Trước giờ tấn binh ra Bắc tiêu diệt 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh, Nguyễn Huệ cho thiết lập đàn tại núi Bân ở Kinh đô Phú Xuân làm lễ đăng quan và tế trời đất.Đứng trước ba quân đội ngũ chỉnh tề, gươm đao sáng lóa, Nguyễn Huệ bước lên đất Nam Giao nói lớn:- Hỡi ba quân tướng sĩ! Lần này ta đem quân ra Bắc Hà hỏi tội giặc Thanh đem lại yên vui cho trăm họ. Nếu điềm trời cho đại binh ta thắng trận, trời sẽ báo cho 200 đồng tiền này sấp cả. Nhược bằng tiền có đồng ngửa, ấy là nghiệp lớn của quân ta còn nhiều trắc trở. Vậy ba quân hãy cùng ta coi cho tường điềm thắng bại đó.Nói rồi Nguyễn Huệ sửa lại lễ phục, bước xuống bãi cỏ rộng. Quân hộ vệ khiêng tới một hương án khói trầm nghi ngút và mâm tiền đồng nặng trĩu. Nguyễn Huệ chắp tay khấn vái rồi bưng mâm tiền, cung kính dâng cao lên đầu, hất tung trên bãi cỏ xanh.Tướng lĩnh, quân sĩ đứng ở hàng đầu chăm chú nhìn những đồng tiền lớn bằng miệng chén rơi tung tóe. Rồi họ cùng kinh ngạc reo lên:- Sấp! Sấp! Sấp cả! Đại thắng rồi...Đại thắng...- Quang Trung vạn tuế!...Nhiều người muốn tới gần, lật hẳn lên coi cho tường tận, nhưng e phạm vào quân lệnh bất nghiêm, nên đành đứng im.Nguyễn Huệ tươi cười, hướng xuống quân sĩ nói lớn:- Hỡi ba quân! Các người: 200 đồng tiền đều sấp. Thế là trời đã phù hộ, báo điềm thắng trận cho ta. Vậy quân sĩ hãy nức lòng cùng ta đánh giặc. Chắc chắn giặc Thanh sẽ bị quét sạch trong nay mai. Hãy nổi trống, truyền lệnh xuất quân...Quân sĩ reo hò dậy đất, cơ nào đội ấy, rùng rùng tiến binh. Ai cũng vững một niền tin chiến thắng."Điềm trời" ấy, thực ra chỉ là một mẹo nhỏ của Quang Trung Nguyễn Huệ. Thuở ấy mọi người còn nặng tin ở trời, phật, thần thánh... Người Huệ dựa vào đó bí mật cho đúc 200 đồng tiền một mặt (toàn mặt sấp) xin âm dương trong buổi lễ đăng quang nhằm cỗ vũ ba quân xong lên giết giặc.