ức Nguyễn thị Giang; em ruột cô Bắc. Nữ chiến sĩ cách mạng; vị hôn thê của Nguyễn thái Học. Cô Giang là người có công tuyên truyền đắc lực cho VNQDĐảng hồi phát động cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Khi Nguyễn Thái Học bị bắt đưa lên đoạn đầu đài tại Yên Bái, cô Giang đau đớn đến tuyệt vọng, dùng súng lục tự kết liễu đời mình, để lại hai bức thư tuyệt mệnh với lời lẽ hết sức thống thiết. Qua bức thư sau, cả một tấm lòng tha thiết đối với tiền đồ Đất nước của bậc nữ kiệt đã được bộc lộ rõ ràng, và là những di ngôn quý báu cho đám thế hệ phải bảo toàn lấy đời sống tự do của Dân tộc: “Anh đã là người yêu nước! Không làm tròn được nghĩa vụ cứu nước. Anh giữ lấy tấm linh hồn cao cả để về mà chiêu binh, rèn lính ở dưới suối vàng. Phải chịu đựng nhục nhã mới có ngày mong được vẽ vang! Các bạn đồng chí phải sống lại sau Anh để đánh đổ cường quyền mà cứu lấy đồng bào đau khổ.” Kèm theo bài thơ: Thân không giúp ích cho đời! Thù không trả được cho người tình chung. Dẫu rằng đương độ trẻ trung, Quyết vì dân chúng thề lòng hy sinh. Con đường tiến bộ mông mênh, Éo le hoàn cảnh buộc mình biết sao? Bây giờ hết kiếp thơ đào, Gian nan bỏ mặc đồng bào từ đây. Dẫu rầng chút phận thơ ngay, Sổ đồng chí đã có ngày ghi tên. Chết đi dạ những buồn phiền, Nhưng mà hoàn cảnh truân chuyên buộc mình. Quốc kỳ phất phới trên thành, Tủi thân không được chết vinh dưới cờ. Cực lòng nhỡ° bước sa cơ, Chết sầu, chết thảm, có thừa xót xa! Thế ru? Đời thế ru mà? Đời mà ai biết? Người mà ai hay?