Ngồi trên chiếc xô pha dài của bộ xa lông bọc bằng nỉ xanh là hai người đàn ông mặc áo ka ki bốn túi, khuy cổ và khuy tay sao được cài một cách cẩn thẩn. Người cao dong dỏng mặt rỗ hoa vai đeo túi xà cột da mầu vàng nhạt đang nhíu cặp mắt hơi hiếng nhìn chăm chắm vào tượng Đức mẹ ôm chúa hài đồng. Người thấp đậm có bộ râu quai nón hình như mới được cạo khá kĩ nhưng con dao ông ta xử dụng có lẽ không phải là được dùng lần đầu nên quai hàm bên trái của ông ta có một vết xước mới khô máu cũng những đám chân râu loang lổ những vệt trắng mờ và lớp da đã chết bị lật. Tay ông này ôm khư khư cuốn sổ bìa cứng trên góc bìa có dán huy hiệu Điên biên với lá cờ đã bị sứt góc.Chào các ông. Chẳng hay hai ông có việc gì mà… Anh là… Tôi giới thiệu. Tôi là Nguyễn văn Phong chủ xưởng in.- Xưởng in Tân lạc, đúng không? Người đàn ông râu quai nón mở cuốn sổ ra nhìn vào trang giấy mới lật rồi nhìn lên nói như đọc.- Đúng thế ạ. Mời hai ông xơi nước.Phong thận trọng lần lượt đặt hai chén nước vừa được con sen đưa ra. Nhưng cũng lần lượt bàn tay của hai người đàn ông đưa ra. Bàn tay của người đeo xà cột có những ngón tay dài với móng tay bị cắn nham nhở còn tay của người đàn ông râu quai nón thì mập và ngắn ngủn.- Anh cứ cho tự do.Phong suýt bật cười vì cách nói của người đàn ông đeo xà cột nhưng anh trấn tĩnh lại được ngay. Mắt người đàn ông nhíu lại nhưng ông ta cố làm vẻ bình thản nói tiếp.- Vâng, anh cứ để đấy. Giấy tờ của chúng tôi đây.Gần như nhất loạt hai tờ giấy nhỏ làm bằng thứ bìa cứng mầu hồng nhạt gói khá kĩ trong giấy ni lông gói bánh khảo đặt ngay cạnh chén nước.- Thế ra các ông là là nhân viên trong đoàn cán bộ cải tạo.- Chính xác hơn là đòan cải tạo tư bản tư doanh. Hai chúng tôi đây là tổ 8 Tôi Doãn văn Tô làm tổ trưởng còn đây là đồng chí Trần văn Liễn là tổ phó kiêm thứ kí tổ.- Vâng, vâng. Phong gật đầu một cách chiếu lệ như một cái máy. Trong cổ anh một đợt ho hình như mới xuất hiện ngày càng rõ, khiến anh có cảm giác chẳng có gì ngăn cản được nếu nó bật ra. Phong cầm chén nước giơ ra mời khẽ hai vị khách rồi nhấp một chút nước với hi vọng cơn ho tan biến đi. Nhưng có lẽ hơi vội nên ngụm nước vừa đến cổ họng thì anh bất ngờ bị sặc. Anh càng cố ghìm cơn nấc thì nó lại càng trút ra sặc sụa. Mặt Phong đỏ gay. Anh giơ cả hai tay ra ôm chẹn lấy cổ và gập người xuống. Cơn sặc bùng lên thành cơn ho rũ rượi khiến nước mắt từ đâu chảy ra ràn rụa. Đợi cho cơn ho của Phong chừng ngớt một chút thì người tổ trưởng tên Tô nhìn thẳng vào mắt Phong, phẩy tay gằn giọng hỏi:- Anh bị ho thật đấy chứ?Phong mở to cặp mắt lờ đờ mệt mỏi:- Ông nói thế là có ý gì?- Có gì đâu. Kinh nghiệm của tôi làm cải tạo tư bản tư doanh nên tôi rất biết. Dân tư sản các anh là nhiều mánh lắm. Bình thường thì không sao nhưng hễ cứ động vào quyền lợi của các anh là y như rằng các anh không dở trò ốm đau thì lại ho hắng để gây kế trì hoãn.- Thưa hai ông. Cháu nó nhà tôi quả là từ hôm trời trở lạnh đến nay tự nhiên bị mắc chứng ho. Sáng nay khi các ông chưa đến tôi đã nói với cháu nên sang nhà thương Phủ doãn để nhờ đốc tờ khám cho. Cháu chưa kịp đi thì hai ông đã đến. Bà mẹ Phong từ đâu hiện ra nhỏ nhẹ thanh minh.- Không sao đâu me. Me cứ vào đi- Đúng như đồng chỉ tổ trường đã nhận định. Sự thật là thế đấy. Người đàn ông lùn tên Liễn gật gù. Nhưng vỏ quít dầy đã có móng tay nhọn. Bởi vì tư sản là giai cấp bóc lột. Bao nhiêu năm qua bằng mọi thủ đoạn thâm độc mềm mỏng có, cứng rắn có, cạn tầu ráo máng có đã bóc lột đến tận xương tuỷ giai cấp công nhân thợ thuyền. Khi chính quyền về tay giai cấp công nhân, người thợ, người công nhân phải làm chủ nhà máy, công xưởng của mình. Tất nhiên những người chủ đang có hàng đống gia tài, tiền của. Hay nói đúng hơn… Ông Liễn lùn giở cuốn sách nhìn thật nhanh, nuốt nước bọt thật nhanh rồi tiếp tục thao thao. Đó là những công cụ lao động, chính công cụ và sự bóc lột đã tạo ra của cải, tức là giá trị thạng dư. Giai cấp tư sản vì vậy nên sống rất sung sướng, đầy đủ, phè phỡn trên mồ hôi nước mắt của thợ thuyền. Vì thế không thể bỗng nhiên họ trao lại quyền quản lý, làm chủ công xưởng, cũng như tài sản tiền bạc cho giai cấp công nhân. Tất nhiên trong hàng trăm, hàng nghìn chủ tư sản cũng có những người giác ngộ ý thức cách mạng vì thế khi giai cấp công nhân dành lại chính quyền chính họ đã tự nguyện hiến lại tất cả xưởng máy, tiền của cho giai cấp công nhân. Như ông gì ở Phố Phan bội Châu ấy nhỉRồi cả bên Cự doanh nữa chứ. Tổ trưởng Tô đế vào.- Nhưng cơ bản là đều phải bắt buộc, phải đấu tranh. Có chỗ cuộc đấu tranh này gay go không kém vì nó có cả súng đạn, máu đổ mới dành lại tất cả từ tay chủ để trả về cho giai cấp thợ thuyền. Do đó vai trò của tổ cải tạo tư bản tư doanh của chúng tôi là rất quan trọng vì nó là chỗ dựa vững chắc của giai cấp công nhân. Nhiệm vụ của chúng tôi là từng bước giác ngộ họ, chỉ ra cho họ những điểm mạnh nhắc họ phải phát huy quyền làm chủ của mình một cách chính đáng. Mặt khác chúng tôi ciũng giải thích để giai cấp chủ hiểu rằng những thứ các ông đang có là do giai cấp công nhân bỏ công sức mồ hôi, có chỗ cả máu của họ làm ra. Vì vậy… Càng nghe ông Liễn nói Phong càng không hiểu ông ta nói gì, hình như trong đầu anh đang vang lên nhịp điệu đều đều của tiếng u u liên tục, thỉnh thoảng lại kèm vào đó là tiếng tách tách đanh khô. Họng anh gờn gợn một thứ gì đấy giống như một mảnh bánh chè lam, nhưng vị của nó lại tanh tanh khiến anh có cảm giác lợm giọng. Mắt anh hoa lên. Mặt hai người đàn ông nhoè ra làm hai, thành ba rồi lại tụ lại thành một. Cái miệng của ông Liên mở ra liên tục và cặp mắt hiếng của ông Tô thì hết méo lại tròn xệch xạc. Như một sự phản xạ nhẹ, đầu Phong tự nhiên, đều đều gật và mồm anh thì mấp máy liên tục câu cửa miệng "vâng, vâng".- Bây giờ đến lượt cần kê khai tài sản. Chúng tôi sẽ phát cho anh một loạt những tờ biểu mẫu. Và cái chính là anh phải kê khai thật thà, đầy đủ không để sót một thứ gì… Kìa nhưng sao sao. Anh cứ nghe cho rõ đã không phải diễn cái trò ấy đâu. Kìa kìa….Nghe tiếng tổ phó Liễn tự nhiên kêu to từ phía trong me Phong đột ngột bước ra và bà hốt hoảng kêu lên. "Con tôi, con tôi. Sao lại thế này. Khổ chưa. Nhuỵ đâu, Vân đâu cả Quỳnh nữa anh các con bị làm sao thế kia?".Rõ ràng Phong nghe thấy tiếng mẹ gọi rất to tên hai đứa em mình và cả tên con sen vậy mà anh lại thấy hiện ra bồng bềnh những đám mây màu tím trôi cuồn cuộn từ phía chân trời ngược lên. Anh thấy mình như được nhấc bổng lên để đặt lên đám mây. Nhưng kì lạ chưa, đám mây thoát biến đổi từ mầu tím hoa cà dần dần chuyển sang mầu đỏ rực giống như mầu hoa hồng. Không phải, mầu mào của con gà chọi mà anh đã nhìn thấy nó ở bãi đất rộng cạnh đền Bà Kiệu vào ngày mùng hai tết. Phải rồi, nhưng lạ làm sao khi đám mây lại vón cục lại và toả ra mùi tanh nồng giống như… Chết rồi mùi máu. Sao lại thế này. Me anh nhăn nhó, nước mắt ướt đầm khuôn mặt Đức mẹ Maria của bà, rồi mặt em Vân, chú Vũ dần dần lộ ra giữa những cụm mây đỏ rực. Và chỉ trong chốc lát tất cả nhoà thành những mảnh vụn tan ra y hệt như xác quả pháo ngày xuân, hay những cánh hoa đào trong trại đào Nhật Tân mênh mông bỗng nhiên bị bàn tay nào chạm phải. Những cánh đào, những mảnh giấy pháo đó bỗng tụ vào nhau và hoá thành khuôn mặt của Diễm. Đôi lông mày cong veo được tỉa khá cầu kì nheo lại. Đôi môi gọn gàng của cô gái có tính tình thuộc loại Hà Thành nhất đang ghé sát vào tai Phong thủ thỉ câu hỏi kì quặc "Sao anh lại thế này? Anh không phải như vậy. Đúng không?". Khi thấy Phong lặng lẽ lắc đầu thì Diễm oà khóc nức nở. Tiếng khóc của nàng cứ dấm dứt, dai dẳng mãi cho đến khi chồng nàng anh chàng Long mặc dù đang óng ả trong bộ com lê trắng may bằng vải Nam kinh nhưng trên vai anh ta lại lù lù bao xi măng Rồng xanh. Lạ nhất là Diễm đang là một thiếu nữ thon thả, óng ả đột nhiên trở thành một thiếu phụ to béo, mặt sần sùi ngồi vắt vẻo trên đó và cười khành khạch. Chuỗi cười của Diễm như sợi dây thép mỏng mảnh từ từ luồn vào lồng ngực đang hoi hóp của Phong miết mạnh. Hai tay Phong chới với đưa ra. Miệng anh khô chát thều thào"tha cho tôi, tha cho tôi". Môi Long cong lên để rồi anh ta bỗng vươn thẳng người lên vứt mạnh bao xi măng và Diễm đang ngồi trên xuống đất. Cả bao xi măng và thân hình Diễm lại vỡ tan thành những mảnh giấy vụn đỏ rực, tanh nồng bay tứ tung trong không gian. Khuôn mặt Long to dần to dần và nóng hổi cúi xuống gần xuống mặt Phong. Bên cạnh là một khuôn mặt lạ hoắc với vệt mờ của bộ ria mép ngày xưa được để khá công phu mới bị cạo nhẵn:- Hình như toa. à quên cậu tỉnh rồi phải không Phong?Phong từ từ mở mắt và điều đầu tiên anh nhìn thấy là ông đốc tờ trắng toát đang đứng giữa những người thân của anh. Mặt me anh đầm đìa nước mắt chớm tươi lại khi nhìn thấy Phong mở mắt. Cái Vân từ phía sau chạy lại nắm chặt tay anh kêu khẽ:- Anh đừng bỏ me, bỏ chúng em anh ơi.Phong nhíu mặt lại gượng cười. Anh muốn nói thật to để mọi người yên lòng, nhưng vừa há miệng anh thấy hai thái dương của anh như có bàn tay nào mạnh mẽ bóp chặt và tệ hại hơn là lồng ngực anh như đang bị một hòn đá tảng nặng nề đè nặng trĩu. Đôi môi héo của Phong mấp máy, thấy thế Vân cúi sát xuống định nghe xem anh nói gì thì cơn ho đột ngột ập đến tưởng chừng như không có gì có thể ngừng được.- Mọi người tránh xa ra. Tôi đã bảo rồi. Cốc là loại vi trùng có độ lây lan mạnh và rộng.Phong chỉ thấy mặt khẩu trang trên miệng ông đốc tờ phập phồng như họng con ếch tình cờ anh nhìn thấy từ dạo bé khi anh lẵng nhẵng bám theo me anh ra chợ Hàng Bè để mua mớ rươi đầu mùa. Hồi ấy Phong còn bé lắm chị sen bảo "bà cứ để cháu ra mua cũng được. Hôm nọ bà đã dậy cháu cách chọn rươi tươi và ngon rồi". "Không sao chị cứ trông cậu Phong để tôi đi cũng được. Ông nhà tôi ăn rươi kĩ tính lắm, chỉ có tôi mới biết thứ rươi nào hợp với khẩu vị của ông ấy. Ngay cả quít cũng thế. Không phải vỏ quít ở vùng nào cũng trộn được vào làm rươi dậy mùi đâu". "Nhưng bà đang có mang thế kia?". "Không sao, không sao?".- Con cứ thử ăn xem nào. Ăn chả cá mà không chấm vào mắm tôm pha vài giọt cà cuống thì làm sao dậy mùi và đủ vị được. Bác Cả Biên nhăn mặt nâng ly rượu trắng lên, một ngón tay của bác phẩy phẩy như để khuyến khích Phong. Nhưng cậu bé rụt cổ lại nhìn xung quanh và mắt Phong dừng lại khá lâu trên bức tượng thần tài mặc áo thụng xanh có cái bụng to tướng bóng lộn, mặt mũi hoan hỉ đang bê thỏi vàng nâng lên quá đâù. Cậu cứ băn khoăn mãi không hiểu tại sao người ta lại có thể có cái bụng to thế.- Ăn đi. Nào. Người Hà nội thì cái gì cũng phải thành thạo. Ngay từ cái ăn cái uống. Bác cả Biên đặt ly rượu xuống, tay miết miết vào giải đeo quần Phong nhăn mặt lại nhìn me, nhìn ba rồi oà khóc.Thôi bác ạ. Bác cứ để cháu nó tự nhiên. Ba Phong nhỏ nhẹ.- Chú thế là không được. Dậy con là phải dậy từ cái nhỏ nhất. Nhà mình gia giáo nên không thể cái gì cũng tuỳ tiện được. Đời chúng nó còn dài. Ngày xưa tôi có ăn được cà cuống đâu. Vậy mà nhờ có bố ép mãi thế là bây giờ ngay nước mắm chấm rau muống cũng phải có một hai giọt mới cảm thấy hết cái ngon của vị rau. Nhưng kia dỗ nó đi. Cái thằng này. Có thế mà cũng khóc. Làm mất hết cái thú.Càng lớn Phong càng cảm thấy uy quyền của bác Cả Biên trong nhà. Mặc dù không ở cùng nhà với bác nhưng cái uy của bác vẫn bao phủ vô hình không chỉ ở nhà bác mà ở cả nhà của Phong, vì vậy Phong cảm thấy rất sợ bác và anh càng thương ba me anh. Hình như ngay cả ba me anh cũng có cảm giác giống như anh khi nói đến bác cả. Vì vậy Phong rất muốn lấy lòng bác bằng việc chiều theo mọi sở thích của bác. Nhưng với mọi thứ còn tàm tạm chỉ duy nhất có việc làm quen với mắm tôm thì dường như anh thể vượt qua. Cái mùi tanh nồng, khăn khẳn, cái mùi mà với Phong quả là thứ mùi ghê gớm đáng sợ chỉ cần ngửi qua là anh đã muốn nôn thốc nốn tháo ra vậy mà bác cả và bao nhiêu người tấm tắc nức nở bảo rằng ngon lắm, tuyệt vời.- Kìa ông đốc tờ. Sao mắt con tôi lại lạc đi thế kia?. Phong, Phong con có nhận ra me không?Từ hai khoé mắt của người mẹ yêu quí con rất mực hai giọt nước mắt nhỏ ra. Bà đúng là người đàn bà khi chưa lấy chồng thì hết lòng vì cha mẹ, vì anh chị em còn khi đã bước đi lấy chồng thì coi tất cả mọi sự trên cuộc đời mênh mông những ngắn ngủi này chỉ tập trung hết chòng và những đứa con Phong nghe thấy tiếng mẹ xa xôi lắm hình như ở tận đâu đấy. Dường như nó vang lên từ góc phố Thọ Xương. Phố hẻm có con đường nhỏ như một cái ngõ. Mặt đường chồi lên những hòn đá nhỏ xám nhạt. Con đường đó dẫn ra khu sân rộng của nhà thờ lớn có bức tượng đức mẹ ôm Chúa hài nhi đúc bằng đồng. Màu đồng trùm lên hình hài hai mẹ con người đàn bà vĩ đại, lừng lẫy nhất thế gian đã ngả sang màu xám như đọng lại thời gian đang ngừng trôi. Một chấm rỉ xanh lờ mờ nơi tà váy của Đức mẹ như giọt nước mắt rơi tự bao giờ đọng lại, cô cứng. Phía xa xa kia là tường dẫy nhà tu kín. Hình như có bước chân của bọn Phu lít đang rầm rập đâu đấy.- Anh Phong. Anh Phong.Đúng là tiếng của Diễm rồi. Phong nhắm mắt lại. Phong cựa mình. Long là người bạn tốt, vậy mà mình… Hình như có điều gì không phải với cậu ấy. Thôi cố quên hết đi. Vậy mà sao… Có cái gì khiến Long cảm thấy ngột ngạt, bức bối như tâm trạng của kẻ đầy lòng tự trọng cảm thấy mình mắc phải tội lừa gạt trước một người bạn quá chân thành với mình. Chẳng lẽ lại chỉ bởi vì cái buổi chiều kì quặc ấy sao. Cái buổi chiều mà tất cả dường như vô hình tạo ra những cạm bẫy mà chính Long tự nguyện, nhẹ nhàng chui vào chốn ấy