Ngày 28-2-1971, tối chủ nhật, tôi tới Washington để tham gia một hội thảo diễn ra vào ngày hôm sau ở Đại học chiến tranh quốc gia. Tôi ăn tối cùng Dick Bamet, Mark Raskin và Ralph Stavins - ba học giả của Viện nghiên cứu chính sách, một trung tâm nghiên cứu cánh tả. Họ đang viết một cuốn sách phân tích sự dính líu của Mỹ vào Việt Nam dưới góc độ tội ác chiến tranh. Để làm phong phú thêm nguồn tài liệu tôi đã gửi cho họ một số phần của Hồ sơ Lầu Năm Góc, bao gồm cả bản thảo của tôi về những quyết định năm 1961, và họ đã cùng tôi tìm cách đưa tài liệu ra trước Quốc hội.Khi họ hỏi tôi làm tới đâu rồi, tôi đã kể việc không nhờ cậy được Fulbright và McGovern. Họ cho rằng điều quan trọng là tôi đưa được tài liệu này ra công khai. Họ muốn xuất bản cuốn sách này vào tháng sáu, và đang dự tính nói tới tên tài liệu này trong phần tài liệu tham khảo trong sách.Họ nói tôi nên đưa tài liệu tới tờ Thời báo New York , điều mà Fulbright và McGovern cũng đã nói tới. Tôi đã luôn nghĩ tới việc này như là một phương án dự phòng, dù có khả năng là một tờ báo như vậy chỉ có thể cho đăng vài trích đoạn. Nhưng đến lúc này thì có lẽ cánh cửa Quốc hội đã khép lại. Trong làng báo thì tờ Thời báo New York là sự lựa chọn khá rõ ràng. Đó là tờ duy nhất có đăng toàn phần các hồ sơ, các bài báo dài, ví dụ như các bài phát biểu hoặc các buổi họp báo. Không tờ báo nào khác làm như vậy. Chỉ có tờ này xuất bản trọn vẹn các bài viết vì họ có uy thế để làm việc này.Mấy anh bạn này hỏi tôi có biết ai đó ở tờ Thời báo New York không.Tôi có nói từ hồi ở Việt Nam tôi đã biết Neil Sheehan. Tôi không nhắc tới việc vào năm 1968 tôi cung cấp cho anh này một vài tài liệu tối mật. Chính vì việc này nên tôi đã cố tình tránh gặp anh trong vài năm gần đây. Nhưng giờ đây thì mọi thứ đều khiến tôi nghĩ tới việc gặp lại Sheehan.Thứ ba ngày 2-3-1971, tôi trở lại văn phòng McGovern.Ông thông báo cho tôi một việc là dù ông đã hứa sẽ không nói với bất kỳ ai về việc tôi nói với ông, nhưng ông đã quyết định cần phải nghe những cố vấn về mặt pháp lý nên đã tới gặp người bạn đồng thời là luật sư Gaylord Nelson. Mặt tôi tỉnh bơ khi nghe vậy, nhưng tôi có thể biết được tiếp theo sẽ là gì."Ông có nhắc tới tên tôi không đấy?""Tôi không định nói, ai đã đưa tài liệu cho tôi. Nhưng kỳ lạ là khi tôi nói đó là một cựu công chức, Gaylord đã hỏi "có phải Dan Ellsberg không?", nên tôi gật đầu".Vậy đấy vừa mới tuần trước ông ta mới thề sẽ im lặng. Tôi hỏi thì ông nói rằng Nelson không đề cập đến việc trước đây anh ta đã gặp tôi. Gaylord chỉ nói rằng ông (McGovern) đang tranh cử Tổng thống và không thể làm một việc như vậy được."Anh ta rất chắc chắn về điều này và đã thuyết phục được tôi".Tôi không nói lại nữa. Tôi chúc ông may mắn với chiến dịch tranh cử của mình rồi đi ra mà chẳng thấy khó chịu gì. Tôi thực sự hiểu được. Thật buồn cười khi nghe ông nói rằng ông đã nghe lời khuyên từ Nelson. Tôi không nghĩ lời khuyên đó là sự trả miếng đối với những nhận xét không hay của tôi đối với Nelson. Điều đó là nhất quán với những gì tôi nghe ông nói từ đầu câu chuyện. Tôi nghĩ rằng sự thật là cuối cùng thì McGovern sẽ có được lời khuyên tương tự từ bất kỳ ai mà ông hỏi ý kiến. Thậm chí tôi không thể nói như thế là sai. Tôi không muốn gây trục trặc cho chiến dịch tranh cử của ông bởi chính chiến dịch này rõ ràng là một phương tiện quan trọng để phản đối cuộc chiến tranh. Một ngày nào đó McGovern có thể trở thành nghị sỹ đầy hứa hẹn đối với mục tiêu của tôi như những phản ứng ban đầu của ông đã cho thấy. Nhưng cũng có thể là nếu như trong năm đó cần một thượng nghị sỹ để giải quyết việc này thì đó không thể là một người đang tranh cử lổng thống. Tôi nghĩ tới Thượng nghị sỹ Mathias, và cả Thượng nghị sỹ Mike Gravel, người đã thay thế Thượng nghị sỹ Gruening khi viết một lá thư chúc mừng tôi về bài báo đăng trên tờ Điểm sách New York. Ngày hôm đó tôi cũng đã tới văn phòng của Thượng nghị sỹ Mathias.Chúng tôi đã không nói chuyện với nhau gần một năm nay, kể từ chuyến bay từ St. Louis về thủ đô đang chìm trong hơi cay khi cuộc xâm lược Campuchia diễn ra. Nhưng cả hai đã kịp có ấn tượng tốt về nhau khi nói chuyện với nhau trên chuyến bay đó. Thế nên chiều hôm đó, chúng tôi đã nói chuyện thoải mái và tin tưởng lẫn nhau. Rất nhanh chóng ông đã tự tin nói với tôi rằng với tư cách một thượng nghị sỹ, ông sẵn sàng đứng đầu một phong trào phản chiến."Đó cũng là cách khiến McCarthy bị hạ bệ. Cần phải có tiếng nói từ phía cánh hữu, hoặc hơn nữa là cánh trung dung, từ một thượng nghị sỹ khác, và đó phải là một thượng nghị sỹ cùng Đảng với ông ta - Thượng nghị sỹ Flanders . Đó là cách cần phải làm. Đó là cái chúng ta đang cần trong bối cảnh có cuộc chiến tranh này. Và tôi sẵn sàng làm điều đó".Tôi thấy rất ấn tượng và đã chúc mừng Mathias vì sự quyết tâm của ông. Để ai đó cùng Đảng với một Tổng thống đương nhiệm chống lại ông ta về vấn đề nào đó - như cuộc chiến tranh đang diễn ra chẳng hạn - thì cần phải có dũng khí. Thượng nghị sỹ Goodell đã phải rời khỏi Đảng mình và trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ mùa thu vừa rồi đã mất ghế trong quốc hội vì đã thách thức Nhà Trắng về vấn đề chiến tranh Việt Nam . Mathias lại đang có ý muốn đi theo con đường này.Vậy thì tôi có vài thứ có thể giúp ông ấy. Sau khi tôi nói về Hồ sơ Lầu Năm Góc và việc có thể làm gì với nó, ông đã nói rằng nghiên cứu về lịch sử này không đủ tính thách thức để có thể lên tiếng. (Dĩ nhiên là năm 1971 tôi cũng đã lo ngại điều này)."Đó chỉ là lịch sử. Nó chỉ nói về những người Dân chủ. Tôi muốn tiết lộ nào đó về chính sách của Nixon. Anh có cái gì đó liên quan trực tiếp đến Nixon không?"Tôi có, đó chính là thực tế đang diễn ra. Dù không nhiều như tôi mong đợi, nhưng có vẫn hơn không. Tôi nói về các văn kiện lựa chọn chính sách và NSSM-1. Tôi giải thích rằng những tài liệu của NSC mà tôi không chứng minh được trường hợp của Nixon, nhưng chúng cũng báo trước chiến lược bí mật của ông ta khi cho thấy rằng ngay từ ngày đầu của chính quyền Nixon người ta đã quan tâm tới việc xâm lược Campuchia. Tài liệu đó cũng cho thấy ngay từ đầu Nhà Trắng đã được cảnh báo về những hạn chế của Chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh và về nhu cầu cần phải có sự có mặt lâu dài của bộ binh Mỹ và sự hỗ trợ vô thời hạn của không quân Mỹ.Mathias rất phấn khởi. Ông muốn ngay lập tức có được những tài liệu mà tôi nói tới. Thậm chí là nếu những tài liệu đó không chứng minh hẳn hoi được điều gì thì chỉ việc tiết lộ chúng thôi cũng đã đủ gây ra một thách thức to lớn đối với Nhà Trắng và mở ra một cuộc tranh luận về vấn đề này. Tôi lại nói về những hệ quả pháp lý mà tôi có thể phải gánh chịu và việc tôi sẵn sàng vào tù vì điều này. Dù gì thì NSSM-l ít nhiều cũng là tài liệu của chính quyền đương nhiệm chứ không phải là "lịch sử" cho nên nếu bị tiết lộ chắc sẽ dẫn tới việc truy tố tôi.Khi tôi nói đến đây, Mathias, hệt như McGovern, đã mang ra bản Hiến pháp và đọc cho tôi cũng điều khoản đó: ông không thể bị chất vấn. Vì thế chính quyền sẽ không thể biết được nguồn tài liệu thông qua ông.Tôi không mang theo bản sao của cả văn kiện lựa chọn chính sách và NSSM-1, nhưng tôi nhớ rằng đã gửi một bản cho Norvil Jones để chuyển tới Fulbright. Sau khi nói chuyện xong, tôi tới Uỷ ban đối ngoại và nói với Jones rằng tôi cần lấy lại tài liệu đó. Jones lấy ra từ một phong bì to làm bằng giấy sản xuất từ sợi cây chuối ở Philippines đặt trong một két sắt và đưa cho tôi. Tôi mang ngay lại văn phòng của Mathias và đưa cho ông và trợ lý. Đó là một tập khá cồng kềnh khoảng năm trăm trang. Mathias xem qua, rất thích thú và tán thưởng.Ông nói ông và trợ lý sẽ đọc và quyết định xem tiếp theo sẽ làm gì. Tôi cũng nhắc lại đề nghị của tôi về Hồ sơ Lầu Năm Góc, nhưng thậm chí ông còn không buồn nhắc đến chúng."Chúng có vẻ không liên quan và những gì tôi vừa đưa là đủ những gì ông cần rồi".Tuy nhiên, trong hai tháng sau đó tôi đã hai lần gọi cho trợ lý của Mathias để hỏi xem đến đâu rồi. Anh ta nói họ vẫn đang vạch kế hoạch và chuẩn bị cơ sở cho chiến dịch. Điều này nghe có vẻ thú vị đấy Nhưng sau những gì gặp phải với Fulbright và McGovern, tôi chẳng thấy hy vọng lắm.Tối muộn ngày thứ ba, mồng 2-3-1971, sau buổi chiều nói chuyện với Mathias, tôi gọi điện đến nhà Neil Sheehan ở Washington và xin ngủ nhờ lại một đêm. Anh nói ở tầng hầm dưới nhà có một phòng làm việc riêng với ghế dài.Khi tôi tới, anh đưa tôi đi xuống và tôi giúp anh chuẩn bị chăn và khăn trải giường. Nhưng tôi không phải dùng đến những thứ này. Chúng tôi đã nói chuyện cả đêm.Chúng tôi bắt đầu câu chuyện về bài báo anh mới viết về tội ác chiến tranh trên chuyện sau Điểm sách của Thời báo New York . Nhưng điều đọng lại là sự quan tâm thực lòng của anh đối với cuộc chiến, là việc anh cảm thấy đó là một sai lầm khủng khiếp và là sự phí phạm sinh mạng của cả hai bên, và hơn hết là khát vọng của anh được nhìn thấy cuộc chiến này kết thúc. Trước đây tôi chưa bao giờ thấy được một tình cảm tương tự ở các nhà báo cũng như ở những người không tham gia phong trào phản chiến, ngoại trừ David Halberstam. Việc anh ủng hộ quan điểm rằng người Mỹ có thể đã phạm tội ác chiến tranh và bản thân cuộc chiến cũng là một tội ác đã khiến anh coi như có một chân trong phong trào phản chiến rồi.Trước khi trời sáng, tôi đã nói với anh về Nghiên cứu McNamara và rằng tôi có đầy đủ nghiên cứu này. Tôi kể về chuyện đưa nó cho Fulbright, rồi McGovern để rồi cuối cũng họ đều cho qua. (Tôi đã không nói đến việc ngay chiều hôm đó Mathias đã không cần đến nó mà chỉ lấy NSSM-l). Anh rất muốn được xem nghiên cứu này. Anh không thể hứa trước được là Thời báo New York sẽ sử dụng nó, nhưng nếu những gì tôi nói là chính xác thì anh tin rằng họ sẽ cần đến nó. Tôi sẽ cho anh xem tài liệu này ở Cambridge và chúng tôi hẹn ngày anh sẽ tới đó gặp tôi.Một tuần trước đó, khi ở Cambridge, một phóng viên của tờ Boston Globe (Địa cầu Boston) là Tom Oliphant đã gọi cho tôi. Bài báo của tôi trên tờ Điểm sách New York đã khiến anh ta quan tâm và đề nghị đến phỏng vấn tôi. Tôi nhắc lại những phân tích của tôi về chính sách của Nixon và mối quan ngại của mình về chiều hướng của chính sách. Tôi đã chỉ ra những đe doạ bí mật của Nixon thật trùng hợp với kiểu những đe doạ và leo thang thất bại đã kéo dài suốt hai mươi năm trước. Tôi cũng nói với Oliphant điều mà tôi đã không nói trong bài báo, đó là nghiên cứu bí mật về toàn bộ giai đoạn nói trên mà tôi đã tham gia và sau đó được đọc toàn bộ văn bản. Trước đây tôi đã không đề cập tới điều này khi nói với một phóng viên, và lần này tôi không định nói nhiều. Đương nhiên là tôi không nói rằng mình đã sao chụp hay tiếp cận tài liệu này. Tôi chỉ muốn nói rằng những cảnh báo của tôi về chiến tranh là không chỉ dựa trên trực giác. Oliphant có vẻ kinh ngạc khi tôi bình luận rằng hai người khác sau khi đọc toàn bộ nghiên cứu này cũng đã đưa ra kết luận giống hệt về chính sách của Nixon. Anh ta hỏi đó là ai, tôi đáp là Gelb và Halperin (do lúc này cả hai người đều đã rời chính quyền). Chúng tôi chỉ nói khoảng năm mười phút về chuyện này trong hơn một giờ trao đổi với nhau.Tôi cũng không nghĩ nhiều về lần gặp đó cho đến khi tôi thấy bài báo của anh ta vào chủ nhật, năm ngày sau khi tôi nói chuyện với Sheehan.Tiêu đề của bài báo đăng ngày 7-3-1971 này là: "Chỉ ba người đọc báo cáo bí mật về Đông Dương, tất cả đều kêu gọi nhanh chóng rút quân". Trong tiêu đề phụ, anh đã nói về việc McNamara yêu cầu bí mật xem xét lại lịch sử của cuộc chiến: "Vào thời điểm đó có vài người trong chính quyền đã đọc vài phần nghiên cứu này, nhưng theo thông tin được biết thì chỉ có ba người đã đọc toàn bộ, từng chữ một. Đáng chú ý là cả ba người đều cho rằng Mỹ nên nhanh chóng đơn phương rút khỏi Việt Nam . Hơn nữa, trước khi rời khỏi chính quyền, cả ba người đều nắm giữ những chức vụ nhạy cảm trong những tháng đầu hình thành chính quyền Nixon".Sau khi nói chuyện với tôi ở Cambridge , Oliphant đã bay tới Washington để phỏng vấn Halperin và Gelb. Trong bài báo anh ta đã kể về công tác của họ trong năm 1969 dưới chính quyền Nixon; và năm sau đó, sau vụ tấn công Campuchia, họ đã cùng viết "một bài báo được trích dẫn rộng rãi đăng trên tờ Bưu điện Washington có tên là "Chỉ có một lịch trình mới có thể gỡ rối cho Nixon". Anh ta viết tiếp: "Tháng trước… (Halperin) bắt đầu điều hành "văn phòng hoà bình" của tổ chức Sự nghiệp chung, một tổ chức vận động hành lang cho công dân do John Gardner thành lập. Hai tuần trước, tổ chức này đã tuyên bố dự định tham gia đấu tranh đòi đơn phương rút quân khỏi Đông Dương". Anh ta trích lời Halperin nói với mình: "Tôi nghĩ không phải là Tổng thống đang rút quân. Tôi nghĩ có nguy cơ nghiêm trọng là chính sách hiện thời nhằm tiếp tục leo thang chiến tranh và đang chia rẽ đất nước này (Mỹ). Hãy đọc những thông điệp thế giới gần đây. Tất cả nằm ở đó. Tôi tin ngài Tổng thống. Ông ta nói đúng như ông ta nghĩ, đó là: chúng ta đang không rút quân".Oliphant trích lời tôi nói rằng nghiên cứu này đã có "ảnh hưởng lớn lao" đối với quan điểm của tôi. Khi tôi bắt tay vào làm nghiên cứu này, "Tôi coi chiến tranh là một nỗ lực đầy thiện ý và hợp lý, dù khi nghĩ lại thì thấy nó thật sai lầm. Nhưng rồi mọi thứ sớm trở nên rõ ràng là quyết định của người Mỹ thực sự là một chuỗi trò cờ bạc liều lĩnh của những kẻ đã làm nên chính sách này vào thời điểm đó"."Khi nhìn lại sự liên quan của mình", Oliphant viết về tôi, "Ông lặng lẽ nói: "Tôi đã tham gia một âm mưu tội ác nhằm tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược". Anh ta đã mượn lời tôi nói về chính sách hiện nay của Nixon để kết luận bài báo: "Theo tôi, đó là một chính sách tội ác".Khi tôi đọc bài báo này, tôi đã nghĩ rằng nó có thể sẽ khiến Nhà Trắng để mắt tới. Đúng như vậy, bởi Oliphant đã nói với tôi rằng vào cái ngày bài này được đăng, Kissinger đã gọi tới văn phòng của tờ Boston Globe ở Washington để tìm hiểu về nó. Kỳ quặc là ông ta đã muốn nhấn mạnh Dan Ellsberg chưa bao giờ là nhân viên của NSC (bài báo không hề nói tôi như vậy). Tôi cũng nhận ra rằng, theo như tôi biết, đây là lần đầu tiên có một tài liệu nào đó nhắc tới Nghiên cứu McNamara (hoá ra là trước đó đã có hai tài liệu đề cập tới, một là của Lloyd Shearer, nhưng đây là bài báo đầu tiên nhắc tới nó). Điều này đặt tôi vào một tình huống gần như là khủng hoảng.Tháng tám năm ngoái, ở San Clemente , tôi đã nói về nghiên cứu này với Kissinger. Thế nên ông ta có thể nhanh chóng suy ra rằng nếu như tôi đã công khai nói về nó, cũng như nói về ảnh hưởng của nó đối với chính sách bí mật của Nixon, thì sớm muộn tôi sẽ tự mình công bố toàn bộ tài liệu, nhất là khi tôi đã có thể có một bản sao tài liệu này sau khi rời Rand.Điều này cũng đúng với FBI, do một năm trước đây vì lý do này khác họ đã tìm cách nói chuyện với tôi sau khi gặp Carol.Lúc đó tôi không biết rằng một năm trước đó FBI đã trao đổi với Rand về việc tôi đã sao chụp tài liệu và đưa cho Fulbright và Goodell. Tôi vẫn không biết liệu năm 1970 FBI có báo cáo với Kissinger hay không về những trao đổi của họ với Rand và Harry Rowen. Nhưng kể cả không biết chăng nữa thì tôi vẫn đoán rằng bài báo này là một cảnh báo nguy hiểm đối với cả Nhà Trắng và FBI. Điều đó có nghĩa là FBI có thể "ghé thăm" nhà tôi bất kỳ lúc nào cùng với lệnh khám xét. Suốt hơn một năm rưỡi, điều tôi lo lắng nhất là FBI có thể sẽ ập tới và lấy đi toàn bộ các bản sao tài liệu trước khi tôi kịp gửi tới Quốc hội hay chỗ nào khác. Giờ thì với bài báo này, điều đó có thể xảy ra trong hàng ngày hàng giờ.Tôi chỉ có nhiều nhất là ba bản chụp những phần chính của nghiên cứu, một số phần khác chỉ có hai bản. Sau khi đã đưa một bộ hoàn chỉnh cho Fulbright, tôi chỉ còn lại một hoặc hai bản. Tôi không còn được sử dụng chiếc máy chụp Xerox cá nhân nữa. Tôi đã trì hoãn hết lần này đến lần khác việc sao chụp thêm tại một cửa hàng sao chụp vì tôi có cảm tưởng rằng chỉ một hay hai ngày sau khi tôi làm việc đó thì FBI sẽ xuất hiện. Tôi lo ngại rằng một tài liệu bị thất lạc vẫn còn nguyên dấu tối mật và ai đó tình cờ đọc thấy sẽ có thể dẫn dến việc cửa hàng sao chụp gọi điện cho cảnh sát.Tôi cho Patricia xem bNam : các đại đội trực thăng các chuyên gia thông tin, vận tải, hậu cần và tình báo.Tôi thực sự không ngạc nhiên về việc này. Tôi rất vui vì trái ngược với sự dự đoán của báo chí những tuần trước, tổng thống đã không gửi thêm các đơn vị chiến đấu của Mỹ. Dù sao, tôi vẫn cho rằng sự can thiệp gia tăng của Mỹ đã đi sai hướng. (Sự có mặt của cố vấn Mỹ đã tăng tới 12.000 người vào lúc Tổng thống Kennedy chết năm 1963 và một số hàng viện trợ của Mỹ đang được bí mật chuyển tới nhưng vẫn chưa có các đơn vị bộ binh).Đó là những gì tôi lo sợ sẽ xảy ra; và cũng là lý do tại sao tôi có quyết định quan trọng tách mình ra khỏi tiến trình này. Tôi đã giữ chính kiến của mình trong ba năm tiếp theo.