- Ê còn thằng Út Nhu về nước rồi làm gì đâu chả thấy tăm hơi? - Nó về ở nhà nuôi vịt Tàu chớ không làm gì hết. - Hai thằng bay đúng là công tử Nam kỳ, ở không phá của! - Còn mày đúng là cậu ấm Bắc kỳ! Sao làm nghề gì không làm lại làm chủ tiệm may? - Làm bậy cho qua ngày tháng chớ mày tưởng tao thích lắm sao? Mày ở trong đó nổi danh thơm "công tử Thầy gòn" ghê lắm hả? - Danh chơi ngông chớ thơm gì mày ơi! - Thỉnh thoảng đọc được vài tờ báo Nam kỳ. Có lần thấy nói là mày bao luôn bữa tiệc tối của quan Thống đốc nữa mà! - Đến lúc hứng thì đâu có kể gì! Đúng ra là bữa tối hôm đó tao vừa mới quơ được một em nên tao nổi hứng, chớ tao đâu có biết mấy ông gộc nhậu ở đó. Đến chừng vào mới thấy ba trự ngồi chong ngóc ở bàn. Georges Lê công Phước và Châu Mậu vừa đi vừa nhắc lại chuyện xưa. Phước vận âu phục kẻng còn Mậu thì mặc áo dài đen, bịt khăn xếp, nhưng chân lại mang giày ống, tay cầm 'can'. Con nít thấy lạ mắt chạy coi rần rần. - Tụi Nam kỳ của mày làm nhiều cái trật đường rầy bỏ bố" Châu Mậu tiếp: "Thằng Nhu có lần than thở với tao là nó mới có học Supérieur mà bố nó ham cho con đi Tây để lấy bằng cấp với người ta nên gởi nó sang đó, chớ đâu phải nó đòi. Phước nói: - Tại thờ đó mấy ông nhà giàu đều có cái mốt là gởi con đi Tây. Ông 'viá tao cũng vậy. Qua đó, tao có học hành gì. Tiền bạc bên nhà gởi qua đều đem vô cúng cho mấy em ở hộp đêm rốt cuộc về xứ ôm được bằng cấp nhảy đầm. Châu Mậu tiếp: - Nó có kể cho tao nghe một chuyện cười lộn ruột. Bữa đó nó đi xe lửa từ Marseilles lên Paris. Nó ngồi chung băng với một gia đình cũng đi Paris. Thấy anh da vàng mũi tẹt, người con gái bắt đầu gạ chuyện và dần dà hỏi thăm: - Anh là người ở đâu tới? - Dạ tôi ở Bằng Đa, Trà Vinh Cochinchine. Cô nàng vỗ tay reo: - Ba má ơi! Anh này ở Bagdad... Tôi có đến đó. Thành phố cổ xưa đẹp lắm và có nhiều chuyện lạ dân gian viết thành sách. Bà mẹ gật gù: - Phải đấy, Bagdad rất đẹp. Chẳng những có nhiều chuyện lạ dân gian mà còn lắm di tích lịch sử nhất Á Châu. Nó thuộc xứ Trung Hoa ấy mà! Ông bố đang hút píp, phà khói thuốc và phụ hoạ: - Đành là nó thuộc Trung Hoa nhưng phải nói rõ nó chính là thủ đô xứ Tây Tạng. Tôi đã từng đến đó thời trẻ. Thật là một điều đáng kiêu hãnh. Châu Mậu và Phước Georges cùng cười. Phước nói: - Phải ổng bảo Bagdad ở gần rạch cây Da và có nhiều rùa, ba ba nữa mới đúng. Mậu hỏi Phước: - Mày còn nhớ thằng Trí quê ở Càng Long không? - Nhớ chớ. Cái thằng mặt đẹp như con gái. Một đêm khiêu vũ trá hình thằng Jean tưởng nó là con gái nên cứ theo hoài, ai dè là gà mái có cựa" Bỗng Mậu hỏi: - Mày ra Hà Nội lần này là lần thứ mấy? - Lần đầu! - Mày thấy nó ra sao? - Chẳng ra sao hết. Cũng như lối ăn mặc của mày! - Nghĩa là sao? - Nghĩa là cũng như Sài Gòn vậy thôi. Chỉ khác cái là ở giữa thành phố lại có cái ao lớn ghê! - Bậy nào. Đó là Hồ Gươm. Di tích lịch sử đó nghe bố! - Ủa vậy sao? Đây là Hồ Hoàn Kiếm à? Nếu mày không nói tao đâu có biết. - Để tao kêu xe kéo tụi mình đi xem Chùa Một Cột rồi thẳng lên Hồ Tây hứng gió cho mày biết đường Cổ Ngư thơ mộng nhé! - Ờ đi thì đi. Nhưng mau mau chớ để cô bạn ở nhà một mình cổ khóc tiếng Nam Kỳ nghe mệt lắm. - Không sao đâu. Nếu cô mày khóc tiếng Nam kỳ thì tao cho cô tao khóc tiếng Bắc kỳ, hai giọng sẽ hoà với nhau nghe càng vui chớ sao. - Cô của mày là gì? - Là chim, nay còn đậu ở đây với tao, không biết mai bay đi đâu! - Cô của tao không phải là chim nhưng cũng hay bay nhảy luôn. - Cho hai cổ làm chị em được không? - Muốn làm gì thì làm. Hì hì... Đi gần đến vườn Bách Thảo thấy người ta rộn rịp, Phước hỏi đám gì vậy. Mậu đáp: - Chiều mai khai mạc hội chớ Bạch Yến. Mậu tiếp "Quan Công Sứ giao cho Câu lạc bộ 15 của tao tổ chức Hội Chợ này. Tao là thằng nịnh đầm từ bên Tây, nên tao lấy tên cô ta cho Hội Chợ cho hấp dẫn. - Vậy chắc cô ta phải nổi tiếng lắm" - Cũng xoàng thôi, nhưng người Hà Nội cũng gán cho cái tên là Hoa Hậu Bạch Yến. Đi về phía Hồ Tây, Mậu lại trỏ một khách sạn có tên là Bồng Lai, bảo: - Đây là vùng đất của Xuân Tóc Đỏ, còn kia là bót Hàng Đậu nơi anh ta vừa khởi nghiệp với sự cứu trợ của Bà Phó Đoan" Phước cười: - Hà Nội có lắm chuyện hay thật" Mậu lại trỏ về phía sông Hồng Hà nơi có cái giàn cầu nhô lên khỏi bờ đê: - Còn kia là gì mày biết không? Đó là đề tài thi ngày xưa của tụi mình. Phước cười ngất. Bách bộ chưa hết đường Cổ Ngư nhưng Phước kêu chán nên Mậu trở về khách sạn Métropole. - Câu lạc bộ 15" được ông chủ khách sạn tặng cho một phòng đặc biệt để sinh hoạt. Vào dịp này, ông còn cho đào kép hai gánh Phước Cương và Huỳnh Kỳ ở trọ không lấy tiền suốt thời gian lưu diễn ở Hà Nội. Hai người bạn cố tri ngồi trên băng đá trước khách sạn hút thuốc lá và tâm sự. Mậu nói: - Bao nhiêu nhiệt tình hồi ở Pháp mang về đến Quê hương đều tiêu tán hết mày ạ. Tụi mình định cải cách xứ sở nhưng hoàn cảnh không cho phép nên nhóm Bắc kỳ tụi tao bèn tổ chức thành "câu lạc bộ 15". Lâu lâu họp lại bàn cách chống một đám người cũng từ Pháp về, chủ trương 'con người chỉ có ý nghĩa từ rốn trở xuống'. Tui. tao thì cho rằng... - Con người chỉ có ý nghĩa từ rốn trở lên?- Phước cướp lời. - Chúng tao chủ trương con người là con người chớ không có từ rốn trở lên trở xuống gì cả. Cắt đôi ra con người không thành ra con người nữa" Mậu tiếp:"Mày ở trong Sài Gòn chắc không biết vụ lộn xộn Yên Bái. - Đâu có ai biết gì. Vụ lộn xộn đó ra sao? - Đó là một cuộc rục rịch của binh lính cai đội ở thành Yên Bái nhằm giết chỉ huy Pháp. Nhưng không thành công nên bị bắt xử tử. Thành phố Hà Nội mặt mày xanh lét, sống trong không khí ngột ngạt nặng nề. Vì thế nhà nước mới tìm cách cho sinh hoạt bớt căng thẳng nên tổ chức hát xướng, hội chợ rùm beng. Quan Công Sứ là người ham vui nên mới hỏi bọn tao nên làm gì cho đỡ chán. Tao không biết làm gì. Thì sực nhớ tới mày. Ở Nam Kỳ thì có vọng cổ Cải lương và đá bóng 'chòn" là xuất sắc nên đề nghị Ổng bao tất cả các khoản phí tổn cho đoàn. Ổng nói để ổng nhờ ông Thống Đốc Nam kỳ giúp. Phước nói: - Ông Thống đốc Nam kỳ cũng điệu nghệ lắm. Ổng gặp tao ở một buổi tiệc ổng nói về vụ đó. - Ổng có quen với mày sao? - Có, nhưng cũng bất ngờ trong một buổi bốc tếu của tao. Đại khái như tao đã nói với mày lúc nãy là bữa đó tao gặp một em trong một Lữ Quán như cái Ngọc Hồ mày dắt tao đi ngang lúc nãy. Mậu bụm miệng cười và tiếp: - Hôm đó cái đó khai trương chủ nhân có mời nhà báo tới dự lễ họ quảng cáo cho ông chủ tên là Hồ, còn bà tên là Ngọc. Trong số có một ông tên là Tú Mỡ, thi sĩ nổi tiếng đất Hà Thành. Chủ quán bề đem giấy bút đến xin ổng ban cho một bài thợ Ổng ngẫm nghĩ một chút rồi đọc ngay: Hồ tù ngán nỗi con "Rồng Lộn" Ngọc vế thương tình kẻ "cố đeo" Phước ngơ ngác tỏ vẻ không hiểu ý nghĩa của hai câu thợ Mậu cười: - Bộ dân Nam kỳ mày không biết nói lái hay sao? - Biết chớ sao không? - Vậy mày phải hiểu "rồng lộn" là bà chủ l... r... còn ông chủ 'cố đeó là đ'... cô! Phước lắc đầu: - Nói lái như vậy dân trong tao không hiểu! Phải nói là: Hồ tù ngán nỗi mơ lồng rộn Ngọc vết thương tình thích đố keo Mậu cười ha hả: - Như vậy nếu báo Nam kỳ đăng thì phải sửa lại theo như mày vừa nói. Nhưng ở đây cách nói lại lại khác. Dù sao nhờ hai câu thơ đó mà quán ngày đêm đều đắt khách vô cùng. - Sao vậy? - Người ta bảo đến xem con rồng lộn và kẻ cố đeo cho biết - Mậu vừa nói vừa đứng dậy lôi tay Phước - Thôi đi vô nhà để tụi nó đợi. Bữa nay có đông đủ hội viên "CLB 15" đón tiếp mày. Khi bước vào phòng, Phước đã trông thấy một bàn dài trải thảm đỏ chưng hoa lá xinh tươi. Hai hàng khác, người nào người nấy đều có nét mặt hớn hở, ở mỗi đầu bàn thì có hai cái ghế chừa trống. Mậu nhường cho Phước bước tới và giới thiệu ngay: - Đây là ông bạn cố tri Nam kỳ của tôi quen nhau từ hồi bên Tây có danh hiệu là Bạch công tử. Nhân dịp anh ta dẫn đoàn cải lương ra đây, chúng mình họp mặt để mừng nó. Tôi xin giới thiệu các bạn trong nhóm CLB 15. Đây là các bạn De Filers, Paul Le Roy, René Pierre đều là những ông Tây ăn tương chao mắm cáy một cách say mê, anh bạn mang kiếng cận kia là chánh án Trương Vĩnh Đằng, anh có trán hói là chủ đồn điền Trương Mạnh Triết, bên cạnh là kỹ sư Đặng Phúc Thông. Còn tôi là gã phó may Chu Mậu... - Chuyên môn may váy đàn bà. Một người tiếp theo. Cả bàn tiệc cười ngả nghiêng. Bỗng từ trong phòng bên cạnh hai tiểu thư khoác tay nhau bước ra. Mậu giới thiệu luôn một cách văn hoa: - Hôm nay Câu Lạc Bộ chúng ta hân hạnh được ngửi hương Trà qúi của xứ Đồng Nai và được nghe tiếng chim Yến hót hoà lẫn tiếng sóng sông Hồng. Đây là Ngôi Sao Sài Gòn Trần Ngọc Trà và Hoa Hậu Bạch Yến! Trong tiếng hoan hô nồng nhiệt, Mậu đưa tay mời hai cô an toạ. Trà ở một đầu bàn với tư cách thượng khách còn Yến thì ngồi đối diện với tư cách chủ nhà. Rồi Mậu và Phước mỗi người đến ngồi bên cạnh hai nàng. Mậu bên Trà và Phước bên Yến theo phép lịch sự của người Pháp. Mậu tiếp: - Phước thân mến, mọi người ở trong buổi tiệc này đều là bạn của tao. Vậy cũng là bạn của mày. Vì tình thân, chúng tao không dọn những món Âu Tây mà đãi mấy những món ăn thuần túy Bắc Hà như cơm tám giò chả, chả quế, canh mộc ăn với nước mắm cà cuống v.v.. Nếu còn thì giờ rộng rãi chúng tao sẽ dắt mày đi chờ Hàng Bè ngồi tại vĩa hè "nhậu" thịt chó chấm mắm tôm uống rượu đế kìa mới thú, chớ lễ nghi trịnh trọng áo quần láng mướt, cà vạt nơ đen vâng vâng dạ dạ cúi cúi mọp mọp thì ngấy lắm! Vậy xin mời các bạn hãy tự nhiên cầm đũa và tự phục vụ lấy. Phước khui một chai sâm banh rót vào ly của Hoa Hậu Bạch Yến và Mậu cũng làm như vậy đối với Ngọc Trà. Rồi cả hai Mậu và Phước đi rót cho từng vị khách, xong trở lại bàn, Phước tươi cười: - Thưa các bạn, dù ông bạn tôi đã châm chước mọi lễ nghi phiền phức, nhưng tôi cũng xin có đôi lời. Tôi rất hân hạnh đến đây và đứng giữa Hà nội cổ xưa với sự đón tiếp nồng nàn của các bạn. Nhân dịp này tôi xin mời các bạn vào chơi một chuyến trong xưa Nam kỳ tôi. Tôi sẽ đãi các bạn ở những "đại tửu gia" đồng ruộng trên những chiếc ghe tam bản ở giữa sông rạch của đồng bằng sông Cửu Long dưới trăng rằm. Tôm cá bắt lên còn tươi roi rói đem nướng trên than đước nhậu với rượu đế 90 chữ và nghe Vọng Cổ hoài lang. Mậu vỗ taỵ Cả bàn tiệc hân hoan hưởng ứng. Mậu nâng ly: - Xin mời các bạn uống cạn để mừng nhau và chúc mừng hai hoa khôi Nam Bắc. Bỗng có người đến nói nhỏ với Mậu. Mậu buông ly bước ra cửa dắt khách vào và giới thiệu ngay: - Đây là văn sĩ kiêm nhà báo Hoàng Tích Chù và phu nhân có biệt danh là Cô Đốc Sao, ngôi sao sáng nhất trên nền trời Hà Nội hằng chục năm nay và còn sáng thêm hằng chục năm nữa. Kỹ sư Đặng Phúc Thông lên tiếng: - Sao mà lại mọc trễ vậy phải phạt! Phạt luôn ông Xã xệ Tích Chù thiếu trách nhiệm. - Mỗi người hai ly đầy. - Cho em với chị Trà xin đi ạ! Bạch Yến thỏ thẻ. Mậu tiếp theo: - Ai xin sẽ bị phạt luôn! - Chẳng những phạt Bạch Yến mà phạt luôn ông Lý Toét Mậu nữa! - Tôi xin chịu phạt cho bạn tôi! Phưóc giơ ly lên quơ quơ. Mậu tiếp: - Dân Nam kỳ mạnh rượu lắm. Còn mấy ông Tây dễ thua sao? Tôi nhân danh chủ Câu Lạc Bộ phạt luôn mấy ông Tây mắm cáy kia. Xếp mình bị người ta công kích mà cứ ngồi im như thóc, không bênh vực gì hết, bị phạt là đáng đời! Mọi người cười thích thú cười vang rồi cùng nâng ly nốc cạn. Hai chiếc ghế được mang tới cho vợ chồng Hoàng Tích Chù. Cô Đốc Sao đến ôm Trà rủ rỉ: - Chị nghe tên em đã lâu, nay mới được gặp. Thật quí hoá quá! Chắc em lẫn Yến đều ít tuổi hơn chị vậy chị xin phép gọi bằng em cho thân mật nhé. - Dạ em xin cảm ơn chị. Lần đầu tiên Trà nhìn thấy một sắc đẹp làm cho Trà giật mình. Cô Đốc như một bức tượng được nặn nên với đôi tay của Hoá Công chớ không phải tay nhưng phàm. Tất cả sự diễm lệ quí phái thanh lịch đều như kết tinh ở cộ Bạch yến đẹp ngây thơ thùy mị còn cô thì lại đẹp trau chuốt và trí tuệ như một nữ thần. Bỗng có người hối hả chạy vào báo với Phước: - Sân khấu sắp mở màn. Ông thầy tuồng cho mời cậu tới. - Để làm gì? - Dạ khách tới đông quá. Dạ mà ông Tây bà Đầm cũng nhiều. Thầy tuồng bảo tôi mời cậu đến đọc đít-cua ra mắt bằng tiếng Tây như đã ghi trong chương trình. Phước bảo: - Em về nói với anh Năm Châu hay anh Bảy Nhiêu nói cũng được vậy. - Dạ, mấy ổng đã dậm mặt và đội mão mang hia rồi. - Vậy cứ đội mão mang hia ra nói luôn tiếng Tây mới vui chớ. Miễn họ hiểu thì thôi. Em về bảo ông thầy Tuồng là cứ tiến hành. Khỏi phải đít cua vì cái đít cậu bị vặn bù lon vô ghế không đi được.! - Cái thằng chơi chũ không thua Tú Mỡ! Mậu nói. - Đúng là dân Nam kỳ! Mọi người cười vang. Mậu khuyên: - Toa nên đi Phước à! Bữa nay có quan Công Sứ Châtel và phu nhân dự khán, gánh hát của mày. Mày mang chuông ra xứ này, phải đánh cho kêu boong boong đừng để kêu cạch cạch mất danh nơi đất Hà Thành văn vật. - Nhưng mùi rượu nồng nặc làm sao xuất hiện" - Không sao đâu! Mày ra giáo đầu cùng với Năm Phỉ thì thơm ngát thôi. Khi mày dứt lời, thì tớ cho Bạch Yến lên tặng hoa thế là kết quả hoàn toàn. - Nhưng toa phải nói tiếng Việt để moa dịch ra tiếng Pháp. - Thì cậu solo luôn hai thứ một lúc chớ khoèo tớ vô làm gì. - Moa nói tiếng Nam người Hà Nội đâu có hiểu! - Nam hay Bắc cũng là Việt Nam, chớ bộ tiếng gì mà không hiểu? - Đành vậy, nhưng sợ có nhiều trường hợp rắc rối như con rrồ..ồng.. - Xuỵt! Xuỵt! Mậu đưa tay lên miện ra hiệu ngăn lại nhưng Phước nói lướt: - Thí dụ như trong moa thì nói rồng lớn còn ngoài này thì nói rồng nhớn thì làm sao hiểu nhau? Cả bọn cùng cười. Duy một mình Trà ngơ ngác mà thôi. Trà lơ mơ nhớ lại mấy tiếng lái của Sáu Ngọ hôm đêm đánh bài. Phước và Mậu đứng dậy bắt tay tạm biệt các bạn. Mậu nóoi: - Chúc các 'toá tiếp tục vui vẻ. Hẹn gặp nhau ở Hội Chợ. Chị Sao cho tôi gởi cô gái Nam kỳ lại nhe! - Được rồi. Chị em tôi sẽ tâm sự với nhau thân như người nhà chớ không phải là khách đâu. Hồi chiều này quan Công Sứ Bắc Kỳ cùng với tình nhân trẻ đẹp là cô Trịnh Thục Oanh nữ sinh trường Ạ Sarrault đã đến long trọng cắt băng khai mạc Hội Chợ. Liền sau đó người con gái tên Bạch Yến ngồi trên một chiếc xe mui trần kết hoa tiến vào và dừng lại ở cổng chợ. Nàng bước xuống và được Quan Công Sứ nghênh tiếp. Xong nàng lại lên xe chạy một vòng khu Bách Thảo giữa tiếng nhạc hoan hô và những nắm công-phết-ti xối xả như mưa rào. Một sân khấu rộng rãi do kiến trúc sư Võ Đức Diên vẽ kiểu được dựng lên ở chân núi Nùng mang tên 'Lo Ló. Đó là tên một người con gái Thái tuyệt đẹp như một đoá hoa pan của rừng Tây Bắc do tổng đốc Vi văn Định đưa xuống kinh thành dự hội. Ở đây có những trò vui thông thường như leo cột thoa mỡ bò, đi cầu run, đấu quần vợt, võ đài v.v.. Nam thanh nữ tú đất Hà Thành kéo nhau vào để thưởng ngoạn, để tình tự hoặc tìm sự giải khuây đúng như mục đích của nhà nước đô hộ cho bớt tanh đi những gịo.t máu tươi rói vừa đổ ở Yên Bái. Cuộc thi sắc đẹp ở Lang Chánh cũng vừa tuyển chọn được 3 mỹ nhâ: 2 Việt (Bùi Tuông, Vũ thị Chinh), 1 Mường (Lò thị Vin). Cả ba cũng đã đến góp phần hương sắc cho vườn hoa nhân tao. được mang tên hoa hậu Hà Nội là Bạch Yến. Thế là hội chợ hôm nay gồm nhiều người đẹp hơn bao giờ hết. Người ta ào ạt đi vào như một dòng suối đầy màu sắc, chặng thì ồn ào, khúc thì lặng lờ, lúc thì rẽ ra thành nhiều ngánh nhỏ, khi họp lại thành dòng lớn luôn luôn xoáy cuộn cuốn hút mãnh liệt. Bỗng một tin chuyền miệng chạy lan: - Có ông Hoàng Ấn Độ đến dự dạ vũ. Mọi người đổ dồn về phía khán đài chờ xem ông Hoàng. Chập sau một chiếc xe mui trần chở một ông mặt đen sì, đầu đội nói không vành đỗ lại bên sân khấu. Ông Hoàng Ấn Độ mặc xà rông bước lên không nói gì hết nhe bộ răng trắng hớu ra cười, cúi đầu xá xá rồi lột nón, gỡ mặt nạ ra quơ quơ thinh không. Có tiếng kêu "ồ"! Vài người la tướng lên: - Ông chủ tiệm may Châu Mậu! - Thằng Mậu chớ ông Hoàng nào! - Mình mới ở đằng nhà hát Tây nghe nó giáo đầu đây mà! - Bây giờ lại đây cũng găp nó! Mậu thay mặt nhóm 'Câu Lạc Bộ 15' cảm ơn quan Công sứ rồi nói lý do mở hội chợ xong mời quan Công sứ lên sân khấu tuyên bố khai mạc đêm dạ vũ. Tức thì kèn trống nổi lên. Các cô cậu ào ra sàn nhẩy do các cặp Mậu Trà - Phước Yến - Chù Sao - Châtel Oanh mở màn. Cứ sau một màn nhạc lại đổi bồ. Nhiều thanh niên thầm thì với nhau: - Bản tới mình mời gái Nam kỳ nhảy thử! - Con bé có thua gì con Oanh con Yến nhà mình. - Nó sánh cả với Bà Đốc Sao kia đấy. Những cặp tài tử giai nhân quay cuồng với nhau như những cánh hoa trôi trên mặt nc xoáy. Xong bản tango, đến bản thứ hai, Phước bắt cặp với Thục Oanh, và Châtel với Trà. - Que tu es belle... Em đẹp làm sao! Và tôi rất lấy làm hân hạnh. Ngài công sứ thầm thì và dìu Trà đi nhịp thứ nhất của bản Slow Fox.