Không gì vui hơn, đối với dân bụi đời, bằng ngày rằm tháng bảy. Dân có tiền, nhất là giới làm ăn, mua bán, đến ngày này phải cho cô hồn ăn. Cô hồn chỉ hửi hơi, nhìn khói nhang chớ không ăn đồ cúng. Dân Sài gòn tấm tắc “cô hồn hiền khô, không như các đảng...cộng sản”. Nói lén với nhau thôi, công an mà nghe được thì có cúng mười mân, cô hồn cứu cũng không kịp.Ngày này, dân bụi đời, trẻ hè phố nôn nao từ sáng sớm. Họ không đi lẻ tẻ nữa. Cứ từng nhóm đi qua các nhà cao, các cửa hàng. Cúng cô hồn thì phải cúng trước cửa nhà, cô hồn không vô nhà ăn cổ cúng được, nhà nào cũng có ông địa ếm hết, ai cấp giấy chứng minh nhân dân cho mà vô. Đối với dân bụi, ông địa dễ thương hết biết.Chị Bảy cà tong đếm đếm, tính tính. Từ đầu đường tới cuối đường toàn cửa tiệm không à, thấy ham quá. Đối diện trước mặt thôi, tiệm cô Tâm, năn ngoái cúng một bàn thịnh soạn. Con gà luộc béo mướt, thịt vàng mịn, loại gà gái tơ nhìn biết ngay. Rồi cả con heo quay, bánh trái, gạo muối bánh tráng, có cả mía ghim nữa. Năm nay hẳn còn lớn hơn, nghĩ mà lòng rạo rực. Nhưng mình quen mặt rồi, hơn nữa, cô Tâm tốt quá trời, cổ làm ăn được, có của nhưng thương người nghèo. Bữa nào có tiệc, đãi bạn, dư cả thùng đồ ăn, chính tay cô bê qua, chia người này một ít, người nọ một ít.”nhà bụi” nào có con đau ốm hay chết, cô hay ưa giúp. Tiệm của cô đông khách lắm, bà nào vô ra cũng đẹp, đeo giây chuyền, cà rá chấp chới. Đồ giả đó. Biết làm sao được, bọn tiểu yêu giựt dây chuyền, bông tai trên con đường này đông như kiến và dai như đĩa. Thời buổi này, cướp giựt được một thứ nữ trang thiệt cũng như mò kim dưới đáy biển. Bởi vậy mới kẹt cho chị Bảy cà tong. Bỏ thì tiếc quá, đêm nằm ngủ không được, phải có cách chi để cùng bọn con nít xông vô, bợ lẹ con gà mái tơ mà không sượng sùng... Chị Bảy cà tong suy nghĩ đủ cách.Buổi trưa, thằng Hôi đi vô công viên tìm bọn Lai Phá. Chỉ có thằng Lai đang nằm trên cỏ, dưới một gốc cây lớn. Nó đắp tờ báo lên mặt nên không biết ngủ hay thức. Thằng Hôi tới gần:“Gâu”.Thằng Lai không nhúc nhích.“Gâu...Gâu...Gâu...”“Đ.M. Vặn cổ chết giờ. Cút.”“Hi hi, có vặn con...ông đây...hi hi...”“Ê, bỏ ra. Ông chết bỏ con nghe con ơi...là con ơi!”Thằng Lai vùng dậy. Vậy là có màn chạy đuổi nhau, chân đá cái này cái nọ, đá cả mấy đứa con nít đang họp nhau chờ giờ xuất quân xuống đường đi cướp đồ cúng cô hồn. Mấy đứa con nít chửi loạn xạ. Chị Bảy cà tong xốn con mắt:“Đồ dịch vật, động mồ động mã ông cố nội mày há?”Thằng Lai Phá không có vừa:“Ông cố nội bà động mồ động mã chớ ai vô đó.”Mấy đứa con nít bỗng la lên:“Tới rồi. Tới tụi bây ơi.”“Hoan hô”“Nhào vô. Anh em, nhào vô...”Chúng vừa la vừa chạy. Chị Bảy cà tong giựt vội đứa bé trên tay một chị bụi đời:“Mượn nó nghe. Bà dắt đứa kia...”“Nhớ chia phần cho nó, nghe...”“Nghe rồi cha, má nó ăn chớ nó ăn cức gì...ha...”“Ở đâu vậy?”Thằng Lai Phá hỏi.Thằng Hôi kéo tay bạn:“Từ từ mày ơi. Quán Bạch Ngọc. Người ta chỉ mới bày bàn, còn cúng kiếng lạy lục lâu lắc lắm. Tàn một tuần hương chờ trặc cổ luôn.”“Biết. Nhưng tao phải nghía xem nên đứng ở chỗ nào, cách nào để phóng tới lẹ nhất. Tao phải bê cho được con gà. Năm ngoái, mất cơ hội này tao còn tức anh ách đây. Thằng “đĩ đực” mặt thấy ghét lắm, nó canh giỏi dễ sợ, chỉ cái nháy mắt là bê gọn mâm vô nhà, đóng cửa.”“Mày đừng lo. Có tao, thằng cha đó tao coi như con dế.”Dạng hai chân ra cho bạn coi, thằng Hôi vênh mặt. Tin tưởng được, hai đứa rời công viên. Xuống tới đường, gặp hai con bà chòi Quynh và Đuông, ồn ào nhập bọn, kéo nhau tới trước quán Bạch Ngọc.Đồ cúng đã bày xong xuôi. Bà Muội vẫn chưa hài lòng. Bà đi ra đi vô, đem thêm cái này, bày thêm cái nọ. Con gà mái tơ hay mái dầu không biết, béo ngầy ngậy, cái phao câu chỏng lên mươn mướt. Rồi đầu heo quay, thịt ba rọi luộc hồng đào, cả một mâm đậu phụng luộc, mía chặt khúc, khoai lang, khoai mì, bánh tráng, hột nổ xanh đỏ. Bà Muội càng ngắm nhìn càng phục. Dân trong Nam bảnh thiệt, ở ngoài quê bà, người sống còn không có mà ăn, có đâu nghĩ tới cô hồn mà cúng kiếng. Vậy mà mấy ngày trước, chị con dâu hỏi nhờ bà lo vụ cúng kiếng, bà trả lời:“Được, để mẹ lo tất. Ở ngoài, năm nào mẹ cũng cúng cô hồn lớn lắm!”Lo cũng dễ thôi. Có tiền mua tiên cũng được mà. Bà phải hỏi mò chị Mùi mãi, rồi nhờ chị Mùi đi mua đồ. Mâm cổ bà bày gọn bưng, hương khói trông linh đình uy nghi lắm. Vợ chồng Bảnh còn đang lo ăn mặc chỉnh tề...Lạ quá, cộng sản vô thần mà sao cái chị con dâu này, thôi thì đủ món, cầu nguyện, cúng kiếng, lóng này còn bày đặt ăn chay tháng hai ngày. Thường ngày chị ấy ăn nói bát nháo lắm, giận thì chửi rủa tục tằn, như sẳn sàng cầm dao giết người, nhưng khi cầu nguyện trông thành khẩn làm sao. Bà chờ hơi lâu mới thấy vợ chồng Bảnh xuống tới.“Xong chưa mẹ?”“Ối giời, xong từ lâu chứ nị. Anh chị “nễ” đi. Nhớ van vái, khấn các ông các bà, các oan hồn còn nhỏ, các cô chúa cậu trạng, xin họ giúp đỡ cho mà “nàm” ăn!”Đám con nít và mấy chị bụi đời bồng con đã đứng vòng trong vòng ngoài, gần như bao kín chiếc bàn, chừng đó cặp mắt như đổ dồn vô cái phao câu “nõn nà” của chị gà mái, mặc dù ai cũng biết chỉ có một lô độc đắc.“Này, mấy người lui ra,lui ra cho người ta cúng.Lui.”Giọng Bảnh sang sảng. Miệng nói tay gạt bớt mấy đứa trẻ con muốn tới gần hơn để hít mùi thơm của thức ăn. Thấy mặt thằng Lai nghinh nghinh, Bảnh không dằn được.“Cả mầy nữa. Nhìn cái gì?”Thằng Lai không trả lời. Thằng Hôi hỏi thằng Lai:“Ê mày nhìn gì vậy?”“Tao nhìn cái phao câu con gà...”“Ủa, mầy nhìn cái phao câu sao ổng tưởng mày nhìn ổng... Lạ hén?”“Gì mà lạ mầy. Bị cái mặt ổng giống cái phao câu. Mày nhìn coi đi, giống dễ sợ... hi hi...”“C...tao thấy không giống, thua cái phao câu con gà xa, không so sánh được mầy ơi. Có mà giống cái phao của tao đây nè...”Mặt Bảnh xạm ngắt, biết mình phun lỡ miệng rồi. Nhưng bà Muội không biết trời trăng mây nước ở đây, nên buột mồm chửi:“Tiên nhân con nhà ai mất dạy thế.”“Hi hi, coi cái phao câu của con Quynh sao văng ra đằng kia...”Thằng Hôi sừng sỏ đưa tay chỉ vào mặt bà Muội. Con Quynh bụm chặt quần lại:“Cái phao câu của tao mà xấu vậy thì chết đi cho rồi mày ơi, còn làm ăn dách gì được...Khóc hà...hu hu...”.“Quân mất dạy. Bà kêu công an tóm cổ chúng mày....”Con Quynh lùi lại, kéo tụt cái quần xuống, làm bộ sợ hãi:“Lạy bà đi con, lạy bà đi...”Thấy bà Muội hùng hổ xông tới, thằng Lai tiến lên dang hai tay:“Bà làm gì? Hả...ông thì...suỵch...một cái...”Bà Ngọc Hoa chen vô can:“Thôi mẹ à, kệ tụi nó.”Quay lại bà nạt:“Tụi bây vừa phải thôi nghe. Muốn phá phải không?”“Ê, tụi tui đứng coi chớ có ai làm gì...khi không chửi người ta mới cạy miệng người ta...Đứng coi không được sao.”“Thì đứng xê ra. Có xê ra không?”Giọng bà Ngọc Hoa oang oang mà có một chút uy nên bọn trẻ cũng ngán, lùi ra một tí. Bà Muội mặt mũi còn tái ngắt, miệng lầm bầm nguyền rủa:“Đồ con nít quỷ, tiên sư chúng mày.”Hai vợ chồng Bảnh đứng trước bàn cổ, đốt nhang, lâm râm khấn vái. Đám bụi đời và tụi trẻ đứng yên giương mắt nhìn. Con Đuông nói nhỏ với con Quynh:“Mày thấy không, thằng Bảnh nó lạy tới ba tay...Mày thấy cái thằng mặc quần ưa khoe của...dỏm.”“Kệ người ta mày.”“Coi con mẹ khấn gì mà lâu lắc...ườm...xin một trăm, một trăm phần trăm em ơi xin một trăm phần trăm anh ơi xin một trăm phần trăm...ườm...xin cái phao...câu là xin cái phao... Hơ, xong rồi.”Con Đuông lảm nhảm không ngừng miệng. Tới lượt bà Muội đứng trước bàn thờ, bà còn khấn lâu hơn nữa. Đầu tiên, xưng tên xưng tuổi và số phẩm vật cúng kiến, rồi cầu xin đủ thứ. Đang còn cơn giận ứ trong cổ, bà cũng cầu xin cô hồn vặn cổ bọn con nít ranh đang đứng lảm nhảm nhại bà. Muốn cho linh ứng bà phải lạy cô hồn ngày hôn nay về đông đủ đứng bốn hướng đông tây nam bắc. Vậy mà hễ lạy hướng nào cũng bị bọn con nít ranh đứng, gật đầu nói bậy bạ. Bà giận và nực đến độ mồ hôi rịn đầy trán.Bảnh thấy găng quá rồi, phải nhảy vào. Hắn ôm lấy tấm thân đồ sộ của vợ đang muốn nhảy chồm chồm:“Thôi em. Anh biết rồi. Lỗi tại anh cả. Em đừng giận nữa, thương anh đi mà...”“Thằng em anh nó chửi tôi mà anh im như thỏ dế. Phản hả? Phản tôi là tôi không để yên.”Bảnh quay sang mẹ:“Thôi mẹ. Mẹ vào nhà đi. Vợ con nóng tính nhưng tốt lắm. Mỗi người nhịn một chút có được không?”“Thì vẫn nhịn...mày thấy, ai làm gì chị ấy.”“Sợ thì cũng sợ vừa vừa, hèn thế!”Thằng em hằn học. Bảnh thấy nếu không quyết liệt sẽ xẩy ra to chuyện lắm. Anh bèn nhảy lại tát cho thằng em một bạt tai.“Mày dám hỗn với chị dâu mày hả? Mày muốn yên thì xin lỗi chị ngay. Tao uýnh chết mày.”Bà Muội muốn rớt nước mắt vì nhục. Nhưng Bảnh nói đúng, muốn yên cũng phải hòa hoãn và làm vui lòng chị ấy thôi. Lỗi tại bà, đã dặn lòng nhịn nhục mà sao không nhịn được. Bà đưa tay gạt lệ. Thấy mẹ, Bao cũng chợt hiểu ra, bèn nghe lời anh:“Chị bỏ qua cho em, em nóng bậy.”Bao bỏ đi. Bà Muội âm thầm cùng chị Mùi dọn dẹp trong khi Bảnh quàng vai dỗ dành đưa vợ vào nhà, lên lầu vào phòng riêng dỗ tiếp. Bảnh hiểu được một phần cơn giận bất ngờ của bà. Đêm qua, lỗi ở Bảnh, bao nhiêu sức lực dồn hết cho một em, nên đã không làm bổn phận hàng ngày với bà Ngọc Hoa. Làm thế nào được, con nhỏ mới vô nghề, thân hình còn non nẻo, nếu anh không hưởng thì mai đây vùi dập đời hoa, uổng công anh dụ dỗ lắm. Lệnh của anh Tư chánh sở, bao thuê một em còn mới giá bao nhiêu cũng được, nghĩa là bông hoa mới một vài lần ong bướm ve vãn...Chỉ có xui một điều, anh lén lút một thời gian “ngắn” với em ngay cái ghế bố sau hẽm và chuyện không qua mắt thằng em. Đêm, dọn quán đã khuya mà bà vợ còn đòi ngọ ngậy anh đành phải khất, hẹn đêm sau “tranh thủ” làm bù. Ba bốn lý do trọng đại như vậy, bà Ngọc Hoa không nổi hung lên sao được...Ngồi lì bì một đống trong căn nhà chiếm hẽm thông thương mặt trước ra mặt sau, bà Muội còn tủi thân, lâu lâu kéo vạt áo chặm nước mắt.“Bu còn khóc gì nữa. Hãy gượm. Con kiếm thêm một ít tiền nữa rồi tính, không thể ở nhờ nhục nhã này mãi được.”“Chị ấy là con nhà mà “nàm” sao lại ăn nói bậy bạ thế?”“Con nhà? Ừ thì cũng con nhà năm cha bảy mẹ chứ nhỉ? Bu đừng trách con, có bữa con không nhịn nổi.”“Lúc này không nhịn nổi cũng phải nổi. Muốn “rì” cũng phải có tiền con ạ.”“Con sẽ có tiền, nhưng không hèn như anh Cả đâu. Con sẽ lấy vợ cưới hỏi đàng hoàng cho anh ấy mở mắt ra.”Bao đang cầm ly nước lạnh trên tay muốn ném cho bể tan cơn giận dữ nhưng anh gượng lại được. Bà Muội uể oải cầm cây chổi trở ra mặt tiền quét sạch sẽ. Không còn ai ở đây nữa. Dân bụi đời, đám trẻ con mất dạy làm bà đang còn giận tràn hông, đã kéo nhau đi chờ chực đám cúng cô hồn khác. Cả con đường Tự Do, suốt một ngày rằm tháng Bảy không nhà nào không cúng cô hồn. Tiệm này muốn lấn lướt làm linh đình hơn tiệm kia...Chị Bảy cà tong đang chực trước cửa hàng cô Tâm:“Giờ mới cúng hả cô?”Chị nhìn cô Tâm dọn bàn, hỏi, cười cầu tài.“Chị bế con ai thế, chị Bẩy?”“Chả dấu gì cô, con nuôi tui mới xin. Cái con mẹ kinh tế mới về không biết ăn cái giống gì mà đẻ hoài, năm một. Thấy nghèo nuôi không nổi muốn cho tui xin. Xin rồi mới lo, biết là mình cũng nghèo, nuôi nó không nổi.”Biết mấy đường “mánh” của dân bụi quá, cô Tâm chỉ cười cười mà không bắt vô thêm chuyện.“Cô yên tâm cúng đi. Em canh thì không có đứa nào dám phá.”“Dẹp bà đi, phách chó nữa.”Nhìn qua, chị Bảy thấy thằng Chín Bù Lon ngó chị chằm chằm. Kỳ phùng địch thủ của thằng Hai Nuôi con trai chị đây mà. Chị cười tẽn tò:“Có cậu là yên hết. Dạo này cậu “mần ăn ” ở đâu?”“Ở đâu bà hổng cần biết, nhưng sẽ ở đây nè.”Có Chín Bù Lon không ai dám tới gần thật. Nhưng khi nhang tàn, chị Bảy Cà Tong giả lã với cô chủ:“Cô Tâm cho cháu xin chút lộc...Nè con, tới cô Tâm thương.”Nài thêm, nài thêm nữa, chín Bù Lon nực, nhưng cô Tâm thì vui vẻ cho. Chị Bảy cà tong hí hửng một tay xách nách đứa bé, một tay cầm bịch ni lông tộng đầy đậu phọng, khoai lang, mía khúc, thêm hai quả trứng và miếng thịt luộc trở về công viên. Nhóm thằng Lai đang nhậu nhẹt tưng bừng với thịt đầu heo quay, gà xé chấm muối tiêu, nghe mùi phải riệu nước miếng...Chị Bảy cũng bày phần mình ra cỏ. Hai ba chị bụi đời khác cũng góp phần giật “cô hồn” vào. Họ cũng ngồi quây quần ăn uống ngon lành, thấy đời sống dễ dàng và những lần đói khổ, chạy vạy coi như pha. Các cô hồn thấy thương quá, họ đâu có ăn uống gì. Nhờ cô hồn mà dân bụi có một ngày no nê, hên còn ê hề gà thịt. Ngày nào cũng có cúng cô hồn, cô hồn sẽ đỡ cho họ thì đã không ai chết đói. “Cô hồn các đảng”, sao nghe chữ “cô hồn” thì thấy thương mà tới chữ “các đảng” thì ghét dễ sợ!Ăn nhậu, phá tán một hồi, bọn thằng Lai Phá kéo nhau đi nữa. Còn dãy phố phía dưới luôn luôn cúng vào buổi chiều. Phải tính tới cái bàn nhà cô Tuyết, dọc các tiệm thêu, quán sơn mài. Có mấy nhà cũng buôn bán nhưng họ là cán bộ, chỉ cúng cô hồn bác Hồ thôi, chứ không cúng cô hồn khác nên ngày rằm tháng Bảy nhà cửa êm re. Êm re chớ, cô hồn Bác thì còn sợ cô hồn nào dữ dằn hơn nữa! Vậy chớ thằng Lai đi ngang qua mấy quán này cũng nhổ một bãi nước bọt, đưa tay làm dấu bùa xui cho bõ tức chơi. Bọn con Quynh, con Đuông còn làm cử chỉ tục tĩu hơn nữa, công an mà thấy là có chuyện.“Tao cầu tháng nào cũng cúng cô hồn tụi mình đỡ biết mấy.”Con Đuông nói.“Thôi mày ơi, buôn bán khổ lắm, cúng cô hồn một năm một lần chớ mấy bả cúng cô hồn sống ngày một. Mày thấy mấy thằng khu vực ở đây không? C...nó còn ăn được huống chi tiền!”“Cầu con vợ nó đẻ con không có lỗ đít”.“Cũng không có lỗ đái luôn!”. Con Quynh thêm.“Không được, phải có lỗ đái để tụi nó đẻ con gái thì đi làm đĩ, còn con trai thì...thì gì tao nghĩ không ra...”“Bê-đê luôn!”“Hay. Mày giỏi ha Lai...”“Giỏi chớ sao không? Không giỏi sao làm chồng tụi bây được, há, hai con vợ.”“Ông cố tổ mày chớ vợ.”Cứ đùa bỡn, nói tục nói tĩu, bọn thằng Lai Phá được một ngày đi rong, rình cướp giựt với nhau thức ăn cúng cô hồn. Đêm đến thằng Lai đem hai “con vợ” ra bờ sông, tìm một góc kín để ngủ. Chuyện gì thì tụi nó cũng biết hết rồi. Hơn nữa, con Đuông cứ bắt chước cô Tuyết, cô Mai Bắc đi cái đít nhoi nhoi, cũng làm thằng Lai xốn con mắt lắm. Lâu lâu cũng phải như người lớn. Coi ở công viên thì biết. Lúc tối, thôi thì mọi người mạnh ai nấy ngủ, nhưng giấc khuya, đi qua đi lại rón rén như âm hồn, rập nhau loạn xà ngầu như gà trống với gà mái. Trò chơi của tụi nó là nửa đêm kéo nhau đi nhìn, nhìn đã đời rồi thì cũng bắt chước. Nhiều lúc vật lộn với hai con bà chòi này mệt hết hơi luôn.Bữa nay cũng vậy, vừa trãi xong chiếc chăn mỏng ra cỏ thì con Quynh đã lấy ra một chai rượu rum nội hiệu Bông Lúa. Chúng nó đang ở trong tranh tối tranh sáng do ánh đèn xa từ ngoài lộ rọi vào. Thằng Lai ngồi giữa hai con vợ.“Hai con vợ rót rượu cho chồng đi...”Thằng nhỏ nói tướng nói phét mà sao dỡ ẹc. Uống vô có mấy ly là say lúy túy. Hai con bà chòi đè nó xuống, lột quần áo nó ra, cùng ôm lấy nó và lăn vào bụi rậm.“Ê Lai, mày đừng làm vậy, mày bắt chước ai...?”Giọng thằng Lai lè nhè:“Ông Bảnh chớ ai, khi cặp với thằng bê-đê...”“Ông nội mày Lai. Cha mày, con mẹ mày...”Con Đuông chửi luôn miệng trong khi con Quynh sốt ruột chờ. Nó cũng la lên:“Ông cố nội tụi bay!”Không đứa nào nhìn thấy sau bụi cây có mấy cành nhỏ lay động. Thằng Bò. Nó bò đi mà nước mắt cứ ứa ra. Sao vậy? Nó không hiểu sao mắt nó cay và nước mắt chảy. Ép người xuống đất, cằn ra một khoảng đất trống, nó đụng một người nằm ngủ. Không cần biết đàn bà hay đàn ông, nó lăn vô.Người đàn bà điên. Bà ta đắp một cái chăn mỏng phủ kín người. Bà ta không mặc quần. Thằng Lai bắt chước y hệt như thằng Lai Phá và nó nghe người đàn bà kêu ư ử như con heo. Lúc này bà ta có điên không vậy? Bà ta hùng hổ quá, vật thằng bé nằm ngữa ra và đè nó, nhồi nó như một con mèo giỡn với cái xác hấp hối của một con chuột. Thằng Bò muốn trốn chạy cũng không được nữa.Đâu đó trên sông, chấp chới một vài ánh lửa từ các ghe buông neo. Một ông già bụi đời ngủ không được, ông đứng dậy rảo quanh một vòng rồi ngồi im lìm trên chiếc ghế đá y hệt như một bức tượng. Văng vẳng tiếng trẻ khóc trong một hốc tối nào đó và giọng đàn bà vừa dỗ vừa càu nhàu. Một vệt sáng chiếu dài trên sông rồi tắt. Tàu hải quân đi tuần tra, bắt buôn lậu và gái nhảy tàu... Mấy con mèo hoang bắt đầu đời sống của chúng. Giờ của đêm. Giờ sống dậy của dân bụi. Giờ làm ăn của “gái” trên sông. Cũng là một loại cô hồn không bao giờ được cổ cúng xôi thịt, mà chỉ bán thịt để mua xôi.Bên kia là Thủ Thiêm, buồn thảm, tăm tối, như không có sự sống ở đó, mà là một cõi âm ty, nằm cách ánh sáng thành đô có một bước chân sông...Thằng Bò tưởng đã đi đứt đời sau cơn sốt nóng lạnh kéo dài tới ba bốn ngày. Trong cơn vật vã, run lập cập nó đã thấy ông bà ông vải dang tay đón, nhưng rồi nó qua được.Cũng nhờ cái ông già Miên, làm gác- dan cho một cơ quan gần đó, nhân đi tản bộ ngang qua, thấy nó nóng lạnh liên hồi nên thương tình, đem dấu ở một nhà kho trong cơ quan. Thấy chết phải cứu. Ông Trời (A La) dạy vậy. Nhiều lần trong cơn sốt mê man, nó thấy lại cảnh mụ đàn bà điên đang dày vò nó, nhào, nặn, vật lên vật xuống như con mèo vờn chuột trước khi giết. Nó kinh hoảng la lên, mồ hôi vã ra như tắm. Bừng tỉnh, chỉ có ông già người Miên ngồi bên, miệng khấn A-La liên hồi.“Mầy đã đỡ nhiều chưa? Đi được chưa?”Ông già người Miên sốt ruột dục giã. Cũng kẹt cho ông lắm.“Đây là cơ quan, cấp trên biết là tao văng luôn nồi cơm, mày phải hiểu...tao thương người nhưng cũng phải thương thân tao...”Ông già hỏi nó lẩm cẩm nhiều thứ lắm:“Ít nhất cũng có người đẻ ra mày, có ai từ trong đất nứt ra đâu. Mày tệ quá, không còn nhớ gì hết. Còn họ hàng? Cũng không biết nữa. Thôi chịu thua luôn!”Thằng Bò ghét ai hỏi về cái khoảng đời trước tối hù của nó. Đen như mực, nó không hề nhìn thấy gì hết. Ông già ưa khoe, từ đời ông cố nội đâu còn ở bên Miên cũng đem ra kể, đố nó có lọt vô tai một câu. Chỉ có câu “mày lo mà ra khỏi đây, không lôi thôi cho tao” là thằng Bò không những lọt vào tai, mà làm nó buồn buồn trong bụng nữa. Cũng phải đến lúc ra khỏi đây thôi, ông già sợ quá, lì cũng không xong. Nó còn nuối tiếc nhìn lại một lần cái giường bố nó được nằm trong mấy hôm nay. Nó ghen tị cả với con chó đang nằm lim lim bên chân ghế. Phải rồi, ước chi nó làm con chó, còn có một chỗ ngủ yên thân.Đầu nó còn choáng lắm nên khi ra ánh sáng, nước mắt sống cứ ứa ra và nhức nhối khó chịu quá. Đau ốm bệnh tật, chưa vật chết thì thôi, còn cựa quậy tay chân được là phải bò lết kiếm cái mà ăn. Nực nội gì đâu, nó tru lên mấy tiếng cho hả dạ. Nó chợt nghĩ ra là nó ngu. Nếu bọn thằng Lai quanh quất đâu đây, chúng sẽ kéo tới và hành khổ hành sở nó. Có một chỗ có thể nằm nghỉ được, thềm nhà cô Tuyết Chà. Nó bò nữa.Leo lên được bực thềm, sát cái cửa sắt đóng im ỉm thì thằng Bò muốn sốt trở lại, nó tung cái chăn cũ của ông già Miên cho đắp lên người và nhắm mắt, mệt nhọc. Có lẽ nó ngủ thiếp đi rất lâu, khi tỉnh dậy, thấy bóng chiều đã vây kín, cơn sốt cũng tự nó hạ dần...Nó nghe bên trong nhà lớn tiếng:“Không. Tôi không cho anh đi đâu hết. Muốn phụ bạc, chơi qua rồi chạy hả? Chạy không nổi với con này đâu.”“Em giữ anh hai ngày rồi, em muốn làm gì?”“Làm gì rồi anh sẽ biết. Tôi đã làm đơn thưa ngoài phường anh ăn cắp nữ trang của tôi, lường gạt tôi...Công an sẽ làm việc với anh.”“Anh ăn cắp nữ trang của em bao giờ? Sao em trở mặt nhanh quá vậy?”“Ừa, trở mặt đó. Con này không ăn thì đổ vậy đó, sao không?”“Chuyện gì thì cũng nói với nhau được, sao em cạn tàu ráo máng với anh?”“Đứa nào cạn tàu ráo máng? Con này à? Con này không à nghen. Bây giờ tôi hỏi anh một lần nữa, anh có chịu cưới tôi không?”“Anh còn cha mẹ, cha mẹ anh dân Bắc Kỳ cổ lắm, anh không thể nói được...”“Xời ơi, hai ông bà già sống dai dách, không chịu chết quách đi cho rảnh việc người ta. Anh lớn rồi, sợ gì...Sao cứ ly thân hoài mà không chịu ly dị con vợ...”“Cha mẹ hai bên không cho phép ly dị...”“Cha mẹ, cha mẹ cái...Đồ sở khanh, đồ điếm đàng...Chết đi, chết nè...”“Đừng làm vậy, Tuyết. Đừng cắn vậy. Ái cha, kỳ quá...em điên rồi...đừng...”Tiếng đứa con gái thất thanh:“Má ơi, tội chú mà. Má đừng làm vậy...”“Làm nữa. Thằng điếm thúi, tao đâm mày...”“Má ơi, không được đâu...má ơi...”“Mày có đưa con dao đây không. Đưa đây,. tao thẻo...tao cắt cụt cho mày...”“Đừng mà, Tuyết. Em hành hạ anh như vậy chưa đủ sao...”Một tiếng choang của con dao văng xuống đất, rồi tiếng vỡ của đồ đạc liên tiếp cùng với giọng cô Tuyết gào khóc. Đứa con gái khóc theo, nhà như có đám ma.“Mày không có trái tim mà. Tao cho mày ngồi tù luôn, mày ăn cắp vàng bạc của tao...”“Em tưởng vu oan vậy rồi công an tin sao? Thả anh về đi không gia đình anh sẽ đi kiếm rồi phiền phức lắm.”“Dọa con này? Đừng hòng. Công an tin tôi, không tin rồi cũng tin. Tôi có tiền mà, chúng nó à, mua đứt chỉ năm xu, báu gì chúng nó....”Vậy em muốn làm gì thì làm...”“Thách há. Được rồi, biết tay con này...Tao giết mày...”“Giết đi...tôi đã nói phải trái hết lời rồi...”“Tao cắt gân cho mày hết chạy...tao...”“Ái. Làm gì vậy. Đồ điên....”Tiếng đứa con gái kêu lên. Tiếng xô đẩy. Tiếng đổ vỡ. Chắc họ đánh nhau. Lát sau, cánh cửa sịch mở, thằng Bò không lanh chân là bị cô Tuyết Chà đạp vào người. Cánh cửa mở ra và được đóng lại, khóa nghiến bên ngoài. Thằng Bò tưởng đã tránh được, không ngờ cô Tuyết đang giận ai mà hung dữ quá, thấy nó, cô dùng chân gạt nó té xuống đường:“Ai cho mày nằm đây...”Nói xong cô bỏ đi. Không sao, chỉ đau nhẹ. Thằng Bò lại leo lên bờ thêm bên cạnh, giờ này cửa hiệu đã đóng cửa.Khoảng chừng mười lăm phút sau, cô Tuyết Chà trở về với mấy người công an phường. Cánh cửa mở ra rồi kín như bưng lại. Thằng Bò lết sang, áp tai vào cửa sắt.“Anh phải ký vào biên bản nhận có lấy nữ trang của cô Tuyết.”“Đừng ép tôi, muốn bắt thì bắt, ép tôi không được.”“Đó, mấy chú công an nghe đó. Nó ăn cắp vòng vàng hột xoàn của tui rồi chối biến. Không nó thì hỏi ai vô đây. Nó ăn ở với tôi, nó biết tôi để của ở đâu....”“Cô ngậm máu phun người...Tôi trình cán bộ phường, tôi cũng là cán bộ. Tôi có thương cô, có sống với cô nhưng tôi không ăn cắp...”“Thế tại sao đang yêu nhau, sống với nhau mà cô Tuyết lại thưa anh ăn cắp...”“Vụ này...tại tôi. Tôi không thích sống với cô ấy nữa. Tôi có vợ con...”“Mày...”Không nghe tiếng nói nữa mà chỉ có tiếng uỳnh uỵch kéo níu, đánh đấm. Rồi tiếng một công an:“Chị buông ra. Làm gì mà lôi kéo đánh đập người ta. Đem anh này về phường điều tra. Đi...”Thằng Bò nhìn thấy anh nhạc sĩ đi giữa mấy người công an không hề bị còng tay. Ra khỏi căn nhà, anh ta có vẻ dễ chịu hơn, anh vươn vai, giũ giũ đôi cánh tay. Chắc lúc bị giữ trong nhà anh đã tù túng, bị bó buộc lắm. Mấy tên công an nhìn anh cười tủm tỉm ra điều rất thông cảm. Thằng Bò thấy trời đã sập tối, nó bò xuống đường đi tìm con Quê.Lóng này con Quê hay giúp việc ở quán cà phê mặt sau hẻm của Bao, em Bảnh. Lúc rỗi, không phải phục vụ riêng cho khách, nó cũng bê cà phê, pha nước ngọt. Lúc bận, đã có chị Mùi lo. Bà Muội đã kéo được chị Mùi về phe người em. Làm sao được, trong lòng chị vẫn còn hận Bảnh lắm.Chị Mùi tuy lớn tuổi mà tính hãy còn cạnh nạnh, nên chị với con Quê thường có chuyện. Hôm nay, ông khách uống đã tới ly thứ ba thứ nước chanh pha rượu rum, đòi con Quê ra ghế bố tâm tình mà con Quê không chịu ra. Hỏi, biểu nhức đầu lắm. Chị Mùi mỉa mai đủ chuyện, nhưng con Quê nhất định lì. Nó xin về nghỉ sớm.Thằng Bò tới quán, rình ở một góc tối nhìn mãi không thấy con Quê. Nó bò sang công viên, gặp con Quê đang nằm trên ghế đá. Thấy thằng Bò, con Quê mừng rỡ:“Bò, mày ở đâu ra vậy? Trời đất, mày biến đi ba bốn ngày nay làm tao lo quá. Mày bị bắt phải không?”“Không.”“Vậy thì mày đi đâu? Mày đi đâu mà mất mặt mất mũi, tao tưởng ai đã đập chết mày rồi.”Khi nghe nó bị đau, con Quê kêu khổ. Nó nói:“Ông già Miên đó có cái mặt tao thấy là sợ muốn chết, hổng ngờ ông nhơn đạo quá hén. Tao lo cho mầy mà hết muốn làm ăn cái dách gì hết trơn hết trọi”Nó ngồi bật dậy, kéo thằng Bò lại gần.“Mày còn sốt đây này, chưa hết đâu. Thôi được, để mai tao tới nhà thuốc quốc doanh gặp chú Quỳnh xin thuốc cho mày. Chú ấy thương người lắm, chú hổng phải là cán bộ đâu mà là Ngụy cũ đó.”Đêm hôm nay,thằng Bò được ngủ ấm áp, có hơi hướm con gái. Con Quê trãi chăn cùng nằm dưới đất với thằng Bò và chiếc ghế đá bỏ trống. Lạ chưa,nó thấy thương xót thằng Bò quá, làm như chúng nó đã là chị em bao bao nhiêu kiếp rồi. Chị em hay anh em? Không biết. Mặt mũi thằng Bò dị dạng đã làm người ta không đoán ra tuổi nó được. Nó sống bao nhiêu năm rồi, chính nó cũng không nhớ thì còn nói gì nữa.Giữa đêm tỉnh dậy, nó thấy thằng Bò đang cơn nóng lạnh run cầm cập. Đắp chăn, thêm quần áo cũ, thằng Bò vẫn còn run. Nó nằm xuống, ôm chặt thằng Bò, mong chuyền hơi hám của nó qua cho nó. May thay, một lúc sau thằng Bò đã bớt lạnh, ngủ được.Còn con Quê, trằn trọc mãi giấc ngủ không tới nữa. Nó mở lớn mắt nhìn qua vòm cây, bầu trời đầy sao nhấp nháy. Người ta nói, mỗi người có một ngôi sao là mạng mình. Không có ngôi sao nào cho nó và thằng Bò đâu.Dân khốn khổ bụi đời, hèn mạt như bọn nó, người nào có sao cũng tắt từ lâu rồi, tắt ngủm, tắt ngúm. Tủi thân quá, nó khóc, khóc ngon lành, khóc hả hê. Chưa bao giờ từng được khóc vậy.Sáng hôm sau, con Quê bỏ ít tiền “đấm mõm” chị Bảy cà tong, nhờ chị trông coi thằng Bò dùm. Nó đi tới nhà thuốc quốc doanh tìm chú Quỳnh và xin được thuốc. Nó chạy qua quán mượn Bao ít tiền ứng trước, mua cháo cho thằng Bò ăn.Ngót một tuần, thằng Bò mới khỏe khoắn lại, nhưng da bọc sát xương, trông thê thảm quá.“Tao khoẻ rồi. Tao đi đây.”Nó muốn nói lời cám ơn nhưng không sao mở miệng được. Nó quen chửi rủa tục tằn, không quen nói lời tử tế.“Ừa, khỏe rồi thì đi kiếm mà ăn, tao hổng nuôi hoài mày được.”Thằng Bò ngó con Quê một cái, vẫn không mở miệng được.“Mày cũng chưa khỏe hẳn đâu. Tối mày nên về đây ngủ thêm ít bữa nữa. Mùa này đêm lạnh, sương nhiều mày biết hôn?”Thằng Bò gật đầu. Thoắt cái nó quăng người bò, nhanh như con rắn. Con Quê chẳng thấy nó đâu nữa.Hình như câu ở hiền gặp lành đúng. Mấy ngày liền con Quê gặp hên, nó được tiền “boa” khá nhiều. Nó tính sắp mua được bộ đồ xoa thêu mà lần nào đi qua cửa tiệm cô Tâm nó cũng “nghía” lé cả mắt. Nhưng khi mua được bộ đồ ưng ý rồi, mặc vào nó buồn lắm. Không ai gặp nó mà khen bộ quần áo đẹp cả, mà còn lột quần áo của nó ra. Thằng Bò đi đâu biệt từ hôm khỏi bịnh. Nếu có thằng Bò, con Quê tin rằng nó sẽ vỗ tay khen bộ quần áo con Quê mặc làm tăng thêm nhan sắc. Chớ gì nữa, nếu nó không cụt một tay, nó thua bất cứ đứa “gái” nào. Vậy mà mấy hôm còn săn sóc cho thằng Bò, thằng Bò đã rờ rịt khúc tay cụt của nó, nói:“Tao thương cái tay cụt của mày. Tao nói thiệt.”“Ai mượn mày thương? Không khiến à nghe.”“Hồi đó, mày phải cưa tay sao?”Còn nhớ gì đâu. Lúc đó Việt cộng pháo kích, tao trúng. Chết đi. Khi sống lại tao thấy mất một cánh tay.”“Cha mẹ mày cũng chết lúc đó.”“Thây kệ. Chết là hết. Đừng nhắc lại buồn!”“Mày cũng biết buồn?”“Tổ cha mày hỏi ngu. Tao có phải cục c...khô đâu mà không biết buồn mày?”“Cục c..khô biết buồn, còn tao không biết buồn!”Thằng Bò cười. Hàm răng của nó ghê quá. Vàng khè, bám đầy nhựa thức ăn, miệng phì ra một mùi thúi không chịu nổi. Nó biết không bao giờ thằng” quỷ vật” này chịu nghe lời nó đánh răng súc miệng. Không hiểu sao lại đâm thương hại con quái vật này, bộ muốn đủ một cặp sao đây. Con Quê suy nghĩ lung lắm, tính đi tính lại, quyết phải dứt thằng Bò ra thôi, để lâu, chẳng giống ai hết. Sao khi không bắt thương chi vậy?Mấy ngày sau thằng Bò mới trở lại. Lúc đó khoảng sau một giờ đêm, con Quê sắp sửa ngủ thì thằng Bò quều quều.“Mày biết ai hôn?”Con Quê biết quá, nhưng nó vẫn im re.“Bộ mày ngủ rồi hả? Dậy, tao cho coi cái này.”Thằng Bò lay và kéo tuột cái chăn đang đắp trên người con Quê. Nó nạt lớn:“Làm gì vậy. Người ta đang ngủ sao phá. Cút đi!”Thằng Bò vẫn chưa nhận ra sự lạnh lùng trong giọng nói của con Quê, nó lay chân, kéo tay:“Dậy đi mà. Dậy cho tao cho coi...”“Tao nói cút. Tao hổng quen biết mày à nghe.”Lần này nó vẫn tưởng con Quê đùa:“Ừa, thì không quen. Xuống đây nằm ngủ với tao.”Nó kéo hẳn cái chăn xuống đất. Bốp. Một cái bạt tai xáng vào mặt nó, làm như cả ngàn vì sao trên trời nổ tung toé trong mắt nó. Đến nước này thì không phải con Quê đùa nữa. Nó sừng sộ:“Ê, mày...mày...sao đánh tao. Đ.M mày.”Con Quê giằng cho được tấm chăn. Nó nói:“Bò, mày nghe đây. Bữa mày bịnh tao lo cho mày đó là chuyện thấy chết không quay mặt được. Nhưng bây giờ tao với mày kể như không quen biết.”“Đ.M. Tao hổng cần quen biết mày, mày là thứ dơ dáy, đồ cô hồn, đồ...đồ...”“Tao đồ gì cũng được. Rồi, mày đi đi.”“Tao không đi. Tao có đem cái này về cho mày, nhưng giờ tao không cho nữa...”Trong nách thằng Bò kẹp một cái gói nhỏ. Nó thả cái gói xuống mở bung ra. Một cái quần lót nhỏ nhắn rơi ra, nó cầm lên, đưa răng cắn xé. Cái này nó đã phải mất công lắm mới kiếm được. Nó đi theo cô Liên từ cửa hàng bách hóa, rồi ngồi rình trong bụi rậm, chờ cô đang lúc ngồi với bạn tán gẩu ở một ghế đá ở bờ sông, nó “chôm” lẹ. Nó đã đắc ý biết bao khi tìm được một món quà cho con Quê. Nay thì nó giận dữ, giằng xé mà không hết cơn tức.“Làm cái gì vậy? A, quần lót. Mày a nghe...mày ăn cắp của ai? Mấy con “mùi” trong bụi rồi mày ăn cắp há. Dơ thúi lắm. Mày ngu.”“Câm cái miệng thúi của mày đi. Tao đâu thèm ăn cắp. Cái này còn mới tinh...Tao cũng không thèm cho mày...”Nó điên tiết chửi khổ chửi sở con Quê. Lúc đầu con Quê còn nhịn, sau thấy nó chửi dai quá, con Quê trả đũa lại. Vậy là hai đứa chửi nhau, cãi vã om sòm. Dân bụi ngủ gần mất giấc, chửi lại hai đứa sa sả...“Quân cô hồn đâu vậy, nửa đêm cãi nhau...”“Tống cổ cái thằng què đó đi, ai cho nó tới đất này...”“Cái con cụt tay đâm mê thằng què nên mới sinh sự...”Con Quê gào lên:“Mày thấy chưa, Bò. Mày nghe chưa. Từ nay đừng nhìn mặt tao, tao nói rồi, gặp là tao cào mặt...”“Mày dám không? Tao cứ gặp mày làm gì tao.”“Tao không cho”“Tao cứ gặp.”“Mặt lì”.“Ừa, mặt lì. Rồi sao? Con mẹ mày.”Đâu còn biết cha mẹ gì nữa, nhưng nghe chửi tới mẹ, con Quê điên lên. Nó nhào xuống. Hai đứa vật nhau trên cỏ. Cái thằng mới ốm dậy sao mà khoẻ thế, con Quê thiếu một tay nên làm gì cũng vụng.“Buông ra. Mày có buông không?”Một dân bụi đời nói một câu tục tĩu. Thằng Bò bỗng thả con Quê ra.“Thôi mày ngủ đi.”Con Quê leo lên ghế đá, đáp chăn kín mít. Thằng Bò không đi đâu nữa, nó nằm lăn trên cỏ, bên cạnh chiếc ghế đá con Quê nằm. Nó không thể nằm yên được. Nó lăn lộn, miệng nguyền rủa con Quê độc địa.Nó vừa bảo con Quê đi ngủ đi, nhưng khi thấy con Quê nằm có vẻ như đã ngủ ngon rồi thì nó lại không chịu được. Nó kéo chăn, kéo chân con Quê.“Tao không cho mày ngủ....”Con Quê bị phá quá, không làm thinh hoài được.“Tao nói lần chót, mày phá nữa tao đánh chết con mẹ mày.”“Con mẹ mày í...”“Tao nhịn lâu rồi nghe.”“Tao không nhịn, tao cứ chửi.”“Cho mày chửi mỏi miệng mày. Tao không nghe...”“Mẹ mày, Quê. Đồ điếm thúi.”“Ông cố nội mày...tao...”Con Quê nuốt nước miếng. Thua thôi. Nó trùm kín chăn, bịt hai tai lại. Khuya lắm. Cũng có thể trời sắp sáng, con Quê tỉnh giấc vẫn nghe thằng Bò rền rĩ, khóc lóc...“Mày mệt chưa?”“Kệ cha tao.”Giọng thằng Bò như mắc nghẹn trong cổ họng. Lòng con Quê mềm nhũn. Sương đang xuống như thế mà thằng Bò nằm co quắp, lạnh run lên. Không được đâu, nó ốm lại là nó chết mất. Con Quê thiệt cầm lòng không đặng. Chép miệng, thở ra, nó trải cái chăn khác, kéo thằng Bò vào, rồi lấy tấm chăn đang đắp, đắp lên mình thằng Bò.“Kệ tao, không ai mượn mày...”Thằng Bò đưa tay ra xô con Quê, nhưng tay yếu xìu. Nó khóc nấc lên.“Giờ thì ông nội nằm im và ngủ cho con nhờ...khổ quá, mày chửi hết chưa...”Kéo tấm chăn cho mình một phần, con Quê cắn môi và bật khóc. Nó dộng thằng Bò một cái:“Ông cố tổ mày.”Đúng là không ai mượn thương mà cứ thương. Con Quê thút thít khóc..Nhung Xì Ke đi xích lô xuống phố Tự Do. Nắng rực nóng, trong gió như có hơi lửa. Nhung xì ke sắp tới cơn ghiền, mệt mỏi, hốc hác ra mặt...Cô đâm bực mình ngang.Cái hẻm nhỏ phía sau góc đường Lê Thánh Tôn quá tốt và rất kín đáo, tiện lợi cho dân “phi, chích, choác”, nay bị anh em nhà Bảnh chiếm mất rồi. Địa điểm mới gay lắm, phải đổi chỗ luôn, cuối cùng rơi vào tay cán bộ...nắm chính quyền xì ke, thành thử không có thì không xong, mà muốn có, đưa cái cổ cho họ chém. Trước đây, Nhung xì ke làm ăn sương sương thôi cũng đủ “mồi hút”. Nay đắt đỏ quá, nữ trang bán hết trơn rồi, làm thêm giờ đến muốn tan xác, không đủ đổi thuốc.Hôm nay, bồ “trừ bị” của cô hẹn cô nói một chuyện làm ăn. Chuyện gì đây nữa không biết. Làm ăn như lần trước thì cô sẽ từ chối ngay. Cứ bắt cô làm con mồi để chúng dụ khị lấy xe Honda, đau tim quá, không chắc đã chịu đựng vài ba lần nữa.Ghé vào một quán thuốc lá, chìa tiền. Cầm bao thuốc lá lỏng lẻo có hai điếu, Nhung Xì Ke bỏ vội vào ví. Cô vào quán Hương Lan, chọn một bàn khuất ở trong góc. Như mọi lần, Nhung Xì Ke gọi một chai bia lạnh không cần đá. Bao thuốc đặt tự nhiên trên bàn. Cô rút một điếu. Hít vào. Hít thật sâu. Mắt cô lim dim, đôi môi kéo nhẹ một nụ cười thỏa mãn. Chỉ là cái cảm giác lâng lâng, sự sướng khoái tận cùng không đến như những lúc trước. Thuốc có pha chăng? Không phải đâu. Lâu nay, thứ thuốc lá trá hình này đối với cô đã nhẹ quá. Cô thật sự sướng khoái khi được chích thẳng vào máu. Nó tới nhanh và tung hoành mạnh bạo...Cô phải đợi tới gần một tiếng đồng hồ mới thấy Cỏn bù lon lấc cấc bước vào. Hắn vừa đụng trận “bia bốc” với Dũng Đầu Bò dưới quán Cửu Long.“Em đợi lâu chưa. Bị kẹt với mấy thằng bạn dưới....”Nhung Xì Ke ngước mắt lên không nổi, miệng cười méo xẹo.“Dù gì thì anh cũng phải làm một chai mới đi.”Hắn rút điếu thuốc ra, vò nát bao thuốc.“Em hút đi. Uống thêm với anh không?”Nhung Xì ke đờ đẫn lắc đầu. Cổn nói:“Bữa nay anh có chuyện quan trọng bàn với em.”“Tính vượt biên nữa hả? Ừ...”Nhung Xì Ke hỏi vu vơ. Cổn giải thích:“Anh không vượt biên nữa. Mất hết rồi. Ở lại phải tính chuyện làm ăn. Coi, em bết quá, có nghe anh nói không? Thôi được, chờ anh uống xong mình đi. Nhưng nhớ tới đó em đi cửa sau, một lát anh vô. Anh có tiền đây, nhiều tiền. Đãi em...”“Em đi trước.”Nhung Xì Ke xô ghế đứng dậy. Trông cái tướng cô như muốn té xấp mặt xuống đất, nhưng cô đi ra tới cửa mà không tông vào một cái bàn cái ghế nào. Xuống tới giữa phố, cô rẽ vào một con đường ngang, sau cùng đi vô một con hẽm. Nhung xì ke gỏ hai tiếng nhẹ và hai tiếng mạnh tay. Cửa sau hé mở. Một chị đàn bà nhìn mặt, vẫy tay:“Vô đi.”Đi sâu vào trong, lên hai cầu thang Nhung Xì Ke được người hướng dẫn tới căn phòng nằm phía sau cùng. Căn nhà xây kiên cố, chủ nhà bỏ đi, cán bộ được cấp ở. Căn phòng phía sau này có trần nhà ăn thông qua các ngôi nhà khác bằng những khe nhỏ rích rắc như bát quái trận đồ. Khi có “động”, đồ nghề được rút lên bằng thang dây, đôi khi cả khách cũng được đưa lên nữa.Lúc Nhung Xì Ke đã chích xong, người đang dãn dần những mệt nhọc thì Cỏn Bù Long đến. Lại làm giống như Nhung Xì Ke. Việc sau cùng là họ được vô một căn phòng khác. Cán bộ làm ăn một kiểu như nhau, cũng như ở quán Bạch Ngọc, nơi đây cũng có video chiếu phim “con heo” chính hiệu ngoại. Chỉ là cho có “đồ phụ tùng”, chứ Nhung Xì Ke và Cỏn chỉ chờ phút sướng khoái của thuốc khi thấm sâu vào xương, vào máu, miết lẫn trong da.Coi như Cỏn đã bao gọn căn phòng này trong ba tiếng đồng hồ. Họ như mãi miết trong cơn say thuốc cực khoái. Lâu lắm họ mới nằm ôm nhau bàn chuyện làm ăn.“Anh thấy làm vậy được?”“Được ngon đi chớ. Anh tính kỷ rồi.”“Em thấy nguy hiểm.”“Với anh chỉ là cái vẫy tay...”Nhưng là bạn anh...””Chuyện xưa rồi. Nó đã từng gạt anh trong vụ vượt biên. Anh nằm khám Cà Mâu sáu tháng, em nhớ không?”“Nhớ. Nhớ chớ.”“Nhớ? Thiệt không đó. Nhớ sao em có tới mấy thằng kép một lúc!”“Anh đừng chuyện nọ xọ qua chuyện kia. Anh Danh là bồ cũ của em. Ảnh không phụ em mà chỉ có em phụ ảnh. Đừng bày đặt ghen...”“Biết, em mà thiếu...một chút là bắt loạn lên...”“Ê, biết vậy chịu không được thì thôi đi. Hổng ai bắt buộc ai.”“Biết dữ dằn rồi. Thôi không nói nữa.”Câu chuyện làm ăn được bàn tiếp tục. Lúc họ rời khỏi ngôi nhà thì trời đã tắt nắng nhưng vẫn còn sáng lắm. Nhung Xì ke cùng Cỏn đi tới một bãi giữ xe. Họ mang chiếc Honda ra.“Bây giờ em lái, anh ngồi sau.”“Em tay lái yếu lắm...”“Không sao đâu. Nghĩa là em phải canh, chỉ chạy chậm lại một tí lúc anh ra dấu, sau đó vọt liền, càng xa càng tốt.”Họ đi loanh quanh một vài con đường trong thành phố, ghé chợ Bến Thành rồi đi ngược trở lên.“Anh chắc giờ này họ phải rời cửa tiệm...”Nhung Xì Ke mím môi. Đây cũng chẳng phải lần đầu, mà lần thứ mấy Nhung lái xe chở Cỏn ngồi đằng sau cho Cỏn giật túi xách rồi. Thuốc vẫn còn lượng trữ trong máu nên Nhung Xì Ke như có thêm sức mạnh.“Chuẩn bị...”Ở một cửa tiệm, người đàn ông loay hoay kho1a cửa. Người đàn bà ôm cái cặp da lớn đứng chờ. Xong họ leo lên xe Honda. Người đàn ông chở người đàn bà.Vèo một cái, Nhung Xì Ke đã cho xe chạy gần tới, rồi song song. Nhanh như cắt, Cổn đưa tay qua giựt mạnh cái túi da. Cả hai xe đều loạng choạng, sẳn đà, Cổn đá giựt người đàn bà ngồi sau té xuống đường. Hai tay ôm chặt eo ếch Nhung Xì Ke, anh thúc cho cô vọt hết ga...“Không xong rồi, nó đuổi theo....”Người đàn ông tiếc của, bỏ mặc vợ đang cố lết vào lề đường, anh rồ ga đuổi. Cổn quẹo ngã tư, xe đuổi quẹo ngã tư....“Em phải nhanh lên nữa. Giữ chặt tay lái...vọt...”Một tiếng súng nổ. Đoàng. Lẻ loi, chìm mất vào tiếng động cơ ồn ào trên đường phố. Nhung Xì ke rụng rời muốn buông cả tay lái. Cổn có đàng sau lưng cô không? Hai tay Cổn đã siết chặt bụng cô...“Nhanh lên, quẹo vô con hẽm này...”Nhung đi theo sự hướng dẫn của Cổn. Họ thoát ra được tới Phú Lâm, lẫn trong bến xe đông đảo. Cổn có thuê một căn gác lầu ở trong một cư xá. Họ về tới an toàn. Nhung chưa tỉnh táo hẳn.“Em đừng run nữa có được không? Về nhà mình rồi...”Nhung rờ rẫm Cổn:“Anh có bị thương không? Nghe súng nổ em tưởng anh trúng té xuống rồi...”“Nó đuổi theo gắt quá, sợ nó nhìn ra anh, anh buộc phải bắn.”“Nó...”“Nó rơi xuống xe. Anh nhắm ít khi trật lắm. Xui cho nó.”Đêm hôm đó Nhung Xì Ke và Cổn phải đi thủ tiêu cây súng. Trong cái túi xách giựt được là tiền, vàng và đô la. Tắm táp, thay quần áo, họ chia tay. Cổn trở lại với một băng uống bia ở quán Thái Sơn. Nhung Xì Ke trở lại quán Hương Lan thì quán đã vãng khách lắm. Ngón đàn của anh nhạc sĩ chừng đã mệt mỏi, lạc điệu. Anh ta cũng còm cõi quá. Mặt mày mắt mũi là người thiếu ngủ.Nhung xì ke đợi cho tới lúc quán đóng cửa. Lúc anh nhạc sĩ dẫn xe đạp ra, cô chặn lại:“Đi với em đi...”Cô cặp tay anh ta. Nhưng anh nhạc sĩ gỡ tay cô ra.“Không được...Cô có muốn tôi đưa về thì tôi giúp...”“Không, em muốn đi với anh...mình đi...Sang quán Bạch Ngọc đây nè...”Anh chàng nhạc sĩ có nụ cười buồn làm sao. Coi cái túi trên của anh phồng ra vì chứa những điếu thuốc lá lẻ. Của khách cảm tài anh mời đó. Nhưng anh không hút, anh để dành lại, đem đổi hàng thuốc lá lấy tiền. Anh nhìn cô gái bụi đời đã sa đọa hết thuốc chữa bằng ánh mắt xót thương. Mỗi người một sa đọa khác nhau, cô ta sa đọa trong xì ke ma túy, còn anh sa đọa trong cảnh nghèo khó, dai dẳng chắc tới cuối đời...“Về đi. Ngồi sau xe tôi đèo...”Nhung Xì Ke ngó lại anh ta bằng ánh mắt chế diễu. Cô bỏ đi theo một người đàn ông đi bộ ngang qua. Ở ông ta xông một mùi rượu sặc sụa...Ông ta đi loạn choạng và Nhung Xì Ke đỡ ông ta...“Đi không...”Người đàn ông gật đầu. Nhung Xì Ke ra giá cả. Cả hai trôi vào vùng bóng tối của một công viên cây xanh.Đâu được bao nhiêu, ra khỏi lùm cây, Nhung Xì Ke đã đụng đầu chị Bảy cà tong. Thứ này là đóng hụi chết, nhiêu là nhiêu, không được mà cả. Chị Bảy cũng không ăn được một mình. Giao cái vùng này cho chị tự do thao túng, khu vực ăn chia năm mươi phần trăm.Cũng phải “làm việc” vậy. Đêm Nhung Xì ke sẽ không ngủ được nếu không “đỡ” bằng vài điếu có chất thuốc. Cô biết, chỉ trong thời gian ngắn, rất ngắn nữa thôi, thứ thuốc này đối với cô là đồ bỏ. Lúc đó...mỗi khi nghĩ tới là cô nhún vai...Đi đứt đời. Cô còn quá trẻ, có tiếc, nhưng không biết làm sao nữa.Sài gòn, những sạp thuốc lá bán rất trễ. Khách về đêm thường vẫn ghé lấy thêm thuốc. Tệ hại chưa, móc hết số tiền lần “đi khách” vừa xong, Nhung Xì Ke đổi được một gói thuốc trộn ma túy. Cô muốn tìm Cổn. Đường về Phú Lâm xa quá, cô cũng không còn tiền để trả cuốc xích lô. Cô bước đi, rồi đổi ý, không muốn về căn phòng bừa bãi thuê chung với bạn. Giờ này chưa có đứa nào về đâu, đứa nào cũng như Nhung, chạy vạy tất bật, vùi dập cả tấm thân để đổi lấy một chất “trắng” giết dần mình. Từ bao giờ cô sa chân vào?Ngày ấy, Nhung Xì ke mười sáu. Giải phóng Sài gòn, cha đi học tập, mấy mẹ con bị đẩy lên kinh tế mới. Đàn em chống không nổi đói và sốt rét rừng, tử thần rước hết. Mẹ Nhung lúc đó bệnh thập tử nhất sinh, cũng cố gượng băng rừng đưa Nhung ra đường lộ, để mong con có con đường sống. Lúc Nhung được một tài xế cho lên xe, mẹ Nhung không trở về vùng kinh tế nữa. Sức bà đã cạn. Không biết sau đó ra sao...Nhung chỉ nhớ có một câu của mẹ trối trăn: “Về dưới kiếm tiền đi thăm nuôi ba. Ba ở tù cực lắm.” Lúc ngồi trên xe chạy về thành phố, ruột gan đau đớn đứt bung hết trơn, nhưng cô không có một giọt nước mắt nào. Cô đã khóc cạn lệ khi chôn mấy đứa em ở vùng kinh tế mới.Về thành phố, đủ nghề. Đi ăn xin, giựt đồ, ăn cắp, rồi làm gái...Để dành tiền lên trại học tập cải tạo thăm cha. Người ta chỉ cho cô một nấm đất cắm một cây gỗ ghi tên tuổi người chết. Không có một nén hương. Cũng không hề khóc, cô cào cào nấm đất, mặt thất thần. Vậy là không còn ai. Vậy là mồ côi rồi! Mẹ chết còn trối trăn ráng đi thăm ba. Ba chết,không trối trăn gì hết! Không nói gì nữa hết thì thôi. Cô đi.Bắt đầu là rượu. Nhung xì ke dám uống thi với cả một bọn đàn ông, dù cho gặp nhau lần đầu trong một cái quán cóc. Cứ ba búa, liều lĩnh, bất cần đời, bất cần tấm thân. Thân giữ gìn cho ai đây? Vậy mà có một người cảm thương cô. Một đại ca, có thế, có tiền với một băng đầy thành tích. Nhung Xì Ke được huấn luyện thành một người chuyển xì ke ma túy. Chẳng bao lâu, Nhung trở thành nữ chúa xì ke, dân “chơi bảnh” không ai không biết tiếng...Đại ca và Nhung từ đó, phủ phê thuốc, chan chứa tình. Cả tiền bạc cũng không thiếu. Nhưng sao nó lại tới sau khi cả gia đình Nhung đã tan nát, sinh ly tử biệt?Nhung có tìm cách trở về vùng kinh tế mới tìm mẹ. Không ai biết. Không ai nhớ. Lớp cũ đâu còn ai. Lớp mới tới thì cũng trong tình trạng chờ tử thần tới rước. Cha có một nấm đất. Mẹ thì không? Có được chôn cất không? Vùi lấp ở đâu rồi. Tìm mộ mấy đứa em, không thấy nữa. Mộ đắp bằng đất, mưa gió, bão táp đã san bằng. Tội nghiệp mấy đứa nhỏ, có thể đã làm phân bón cho một khoảng đất khai phá trồng trọt nào đó, nhưng chút hoa màu này cũng không cứu sống nổi những người mới tới đang bị bệnh tật dày vò. Tội nghiệp Nhung chưa. Cô vừa chạy, vừa gào la, băng cánh rừng, ra lộ chờ xe về thành phố. Bác tài hỏi thăm cô, cô không trả lời. Suốt hành trình dài, Nhung nhắm mắt, li bì ngủ. Cô thiếu thuốc và muốn bệnh.Nếu không có “đại ca” chắc Nhung cũng theo cha mẹ rồi. Cô đã lây bệnh sốt rét “kinh tế mới”. Thuốc tốt chỉ trốn người nghèo thôi, hễ có tiền chìa ra, là có đủ. Nhờ vậy, sau hai tuần lên cơn nóng lạnh, bệnh thuyên giảm dần rồi dứt. Từ đó, Nhung Xì ke có tiếng cười khan lạnh tanh, khô khốc nghe rất dễ nể và độc đáo. Nhung trở thành một cánh tay đắc lực trong việc làm ăn phi pháp của đại ca.Như nuôi heo chờ lớn làm thịt. Đại ca của Nhung xì ke được thả ra ngoài vòng lưới để làm ăn, dù phi pháp, công an vẫn làm ngơ. Nhưng khi có tiền rồi thì lại là chuyện khác. Đã đầy, đã béo là tới giờ làm thịt. Đại ca của Nhung bị bắn chết trong một cuộc lùng xét truy nã đến tận cùng...Xác được công an mang đi, không ai dám ra nhận lãnh chôn cất...Nhung xì ke đã dám làm việc đó, nhưng cô bị từ chối...Ít lâu sau, đường dây bạch phiến rơi vào tay một đại ca khác...Lúc này, Nhung đã lậm xì ke rồi. Cô cũng không muốn “cai”. Cô còn ai ở trên cõi đời này nữa để sống. mà chết thì cô không có can đảm tự tử. Thôi thì “ông thần xì ke” giết dần mòn tấm thân dùm cũng cám ơn. Tiền bạc cứ đốt theo thuốc, rồi tới thời kỳ đã phải chích mỗi ngày...Nhung biết mình không còn bao lâu nữa.Cô bắt đầu sợ ánh sáng. Ban ngày là một cực hình đối với cô. Ban đêm như này, cô cảm thấy dễ chịu...Trở lại nhà hàng Hương Lan. Quán đã đóng cửa, đèn tắt. Vài dân bụi đã trãi chiếu chiếm hàng hiên, kẻ còn ngồi, người đắp chăn kín như ngủ say. Quán Bạch Ngọc bên kia đường cũng đã kéo cửa. Nhung biết một chỗ còn “sinh hoạt” nằm phía sau con ngõ cụt, con ngõ từng quen thuộc với cô.Đèn trong quán đã tắt nhưng một cánh cửa còn hé mở. Nhung dụi mắt một lát mới quen được bóng tối. Nhung đã nhìn được mấy đốm sáng của đèn dầu dọc theo hai bên con hẽm. Bóng người đen mờ lay động như ở chốn âm ty.“Ai?”Giọng Bao.“Nhung...Nhung xì ke...”“Giờ này bà tới đây làm gì. Đây không phải chỗ của bà...”“Tôi muốn đi. Có khách không?”“Thôi bà ơi, bà hôi như cú. Không ai chịu được bà đâu. Càng ngày bà càng tả quá. Đi đi.”“Ai? Có phải Nhung xì ke không? Tôi đây. Để tôi bao...”Tiếng nói phát ra từ trong một vũng tối. Nhung tìm ra được, xà xuống thì đã lọt gọn trong lòng một gã đàn ông.“Anh đã choác chưa?”“Mới hít thôi. Nhưng đang ghiền cái mùi...”Hắn cúi xuống tìm đôi môi của Nhung xì ke, vừa hôn vừa hít:“Cả người em, ở đâu cũng xì ra mùi xì ke...anh ghiền...thèm muốn chết...Mấy đứa kia xức nước hoa thúi quá.”Nhung xì ke gắn vào môi anh ta một điếu thuốc. Cô cũng lấy một điếu. Hai người không còn muốn làm gì nữa, ngoài việc ngồi lim dim mắt, “phi”.Nhung đã đủ tiền thuê một cuốc xe về Phú Lâm. Đến nơi cũng khoảng ba giờ sáng. Đập cửa lâu lắm, mới nghe tiếng động. Cửa mở, Cổn càu nhàu:“Giờ này em còn đến làm gì...”“Anh cho em vô ngủ, em buồn ngủ quá.”“Hừ, anh biết em nóng lòng về của phải chia lắm...”“Ừa, thì cũng có. Nhưng nhớ anh cũng có...”Nhung xì ke ôm Cổn. Nhưng sao mặt “người yêu” có vẻ cô hồn quá. Hắn đẩy cô ra:“Thôi đi ngủ đi. Thiệt là phiền.”Thấy mặt Nhung chưng hửng, hắn sửa lại bộ dạng:“Tại đầu óc anh căng quá. Em biết, anh không tính giết...trời đất. Lúc đó, nguy nan quá, phản ứng tự nhiên, anh rút súng bắn như có ma nó làm vậy. Thôi ngủ đi.”Nhung xì ke nằm ôm người yêu ngủ, nhưng cô giật mình hoài. Bên tai cô, cứ vang lên tiếng súng gọn lỏn. Cô có cảm tưởng như viên đạn đó, sẽ trở lại, đi ngọt vào ngực cô. Ở đây nè, nơi trái tim của cô đã khô quắc.Sáng hôm sau, tại một tiệm hủ tíu, Cổn mua tờ Sài gòn giải phóng. Có loan tin vụ cướp giật, giết chết người. Nhân chứng kể lại có nhìn thấy thủ phạm ngồi sau xe Honda do một cô gái lái. Cả hai đều gầy nhom. Công an đang tiến hành điều tra truy bắt thủ phạm. Từ lúc đó Cổn không bình tỉnh nữa... Nhung có hỏi xin một ít cho phần mình thì Cổn hốt hoảng:“Bây giờ chưa xài được đâu, lộ ra ngay. Anh đang cất dấu một nơi kín đáo...Em nghe, coi chừng em làm tanh banh hết, chết là chắc thôi...”Và Cổn lặn luôn. Nhung xì ke không gặp hắn nữa..Ba giờ chiều, Tuyết chà có hẹn với Nhung Xì Ke ở quán kem Bố Già. Chỉ có giờ này quán còn vắng khách, họ mới có thể nói chuyện với nhau được. Nhung Xì ke cũng đúng hẹn lắm, lúc Tuyết Chà xuống Nhung xì ke đã ngồi trong một góc, mắt lim dim với hơi khói thuốc phà lên từng sợi trắng. Hôm nay con bé có vẻ khỏe khoắn, có nghĩa là một ngày no đủ xì ke.Tuyết chà ngồi xuống.“Còn gì trục trặc không?”Nhung Xì ke kéo nhẹ tay áo, những sợi gân xanh nổi lên như con giun, mà con giun nào cũng lỗ chỗ nốt kim chích.“Đủ đô hôm nay.”“Mình đi được chưa?”“Một chút. Xong điếu này là đi.”“Sao thấy lo quá, hổng biết tới đó có gì nguy không?”“Bà muốn nói nguy hiểm? Bảo đảm mà. Ông này nổi tiếng lắm, mà khó vàng trời. Không có người quen giới thiệu, tới, ổng đuổi như đuổi tà....”Rồi để Tuyết Chà vững tin hơn, Nhung xì ke kể lại câu chuyện cũ mèm. Chuyện đã vô tai Tuyết Chà không biết lần thứ mấy.“Hổng tin cũng không được. Chuyện con Tuyến đó, bà nhớ không? Thì tui đưa bà Tuyến xuống chớ ai. Mất vòng vàng, hột xoàn, nào ai đâu xa lạ, chính là thằng em chồng. Soi thấy liền. Lạ lắm nghen, chỉ cần một đứa nhỏ ngồi nhìn vô tấm vải, ông thầy đọc chú là kẻ trộm hiện ra liền. Bữa đó tui đi, con bé nhìn vô kiếng kêu lên: “Con thấy rồi, chú Thẩm chớ ai...Đúng rồi, chú đi vô phòng, chú cạy tủ, đó chú đang cạy...xong rồi, chú ôm cái hộp đi xuống bếp...à, chú dỡ củi ra, bỏ đằng sau cái hốc rồi sắp củi trở lại...con hổng thấy gì nữa hết...Có vậy, bà Tuyến về, dỡ đống củi ra tìm lại được cái hộp nhưng thiếu đôi bông hột xoàn ba ly hai, hỏi riết thằng em chồng khai là đã bán cho mấy bà hàng chợ ở Lê Thánh Tôn, nên coi như mất nhưng cũng vớt vát được chút đỉnh...”“Rồi, biết. Nghe nhiều lần rồi. Xong chưa, đi lẹ lên.”“Bộ bà định đi soi coi có phải thằng tình nhơn của bà lấy hột xoàn của bà không hả? Bảo đảm, nếu là nó thì không tránh đâu được. Nhưng phải có một đứa con nít dưới mười tuổi, mình người lớn nặng vía không nhìn thấy...”“Không cần soi. Tui chỉ cần giữ được thằng chả mà thôi...”“Cũng được. Việc này ông thầy mát tay lắm. Nhưng xuống phải nói là chồng, chớ như bà giựt chồng người ta ổng không chịu làm đâu à nghen.”“Nhớ rồi, bà nói đi nói lại hoài...”“Thì phải ghi trong bụng, nhiều bà tui đã dặn đi dặn lại, tới nơi nói trớt lớt hết làm ông thầy giận tui luôn biết hông. Thôi xong, mình đi...”Hai người vẫy một chiếc xích lô quen bảo tới cầu Trương Minh Giảng. Chú xích lô sữa lưng:“Hết Trương Minh Giảng rồi, mà Nguyễn văn Trỗi nghe mấy bà...Lịch sử sửa lại hết, mấy bà chịu khó thuộc bài một tí để giữ cái cần cổ...”Biết, chú xích lô này trước là một nhà giáo đây mà, cứ nói câu nào ra là cay, chua, mặn, chát, nghe nhức nhối. Ai dè, nhà giáo phong độ mà nay phong trần quá xá, người gầy nhom, đen thui, y hệt mấy người kinh tế mới về ốm đói. Tuyết chà thích chú đạp xích lô này lắm, nghèo mà lương thiện, nghĩa khí. Tính cuốc xe tùy theo hoàn cảnh người cần, không bắt chẹt ai. Mấy cái vụ đụng xe, đau ốm bất chợt cần đưa đi bịnh viện gấp, chú luôn luôn tự nguyện làm công quả. Ngồi xe, chú nói được đủ chuyện mà chuyện nào cũng hay, nghe lọt lỗ tai. Mà chú nói đúng lúc chớ không như mấy “ông nội” đạp xích lô khác, cứ huyên thuyên cái miệng bảo “tốp” lại không được. Lời nói đùa có duyên, không cười không được.“Chú làm ơn cho cái “mui” lên để che cái cần cổ lại được hôn...”“Được thôi, không tính thêm tiền cái “mui”, “mui” tui rẻ mạt.”Cười nữa. Chú có duyên, miệng này mà giảng bài trong lớp, khối nữ sinh thầm “nhớ nhung”. Người có học, cảm thông hoàn cảnh con người, không như mấy thứ mới được “làm người” vênh váo đáng ghét. Con đường Tự Do, chú là một người đạp xích lô được giới chị em thương quí và thích được chú đưa đi công việc. Sớm muộn gì cũng vui vẻ.“Xuống dưới, có phải đi “soi kiếng” không?”“Sao chú biết?”“Mấy cô đi vô cái hẻm cạnh chợ là biết đi đâu rồi. Ở trỏng có đến mấy ông mấy bà Miên làm nghề này, cô Tuyết rành ông thầy nào?”“Ông Mười Một, chú biết không?”“Ông này điếc không sợ súng. Đã có ông Mười, còn dám chơi ông Mười Một.”“Hay lắm nghen chú.”Nhung Xì Ke nói. Chú xích lô cười xuề xòa, ra điều đàn bà mê tín dị đoan nhưng chú sẳn sàng thông cảm.“Bộ chú hổng tin?”“Tôi không tin là chuyện của tôi nhưng người khác tin thì tôi không ý kiến. Mấy cô biết đó, tốn chút tiền, mua được một niềm tin tưởng dù là ảo tưởng, còn hơn là mất mát mà còn chuốc đau khổ...”Chú nói triết lý cuộc đời đấy, nhưng nói mé mé thôi. Phải mà, ai cũng vậy, hình ảnh ba con khỉ bịt tai, che mắt, bịt miệng bày trong tủ kính, tuy bán không ai mua nhưng cũng là một sự nhắc nhở.“Ông này kín lắm chú, công an muốn hốt mấy lần mà không được...”Chú xích lô cười nhạt:“Tui cũng rành là không có gì kín hết. Mấy cô biết sao yên không, vì ông thầy biết “chai hia”...và chơi đẹp...Đời này, tiền là Tiên là Phật, là sức bật của ông già, cái đà danh vọng, cái lọng tương lai, cái đai công lý. Tiền là hết ý!”Tuyết Chà phá lên cười, muốn sặc. Xe vẫn chạy bon bon, đến ngã tư Kỳ Đồng Trương Minh Giảng, chú xích lô không nhanh tay thắng, tấp vào lề đường thì Tuyết Chà đã bị hai anh lạng xe Honda giựt phăng cái ví cô đang ôm trong lòng. Chiếc xe Honda quá trớn vọt tới trước, ném lại đằng sau câu chửi thề...Hú hồn, cả hai cô đều giữ chặt ví tay.“Hai cô ngồi ôm ví khơi khơi như vậy như làm mồi cho tụi nó. Hai cô nên để đằng sau lưng, rồi ngồi che cho nó ăn chắc.”“Bởi cẩn thận vậy mà có hôm xuống xe tui để quên luôn cái ví mất tiêu luôn...”Tuyết chà cười mũi:“Mất cái ví thì cũng chỉ là cái ví cũ xì, với bao thuốc lá rỗng, có cái dách gì mà tiếc...”Xe qua cầu, đổ dốc là xuống chợ. Chú xích lô cho xe chạy xuống quá, chờ vãng xe mới vòng lại. Cái hẽm đi vô mé hông bị bít kín bởi quang gánh bán buôn và kẻ đi mua sắm.“Chú chờ nghen...”“Được, tui chờ mà.”“Hay chú tấp vô uống cà phê, tui đãi.”“Thây kệ tui. Mấy cô đi đi...”Tuyết chà lắc đầu, ngầm phục chú chạy xe xích lô, tánh nết tuy có gàn dỡ nhưng tốt lòng. Con hẽm đã trở thành một phần phụ của ngôi chợ, Nhung Xì ke đi băng băng, cầm tay Tuyết chà, đẩy, lách, trong khi Tuyết Chà sợ lấm bùn dơ, một tay giữ hai ống quần kéo lên, cố né tránh đụng chạm. Qua khỏi phần hẻm cạnh ngôi chợ, hai cô toát mồ hôi hột, chưa hết, đi sâu vao bên trong, vòng vo mấy con đường ngoàng nghèo, còn qua mấy con đường bằng ván bắc qua khu nhà sàn, nhiều tấm ván đã long đinh đu đưa, chỉ sơ ý một tí là rơi xuống mé sình, thường xuyên bốc lên một mùi hôi nồng nặc khó chịu.Nhung xì ke ngần ngừ trước mấy ngôi nhà sàn tả tơi, cùng một kiểu như nhau, phía trước, cánh cửa bằng tôn mỏng rỉ rét đóng im ỉm...“Có lẽ nhà này....không phải, nhà này...”“Đi hoài sao không nhớ...”“Bà giỏi nhớ đi, căn nào cũng như căn nào...à, đây rồi...”Cả hai dừng lại. Nhung Xì ke gõ cửa, đứng chờ. Một lát cánh cửa hé ra, một khuôn mặt đàn bà vẻ bệnh hoạn, da và mắt vàng bệch ló ra...“Dì Mười Một, cháu nè...”“À cô. Vô đây....”Cánh cửa khép và móc khóa lại liền, sau lưng hai cô. Căn nhà tối định thần một lúc Tuyết chà mới nhìn ra quang cảnh. Căn nhà hình vuông khá rộng, ở một góc trong cùng kê một dọc mấy chiếc giuờng mà chiếc nào cũng mùng mền chăn gối ngổn ngang, có chiếc, mùng chưa vén lên, đồng một màu vàng ố bẩn thỉu. Bên góc kia, một thanh niên mặc quần xà lỏn nằm ngủ, thân thể đen thui, ốm nhom. Có mấy người đàn bà và mấy đứa con nít đang chờ, gần đó, một người đàn bà vẻ mặt nôn nóng, sốt ruột đang ngồi với một đứa bé trai trước tấm vải vuông nhỏ căng thẳng, phía trước là một cái dĩa đặt nải chuối, phía sau tấm vải là một ngọn nến. Đặc biệt cả nhà không có một chiếc ghế nào.“Cô Ba tới nè ông.”Lúc đó Tuyết Chà mới nhìn thấy một người đàn ông to lớn, mập mạp, ngực để trần, người quấn chiếc xà rông, ngồi ở góc bên mặt, đang nhìn cô, miệng tươi cười. Trước chỗ ông ta ngồi, trên tường treo một khung vàng viết toàn chữ nguệch ngoạc màu đỏ như một lá bùa chú. Chiếc quạt máy sau lưng ông ta quay vù vù.“Con chào ông Mười Một...”“Ờ...con Ba khỏe không? Lâu sao con Ba không tới...”Tuyết chà nhận ra ông ta, còn ai ngoài ông già người Miên làm gác dan ở một cơ quan gần đường Tự Do. Thì ra, ông ta còn là dân bùa ngãi.“Bữa nay con đem bạn con đến có chuyện nhờ ông Mười Một nè...Ông Mười không điệu với con gì hết trơn...”“Ha ha, lại đây. Ta vẫn cầu xin A-la cho con, bạn con đây há, ừ, ngồi xuống đi....”Nhung xì ke ké tay Tuyết Chà. Tuyết ké né ngồi bẹt xuồng sàn.Người đan ông ném cho mỗi cô một cái ối.“Ngồi đại đi, con.”Giọng ông già thân tình như đã biết nhau từ lâu. Nhung xì ke ngồi bệt, lết sát vào ông ta.“Ông Mười Một, sao lóng này con xui quá, đụng chuyện là hư sự hết trơn.”Như một người cha vỗ về con, ông ta đặt tay trên mái tóc rối bù của Nhung xoa xoa.“Tại con không làm đúng lời ta bảo. Trứng gà con đã để thành gà con rồi phải không?”“Đâu có, ông, con đã làm đúng theo lời, con liệng lên...”Người đàn ông Miên cắt ngang:“Thôi, biết rồi, được rồi,. Để yên, phải chờ một thời gian, phép mới hiện...”“Con tin ông Mười Một mà...”Tuyết đang lắng tai nghe, phía bên góc kia, thằng bé nhìn vào tấm vải, reo lên:“Con thấy rồi, con thấy một cục đen ngòm...à, nhìn ra rồi, chiếc thuyền, gió giạt dữ lắm...sao nó đi đâu mất rồi, con hổng thấy nữa...”Người đàn bà miên bẻ một trái chuối, miệng đọc một tràng chú, rồi mời ông thần ăn, bẻ đôi trái chuối ra, bắt ấn đọc chú nữa. Bà đưa cái thước rà rà trên miếng vải:“Con nhìn kỷ đây này, đây này...Thấy gì không? Đây, con thấy gì...”Thằng bé mở lớn mắt, một lúc kêu:“Con thấy...chiếc tàu chìm, chìm mất tiêu...con thấy sóng biển, thấy một cây dừa...”Người đàn bà ngồi bên bật kêu lên rồi khóc tức tưởi:“Con ơi...vậy là con tui, con ơi là con ơi...”“Con thấy gì nữa không? Bên này này, có ngọn đèn, ai vậy, có phải người ngồi không?”“Dạ, con thấy người ngồi, dưới cây dừa...”Người đàn bà đang khóc vùi, đưa ra một tấm hình có ba bốn người thanh niên. Thằng bé reo lên:“Con nhìn ra rồi, anh này này...anh đang ngồi...không, đứng dậy đi vô...”“Cái chòi phải không?” Người đàn bà Miên hỏi.“Dạ, cái chòi.”“Nhìn kỷ lại đi, đâu phải anh này...”Người đàn bà Miên chỉ vào một người trong ảnh.“Anh này, phải không?”Thằng bé quả quyết:“Anh này không phải. Anh này này, anh đứng giữa, sún một cái răng...”“Thôi mừng đi. Con chị được cứu rồi.”“Sao nửa năm nay hổng có tin tức?”“Đôi khi còn bị bắt giữ ở đâu. Chị về đi, bữa sau tới soi lại sẽ rõ hơn...”Tuyết Chà như không tin ở mắt mình. nhưng cô không có thì giờ để quan sát lâu. Nhung Xì ke đã to to nhỏ nhỏ xong với ông già Miên, đập tay Tuyết.“Nè bà, muốn gì thì xin bác Mười Một, bác lo cho. Bác Mười Một, con này là bạn thân nhứt của cháu, bác giúp nó đi...”“Ừ, giúp.”“Đó, bà có tâm sự gì thì nói với bác, tui hổng có nghe gì hết trơn...”Nhung xì ke bỏ qua xem mấy người soi kiếng. Tuyết Chà không thể tránh đi đâu cặp mắt của ông già người Miên. Ông nhìn cô một lúc, cô cảm thấy người như mất hết nghị lực.“Sao cháu, cháu cần bác giúp chuyện chi.”Ông ta nói tiếng Việt trơn tru, chẳng thể biết ông là người Miên, nếu chỉ nghe giọng nói.“Dạ tình cảm cháu buồn lắm, bác. Cháu nhờ bác giúp cho...”“Chồng cháu mèo mỡ phải không? Bác làm cho con “mèo” nhảy ống máng mà trốn biệt luôn, cháu đừng sợ, cứ tin tưởng vào bác...Có điều bác không làm chuyện ác đức để người ta bỏ vợ con đâu nghen. Coi chuyện cháu như thế nào đây?”“Dạ anh ấy đã ly thân với vợ rồi, nhưng anh ấy thấy cháu có của muốn lợi dụng cháu...Ảnh lại sợ gia đình, nên lén lén lút lút với cháu, mà không chịu cưới cháu...”“Đáng ra mấy việc ly dị chưa xong bác không làm, nhưng vì có bạn cháu gửi gắm bảo đảm cháu đàng hoàng bác mới giúp cháu. Bây giờ cháu ghi tên tuổi, ngày sinh tháng đẻ của thằng nam cho bác, cả cháu nữa, rồi bác giúp.”Ông đưa cho Tuyết một miếng giấy với cây viết. Sau đó ông ghi lại tới hai ba tờ giấy khác bằng tiếng Miên, rồi đặt trước mặt, mắt nhìn lên khung kính lồng chữ, đọc thần chú. Lâu lâu dừng lại, ông uống một ngụm nước lạnh thổi vào tóc của Tuyết. Tuyết chịu đựng hơi trong miệng của ông già Miên bốc ra hôi thối không kém mùi sình dưới nhà sàn bốc lên. Tuyết cố tránh bớt mùi hôi từ miệng ông già, cô cúi đầu,mắt ghé nhìn qua kẻ ván sàn hở, nước dưới sông rạch một màu đen kịt. Chú ý nhìn kỷ, màn nước đen đục vẫn gờn gợn, xao động bởi những đàn cá con rỉa rói rác rưỡi dồn cục dưới mỗi chân gỗ bắc sàn.“Xong rồi. Cháu giữ cái này...”Ông đưa cho Tuyết một cái túi vải bên trong cuộn tờ giấy viết bằng chữ Miên mà ông đã làm phép thuật.“Cháu để trong gối nằm. Mỗi tối cháu đều cầu xin A la chuyển quyền lực vô lá bùa, để lá bùa yêu mạnh mẽ thêm...”“Dạ”“Còn nữa. Hai quả trứng gà này cháu mang về, ban đêm, ném lên mái nhà nào mà thằng nam đang ở.”Ông lấy một miếng giấy đặt sẳn trong cái hộp ra, đọc chú, bật quẹt đốt, rồi gói nhúm tro lại trong một miếng giấy:“Cái này cháu pha trong cà phê cho thằng nam uống, vài ba lần là nó không bỏ cháu được...cháu nghe rõ chưa?”“Dạ, cháu cám ơn ông Mười...”“Ta Mười Một, cháu đừng hớt bớt tên nghen...”Đen thui, béo tròn béo trục, mặc xà rông lòi cái bụng ông địa, mà sao mắt sáng trưng, miệng ăn nói như có thoa đường thoa mỡ, nghe tiếng nào tiếng đó nó gọn lỏm vào trong tim. Có thoa ngãi nói không đây? Ông đưa cho Tuyết Chà một ly nước lạnh biểu uống. Vậy là có ngãi nói rồi. Hèn chi ổng mở miệng là Tuyết chà như bị hớp hồn hớp vía.“Cám ơn ông Mười Một nghen...”“Có ông Mười Một, không lo gì hết, biết chưa...”“Dạ, nhưng cháu phải....”Người đàn ông Miên hiểu ra ngay, cười tươi tắn:“À, chỉ đủ để cúng tổ tỏ lòng thành thôi cháu...”Không ra một giá cả mới kẹt cho người ta. Tuyết chà mở ví, khó khăn vì không biết lôi bao nhiêu tờ. Cuối cùng, một xấp dày dày, cô lo sợ, tổ mà buồn, không vui thì bao nhiêu bùa phép tổ lấy lại hết thì thiệt là công cốc.“Bây nhiêu lòng thành của cháu...”“Được, được. Miễn là lòng thành. A la sẽ che chở cho cháu, nhớ luôn luôn kêu xin a-la...”Nhung Xì ke rời đám ngồi soi kiếng. Vẫn còn tới hai mối ngồi đợi và mấy đứa nhỏ ngồi ngủ gà ngủ gật.“Xong rồi hả bác Mười Một?”“Xong...”“Cháu xin bác chút bột, bữa cháu làm đổ hết trơn trọi...”“Thiệt...”Ông già Miên dài giọng, mắt còn nguýt Nhung Xì ke một kí. Rồi ra vẻ rất thân tình, ông ôm vai Nhung Xì ke:“Con nữ này phải ráng mập mập lên một chút, gầy nhom này là thằng nam nó chán, nghe chưa...”Rồi ông nựng cằm, bẹo má Nhung xì ke. Nhìn bề ngoài thì thấy ông “dê” rõ ràng, nhưng Tuyết xua đuổi ý nghĩ đó ngay. Coi khuôn mặt ông, nụ cười ông, ngoài đôi mắt sáng vì phải sai khiến ma quỉ, trông ông hiền lành phúc hậu làm sao. Cho nên khi đưa cô ra cửa, ông có ôm cô một cái, cô cũng không lấy gì làm phiền lòng..“Thằng nam nào ngu, cháu đẹp như vầy mà...”Tuyết Chà thấy hơi ấm một tí trên đôi má. Lâu lắm, cô mới có cảm giác này, còn là, những sự đụng chạm, đổi chác thường ngày đã quá nhàm chán, những nơi nhạy cảm nhất đã trở thành những cục thịt chai, cắt đứt liên lạc với cảm giác.Chú xích lô nằm gác chân trên xe của mình chờ. Không biết bao lâu rồi, đã xong một chầu cà phê, hút mấy điếu thuốc lá Vòm Cỏ, hai ba mối gọi đi, chú không bắt mối. Thôi kệ, đây cũng là giờ phút nghĩ ngơi, vắt chân chữ ngũ ôn lại cuộc đời ba chìm bảy nổi của mình. Kệ cha nó, tới đâu hay đó. Mỗi lần nghĩ vậy, chú bật lên ca mấy câu cải lương thiệt mùi...thứ mà trước đây chú không bao giờ nghe...vậy mà nó nhiễm vào trong chú lúc nào không hay. ba cái thứ bình dân này, nó “rệu” vào con người ta “ác” thiệt...Mà chú nghĩ gì vậy, bình dân à, hoàn cảnh này chú còn dưới mức bình dân xa...“Cha, ca hay quá hén, vậy mà lâu nay dấu...”“Vọng cổ cũng mùi một cây...”Rồi, hai cổ đã ra đến. Chú nhanh nhẹn nhảy xuống xe, còn lấy cây chổi nhỏ ra quét quét.“Tưởng còn chờ lâu, xong rồi hén? Mời lên.”Nhung Xì Ke đi qua còn quẹt vô người chú...Chú vội nhích người ra xa, không biết vì sợ Nhung xì ke hiểu lầm hay vì ớn cái mùi...ngai ngái từ người cô toát ra. Riêng Nhung Xì ke, nhìn thấy chú đạp xích lô này mà ham. Ước chi có một tấm chồng như thế, nếu được vậy, đời cô đã không đến chỗ cùng tận như thế này. Mấy hôm nay, không bày với Tuyết Chà cái trò xin bùa ngãi, cô chắc đã còn, thiếu ăn chịu được chứ thiếu thứ ” thuốc tuyệt trần” thì chỉ có nước từ trần.“Tốt không hai cô.”Chú xích lô vừa rướn người đạp xe lên dốc cầu vừa hỏi.“Đông quá, người ta đi soi kiếng hà rần..”“Còn hai cô...”Nhung xì ke lanh miệng:“À, chị Tuyết xuống soi coi vụ mất cắp vàng hột xoàn mà chị đã làm đơn thưa ra phường, chú biết không?”“Ờ... Biết ai chưa?”“Thì cũng đã biết, chị Tuyết đi soi thử coi sự thực như thế nào...”Cái miệng của chú đạp xích lô cười cười, nhạo mạn ở phía sau lưng hai cô. Nắng đã rất yếu,nhợt nhạt, mỏng te, trãi mấy vạt vụn bên kia sông, trên những mái tôn xiêu vẹo, rỉ rét một mầu xám đen tăm tối. Xe qua cầu, bon chen trong giòng xe cộ của buổi chiều tan sở. Hàng quán mở cửa, mấy sạp bán thuốc lá cũng đã bày ra hai bên đường. Lẫn trong giòng người và xe cộ, có mấy chiếc xe hơi chạy vụt qua, một số xe gắn máy đời mới của giai cấp “cán mới”, còn lại là một giòng người hơ hãi với cuộc sống. Sao không thấy một khuôn mặt nào có một nét yêu đời.Cho tới lúc xe vào đường Tự Do, Tuyết Chà và Nhung Xì Ke mới thấy giòng sống. Ở khu công viên nhà thờ Đức Bà, các thanh niên thiếu nữ đang “ngồi đồng” trên xe đạp. cái lẻ, cái có cặp ôm nhau khịt rịt, coi thiên hạ như người đui mù không có mắt. Lát nữa đây, sẽ là cuộc đua xe đông vui, cũng có thể cả chú xe xích lô đang chở hai cô xong, cũng trở về đây nhập cuộc.Nhung xì ke bước xuống xe không nổi, cả người cô rung lên và đôi mắt lờ đờ, cảnh vật trước mặt vòng nghiêng vòng ngửa. Tuyết Chà phải đỡ cô vô nhà. Đã tới lúc Nhung xì ke phải...xì ke!