Trong suốt thời gian học ở “Rờ”, tôi hầu như không nhận được tin tức gì của anh Tám, trừ một lá thư ngắn Lê viét cho tôi. “… Chị đi được nửa tháng thì anh Tám lên. Trời đất ơi, chị không thể hình dng được ra anh ấy lúc này đâu, ốm nhom và già đi dễ sợ. Dáng anh ấy trước kia lanh lẹ là vậy mà bây giờ lúc nào trong cũng như người thiếu ngủ. Hỏi, anh chỉ cười mà không nói. Chị Ba bảo anh ấy vừa bị đạn lủng ruột và đứt động mạch cổ (hèn gì cái đầu cứ nghênh nghênh, tội lắm). Đáng lẽ tiêu rôi, nhưng được bà con trong ấp bí mất đùm bọc, thuốc thang, lại gọi cả bác sĩ về chữa chạy cho nên mới dậy được. Bây giờ, ngày anh chỉ ăn được hai chén cơm và kiêng khem đủ thứ. Dòm thấy anh như vậy, bọn em ai cũng rớt nước mắt. Riêng chị Ba, ngoài mặt làm bộ bình thản nhưng đêm vè toàn khóc thầm. (Chị nằm cạnh hầm en, em biết mà). Em chỉ nhận ra anh Tám ngày trước có mỗi đôi mắt. Đôi mắt anh sâu hơn, mệt mỏi hơn nhưng có vẻ sáng hơn. Chị Ba nói với em: “Bây giờ tất cả những cái gì còn lại của anh đều đổ dồn vào đôi mắt”. Chị Hai! Anh Tám không phải lên đây họp hành, báo cáo đâu. Đường đất gian nan lắm, có khi đánh nhau, chẳng làm sao mà chỉ vì đi họp mà chết nên huyện miễn cho anh cái khoản hàng tháng lên họp hành. Anh lặn lội mất cả tuần: hai, ba lần chạm địch lên đây là vì anh anh Hai đó. Nghe tin anh Hai chết, anh lên để viếng bạn. Anh Tám bảo em dẫn anh ra mộ! Mộ anh Hai bọn em đã đắp cao lên, cắm cả bia gỗ nữa. Mặc kệ! Khi nào nước lên, lính vào hẵng hay. Chưa có gì thì mồ mả cứ phải đàng hoàng để ở xa chị được vui hơn. Chị có vui không? Chièu hôm ấy lác rác mưa. Đất rừng quê mình lại bắt đầu vào một mùa mưa nữa rồi! Mùa mưa thứ sáu kể từ khi chị dẫn xem vào cách mạng... Anh Tám đứng bên mộ lâu lắm! Mắt anh mờ dần đi, ma nét mặt anh lạ almứ, cứ như đang ngồi trò chuyện với anh Hai trên bàn trà. Lúc nói, lúc không, lúc lại lắc đầu. Đứng ở gần đó, em chỉ nghe được mấy câu rồi bị mưa át đi hết. “... Tao tiếc là không được gặp lại mày, Nhân ạ!... Tao tưởng tao sẽ nằm xuống trước mày, chẳng ngờ lại thế này đây.... Cuộc đời con người không ai lường trước được. Vui, buồn, giận dữ, đau khỏ, trăn trở nhọc nhằn rồi cuối cùng cũng nằm xuống, im lặng... Biết thế nhưng lúc sống, mấy ai nghĩ đến điều này. Đáng lẽ khi còn sống, con người phải yêu thương, tha thứ, chân thật với nhau thật nhiều.... Thôi mày yên lòng mà nằm nghỉ. Thế là mày đã làm xong một việc. Mày đẫ sống xứng đáng là một đàn ông trong thời loạn. Còn tao... Rồi cũng sẽ đến lượt tao! Tao đang làm tất cả những gì có thể làm được cho đời. Một cuộc đời cao thượng và tốt đẹp. Nằm nghỉ yen lành nghe Nhân, thằng bạn thuở còn đi học của tao. Còn mọi chuyện vừa rồi, mày bỏ qua đi! Chỉ tiếc tao về chậm, không kịp gặp mày. Tha lỗi cho tao nghe Nhân...” Đêm ấy anh Tám tới chào chị Ba để trở lại xã. Ra tới cửa rừng, anh mới nói nhỏ với em: “Nếu gặp chị Hai, cho anh gửi lời hỏi thăm nghe! Nhớ nói ở dới đó nếu biết chị Hai mạnh, đừng ốm đau là... anh có thể chơi mút mùa được với chúng nó...”. Chị Hai! Chị sắp xong chưa? Về lẹ với tụi em đi! Không có chị, tụi em buồn lắm! Chị Ba cũng nhắc chị hoài. Chị Ba dạo này yếu lắm, người cứ xanh mướt ra. Có chị về, chị Ba cũng đỡ. Dưới này đã bắt đầu xuất hiện những tên lính Mỹ đầu tiên. Chúng nó làm tàng lắm! Cuộc sống trở nên căng thẳng, khó khăn hơn. Về lẹ với chúng em nghe chị!....” Những dòng chữ của Lê làm tôi rưng rưng nước mắt. Cách mạng vẫn chưa thắng lợi mà còn đi vào khó khăn hơn! Cuộc đời chị em gái ở rừng chưa được một ngày nghỉ ngơi lại tiếp bước vào cuộc chiến tranh cục bộ với quân Mỹ sắp đổ vào. Thế mà đã sang năm 1965 rồi. Những ngày thoáng đãng vừa qua sao trôi nhanh quá! Như một giấc mơ. Tôi hay chị Ba lại đành một nhẽ. Dù sao cũng đã có một đời chồng, đã trải qua một chút cay đắng ngọt ngào của đời sống lứa đôi. Nhưng còn Lê, còn những chị em khác?.... Nghe Lê bảo chị Ba ốm nhiều mà thương quá! Không vướng lớp học này, chắc tôi chẳng nán lại đây dù chỉ một giờ. Cứ về, về rồi chị em sướng khổ có nhau. Ở đây nhàn nhã lấy một mình, tôi chẳng đang tâm. Còn anh Tám nữa... Thời gian học ở trên này tôi đã có dịp được trao đổi tất cả với đồng chí bí thư tỉnh ủy, thậm chí có lần tôi còn trình cặn kẽ với cả chú bí thư khu ủy. Hai con người đứng đầu tỉnh và khu này lắng nghe chăm chú, có lúc còn ghi chép. Cuối cùng đồng chí bí thư tỉnh ủy, một con người trung tuổi, ốm nhom nhưng nhanh nhẹn và có giọng nói to như một nhà quân sự, nói với tôi: - Thời gian xảy ra chuyện đó có lắm vấn đề chung chưa ngã ngũ. Xử lý như vậy có thể đúng, có thể chưa đúng. Nó cũng là nhân tố thời điểm. Cái sai ngày trước hôm nay trở nên đúng và cái đúng ngày xưa có khi bây giờ lại là sai. Việc này mai mốt về dưới đó, thường vụ sẽ rà soát lại. Có thể mời cả cô và cô Ba tham dự luôn. Cách đây hai tháng tỉnh cũng có nhận được một bản báo cáo dài của cô Ba về vụ này! Cha! – Ông cười, răng ám khói thuốc rê - một con người mà được tới hai pphụ nữ cỡ như thế bảo vệ thì chắc không phải chuyện đùa. - Báo cáo chú, không phải có hai mà tất cả những người cầm súgn trung thực ở dưới đó đều muốn bảo vệ như vậy. - Ừ! Thế thì càng phải rà soát lại. - Cháu nghĩ, cuộc sống càng gian nan thì việc đánh giá, nhìn nhận con người càng cần phải tỉnh táo và khoa học, kẻ thù không sợ, khó khăn không sợ, chỉ sợ nội bộ không hiểu nhau, làm tội nhau. - Về lý thuyết thì đúng. - Nó sẽ củng cố cho mọi người một đức tin vào một điều gì đó còn hệ trọng hơn là tin ở thắng lợi cuối cùng. Đó là lòng tin vào nhân cách và lối sống trung thực được bảo đảm. - Cha! Nói thế mà không sợ cánh già chúng tôi chạm lòng hay sao? - Thà chạm lòng, thưachú, còn hơn là quyết định số phận một con người chỉ bằng hiệu số những cái gật và những cái lắc. Đồng chí bí thư tỉnh ủy ngớ ra một chút rồi bất chợt cười vang, cười rung cả người. °