Cô con gái nghiệp chủ về nhà chồng dưới sự sắp xếp bởi bàn tay ma quái của bà mai. Chỉ mười lăm ngày sau "buổi nhìn mặt", thì nghiệp chủ đau nặng. Bên đàng gái tỏ vẻ đồng ý gả con gái cho công tử, nhưng phải cưới chạy tang, nếu không thì phải chờ ba năm, mãn tang mới được cưới. Trước yêu cầu gần như bắt buộc đó, tất nhiên là công tử, vốn nôn nóng được làm chủ sắc đẹp của cô nữ sinh Can-mết, nay càng nôn nóng được làm chủ hãng tàu Vĩnh Thuận, chọn ngay trường hợp chạy tang. Chạy mà được vợ đẹp như tiên, được thừa hưởng một sản nghiệp kếch xù thì dù chạy hộc máu cũng không ai từ chối. Ngoài ra ông thầy bói nào đó bảo rằng tuổi của cô dâu và chú rể có điểm kỵ, nếu đám cưới cử hành ở Sài gòn thì vợ hoặc chồng sẽ chết bất đắc kỳ tử. Cho nên không phải rước dâu, và lễ thành hôn sẽ tổ chức ở quê nhà chú rể. Nói tóm lại, bên gái đã được mọi điều yêu cầu. Nếu sai một điểm nhỏ thì ông chủ hãng tàu có thể hết bịnh và cô Can-mết sẽ đi Tây, nghĩa là công tử Cá Hố sẽ hố luôn trong ván bài này. Do sự quyết chí của đàng trai mọi nghi lễ đều tiến hành tốt đẹp ngoài dự kiến của đàng gái. Nhưng bên đàng trai chỉ tốn có non mười ngàn bạc Đông dương. Như vậy chỉ có 50 ngàn gia. lúa, thua giá trị cái ngoéo tay của cô Ba xa lắc. Một ông chủ năm tiệm bán khô chẳng lý gì lại không dám xài cho thiên hạ không dám giỡn mặt choi! Người dân không dám giỡn mặt với ông đã đành, cả chủ tàu Vĩnh Thuận cũng lác mắt. Đám cưới đãi thả dàn luôn bảy ngày. Không thèm mướn thợ nấu cao lâu Chợ Lớn mà rước hẳn các vua bếp trứ danh tận bên Quảng Đông Phúc Kiến sang nấy toàn những món lạ lùng từ đời Tây Thái Hậu. Còn nữ trang thì ôi thôi, trông thấy cô dâu người ta tưởng đó là một thỏi vàng biết đi biết cười. Cô Can-mết về nhà chồng, không phải làm một việc gì động não động móng taỵ Công việc nặng nhọc nhất của cô là gói bạc, ràng thành xấp và bỏ vào tủ giúp cha mẹ chồng. Công việc thứ hai là cô phải mặc theo Tàu. Việc thứ ba lại càng không nặng nhọc chút nào là cô không được ra trước tiệm. Vì cô đẹp quá sức tưởng tượng. Đẹp cho đến nỗi cả vùng quanh đồn đãi rùm beng. Rồi người ta rủ nhau đến tiệm để nhìn tiên nữ giáng trần. Nhờ vậy mà cửa tiệm càng đắt khách gấp bội. Bà mẹ chồng biết rành tâm lý con trai. Thấy sắc thì khác nào mèo thấy mỡ. Chiếm không được thì ganh ghét rồi sinh ra ác tâm. Tốt nhất là đừng để họ trông thấy. Nhưng rồi cũng có chuyện xảy ra. Một hôm ông chủ nhận được thiệp mời dự lễ ăn trung tuế của ông Cai Tổng. Ông không mời một người mà cả gia đình có ghi rõ tên từng người. Xưa nay ông chủ tiệm và ông Cai Tổng không có quan hệ gì. Ông Cai là đại điền chủ, và không hay giao thiệp với người Tàu mặc dù ông Cai Tổng là người Tàu lai. Ông chủ tiệm ngờ là có âm mưu gì chăng. Thuở xuân thời ông có nghe một vụ án mạng đẫm máu tại một bữa tiệc cũng vì nhan sắc của đàn bà. Số là thầy Thông ở toà bố Vĩnh Long có người vợ đẹp tuyệt trần, cả vùng thường gọi là cô Bạ Nhân một buổi tiệc, thầy mời quan chánh tham biện tới dự. Quan ta trông thấy cô Ba bèn sanh lòng dâm dục. Sau đó quan lại thết tiệc và mời lại vợ chồng thầy. Hai bên quan hệ mật thiết một thời gian. Lần kia thầy Thông bắt được quan tham ve vãn vợ mình bèn lấy súng bắn tình địch chết liền tại trận. Vụ án gây tiếng tăm khắp lục tỉnh. Nhớ chuyện xưa mà răn mình, chẳng những ông không đi dự tiệc mà còn bảo cháu mình dắt vợ sang tỉnh khác. Tránh voi không xấu mặt nào. Nhưng cuộc tình duyên lại không tan vỡ vì bên ngoài mà lại từ bên trong. Số là người Tàu có cái tin dị đoan là hễ được gái đồng trinh là hên, buôn bán phát lên vùn vụt. Vì vậy cậu công tử săn tìm con gái trinh để làm vợ. Quả y như rằng công việc làm ăn hoàn toàn tốt đẹp dưới bàn tay quán xuyến của chàng. Nên khi gặp cô nữ sinh thì chàng quyết không để cho "cái hên" sẩy mất. Đám cưới càng tưng bừng bao nhiêu, cô dâu càng sợ hãi bấy nhiêu, mọi chuyện bí ẩn có thể vỡ toang ra trong giờ phút quan trọng nhất của đêm hợp cẩn. Chăn màn trắng tinh, gối hồng, nến hồng, hoa hồng. Tất cả đều làm rực rỡ thêm đêm tân hôn. Nhưng than ôi, cái hên mà chồng nàng đang chờ đợi đâu còn nữa.Nó đã "đi Tây " đâu hồi nào. Cuộc đời nàng bị hất hủi, biết bao nhiêu lần "chịu đấm ăn xôi" không phải chỉ một đôi lần may rủi mà còn với đàn ong lũ kiến ở nhà dì Hảo để trả nợ áo cơm cho ai và để lấy tiền nhờ dì Hảo chuộc một lá bùa linh. Dì bảo trong đêm tân hôn, lá bùa sẽ làm cho người con gái mất... như còn... Nhưng trong giấy phút hệ trọng nhất đời nàn không rõ vì nàng bị động hay vì lẽ gì khác mà lá bùa linh không đem ra dùng được. Qua giây phút ấy rồi, mặc dù tân lang vẫn giữ thái độ quân tử, cô cảm thấy mình có tội. Cô bèn qùi xuống chân chàng sám hối. Chàng an ủi vợ "Anh không xem 'cái ấý quan trọng. Có nhiều cô gái không có màng trinh. Chiếc khăn bàn lông trắng dính mấy đốm máu vứt trên giường Tây cho đến nay vẫn còn nằm vắt ngang tâm trí cô như một mảnh băng rịt vết thương không lành. Cho đến khi đã là vợ, cô biết mình đã mất cho kẻ không phải là chồng cái vật quí nhất đời con gái. Mặc dù chồng nói vậy nhưng nàng vẫn cứ nơm nớp sợ. Mặc cảm tội lỗi luôn luôn đeo đẳng không rời. Cái bụng đàn ông thì ai biết nổi. Những bi kịch của đàn bà con gái đều có chung một nguyên nhân là mắc mưu đàn ông. Chỉ có vậy thôi không gì khác. Nhưng nàng mất nó không phải vì mắc lầm mà vì má nàng bán nó với cái giá đếm được bằng tiền, 400. Với sự ưng thuận của má nàng, Dì Hảo đã đem nàng bán cho con quỉ mặt đen. Con quỉ đã mua được cái hên của cuộc đời nàng với gía hời. Bây giờ chồng nàng cần nó để khuếch trương sự nghiệp thì nàng đã đánh mất. +++ Ở trong vựa hải sản, các món qúi như tôm hùm, bong bóng cá, bào ngư, hải sâm, vi cá, yến sào, không món gì là nàng không dùng. Mà ăn hằng ngày chớ không phải lâu lâu mới được nếm một chén lễnh loãng như ở cao lâu. Nhưng cô bé vẫn không mập ú béo phị mà lại trắng da dài tóc, môi đỏ như son, đẹp lên lạ lùng. Chính nàng soi gương cũng thấy mình đẹp nữa là ai. Còn chàng thì trở thành người đàn ông tráng kiện ham chuyện mây mưa vô cùng. Mặc dù ngày đêm có nàng tiên trong tay, chàng vẫn đi tìm. Mới đầu nàng chỉ nghe đồn. Sau đó nàng biết chắc. Thừa lúc chàng đi vắng, nàng tìm tới gây sự và ẩu đả tại nhà tình địch. Tưởng là mối hận rửa xong, nàng quay lưng đi. Dè đâu trong buồng tình địch, chàng nhảy xổ ra, không binh vợ, lại phụ lực cho tình nhân làm xấu vợ. Nàng đã hiểu ra bụng thằng chồng: thâm độc và tham lam vô tận. Mất hên nên đi tìm hên. Đồng hồ chỉ có ba mặt. Đàn ông có nhiều mặt hơn đồng hồ. Hắn trả thù nàng về việc nàng đã không đem cái hên đến cho hắn. Nàng thất vọng với cảnh chăn không ấm, gối không êm. Nhưng nàng cũng tự biết sự khiếm khuyết của mình, nên nàng làm lành và tự đàn áp mình với cổ tục: Trai năm thê bảy thiếp... Nhưng chàng càng lấn lướt nàng vì lẽ chàng đã mất cái điều đáng ra chàng phải được. Và nàng là kẻ phải đền bù cho chàng sự khiếm khuyết kia. Nàng nhớ lời Ẩn-xe-lửa ở gốc cây da. Dù tức giận nàng cũng vẫn tươi cười. Ít lâu sau chuyện cũ hầu như đã quên đi, nàng đòi về Sài Gòn thăm nhà. Chàng ưng chịu. Và hai đứa cùng đi. Vô tới nơi, chàng mướn phòng ngủ sang trọng ở đại khách sạn Majestic. Chàng vẫn âu yếm nàng. Nàng cũng đáp lại. Nhưng, nàng làm theo lời bạn cũ. Không đói cũng ôm bụng. Không yêu cũng làm ra yêu. Ngày trước ngoại hay đi chùa và thường nhắc câu:"Tướng cướp buông dao cũng thành bồ tát" thì tại sao nàng không thể trở thành vợ hiền. Nàng đã trở thành vợ hiền trong thời gian qua nhưng người ta đã không cho nàng cơ hội tốt nữa. Trên đường lên Sài Gòn, ghé lại hai ba tiệm nhánh chàng tự phơi bảy chàng là một chiếc "đồng hồ" có nhiều mặt. Mấy người quản lý hoặc con gái của họ đều là mèo của chàng hết trơn. Thấy nàng đi theo chàng họ còn dò xét tìm biết coi nàng là ai. Nhưng nàng đâu có dại, nàng nói trớ đi là em họ của chàng. Và chàng lấy làm ưng bụng cho sự tránh né khôn ngoan của vợ. Thấy nàng đẹp lạ lùng, có cô muốn ghen với nàng. Nàng đã không ghen, họ lại ghen ngược với nàng. Lòng nàng càng não nề chán chê. Sự chán chê không giống với những ngày ở nhà gã Tây đen, nhưng nó làm cho nàng mưu tính những chuyện liều lĩnh. Phải chi có một đứa con thì còn sợi dây ràng buộc vợ chồng, đàng này, không ngơ, bỏ đi, đâu có gì níu lại. Mà làm sao có con được. Nàng như ngôi nhà, đứng ở ngoài ngó vô thì đẹp, cả cái ngõ phủ hoa lá cũng xinh xắn, nhưng khi bước vô trong thì bàn ghế ván giường đều loạn xị, bàn thờ nằm ở dưới bếp còn giường ngủ lại trôi ra phòng khách, chẳng có thứ gì đừng đúng chỗ và còn nguyên như ngôi nhà thường. Đêm đầu tiên với con quỉ mặt đen, bây giờ nhớ lai., hồn vía còn lên mây. Nàng chui dưới sàn giường, nhưng trốn sao được. Hắn lôi nàng lên. Nàng chỉ là trái non chưa ăn được, nhưng hắn thích thú về điều đó. Và hắn đã có cách. Thiệt ghê tởm vô cùng. Hắn tàn ác chẳng khác tên cướp giết người. Bộ mặt của hắn, hai bàn tay của hắn và cái gì trên người hắn cũng đều phụ hoa. cho việc sát nhân. Hằng đêm, mỗi khi nghe tiếng giày của hắn đi về là nàng hồn phi phách tán. Nàng muốn chui xuống đất, muốn lao đầu vào tường nhưng người ta bảo giấy tờ đã ký, nàng đã bị bán. Người bán oái oăm thay, lại là mẹ nàng, một người mẹ mê tiền tối đa. Về với chàng, nàng không sợ hãi nhưng không thấy sung sướng khi mái chèo khuấy lạch Đào Nguyên. Nàng chỉ thích tí ti khi được hôn hoặc vuốt ve đôi gò Bồng Đảo. Lần này, sống trong khách sạn sang trọng nhưng nàng cũng không thấy vui. Chàng không tàn bạo như Tây đen, nhưng từ sau vụ ấu đả với tình địch, sự chiều chuộng ấu yếm của chàng chỉ làm cho nàng ghê tởm. Nàng đã hiểu đàn ông hơn. Có vợ đẹp bao nhiêu rồi cũng mèo chuột. Đàn bà con gái hư, xã hội này tồi tệ, chính là vì tay đàn ông. Nếu họ tử tế thì cuộc đời nàng sẽ không long đong, chìm nổi, đớn đau từ lúc hoa niên. Mới bước vào đời đã đạp lửa, cho nên về sau cứ tưởng ở đâu cũng là gai với lửa. Giày guốc thường không làm cho chân nàng khỏi phỏng. Phải giày đầm, gót bằng bạc bằng vàng thì mới khỏi lửa táp gai đâm. Một bữa sáng khi anh chồng đang ngủ mê vì đêm qua quá chén... Trà lén tom góp áo quần ra đi. Phen này hắn sẽ trở về một mình. Mất vợ cho biết thân. Nhẹ bước rón rén xuống thang lầu, không quay đầu ngó lại. Lần này không thể như lần trước. Lần ra khỏi nhà con quỉ mặt đen đến rạp hát chờ người tới đón về làm công... Đêm đó nàng lại phải "trả công" người đón. Nhưng đón nàng đi đâu? Sáng ra thấy mình nằm giữa tổ quỉ Cây Mai của con quỉ sẹo trán. Lần này nàng tự mình tìm đường. Muốn đi đâu tự đi lấy hơn là đi theo sự chỉ dẫn của người ta. Nàng định trở về nhà nhưng lại thôi.