cả cho các con nghẹ.....Thấy vợ chồng bạn, Văn vui vẻ mở cửa, trèo lên xe:- May quá! Đang tìm xe thì lại gặp anh chị. Anh chị và các cháu vẫn mạnh?Diễm vui vẻ trả lời:- Các cháu vẫn nhắc bác “Gary Cộp” luôn, không hiểu sao đã mấy tuần không thấy bác lại chơi.Uy nhìn gương mặt gầy guộc của Văn, dịu dàng nói với bạn:- Trông anh độ này “xuống” lắm! Gary Cộp Mỹ chết rồi, liệu “Gary Cộp” Việt Nam sống được bao lâu nữa?Văn cười buồn:- Cũng gắng sống, anh chị ạ!- Phải gắng mà sống chứ ạ! Tiện xe đây, mới anh lại thăm chúng tôi, rồi lát nữa, tôi sẽ đánh xe đưa anh về nhà và mang biếu anh một ít sâm cao ly về dùng cho dễ ngủ...- Thế thì còn gì hơn! Tôi đang bị bệnh mất ngủ! Uy và Diễm là cặp vợ chồng lành mạnh. Hạnh phúc của họ là thứ hạnh phúc giản dị, nhưng không kém phần sâu sắc. Uy chu đáo với gia đình, chu đáo với vợ, con, bạn bè, mà vẫn biết sống riêng cho mình, cho lý tưởng mình. Đứng trước hạnh phúc của bạn, Văn—vốn bản tính hoài nghi—thường soi mói, tìm hiểu xem họ có sung sướng thực không, hạnh phúc của họ có gì giả tạo, hời hợt không. Nhưng rốt cuộc, Văn cũng phải thừa nhận là Uy đã đạt tới một nghệ thuật sống vững chắc hơn chàng. Cho nên mỗi lần cảm thấy “ngấy” sống, Văn thường tìm đến nhà bạn, để khuây khỏa lấy thêm sức yêu đời.Vừa tới nhà Uy, Oanh—con gái Uy và là bạn học cùng lớp với con gái Văn—đã chạy ra với lũ em, ríu rít bâu lấy Văn. Văn chưa kịp ngồi thì Oanh đã chất vấn:- Cái chuyện ngắn “Một Cuộc Đời” cháu đưa cho bác, đã gần một tháng rồi, bác vẫn chưa đăng lên báo cho cháu à?Văn thừ người, hỏi lại:- “Một Cuộc Đời” nào nhỉ? Mày đưa cho bác bao giờ?Biết tính Văn đãng trí, Diễm nói đùa với con:- Chắc bác mày đi “ca- Bi- Nê” mất “Một Cuộc Đời” rồi. Thôi để lập cuộc đời khác con ạ!Lời nói của Diễm làm Uy nhìn Văn, mỉm cười, vì Uy đã nhiều lần kết án Văn về cái tội “ca- Bi- Nê” cả vào cuộc đời, và chàng sở dĩ khổ, chỉ vì chàng coi thường cuộc đời quá, chàng đem cuộc đời ra thí nghiệm lung tung.Nghe mẹ nói, Oanh tưởng thực là Văn đã dùng tác phẩm của mình để đi “ca- Bi- Nê”, liền phụng phịu nói với Văn:- Cháu bắt đền bác đấy! Cháu và chị Thu phải hợp tác viết hai đêm liền, mới hoàn thành, mà bác nỡ đi “ca- Bi- Nê” mất của cháu!Văn vội an ủi Oanh:- Thôi! Con cứ yên tâm, rồi bác sẽ thu xếp cho con và Thu được phụ trách mục “Bạn Trai” ở báo của bác, tha hồ chúng mày muốn viết gì thì viết!Oanh nhăn nhó hỏi:- Sao lại mục “Bạn Trai” hở bác?Văn giải thích:- Ở Tòa báo của bác, có mục “Bạn Gái”, từ khi giao cho một người đàn ông phụ trách, giả vờ làm nữ ký giả, thì đông độc giả hỏi han lắm. Cho nên bác nghĩ, nếu mục “Bạn Trai” mà lại giao cho một lũ con gái như chúng mày thí chắc cũng đông đọc giả...- Nhưng chúng con biết cái gì mà phụ trách mục đó? Bọn con trai nó hỏi thì biết đằng nào mà trả lời?- Cứ trả lời láo lếu, lung tung, càng láo thì càng đông độc giả con ạ!Uy lắc đầu, cười bảo con:- Bác mày đang dạy mày cái nghệ thuật “ca- Bi- Nê” vào cuộc đời đấy con ạ. Thôi chúng mày đi vào trong nhà học đi, để bác nói chuyện với Ba má!Oanh ngoan ngoãn vào nhà trong. Văn nhìn theo, nói với vợ chồng Uy:- Chúng nó chóng lớn quá, anh chị nhỉ.Diễm trả lời:- Có nhìn chúng nó, mới biết là mình già, có phải không anh? Cháu Thu nhà anh cũng như con Oanh nhà này, đã sắp đến tuổi lấy chồng. Bọn mình sắp lụ khụ trở thành nhạc phụ, nhạc mẫu cả...Nghe Diễm nói, Văn tự nhiên thấy buồn lạ lùng và chàng nói với vợ chồng Uy:- Không phải tôi chỉ nghĩ đến cái “già” sắp tới. Độ này đêm nào, tôi cũng nghĩ đến cái chết, càng nghĩ đến cái chết, tôi càng thấy thèm sống ghê, tưởng chừng như tôi chưa hề sống, chưa biết hương vị cuộc đời là thế nào! Dạo nọ, nghe tin Hemingquay từ trần, tôi tìm đọc lại tác phẩm “Hồi Chuông Báo Tử Cho Ai” và mấy đêm liền, cứ khắc khoải không ngủ, mường tượng như tiếng chuông báo tử cho chính mình đã bắt đầu dóng...Diễm muốn nhân dịp này, khuyên Văn, nên ôn tồn bảo Văn:- Bởi vậy, lúc này anh nên chí thú làm ăn hơn trước đi, anh Văn ạ! Tôi nghe nói chị buồn về anh lắm đấy!Văn ngơ ngác:- Ô kìa! Tôi có ăn chơi, hư hỏng gì đâu mà sao chị lại khuyên tôi nên chí thú...Uy vội giải thích để Văn khỏi buồn:- Diễm nó thấy anh cựa quậy, vùng vẫy luôn, nên khuyên anh đừng ngang ngạnh quá, chứ có bảo anh hư hỏng đâu! Sự thực, những kẻ mang tâm hồn phiến loạn đối với cuộc đời như anh, bao giờ cũng khổ. Anh vẫn nói với tôi là anh không chịu thỏa hiệp với cuộc đời, nhưng ít nhát cũng phải biết cam nhận, biết “accepter”, biết tự “accepter” mình, “accepter” những người thân của mình và cả xã hội chung quanh mình, nhiên hậu rồi mới tính chuyện sửa đổi, nếu có thể được... Nghệ thuật sống là thế đấy... Anh có đồng ý với tôi không? Chứ lúc nào anh cũng chỉ chực “ca- Bi- Nê” vào cuộc đời, thì hỏng bét cả.Văn là người ít chịu phục thiện, nhưng nghe Uy nói, Văn thấy những lời bạn nói thật thấm thái. Chàng yên lặng một lúc mới nói với Uy:- Anh nói rất xác đáng. Nhưng có lẽ là nghiệp dĩ anh ạ. Dù tôi muốn tu tỉnh, chắc cũng chả đi tới đâu. Chối bỏ cái bản ngã của mình, mình sẽ không là mình nữa, còn lố lăng là khác. Cái thứ người như tôi mà cũng quan trọng hóa cuộc đời thì chỉ thêm dơ dáng!- Sao lại dơ dáng? Tôi có bảo anh phải quan trọng hóc cuộc đời đâu! Nhưng nếu anh bớt khinh thế ngạo vật, thêm trung hậu một chút, thì sự sống sẽ có ý nghĩa với anh ngay.Văn trịnh trọng, nửa đùa nửa thật:- Xin lĩnh ý! Từ nay sẽ không còn bao giờ dám “ca- Bi- Nê” vào bất cứ cái gì. Thôi, anh đưa x echo tôi về để ngủ cho ngoan, bắt đầu từ tối nay.Diễm vui vẻ bảo Văn:- Anh phải làm đúng lời anh hứa đấy!- Dạ!Văn chào Diễm, rồi cùng Uy ra xe. Khi Văn vừa bước vào nhà, đã thấy hai người lạ ngồi đợi Văn ở phòng khách. Nhã—vợ Văn—chưa kịp nói gì thì hai người lạ mặt đã tự giới thiệu là nhân viên công lực có nhiệm vụ mời Văn lại Nha Công An có việc khẩn. Nghe người nhân viên công lực nói, Nhã thất sắc nhìn chồng vì nàng vẫn đinh ninh hai người đó là bạn của Văn. Văn nghĩ tới Hổ và Thịnh đã bị bắt hơn một tuần nay, chàng bình tĩnh hỏi hai nhân viên:- Đi ngay bây giờ hở hai ông, tôi tưởng gì cũng phải đợi sáng mai chứ!- Dạ! Đây là trường hợp đặc biệt. Vả lại, chúng tôi cũng chỉ là người thừa hành nhiệm vụ, ông tới sẽ rõ...Nhã lo lắng, hỏi một nhân viên:- Liệu có trở về ngay không, thưa ông?Người nhân viên lạnh lùng:- Thưa, tôi cũng không biết rõ.Văn ôn tồn bảo vợ:- Mình hỏi các ông ấy làm gì! Các ông có biết gì hơn mình. Mình lấy cho tôi một cái áo “len” phòng xa đêm gặp lạnh, và một bộ đồ ngủ.Rồi ngoảnh lại phía Uy, từ lúc vào nhà Văn, vẫn đứng yên:- Anh có thấy là... nghiệp dĩ không? Tôi định tối nay sẽ về ngoan ngoãn, hú hí với vợ con, thì lại có các ông này đến mời đị..Uy đưa hộp sâm cho Nhã, rồi nói:- Chị nhét hộp sâm này vào gói quần áo của anh.Nhã nhìn Uy như cầu cứu:- Anh có xe đấy hả?- Có xe.Nhã khoác vội cái áo dài, nói với Uy:- Anh làm ơn cho tôi đi cùng xe, xem các ông ấy đưa nhà tôi tới đâu!Văn vội gạt đi:- Đi làm gì vô ích mình! Các con ngủ cả rồi à?Nhã nước mắt chảy vòng quanh:- Chúng nó ngủ cả rồi. Em đánh thức chúng nó dậy nhé?Văn lắc đầu:- Để chúng ngủ em ạ! Ngày mai, nếu anh chưa về thì nói sự thực cho chúng hiểu và bảo các con học cho ngoan. Còn về tiền, lúc nào cần quá, thì lại anh Uy, anh ấy sẽ “lo” dùm em. Chắc anh có vắng, cũng chỉ một thời gian ngắn...Người nhân viên giục:- Thôi đi chứ!Văn tiến ra trước, có hai nhân viên đi kèm hai bên, Uy và Nhã đi theo sau. Hai người Côn An và Văn bước lên xe “Jip” đã đợi sẵn trước cửa. Xe mở máy chạy ngay, Văn nhìn cái xe Peugeot của Uy chạy sát theo xe của mình, tự nhủ: “Nếu không có cái “đuôi” kia thì có nhẽ đêm nay, mình ngủ rất ngon giấc ở nhà Công An cũng chưa biết chừng”...