Cây da sau Chùa Chà Và dần dần trở thành nơi nghỉ chân quen thuộc với Trà. Đám lâu la trở thành bạn của Trà cũng như toa xe lửa là khung trời hoạt động của Trà. Trà quen dần và leo lên nhảy xuống rất dễ dàng nhanh nhẹn. Vì phải tranh nhau giành giật nguồn sống, Trà quên cả nguy hiểm. Lắm lúc xe chưa dừng hẳn, Trà đã nhảy lên rao bán lia lịa. Xe đã chạy Trà còn ở nán lại bán thêm nen phải nhảy xuống đất khi xe đã tăng tốc độ. Mười bốn tuổi chưa phải là người lớn, nhưng cũng không còn là con nít. Cái tuổi sắp bước qua ngưỡng cửa cuộc đời. Con gái xứ này là vậy, mười lăm, mười sáu là đã có kẻ ngắm nghé dạm hỏi hoặc đã có chủ rồi nhưng có ai để ý cô bé có rất nhiều tên và mỗi cái tên đều là biểu hiện sự nghèo nàn này. Lắm khi Trà bán cả thuốc lào. Thì lại có thêm một tên mới:.Cô thuốc lào! Trà bắt đầu biết chải tóc suông, kẹp lại vén khéo, mặc quần áo sạch sẽ. Trời cho Trà một thân hình vừa tầm vóc của người Việt Nam. Đặc biệt những lần Trà mặc chiếc áo sẩm ngắn tay do ông Dượng sắm cho thì lại càng dễ coi. Cánh tay tròn trịa trắng múp vắt ngang sàng bánh, ai thấy cũng nhìn, không biết họ nhìn cái cánh tay con bé hay nhìn những chiếc bánh rẻ tiền của nó bán. Trà thấy hình như mỗi lần Trà mặc áo sẩm ngắn tay thì bánh bán chạy hơn những ngày Trà mặc áo bà ba dài taỵ Nghĩ như vậy Trà cắt hết mấy tay áo bà bạ Rồi dần dần Trà chỉ mặc áo ngán taỵ Nắng thành thị chỉ đủ làm cho đôi má của cô gái dậy thì trở thành hai trái mận chín. Và nếu màu da hơi ngả màu nâu thì đã có nước phông tên tẩy bớt. Còn bụi đường thì khác nào những đóa hoa con-phết-ti làm cho tóc cô nàng thêm xanh mướt. Trà vừa bán được hai cặp bánh ú và một miếng giò thì có người gọi. Trà lụp chụp và ngã. Ngày nào không té, không ăn cơm mà! Trà đi khập khiễng. Một người đàn ông trạc bốn mươi thấy thế bèn hỏi: - Sao cháu đi như vậy? - Dạ, cháu té. - Coi chừng lên xuống xe rất nguy hiểm nghe cháu! - Bác mua bánh chi ạ? Bác mua mỗi món một cái. Hì hì. Hay là mua hết cả sàng cũng được. Trà chưng hửng nhìn trân ngườ khách. Ông ta chậm rãi móc túi trên chiếc áo pyjama lấy ra một đồng bạc đưa cho Trà. - Cháu mới bán không có tiền thối, bác à! - Cháu giữ đó đi! Chút nữa bác mua thêm. - Cháu đi kháp các toa, rủi không gặp lại bác thì làm sao? - Thì khi khác bác mua cũng được. Bác lên xuống Sài gòn Mỹ Tho hoài. - Bây giờ bác muốn mua bánh gì? Trà sốt ruột muốn sang toa khác đông khách hơn. Người khách lấy vài món bánh và lại ép Trà cứ giữ nguyên đồng bạc trong khi mớ bánh chỉ đáng giá hai cắc. Trà chuyền qua toa khác, miệng rao vang, mắt đảo quanh tìm tay ngoắc. Chập sau có đủ tiền Trà quay lại thối cho khách. - Cháu giữ đó đi, mai bác mua thêm mà! - Biết cháu có gặp bác nữa không? - Không gặp thì bác tới nhà... nhà cháu. Cháu nói với má cháu gói cho Bác hai đòn bánh tét nhưn đậu xanh. - Để mai cháu đem ra sẽ lấy tiền luôn. Thấy hai bên cù cưa cù nhằng, một bà cụ bên cạnh ra miệng: - Buôn bán mà gặp người mua như vậy là may mắn, sao không cầm đi, con nhỏ! Trà cực chẳng đã phải nhận tiền. Trà bắt đầu suy nghĩ về người khách. Hay ông ta đã đến nhà mua hàng đặc biệt của Dượng? Tại sao ông ta đặt má gói bánh? Trà sợ Ông ta là khách lén lút của Dượng rồi Trà sẽ bị liên lụy nên lủi nhanh qua toa khác. Trà chuyền một hơn qua mấy toa liền mới yên tâm. Trà ngồi phệt xuống sàn xe mà thở dốc. Nhưng gương mặt của người khách chập chờn trong đầu Trà. Ông ta nói với giọng khác khác với những ông khách mua hàng. Hình như Trà có gặp ông ta ở đâu. Trà cố moi óc, nhưng không nhớ ra. Trà mơ màng rồi ngủ thiếp đi với vết đau ở chân. Tiếng còi dài làm Trà giật mình. Trà cuống cuồng. Tàu sắp chạy. Trà quơ sàng bánh. Không còn gì hết. Hai khúc giò, mấy cặp bánh ú còn lại đã biết đi đâu. Lần nào trước khi Trà ra đi, má cũng đếm kỹ từng món và nghiến răng:.Về, thiếu một xu là mày chết với tao! Má mê tiền hơn thương con. Lần này chẳng những thiếu một xu mà sẽ thiếu gần một đồng bạc, chưa bị đòn mà nước mắt đã tuôn ròng. Trà càng não lòng biết cầu cứu với ai. Bỗng có tiếng hỏi: - Cháu còn giò chả không? - Dạ a... Còn... mà ai lấy mất rồi! Trà giật mình: Lại người đàn ông lúc nãy. - Vậy hả? Bao nhiêu bác đền cho! - Dạ một đồng bạc! Người đàn ông ngồi xuống băng xe, ung dung móc bóp lấy ra tờ giấy bạc để trên sàng. - Mặc kệ ai lấy, nhưng bác đền cho! Trà ngạc nhiên nhìn người đàn ông lạ. Sao ông ta cho mình đến một đồng? Người đàn ông lại vui vẻ và thân mật: - Cháu xuống đất rồi bác nói cho cháu nghe chuyện này. - Tui phải về nhà. Tui hổng đi đâu. - Về trễ, nếu má có đánh đòn, thì bảo ba... Trà nhìn người đàn ông trừng trừng: - Ông đừng nói vậy, ba tui chết rồi! - Pha... ải! Nhưng cháu không biết ba cháu bằng bác. Đi theo bác rồi bác kể cho nghe. Thấy ông ta không có vẻ bất lương, vả lại giữa nơi đông người, chắc ông ta không dám làm gì, nên Trà đi theo. Đưa đứa bé vào một quán nước lụp xụp cạnh sân ga, ông khách bảo Trà ngồi và mở đầu câu chuyện: - Đáng lẽ cháu là con của bác! Giọng ông khách tỉnh khô, nhưng Trà vô cùng ngạc nhiên. Câu nói như sét đánh ngang tai. Ông tiếp:.Lần đó cháu và má cháu về thăm mộ ba cháu, chính bác chận đường định kể cho cháu nghe. Nhưng có lẽ hương hồn của ba cháu còn uất ức không muốn cho cháu và má cháu nghe nên gây ra trận cuồng phong cản trở. Từ đó bác không yên lòng. Bác nhất quyết phải tìm cách kể cho cháu nghe. Cháu không biết chớ chính bác đã vào nhà cháu mua hàng hai ba lần rồi. Trà suýt kêu lên. Nhưng người đàn ông tiếp ngay, không để cho Trà kịp nói: - Nếu bác kể với má cháu trong nhà thì rất bất tiện, còn chờ cơ hội má cháu đi ra ngoài như đi bohàng, hoặc đi chợ chẳng hạn rồi chận đường má cháu thì càng bất tiện. Do đó từ ngày ba cháu chết tới nay bác vẫn giữ câu chuyện trong bụng. Bây giờ cháu đã lớn, cháu có thể hiểu nên bác kể cho cháu nghe. Số là hồi đó... bác còn trẻ lắm. Bác đi hỏi má cháu... Bỗng Trà la ú ớ và chỉ trỏ lia lịa và la lên:.Ăn cắp! Ăn cắ..ắp! Người đàn ông ngoảnh lại thì thấy một thằng bé xách chiếc tép da của mình chạy lủi trong đám đông. Ông định đuổi theo. Nhưng nó đã biến mất. - Buồm, Trà! Mã tà tới! Trà quay lại thì thấy Ẩn-xe-lửa-cán. Ẩn lôi tay Trà. Trà không biết chuyện gì nhưng nghe hai tiếng mã tà thì cũng cứ chạy theo, rẽ vào những con đường hẻm, những ngõ ngách quanh co mà một người lạ không thể nào đuổi kịp. Trà ngồi phệt xuống đất, hồn còn chưa trở lại xác. Tưởng đã vượt hằng trăm cây số, chẳng ngờ đây chỉ là cây da rỗng ruột. Trà vừa thở vừa nói: - Bữa nay mất bộn bánh, về nhà má đánh chết. Ẩn xua tay: - Trà đừng lọ Chốc nữa tôi sẽ bù lại. Rồi hỏi.thằng cha nào nói chuyện với Trà vậy? - Ai biết đâu! Sao lâu la của anh lại thổi cái tép của người ta? - Anh nghe thằng chả nói cái gì giống như Trà là con của thằng chả? - Tôi đâu có quen. - Không quen sao nói chuyện lâu vậy? Nếu là ba của Trà thì anh kêu tui. nó trả cái tép lại. - Ai biết đâu á! Thôi để tui về! - Khoan đã! Để anh cho Trà cái này! Ngồi đây, đừng có đi đâu nghen! Nói xong Ẩn chui vô bọng cây. Một chút, trở ra với một gói giấy trên tay. - Cái gì vậy? Thằng Ẩn đặt cái gói giấy xuống đất tháo mấy khoanh dây thun rồi mở giấy ra. Ẩn cầm hai mảnh gỗ gõ gõ vào nhau như nhịp sanh hát cải lương. Trà nhìn, biết là đối guốc nhưng không phải là guốc thường. - Ở đâu mà anh có vậy? Lần đầu tiên Trà nhìn đôi guốc lạ lùng. Thằng Ẩn dưa cho Trà một chiếc: - Đây là guốc gu. - Guốc gì không có quai, làm sao mà mang? - Người ta kẹp như vầy! Ẩn định đặt bàn chân mình lên, nhưng chợt thấy nó đen thui, to chè bè líp cả chiếc guốc nên rút lại bảo.Trà mang thử coi. Không đợi Trà nhúc nhích Ẩn kéo bàn chân cô bé đặt lên, chiếc gu trắng như một đoá hoa huệ nở giữa hai ngón chân xinh xinh. Ẩn thủ thỉ: - Coi nè, vừa ghê chưa? Bàn chân cô bé tuy chẳng mang guốc mang giày, nhưng không phải lội ruộng, suốt ngày chỉ đi trên mặt phẳng đường nhựa hoặc sàn toa xe, tuy không đẹp lắm, nhưng cũng không đến đỗi bất xứng với đôi gu ngà. Trà ngó xuống thấy hơi lạ, nên hỏi: - Rồi làm sao mà đi? - Trà đi thử coi. Trà bước vài ba bước thì một chiếc guốc sút ra. Trà ngồi khuỵu xuống kêu: - Đau thấy mồ hà! - Mấy bà nhà giàu mới sắm nổi loại guốc này đó. - Cái cục trắng trắng này bằng gì vậy? - Chắc là ngà voi. - Ở đâu vậy? - Trà cứ mang đi, đừng hỏi nữa, tôi không biết. Một hôm đứng bên đoàn xe đang chuyển bánh, thằng Ẩn gặp một bà sồn sồn ăn mặc sang trọng. Sợ trể tàu nên bà tất tả đi nhanh, rủi trật chân văng chiếc guốc. Bà bước lên xe. Chiếc còn lại cũng văng luôn. Thằng Ẩn lượm lấy đuổi theo nhưng chiếc xe đã tăng tốc lực. Không biết Ẩn chạy theo không kịp hay thấy đôi guốc lạ, nó muốn giữ làm của. Trà đừng tần ngần, hai tay xách nhón hai ống quần đen lên để nhìn hai cục gu cho rõ. Bất giác thằng Ẩn giở ống quần lên và nói: - Đưa anh coi đầu gối còn trầy không? Rồi nó ôm quàng đôi chân làm Trà té sụm trên vai nó. Trà vùng ra chạy sợ có ai nhìn thấy, bỏ lại phía sau đôi guốc lạ với người bạn đang ngẩn ngơ nhìn theo. Trà chạy về tới đầu hẻm nhà thì dừng lại. Trà nhất định giấu đồng bạc của người khách cho để làm vốn riêng: Má sẽ đánh đòn vể việc Trà làm mất bánh. Trà tìm cách nói láo như bọn lâu la của Ẩn: ôm bụng kêu đói xin cơm chùa. Trà sẽ ôm bụng kêu đau và bảo mai không đi bán bánh được thì sẽ thoát khỏi trận đòn. Đến nhà, Trà đau bụng thật, chứng đau của con gái mới lớn lên. Nhưng những nỗi sợ biến nhanh khi Trà thấy nụ cười trên môi má. Đã lâu lắm, có lẽ từ ngày rời nhà ngoại về ở với má, bữa nay mới thấy mà vui vẻ với Trà, má không cho Trà những câu chửi mắt với cái điệp khúc hung ác bất hủ:. Tao đánh mày chết cho tiệt những cái quân bội bạc! đệm thêm những cái nghiến răng như cóc kêu trời hạn tháng Ba. Một bà mẹ ác nhất thế gian. Ông Dượng Trà cũng nói líu lo tiếng An Nam lơ lớ, rổn rảng làm cho không khí trong nhà vui như... Tết. Trên mâm cơm đã dọn sẵn những món ngon: đậu xào, thịt kho Tàu, giò heo hầm. Má bới ba chén cơm. Ba người ngồi chung mâm. Chuyện lạ đời Trà. Trà linh tính đóan sắp có việc gì quan trọng. Mà đúng thật. Cơm nước vừa xong, Trà đếm tiền giao cho má và sửa soạn nói láo như đã sắp sẵn trong bụng, nhưng má vui vẻ bảo: - Con đi tắm rửa sạch sẽ rồi vô thay bộ quần áo mới trong buồng. - Để con nhóm lửa trong lò nấu bánh tét đã má. - Để đó cho má lo. Ôi tiếng.má. ngọt ngào hằng mấy năm trời Trà mới được nghe má bố thí cho con. Trà đi tắm và vào buồng. Bộ đồ lụa in hoa đắt tiền, nằm giang tay trên giường như một người đang chờ đợi hạnh phúc. Trà tuột bỏ bộ đồ.xe-lửa-cán. và mặc áo quần mới vào. Trà ngẩn ngơ nhìn mình trong kiếng mà tưởng ai. Ai đâu chớ không phải cô gái bán bánh trên các chuyến tàu. Môi son mắt biếc, mặt trắng ngần, hai cánh tay như hai thỏi ngà tròn và cặp bánh ú đội vun áo. Mặt bừng nóng, Trà nghe như đang ngồi gần trả bánh đang sôi. Bên trong nhà dành cho ả Phù Dung, khách hàng của ông Dượng lặng lẽ đến rồi lặng lẽ đi. Họ đội nón sùm sụp không cho ai nhìn rõ mặt họ để họ nhìn rõ mặt người khác chăng? Bỗng có tiếng một người đàn bà. Má Trà xầm xì với bà ta hồi lâu sau bếp rồi kêu vọng vào buồng: - Trà! Ra đây con! Trà không biết má bảo việc gì nhưng vẫn.dạ. một tiếng dịu dàng và bước ra. Trà khựng laạ trước mặt một ngươi đàn bà có cái thẹo to trên giữa trán. Má trỏ bà ta: - Đây là dì Hảo, bạn của má. Dì sẽ dẫn con đi. - Đi đâu hả má? - Dì Hảo tìm cho con được việc làm ở khách sạn Tây. - Khách sạn là cái gì hả má? - Là phòng ngủ. Dì Hảo đứng bên cạnh má tiếp lời,.Cháu còn nhỏ, chưa biết đâu. Để đến rồi sẽ hay, đừng hỏi gì hết. Cứ đi theo dì! Ông chủ chịu mướn cháu 15 đồng mỗi tháng. Công việc khoẻ lắm! Chỉ bưng rượu cho khách uống thôi. Khách uống xong lại còn cho thêm tiền kêu là tiền 'buộc boá. Má giục: - Thôi, đi đi chị! Vừa đi chị vừa nói cho nó nghe. Việc làm dễ ụi chớ khó khiếc gì mà hỏi lâu lắc. Trà không hiểu gì hết. Cứ đi theo dì Hảo. Với bộ quần áo mới, Trà đi ra khỏi nhà. Hai bên hẻm đều dòm... Dì ra bến tìm xe thổ mộ, dắt Trà lên xe. Khách ngồi chật cứng, Trà và dì Hảo phải ngồi quay mặt ra sau, hai chân thòng xuống, lắt lẻo gần đụng đất. Xe lăn bánh chầm chậm trên đường đá gồ ghề, qua những ổ gà chiếc xe xốc mạnh, Trà phải bám chắc thành xe để khỏi chúi đầu. Xe dừng lại nhiều nơi cho khách xuống và rước khách lên. Qua nhiều đường phố lạ hoắc, Trà không biết là đâu. - Gần tới chưa dì? - Còn a... chút nữa hè cháu! Cháu đói bụng không, dì biểu ghé xe lại dì mua bánh dừa cho ăn. - Dạ, con ăn cơm ở nhà rồi! Vài ba ngọn đèn điện le lói bên đường. Bỗng dì trỏ tay: - Đồng hồ ba mặt đó. Khá... ách sạn ở bên kia kìa. Lòng bé Trà buồn tênh. Bé nhớ quên nội, quê ngoại, nhớ đồng quê, những trò chiơ với chúng bạn. Trà không muốn đi xa má, xa đám lâu la bên chùa Chà Và. Ở những nơi đó không có gì vui sướng nhưng đi xa cũng nhớ. Chập sau xe đậu bên cột đồng hồ. Dì Hảo vừa dắt Trà đi vừa nói: - Cái đồng hồ này để dành ngó cho vui vậy thôi chớ nó không có chạy. Cháu để ý coi, cây kim đồng hồ bây giờ nằm chỗ nào thì tới khuya nó cũng nằm ở đó chớ không có nhúc nhích. Đừng có coi nó mà lầm! - Vậy người ta dựng nó lên chi vậy dì? - Dựng để chơi vậy thôi chớ đúng 12 giờ thì lính thuỷ ở bờ sông bắn một phát súng. Thấy Trà không hiểu, dì cắt nghĩa tiếp: - Vầy nè, cứ hễ nghe cái bùm thì biết đó là đúng 12 giờ trưa hay 12 giờ khuya! Vừa dứt lời Dì trỏ tay:.Tới rồi cháu! Trà nhìn theo: một ngôi nhà nền đúc lớn có hàng rào cây cắt thiệt thẳng. Hai trụ cổng bằng gạch có bóng đèn trên chóp như hai người mình to đầu bé. Dì Hảo dừng lại, thò tay qua song sắt cầm cái chuông lắc lắc. Một ông già lụm cụm chạy ra mở hé cánh cửa phụ bên cổng. Dì Hảo đẩy Trà vào rồi đi theo sau. Hai người vừa lách qua thì lão khép lại ngay như sợ có ai theo vộ Dì Hảo níu tay Trà đứng lại rồi móc trong tay nải ra một đôi guốc đặt xuống đất. - Mang vô con! Hồi chiều lụp chụp rồi dì quên! Trà như bị điện giật: đôi guốc gụ. Thấy Trà lựng khựng, không chịu mang đi, dì Hảo bỏao: - Nhà người ta sang trọng mình phải mang thứ guốc này mới xứng. - Cháu không biết mang loại guốc này. - Dễ ợt chứ gì! Cháu cứ kẹp cục gu... Dì Hảo vừa nói vừa khom xuống tra guốc vào chân Trà. Nhưng Trà cứ dẫy nẫy: - Sao dì không mang? - Cháu mới cần chớ dì mang làm gì! Cực chẳng đã Trà phải nghe lời và khập khễnh đi theo dì Hảo. Cửa nhà đã mở sẵn, dì dắt Trà thẳng vào xa-lông không chút ngại ngùng làm như đã đến đây nhiều lần nên thuộc đường quen lối. Dì bảo Trà ngồi trên ghế nệm bông. Trà không quen loại ghế sang trọng này, nên cứ nhấp nhỏm, mặc dù êm ái mà tưởng như ngồi trên gai. - Nhà hàng... ủa khách sạn gì ở đây vậy dì? - Cháu cứ yên tâm. Chút nữa ông chủ ra nói chuyện mướn cháu. - Khách sạn gì giống như nhà ở vậy dì? Dì Sáu quát khẽ: - Khách sạn của người ta dì đâu có biết! Đừng hỏi nữa! Bỗng cánh cửa buồng mở. Trà suýt kêu thét lên: một người đen thui, giềnh giàng, mặt láng như thoa mỡ, mồm bịt những râu, quần đùi, áo thun, lông chân lông ngực xoăn xít như cỏ hoang. Một con người quái gỡ Trà chưa thấy ở đâu. - Con gái? ông Tây đen hất hàm và nói bằng tiếng Việt lơ lớ. - Dạ, dạ. Dì Hảo ngồi tỉnh khô, không có vẻ sợ hãi như Trà. - Tốt lắm! Ông Tây nhìn Trà, gật đầu rồi trở vào buồng. Dì Hảo nói: - Ông chủ đó con! Nhưng Trà linh tính biết những điều sắp xảy ra cho mình. Trà la lên: - Con không chịu đâu! - Mày hổng chịu thì mày nói với ổng! Dì Hảo xẳng giọng.Má mày nhờ tao dẫn mày tới đây thì tao dẫn tới đây. Ông Tây lại trở ra đưa cho dì một xấp bạc, nói: - Mẹc-xì! và ngồi ở chiếc ghế đối diện. Ông Tây đăm đăm nhìn Trà, rồi quay sang dì Hảo, gật gù, nhưng dì không chú ý. Dì vừa đút xấp bạc vô túi áo vừa quay qua nói với Trà: - Má mày bán mày cho ổng với giá 400 đồng. Ông đã bỏ bạc cọc một trăm, bây giờ đưa luôn số còn lại. Giấy tờ má mày đã ký rồi. Mày ở đó làm việc, tao đem tiền cho má mày. Nhớ nghe, nếu mày trốn má mày ở tù. Rồi dì đứng dậy. Ông Tây mau mắn bước lại mở cửa. Dì Hảo lách ra. Cửa đóng. Bàn tay lông lá to như cột chèo vặn chìa khoá. Chốt khoá chạy qua nghe.cách. một tiếng. Cánh cửa nhà và chiếc cổng sắt, hia lần khoá chặt đời Trà với ông.Tây khách sạn.. Tiền đã trao và cháo đã múc. Ông Tây không nói cũng không tỏ vẻ gì hết. Ông lẳng lặng đi vô buồng. Trà ngồi lại một mình giữa nỗi bơ vơ và sợ hãi. Một tiếng kêu vang vọng từ lương tri: Mẹ Ơi! Sao mẹ ác độc! Hết đánh mắng bây giờ bán con! Mẹ sanh con ra làm chỉ Thân con giá có 400 đồng! Sao mẹ ham tiền chi vậy? Tuổi 15 biết làm gì trước nghịch cảnh hơn khóc? Nhưng Trà khóc không ra tiếng được. Bốn bên là vách tường. Chui đâu cho lọt? Bất giác Trà nhìn xuống nền gạch bông. Đôi guốc gụ. Bây giờ nó là bạn của Trà. Sao nó lọt vào tay dì Hảo? Sao bữa đó Trà không nhận. Thằng Ẩn và đám nhóc con, chùa Chà Và, tượng con bò, những chiếc toa xe lửa, sàng bánh.. Những gì thân yêu nhất của Trà đều ở ngoài kia, xa tít tắp. Bỗng một người đàn bà cũng chạng dì Hảo xuất hiện. Mặt bà ta bầu bĩnh và không có thẹo trán. Bà đến ngồi bên Trà, tự xưng là.Cô Mười.. Cô Mười trấn an Trà bằng giọng nhỏ nhẹ: - Cháu đừng sợ. Thiếu gì đứa cũng như cháu chớ phải một mình cháu sao! Trà làm thinh. Bà ta tiếp: - Ổng Tây nhưng mà hiền khô hà! Ổng là quan dưới tàu. Ổng chỉ ở đây ít lâu rồi về bển. Một tiếng còi xe lửa nhói lên văng vẳng đằng xa rồi tắt lịm. - Thôi vô trong này! Bà ta nắm tay Trà dắt đi! Bà vừa ngó Trà vừa chắt lưỡi.Con gái nhà ai mà ngộ dường này, mình hạc xương mai, môi son má phận, nếu mặc áo dài thì người ta tưởng là học sinh nữ học đường, chớ không phải là dân nghèo. Nói xong bà ta đứng dậy đi ra. Trà nhìn nệm giường trắng muốt mà lạnh rợn tận tâm can. Trà oà lên khóc. Tâm tư Trà vang lên lời oán trách: - Có cha, cha không nhìn nhận, còn má, má lại nộp con cho chằng. Má thằng Ẩn là má ghẻ nhưng chỉ đánh nó thôi, còn má là má ruột mà đánh chửi cay độc và bán cả con! Có đứa nào bất hạnh bằng Trà không? Có bà mẹ nào trên thế gian độc ác vầy không? Bộ đồ mới mà má âu yếm bảo con mặc vào lần đầu tiên dè đâu là cái bẫy sập. Mặc vào rồi lụa mềm siết chết đời con. Lúa hai cắc một giạ. Bánh ú hai xu một chiếc. Để con ở với má suốt đời con chẳng làm ra số tiền đó hay sao? Phải dè như vầy hồi chiều Trà không về nhà, ở luôn trong bọng cây da với đám lâu lạ Cơm chùa Chà Và tuy cay mà nuốt vẫn ngon. Bữa cơm ngon đầu tiên ở nhà tưởng ngon ai dè thuốc độc. Trà oán hận má, oán hận ngất trời. Lần này trốn thoát Trà không về nhà nữa. Trà sẽ đi bất cứ đâu, ở bất cứ với ai, trừ má. Má là con quỉ đội lốt người nên mới đang tâm bán con lấy tiền! Má ham tiền đến bỏ con, lấy tiền. Người đàn ông trên xe lửa hiện giờ ở đâu? Ông ta mất cái tép da chắc ổng sẽ nghĩ cho Trà là phe đảng của Ẩn-xe-lửa-cán lập mưu ăn cắp. - Đáng lẽ cháu là con của bác! Sao lại đáng lẽ? Cửa buồng xịch mở, cái cột nhà cháy bước vào như con chó sói trước chú nai tợ Gian phòng trở nên bực bội. Trà ôm cứng lấy trụ giường như kẻ đang chết đuối vớ được bụp lá. Ông ta đưa bàn tay to sù bợ càm, nâng nửa mặt Trà lên lù xù mấy tiếng nói lơ lớ: - Con ngáy tốt quá! Rồi ông ta vuốt ve tóc, dài xuống lưng Trà. Trà mọc ốc đầy mình. Con nai tơ dãy dụa giữa móng vuốt của hổ đói. Dãy dụa để hàng phục, để chịu chết chớ không phải để hy vọng thoát ra. ... Đoạt được mọi điều thèm khát, ông ta đi, bỏ lại trên giường một cái xác hầu như không hồn. Dư âm tiếng gào rú của một cổ họng non còn nóng ran tìm kẽ hở thoát khỏi phòng. Ngoài kia, trong sương và ở đây, trong đôi mắt đẫm lệ của bé thơ, chiếc đồng hồ vẫn đứng chết trân, mỗi mặt ngó một hướng, nhưng chẳng ai xem giờ. Cuộc đời còn nhiều mặt hơn chiếc đồng hồ. Trà được ăn ngon, được mặc đẹp. Mỗi lần soi kiếng Trà thấy mình đẹp hẵn ra. Quạt máy, nước đá, xá xị, nho tươi, cà rem, các thứ bơ sưa Trà chưa từng biết, làm cho Trà trở thành một nàng tiên, một nàng tiên bị nhốt trong hang chằng tinh. Đêm đêm hắn xuất hiện cấu xé đày đoa. nàng, biến mất vào lúc hừng đông để lại trở về vào chập tối. Không lơi một đêm nào, hắn mang đến những tủi nhục và đày ải cho nàng. Nàng không thể chống cự bằng thể xác yếu đuối của một bé gái. Nàng chỉ phản kháng bằng tinh thần. Nàng ghê tởm và sợ hãi, nàng lẩn tránh sự tàn bạo và khinh bỉ sự dối trá. Nàng chẳng có một chút tình cảm trong lúc hắn say mê cào cấu rên rỉ. Nàng đã trở thành một vật vô tri trong tay hắn. Nhưng cũng may, nàng không phải chịu đựng lâu dài. Một ngày kia, con quỉ mặt đen bỏ nàng lại trong ngôi nhà mà đi biệt không chút luyến tiếc, không một câu từ giã. Và nàng quên hắn tức khắc, quên hoàn toàn như gáo nước to đã dội xoá sạch một vết bùn ở chân nàng. Giữa lúc nàng chưa quyết định đi đâu thì cô Mười tới. Cô tỉ tê trước khi Trà mở lời oán trách hoặc than thở. Lời của cô êm như đờn, bàn tay cô như có phép thần, ngứa đâu cô gãi trúng ngay đó. - Mọi việc là do ý muốn của má cháu, không phải của dì Hảo. Cháu đừng buồn dì Hảo tội nghiệp. Bây giờ ổng đã đi mất rồi. Để cô tìm công việc tử tế cho cháu làm. Không nên đi bán bánh trên xe lửa nữa. Nghề đó mệt nhọc mà ít tiền. Cô thương cháu như con vậy. Trước nét mặt rầu rầu và giọng nói đầy nhân hậu của cô Mười, Trà quên cái nghệ thuật ở đời của Ẩn-xe-lửa-cán. Muốn cho người ta thương thì đói ít làm bộ đói nhiều. Đau sơ sơ cứ rên tọ Không đáng khóc cũng khóc. Tức là giả dối. Nói láo y như thiệt. Trà chưa quen. Nên người ta dùng lối đó nàng nào có hay. Trà nghe lời cô Mười. Trà đến rạp hát theo lời chỉ dẫn của cô để chờ người đón về. Người đó, theo cô Mười nói, cần nhiều nhân công, lương hậu v.v.. Mặt tiền rạp hát vui thật. Chị bán chè, bà bán cháo gà, ông chệt bán sữa đậu nành, ông già lắc bầu cua, chú Tửng rao cà rem, đám nhóc mời đậu phọng, hột dưa ỏm tỏi. Trà đứng trước rạp nhìn trân trân hình những đào hát lộng lẫy nhưng Trà không nghĩ ngợi gì hết. Chẳng bao giờ Trà dám mơ ước chuyện xa vời. Trà chỉ mong được trở lại với sàng bánh ú.