ũng như nhiều nhà văn Nhật Bản khác, Akutagawa Ryunosuke thường mượn bối cảnh và đề tài Trung Quốc cho tác phẩm của ông. Thu sơn đồ đã được đăng tải lần đâu tiên trên tờ Kaizo vào tháng giêng năm 1921, lúc ông 29 tuổi.Các họa phổ của Trung Quốc thường nhắc đến bức Phỏng họa Hoàng Đại Si Thu sơn đồ của Vương Thạch Cốc mà không mảy may ghi chép về bản chính Thu sơn đồ do Đại Si sáng tác.Hai lần nhìn một bức tranh, người ta có thể cảm nhận hai cách khác nhau nhưng có thể nào cùng một người xem mà một bức tranh được coi là đẹp khi treo trong ngôi nhà hoang phế của khách tài tử phong lưu lại trở thành tầm thường khi trưng trên tường phủ đệ một phú hào thiếu nghệ sĩ tính.
*
- Nói đến Hoàng Đại Si[1], thế cụ đã có dịp xem Thu sơn đồ của Đại Si chưa ạ?Một tối mùa thu, Vương Thạch Cốc[2] đến thăm Âu Hương Các và khi đang nhấp mấy ngụm trà với chủ nhân Uẩn Nam Điền[3], câu chuyện đưa đẩy thế nào mà tự dưng khách đi vào câu hỏi đó.- Thưa không, tôi chưa được xem ạ. Thế cụ đã có dịp thưởng thức tranh ấy chưa?Đại Si lão nhân Hoàng Công Vọng tề danh với Mai Đạo Nhân[4] và Hoàng Hạc Sơn Tiều[5], đời coi là ba thánh thủ hội họa dưới triều Nguyên. Uẩn Nam Điền vừa nói thế mà có cảm tưởng những bức danh họa của Đại Si mình có dịp chiêm ngưỡng ngày xưa, nào Sa tích đồ, nào Phú xuân quyển như phảng phất hiện về trong ký ức.- Ấy, biết thưa thế nào đây, bảo là xem rồi thì vẫn đúng mà bảo chưa xem cũng chẳng sai. Chuyện nói ra thật khó tin, bẩm cụ…- Cái gì mà xem rồi lại như chưa xem, thế nhỉ?…Uẩn Nam Điền lộ vẻ thắc mắc, nhìn Vương Thạch Cốc như dò hỏi.- Hay tranh cụ xem là bức họa mô phỏng thôi chứ gì?- Thưa không, chẳng phải phỏng họa nào cả. Rõ ràng tôi được xem bản chính đấy. Nào phải một mình tôi đâu. Cả Yên Khách tiên sinh[6] lẫn Liêm Châu tiên sinh[7] đều có chút duyên may với bức Thu sơn đồ này cả đấy, cụ ạ!Vương Thạch Cốc mới nhấp thêm ngụm trà, ra vẻ nghĩ ngợi lung lắm, rồi mới mỉm cười.- Nếu không nhàm tai cụ thì tôi xin được phép kể lại đầu đuôi câu chuyện.- Vâng, cụ tự nhiên cho.Uẩn Nam Điền khêu lại ngọn lửa trên giá đuốc đồng, vừa ân cần thôi thúc khách.Chuyện xảy ra hồi Nguyên Tể tiên sinh[8] còn sinh tiền cơ. Mùa thu năm ấy, có hôm đang cùng Yên Khách Ông luận về hội họa, bất chợt tiên sinh hỏi Ông đã được xem Thu sơn đồ của Hoàng Nhất Phong chưa. Như cụ thừa biết, trong ngành họa, Ông là môn hạ họa phái Đại Si, nên có thể bảo đã là tác phẩm của Đại Si lưu lại trên cõi đời này, Ông đều xem không sót. Thế mà mỗi bức tranh gọi là Thu sơn đồ, rốt cục ông chưa hề được xem.- Không ạ, tên còn chưa nghe tới, nói chi đến xem!Yên Khách Ông vừa trả lời như thế vừa không khỏi thẹn thùng.- Thế thì khi nào có dịp, xin ông xem một lần cho biết. So với Hạ sơn đồ và Phù băng đồ, tranh ấy còn nổi hơn một bậc. Có lẽ trong số họa phẩm của Hoàng Đại Si lão nhân, Thu sơn đồ chính là bạch mi[9] đấy ạ!- Kiệt tác như thế hở cụ. Tôi phải tìm xem mới được. Thế cụ có biết hiện nay ai là chủ bức tranh ấy không?- Nó nằm ở nhà họ Trương xứ Nhuận Châu. Trên đường vãn cảnh Kim Các Tự chẳng hạn, ông nhớ tạt qua gõ cửa hỏi thăm chủ nhân xem. Tôi sẽ xin vì ông mà thảo một phong thư giới thiệu.Yên Khách Ông lãnh thư của tiên sinh, tức thời lên đường đi Nhuận Châu. Nghĩ thầm nếu nhà họ Trương là nơi sở tàng một bức danh họa như vậy thì đến đó, ngoài tranh Hoàng Nhất Phong chắc còn chiêm ngưỡng được những bức họa tuyệt vời khác, nên Yên Khách Ông bồn chồn bứt rứt không thể nào có thể nán lại thư phòng Tây Viên[10] thêm một khắc nào nữa.Thế nhưng khi tới Nhuận Châu, Ông mới vỡ lẽ ra ngôi nhà họ Trương mà ông thèm thuồng đến viếng kia, cơ ngơi đồ sộ thì có đấy nhưng sao hoang phế tiêu điều quá. Dây trường xuân leo đầy tường dậu, cỏ dại um tùm trên sân, một đàn gà vịt nhớn nhác nhìn khách lạ. Cảnh tượng như thế làm cho một người như Ông cũng bất giác nghi ngờ lời nói của Nguyên Tể tiên sinh vì không nghĩ ra cớ gì mà tranh Đại Si lạc loài đến chốn hoang vu thế này. Nhưng đã cất công đến lại chưa chìa danh thiếp mà đã bỏ về thì sao gọi là sở nguyện bình sinh. Vừa vặn lúc ấy người canh cửa bước ra, Ông đành phải trình bày việc làm khách viễn phương ghé xem tranh Hoàng Nhất Phong, rồi trao phong thư giới thiệu của Tư Bạch tiên sinh.Chỉ trông chốc lát, Yên Khách Ông đã được mời lên đại sảnh. Ở đây cũng vậy, tuy có đặt bộ trường kỷ bạch đàn nom rất trang nhã nhưng thoang thoảng mốc meo, như thể mùi hoang phế bốc lên cả từ nền gạch. May thay, khi chủ nhân bước ra thì dầu nhìn mặt thấy như mang bệnh nhưng tướng người nom ra cũng hiền lành. Không những thế, khuôn mặt xanh xao và bàn tay thanh tú kia cho ta cái cảm tưởng người ấy có cái phong thái con nhà dòng dõi. Sau khi hai bên phân chia ngôi thứ theo đúng lễ sơ kiến, Ông bèn thưa với chủ nhân xin được bái kiến tác phẩm cao diệu của Hoàng Nhất Phong. Nghe giọng khẩn khoản mới thấy Ông có vẻ như bị ám ảnh bởi nỗi lo sợ nếu không tìm xem cho được bức họa bây giờ, e nó sẽ biến thành sương thành khói mất.Chủ nhân vui vẻ nhận lời và cho treo ngay lên tường của sảnh đường một bức họa:- Xin thưa đây là Thu sơn đồ mà quý khách hằng ao ước.Yên Khách Ông mới nhìn một lượt bức tranh trên tường đã bất giác thốt ra một tiếng kêu kinh ngạc.Nền họa tuyền một màu xanh lục. Chỗ dòng khe uốn mình như rắn lượn, lác đác xóm làng và mấy nhịp tiểu kiều. Bên sườn ngọn núi vút lên cao nhất, chòm mây thu nhàn nhã được điểm đậm nhạt bằng mấy lớp phấn trắng. Núi xếp giăng hàng theo phép hoành điểm[11] của Cao Phòng Sơn[12], tươi tắn sau cơn mưa như một nét mày xanh, lại ánh lên nét đẹp của màu son rắc đó đây trên những khóm cây lá đỏ. Không biết dùng lời nào để diễn tả cho hết ý, và còn lo đòi hỏi đó vượt cả khả năng của ngôn ngữ nữa. Chỉ thấy bức họa vừa diễm lệ, vừa hùng tráng, bút mực lại rất đỗi nồng đượm. Có thể nói màu sắc rực rỡ như thế mà vẫn toát ra một cái gì xa xưa, hư không lãng đãng.Yên Khách Ông để thần hồn bay bổng, mắt mải mê không rời bức họa. Càng nhìn càng ngắm, Ông khám phá hết chỗ ảo diệu này đến chỗ ảo diệu khác.- Thế nào, quý khách có hài lòng không ạ?Chủ nhân miệng hơi mỉm cười, nhìn nghiêng mặt ông dò hỏi.- Quả là thần phẩm! Lời tán tụng của Nguyên Tể tiên sinh chẳng những không quá đáng tị nào mà còn như là chưa đủ đấy ạ. Đem những danh họa tôi xem được cho đến nay mà so với bức tranh này thì chúng đều ở thế hạ phong cả.Miệng thì nói nhưng mắt Yên Khách Ông vẫn không rời khỏi bức họa.- Thế cơ, bức tranh này là kiệt tác đến mức đó sao, thưa quý khách?Yên Khách Ông lúc đó mới đão mắt nhìn chủ nhân, ra dáng ngạc nhiên:- Tại sao bây giờ ngài lại tỏ ra mất tin tưởng như thế.- Không ạ, tôi nào có mất tin tưởng gì đâu. Chẳng qua là…Lúc đó, chủ nhân bỗng đâm ra bẽn lẽn như cậu thư sinh, mặt đỏ lên vì lúng túng. Mãi sau mới nở một nụ cười buồn bã, tần ngần nhìn bức họa và tiếp lời:- Thực tình, mỗi lần nhìn bức họa này, dù mắt đang mở trao tráo, tôi vẫn thấy mình như đang ở trong cõi mộng. Thu Sơn đẹp đến thế này ư? Vẻ đẹp ấy chỉ có mình tôi cảm nhận được thôi sao? Ngoài tôi ra, dưới mắt người khác nó chỉ là một bức họa tầm thường chăng? Không hiểu tại sao sự ngờ vực đó cứ dằn vặt tôi. Đâu là nguyên nhân? Một là tâm trí tôi bấn loạn vì nó hoặc giả bức tranh kia quá đẹp để có thực ở trên đời? Mang một tâm trạng lạ lùng như vậy nên lời tán thưởng mới đây của quý khách chỉ làm tôi dao động thêm thôi.Thật tình lúc đó Yên Khách Ông chẳng có vẻ để ý gì lời biện bạch của chủ nhân. Như đang bị Thu sơn đồ hớp hồn, ngoài nó Ông không thấy gì khác. Ông chỉ có cảm tưởng từ đầu chí cuối, chủ nhân toàn ăn nói lung tung nhằm che giấu sự yếu kém về khả năng thưởng thức hội họa của mình.Sau khi trò chuyện một lúc, Yên Khách Ông cáo từ họ Trương và rời ngôi nhà hầu như hoang phế ấy để lên đường.Thế nhưng làm!!!4485_22.htm!!! Đã xem 11699 lần.http://eTruyen.com