So với mấy cuộc chuyển trại trước, cuộc chuyển trại cuối năm 1973 đến với tôi hoàn toàn không bất ngờ. Từ mấy hôm trước tôi trong trại đã có tiếng xì xào về một sự kiện không bình thường. Trên văn phòng Ban Giám thị người ta khuân ra khuân vào những chồng hồ sơ cao ngất. Việc rõ ràng bí mật, cho nên công an tự làm lấy. Mấy cái máy chữ gõ rào rào không nghỉ. Những người tù là những người mơ mộng cực kỳ. Có khi chuyến này đại xá, họ thì thào, mặt tươi nở. Tại sao lại không thể có đại xá trong khi những chiến thắng giòn giã cứ theo nhau mà phơi phới mà tưng bừng trên mặt báo? Hội nghị bốn bên ở Paris (1973) đã buộc người Mỹ phải ngừng ném bom miền Bắc, phải rút quân Mỹ về từ mấy tháng trước. Ðã lâu, năm nào Nhà nước cũng có đặc xá, thì nay có đại xá cũng không phải là điều không thể xảy ra. Ðã đến lúc rồi.Nhưng chiều hôm trước cuộc chuyển trại tất cả tù nhân, số chẵn cũng như số lẻ, mới ngã ngửa người ra rằng than ôi, chẳng có đại xá đại xiếc gì hết, mà chỉ có một cuộc đại tan đàn xẻ nghé đến với họ mà thôi. Tin tức lọt ra từ những cán bộ có quan hệ thân tình với mấy anh tù tự giác. Cả trại nháo lên. Người ta chạy ầm ầm từ nhà này qua nhà khác, chia cho nhau thứ nọ thứ kia kẻo đến lúc hấp tấp kẻ ở người đi lại không kịp. Những người tù không bao giờ thích chuyển trại, cho dù cái trại họ đang ở là tồi tệ. Cái tồi tệ đã biết rồi bao giờ cũng dễ chịu đựng hơn cái tồi tệ chưa biết. Sau, những người đã kịp thân thiết với nhau trong cảnh tù đầy, đã hợp thành một gia đình để nương tựa vào nhau, an ủi nhau, nay lo lắng lắm trước cảnh mỗi người một nẻo. Họ ngồi ăn với nhau đấy, cười nói như thường đấy, nhưng nước mắt đang chảy vào trong. Ngày mai chưa biết rồi ai ở ai đi. Ðêm hôm ấy hầu hết tù không ngủ. Nhìn qua song sắt thấy ánh lửa bập bùng ở các cửa sổ nhà giam gần bên thì biết tù đang sột sệt - nấu cháo sắn hoặc đun nước pha trà, bất kể kỷ luật trại. Từ một ngôi nhà nào đó bên số chẵn suốt đêm vẳng ra tiếng ghi-ta chơi mãi một câu trong bản Nhạc Rừng "tình tinh tinh, tinh tình tinh tinh, tinh...tình!".Ðêm đó cả trại thức trắng.Ðến sáng bạch mới thấy cán bộ xủng xoảng chìa khóa đi vào trại. Tù đã mừng. Thường người ta chuyển tù đi vào ban đêm. Khéo mà tin đồn kia là nhảm cũng nên. Nhưng cán bộ chỉ mở một số nhà giam tù số lẻ. Người ta gọi tên. ền ào. Nhốn nháo. Ði thật rồi. Nhưng tù số lẻ không đi hết. Những người ra đi hối hả sắp xếp đồ đoàn. Tôi ném cái túi đồ lên xe tải, leo lên theo. Que sera sera, tôi nghĩ! Tôn Thất Tần leo lên theo, ngồi bên tôi, mặt bất động. Không biết đây là lần thứ bao nhiêu trong đời ông, hay đời tù thì cũng thế, ông đã lắc lư trên xe như thế này?Tôi bắt đầu già. Khi anh không muốn có sự biến đổi nào nữa, khi anh chỉ muốn sống với những thói quen là anh bắt đầu già đấy. Bao giờ mình mới ra khỏi đây? Bao giờ cũng được, nhưng cúi đầu thì không. Mình có sống được hai lần đâu. Thế giới rồi sẽ thay đổi chứ. Nó không thể không thay đổi khi trên mình nó còn những quốc gia kiểu thế này.Trước ngày chuyển trại mấy hôm, Nhân tới gặp tôi. Nó chỉ bị cùm một tháng rồi được ra. Tòa xử vụ giết Hán còi được thiết lập trong trại. Nhân bị xử hai mươi năm.- Hán Còi là cháu chú thật à? - Nhân nói, ngồi xuống bên tôi.- Thì sao?Nó buồn rầu:- Cháu xin lỗi chú. Cháu không định thế.Tôi nhìn bộ mặt non choẹt, mới lún phún những sợi ria như những lông tơ của tên giết người:- Chú hiểu.- Cháu đâu có định làm thế. Nhưng nó làm cháu tức quá!Thế đấy, một nỗi tức giận, một mạng người. Trước đấy vài tháng tôi được gặp gia đình. Chính sách đối xử với tôi bây giờ rộng rãi hơn, tôi được ở với vợ một ngày đêm. Cùng ở trong nhà khách của trại có một người đàn bà đi tiếp tế gày tong teo, âm thầm như một cái bóng. Vợ tôi làm cơm, mời bà ta ăn cùng. Thì ra đấy là mẹ của Nhân. Bà kể mọi sự khốn khó trong gia đình bà đều do ông chồng gây ra hết. Ông là đảng viên, làm giám đốc một xí nghiệp đồ điện. Họp suốt, chẳng quan tâm gì con cái. Bố mẹ không giáo dục chúng nó thì hè phố giáo dục. Nhân trở nên hư hỏng. Bị công an bắt mấy lần, bà lạy lục xin tha, nó được ra. Nhưng chứng nào tật ấy, không chừa. Rồi đến một ngày ông bố không chịu nổi nữa, ông điệu nó lên đồn: "Nhờ Ðảng và Chính phủ, nhờ các đồng chí giáo dục". Bà khóc lóc, ông không chuyển lòng. Ông chịu đựng được tiếng khóc của bà một tháng. Lại lên đồn:"Xin cảm ơn các đồng chí, chắc một tháng qua cháu nó đã biết sợ, xin các đồng chí cho cháu về, kẻo mẹ cháu khóc quá". Công an bảo:"Ơ hay, về là thế nào? Ðâu có thế được! Ðồng chí xin chính quyền giáo dục cháu, chúng tôi cho cháu đi trại". "Thì các đồng chí thông cảm cho, cấp cho tôi cái giấy, tôi lên trại đưa cháu về". "Ðưa về là làm sao? Cháu đã được thành phố cho một lệnh tập trung cải tạo rồi. Hết ba năm nó mới về được". Hết lệnh, thằng bé được một lệnh tiếp. Người ta bảo: nó cải tạo chưa tốt. Sau đấy nó trốn trại, rồi trở thành tên giết người.Cùng đi chuyến này với tôi còn có những người bạn mới từ Vĩnh Quang vừa chuyển lên Tân Lập. Phần lớn, đó là những sĩ quan trong quân đội Pháp và quân đội Bảo Ðại. Sau sự kiện Vịnh Bắc bộ (8.1964) hầu hết những ai đã ở trong quân ngũ phía bên kia trong chiến tranh Việt-Pháp đều bị gom vào các trại tập trung(1). Người ta sợ Mỹ tấn công ra miền Bắc thì những người này sẽ theo Mỹ.Cựu đại úy quân đội viễn chinh Pháp Kiều Duy Vĩnh làa Thạch Mười có tính chất đại diện cho nhiều người tù gốc Nam bộ. Anh cho rằng anh bị bắt là phải - người ta nghi anh chạy theo địch. Hai năm sau đã trôi qua, chẳng thấy có tổng tuyển cử như Hiệp nghị Genève quy định, nhớ nhà quá, anh tự động bỏ về Nam, bị bắt khi vượt vĩ tuyến 17. Xử tù anh không được, người ta cho anh tập trung cải tạo. Dần Cụt chắc cũng mắc tội tương tự, nhưng khi tôi hỏi thì nửa mặt bên trái anh ta nở nụ cười trừ, nửa bên phải căng ra, nhâng nháo, đầy vẻ khiêu khích.Dần Cụt thuộc toán lâm sản chuyên khai thác nứa. Mất một tay nhưng sức vóc anh ta hơn bất cứ ai lành lặn trong toán. Và ăn khỏe vô cùng. Có lần anh em tù đố Dần Cụt ăn hết một thùng cháo sắn (nghĩa là lưng thùng sắn, còn lại là nước). Trước con mắt ngạc nhiên của mọi người, kể cả cán bộ quản giáo, Dần Cụt điềm nhiên ăn từ từ cho tới khi cái thùng gánh nước còn trơ đáy. Sức khỏe kỳ lạ của Dần Cụt chỉ mất đi sau một tai nạn lao động. Anh ta thường bó nứa lại thành bè rồi ngồi lên trên cho trượt dốc, chứ không lao nứa xuống rồi bó lại dưới chân dốc như người khác. Cái bè lần ấy không tuân theo tay lái của Dần Cụt. Nó băng băng theo lối mòn rồi bất thình lình chồm lên, bay qua một hướng khác, nơi dốc núi dựng đứng vách thành, quăng Dần Cụt từ trên cao xuống đất. Anh ta ngất đi, người đẫm máu. Khi Dần Cụt được khiêng về trạm xá, mọi người đổ đến xem, ai cũng cho rằng anh ta khó qua khỏi. Thế mà Dần Cụt vẫn sống cho mọi người được thêm một lần ngạc nhiên. Trong những ngày Dần Cụt lâm nạn Tôn Thất Tần thường đến thăm anh cựu đao phủ Việt Minh. Thấy ông năng lui tới trạm xá để theo dõi diễn biến bệnh tình Dần Cụt tôi nói đùa: "Bác Tần không bao giờ vào Ðảng được. Bác có khuyết điểm rất lớn là không có lập trường bạn thù rõ rệt". Không hiểu Tôn Thất Tần kiếm đâu ra những kiến thức y học trong đời tù, nhưng ông góp được nhiều ý kiến hay cho anh y sĩ nửa mùa rất lóng ngóng trong việc điều trị không riêng cho Dần Cụt mà cả cho những người tù khác. Anh y sĩ tù rất khâm phục "Jean Valjean gọi bằng cụ". Gặp ca hiểm nghèo bao giờ anh cũng hỏi ý kiến ông. Những người tù cũng vậy, họ thường tìm đến "Jean Valjean gọi bằng cụ" trước khi trao mình cho y sĩ.Cái đói cũng đẻ ra những phát hiện, tốt có xấu có. Nguyễn Xuân Cao tìm ra rau cần dại mọc ven suối. Cần dại cũng có mùi cần, nhưng kém hăng. Khi đi làm ngoài trại thể nào anh biệt kích của chúng tôi cũng tha về khi rổ rau má, khi vài bó cần. Rau má, rau xương cá, rau muối, rau tàu bay chỉ còn ở những nơi xa trại, những cây mọc gần bị tù vặt sạch, không kịp mọc lại. Chỉ từ ngày Cao được tha, những rổ rau cải thiện mới vắng bóng trong bữa cơm của chúng tôi.Một hôm người ta khiêng về trạm xá hai anh tù số chẵn bị ngộ độc. Ðược đi tự giác hai tay lang thang trong rừng gặp một cây vải dại, quả giống quả chôm chôm hơn là quả vải, lông tua tủa, ăn ngọt lịm. Chẳng hiểu thứ vải có độc tố gì hay hai người ăn quá nhiều, chỉ biết đến giờ không thấy họ trở về, công an đi tìm thì thấy cả hai nằm dưới gốc cây, bọt mép sùi ra. Mùa đông đến. Tôi biếu Tôn Thất Tần đôi bát-kết vợ tôi mang cho. Không thể đành lòng nhìn ông bạn già mặt xám ngoét run rẩy trong cái áo bông mỏng với sợi dây chuối thắt ngang lưng cho gió rét và sắc như dao khỏi luồn vào trong. Tôi vẫn giữ đôi giày da Mông Cổ. Ðã mấy lần toan quẳng đi cho nhẹ, nhưng nghĩ đi nghĩ lại: quẳng làm gì, cứ để đấy có lúc dùng đến, biết tương lai thế nào? Không được đánh xi một lần trong bốn năm, da giày cứng như mo nang, nhưng đi vào chân một lát nó vẫn mềm ra. Tôi chỉ dùng giày vào mùa đông. Mùa hè tôi có đôi dép lốp chác được bằng hai bao Tam Ðảo. Thời gian cuối vợ tôi không mang cho tôi Ðiện Biên. Nhìn những bao Tam Ðảo tôi biết gia đình tôi còn khốn khó hơn trước - vợ tôi phải tiết kiệm không phải từng đồng mà từng hào.Người duy nhất trong trại không bao giờ có tắc là Tôn Thất Tần. Nhưng ông quen rồi. Hai mươi bốn năm không có tắc ông chịu được. Những thứ ông có mà không phải do trại phát đều là của anh em tù cho. Nhưng ông là người khí khái, không phải bất cứ ai cho ông cũng nhận. Nhớ hồi mới gặp nhau, nhân gia đình tiếp tế, tôi mời ông ăn một bữa tươi cùng tôi (xôi gà, bánh xốp, bánh quy...) nhưng ông nhất định từ chối, làm tôi phát giận. Ông nhận đôi bát-kết với vẻ cảm động. Thường các bạn tù cho ông đồ dùng rồi, gia đình họ nghèo, cũng chẳng có đồ mới để gửi cho người trong tù. Còn đây là đôi bát-kết mới tinh, thơm mùi cao su lưu hóa. Thế nhưng đến một hôm trời rét lắm, rét căm căm, mọi người có gì đều đắp lên người hết mà ông vẫn cứ diễn đôi dép cao su muôn thuở, lỗ xỏ rộng hoác, quai luôn tụt. Tôi trách ông sao có giày không dùng thì Tôn Thất Tần nói:- Tui biết anh thương tui. Nhưng đôi giày quý lắm. Bây chừ tui còn khỏe, còn chịu được. Thôi thì để đấy, dành cho một mùa đông nào tui không còn sức...Chao ôi, ông còn nghĩ tới những năm nào nữa, những mùa đông nào nữa khi sau lưng ông đã có một phần tư thế kỷ bên trong song sắt!Năm 1976, tôi ra tù, Tôn Thất Tần vẫn chưa dùng tới đôi bát-kết. Những năm tù cho tôi một nhận xét là không có sự cân bằng giữa số tù được tha và số tù nhập trại - những đợt tha lẻ tẻ, thường chỉ vài chục người, đa số là tù có án, thoảng hoặc mới có vài dân boọc, số tù bổ xung thì ngày một đông. Lâu lâu lại có một cuộc chuyển trại, tù cũ đi, được chở tới trại khác hoặc trại mới xây dựng, nhường chỗ cho tù mới bị bắt. Ngay ở những trại tù cũng thấy có sự xây dựng thêm, hết phân trại này tới phân trại khác. Nếu có một biểu đồ thì đường biểu diễn số lượng tù chắc chắn ngày một cao. Người ta cũng không để tù ở lâu một chỗ, như thế tù ít trốn trại. ê lâu thì quen nơi chốn, thuộc địa hình địa vật chỗ bị giam, mới tính kế trốn được, những người tù lâu năm giải thích như vậy. Tôi được biết vài cuộc trốn tù của dân số chẵn, số lẻ thì chưa thấy lần nào. Những người tù số lẻ thuộc dân boọc không trốn bởi họ chẳng có nhu cầu ra ngoài xã hội để tiếp tục làm chuyện số lẻ của họ, nói cách khác phần đông họ chẳng hề là phạm nhân chính trị, họ bị vào tù chẳng qua vì tính cẩn thận của chính quyền mà thôi. Những người số lẻ không phải boọc, mà được xử án hẳn hoi như phạm nhân một số vụ nổi dậy của tín đồ Thiên Chúa giáo cũng không trốn vì nhiều người trong đám họ, các ông chánh trương trùm trưởng các họ đạo xứ đạo, là những người đã có tuổi, có muốn trốn cũng không trốn nổi. Những người trẻ tuổi trước theo chân các vị trong cuộc nổi dậy thì nay phải ở lại trại để trông nom các bậc trưởng lão gần đất xa trời. Những người Hoa dù có mở cổng trại cho họ trốn họ cũng không trốn. Trốn về Tàu thà ở tù Việt Nam còn hơn.Tù trốn cũng nhiều kiểu kỳ lạ. Chẳng hạn, một tên số chẵn đã lách được qua một thanh gỗ chắn ở đầu hồi nhà giam ra ngoài. Lúc đầu, người ta không hiểu y trốn bằng đường nào. Cứ như thể tên tù đã thăng thiên hoặc độn thổ vậy. Sau chính tù phát hiện ra đường trốn, thấy kẽ hở giữa hai thanh chắn lớn hơn bình thường. Công an cho mấy người tù gày nhất lên thử, nhưng không ai chui lọt. Tù số chẵn còn kể có tên trộm trèo tường theo cách của thạch sùng, cứ ép cả người vào tường mà bò lên, không biết có thật hay không?Vụ vượt ngục của Thắng Hòa cũng đáng được kể lại vì tính chất bi hài của nó. Hơn nữa, một nhân vật trong cuộc vượt ngục về sau này lại có liên quan tới Hán Còi đã được nói tới ở trên. Thắng Hòa là một lính đột có tên tuổi. Tầm thước, ít nói, lễ độ, y có tính cách khá độc đáo trong đám số chẵn. Là dân boọc không biết ngày về, Thắng Hòa âm thầm chuẩn bị cuộc vượt ngục, không cho ai biết. Bằng cách cổ điển dùng muối trộn nước tiểu mà Thành đã kể cho tôi nghe, y kiên trì đợi cho đến khi chân chấn song mục ruỗng - mất tháng rưỡi hai tháng gì đấy. Biết đã chắc ăn, một hôm vào nửa đêm, đợi cho các bạn tù ngủ thật say y mới bẻ cong chấn song trườn ra. Ðúng lúc y sắp chui cả người ra khỏi thì có đứa nào nắm lấy chân. Ngoảnh lại thì ra Nhân, một lính vét. "Anh ơi, cho em đi với!", Nhân khẩn khoản. Thắng Hòa ngán quá, nhưng trong trường hợp đó thì không thể từ chối được nữa rồi, đành cho Nhân theo. Bẻ chấn song lại nguyên như cũ, lấy cơm nguội trộn với bột tro bịt vào chỗ đứt để cho nó trông hệt như chấn song bình thường, hai tên tù vượt ngục bò ra ngoài tường rào. Thắng Hòa đã để sẵn ở chân tường một thanh tre đực dài. Hôm trước trại sửa nhà, chẳng ai chú ý tới mấy thanh tre lăn lóc ở đó - tù làm việc có bao giờ gọn gàng đâu. Uốn thanh tre lại, buộc hai đầu với nhau, Thắng Hòa được một cái vòng dẻo, quăng lên cột dây thép gai là đã có thể bám vào nó mà đạp chân vào tường leo lên.Ði bộ dọc theo đường sắt cách trại được một quãng xa, Nhân mỏi chân, kêu đói. Gần đấy có một thị trấn nhỏ, Thắng Hòa sai Nhân đi kiếm cái ăn và quần áo. Nhân mò vào một quán phở, lấy được hai bộ. Nhân thể quơ thêm một con gà và một chai rượu nịnh ông anh, nhưng lại quên khuấy không lấy muối, không lấy nước mắm. Hai đứa đành nhắm rượu với thịt gà nhạt. Rượu vào, đâm buồn ngủ. Nhân nằm ngay trên đường sắt đánh một giấc say sưa. Tàu chạy tới, Thắng Hòa tỉnh thức hơn, chỉ còn kịp lăn Nhân ra ngoài, chính y lại bị chắn sốc của đầu tàu chạm phải. Nhân không bỏ bạn, cõng Thắng Hòa vào bệnh viện tỉnh. Không hỏi giấy tờ lôi thôi, người ta cấp cứu cho y. Sau cơn choáng vì say rượu bị tàu húc, Thắng Hòa tỉnh dậy trong bệnh viện, nhưng y vờ mê man, cho tới khi đột được quần áo, tiền nong, cả một cái đồng hồ báo thức của bệnh nhân cùng phòng, nó mới đào tẩu đi tìm Nhân. Hai đứa nhảy tàu về Hà Nội. Ðến Gia Lâm, chúng xuống. Nhân lên cơn nhớ mẹ, nằng nặc đòi về nhà. Thắng Hòa can không được, nhằm hướng Vinh đi tiếp. Về tới nhà Nhân được chỉ nhìn thấy mẹ sau khi bị còng tay. Một quản giáo trại đã phục sẵn ở trong nhà. Bà mẹ lạy van anh công an, xin cho con ăn cùng một bữa cũng không được, khóc ngất nhìn theo bóng con bị giải đi. Thắng Hòa bị bắt ở một nhà ga. Cái mũ cối vừa đột(4) được úp trên mặt, y đang ngủ vùi trên ghế dài dành cho khách đợi tàu thì có ai đó càu nhàu bảo y nằm dịch vào dẹp chỗ cho người khác. Thắng Hòa gầm lên:- Ði chỗ khác! Có muốn ông xin tí tiết không thì bảo?Vùng dậy, y thấy trước mặt mình là... quản giáo coi đội.Hai tên tù vượt ngục lập tức được giải về trại cho chúng tù thấy: đã bảo mà, lưới công an lồng lộng, thưa mà chẳng lọt, có đứa nào vượt mà thoát đâu!Tôi bị chuyển từ biệt giam ra trại chung ít lâu thì Hán Còi cũng được chuyển từ trại B qua trại A. Tôi đến chỗ tù vừa được chuyển tới, tìm Hán Còi. Lần đầu tiên tôi nhìn rõ nó ở khoảng cách gần. Ðó là một thằng bé còi cọc, đúng với biệt hiệu bè bạn đặt cho. Nó đi qua mặt tôi, không biết tôi là ai. Mấy ngày sau, tôi tới gần nó khi nó đứng một mình. - Hán Còi phải không?Nó ngẩng lên, gườm gườm nhìn tôi:- Chào anh giề(5). Anh giề cần gì? Ken tẩy (6)hở?Tôi im lặng.- Ờ, anh giề hỏi choáng(7). Ðẩy mẹ nó hôm qua rồi, còn đâu.Tôi mỉm cười. Thì ra thằng bé còn kiêm mua bán đổi chác nữa.- Chào cháu!Nó giương mắt nhìn tôi.- Cháu chưa nhìn thấy chú. Chú thì thấy cháu rồi. Cháu vẫn đi học đấy chứ?Nó reo lên:- Chú đấy ư? Cháu tưởng các chú đi hết rồi.- Không, chú ở đây.- Chú kia đi sau chú độ nửa tháng.Như vậy Phùng Mỹ không còn ở đây nữa. Không biết anh bị chuyển đi đâu? Sau mới biết anh bị đưa đi một trại khác ở ít ngày rồi được thả ra, nhưng phải đi lao động ở một hợp tác xã. Hình thức lưu đầy này được áp dụng cho tất cả tù trong vụ "nhóm xét lại chống Ðảng", trừ tôi. Thằng bé có vẻ thất vọng. Nó thích tôi là con người bí ẩn nằm trong biệt giam hơn một người tù thường, trong bộ quần áo giống nó. Khi ở biệt giam tôi có nhiều thứ để chKhi tôi vừa tới, những câu chuyện về khí hậu độc địa của vùng này làm tôi phát ớn. Trước hết là sự vắng bóng chim sẻ, được những người tù có học giải thích bằng bản năng trời cho của loài vật - chúng mẫn cảm với tai họa nên tránh xa những vùng nguy hiểm. Thật vậy, chim sẻ có mặt khắp nơi, nhưng ở Phong Quang tịnh không thấy chúng. Các giống chim khác cũng không. Chỉ đêm đến mới nghe văng vẳng tiếng từ quy khắc khoải gọi nhau. Nước Phong Quang có độc hay không, độc đến mức nào, không ai biết, nhưng tù ở các đội nông nghiệp nói rằng ở đây có những khu ruộng sình mà lội xuống bước lên đã thấy lông chân tuột hết không còn cái nào.Trong các trại tôi đã qua, Phong Quang bị liệt vào loại trại khắc nghiệt. Không người tù nào muốn bị chuyển tới trại này. Những người tù lâu năm an ủi những người tù ít năm rằng dù sao Phong Quang cũng chưa phải trại dữ nhất. Dữ nhất, theo họ, vẫn là Cổng Trời mà tôi đã nói tới ở trên. Xe tù vừa tới Phong Quang tôi đã thấy ngay trại này khác hẳn trại Tân Lập. Cán bộ công an ở đây sát khí đằng đằng, đi lại hùng hổ, luôn miệng quát tháo. Ðập vào mắt tôi là cảnh mấy người tù bị khóa cánh tiên, lồng ngực căng ra hết mức, mặt đỏ bừng, lử lả ngoài cổng trại. Sau mới biết người bị khóa cánh tiên bao giờ cũng bị khóa ở đấy, nơi mọi người tù đều thấy rõ, một kiểu triển lãm ngoài trời. Thảo nào, khi chia tay với tôi, Nhẩm tần ngần:"Thôi, tôi về nhá, anh Hiên nhá! Anh ở đây cố gắng mà chịu đựng. Tôi đã bàn giao với cán bộ ở đây cẩn thận về trường hợp của anh rồi. Nhưng dù sao thì đây cũng không phải Tân Lập. Mong anh chóng được ra. Cơn bĩ cực nào rồi mà chẳng có lúc hết". Cơn bĩ cực của tôi xem ra còn dài.Trời bù cho tôi. Trại Phong Quang thú vị bởi những nhân vật đặc sắc. Tôi gặp ở đây một bộ sưu tập tù độc đáo. Không kể tín đồ các đạo và các bậc chức sắc của họ, các thứ đảng phái tôi chưa một lần nghe tên, tôi còn gặp một người Âu, mấy anh Lào, mấy anh Miên, cả những anh hùng lao động nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Lại có cả hai anh xét lại chẳng dính dáng gì tới vụ chúng tôi. Tôi nhớ tới Paustovsky:"Nhà văn cứ thản nhiên mà sống. Chẳng có gì của cuộc đời đi qua mà không để lại dấu vết, không trở thành tài liệu văn học". Ông đúng. Những bức chân dung không cố ý giữ lại trong trí nhớ mà cứ còn mãi, như thể chúng được khắc sâu bằng dao, xù xì, góc cạnh, không thể tẩy xóa. Nghe nói có tù xét lại ở đây tôi vội vã bổ đi làm quen. Thì ra có thật. Một người là sinh viên du học ở Hungari, yêu một cô gái Budapest, bị sứ quán quyết định đuổi về nước. Anh ta trốn ở lại với người yêu thì bị Công an Hungari bắt trao trả theo yêu cầu của sứ quán(2). Bị áp giải về Việt Nam, anh này ở Hỏa Lò một thời gian rồi lên Phong Quang. Anh thứ hai là một thanh niên đã học ở Nga, về ngôn ngữ hay văn học gì đó tôi không nhớ. Hỏi làm sao anh bị bắt thì anh ấp úng, nói có lẽ do anh có qua lại với mấy người Nga dạy học ở Hà Nội. Cả hai đều bị gọi là xét lại, ít nhất thì cũng là cách gọi của công an. Không rõ trong hồ sơ tập trung cải tạo của hai anh người ta ghi tội danh gì, nhưng rõ ràng họ không thuộc vụ chúng tôi. Thế là vẫn như trước, ở đây tôi chỉ có một mình. Trong những người tù Phong Quang mà tôi quen đầu tiên, tôi đặc biệt nhớ một thanh niên Trung Quốc bởi ý chí kiên cường của anh ta. Theo anh ta tự giới thiệu thì ở Trung Quốc anh ta trước kia là sinh viên một trường đại học Vũ Hán. Mấy ông già biết phiên âm Hán Việt gọi anh ta là Lý Phương, phiên âm từ tên Trung Quốc Li Fen hay Li Feng, không biết có đúng hay không. Những người Trung Quốc mới sang trong đợt chạy cách mạng văn hóa vô sản đều không có tên gọi theo âm Hán Việt. Không hiểu nghe ai nói tôi là nhà báo nhà văn, Lý Phương tự tìm tới tôi:- Tôi có việc muốn nhờ anh. - Lý Phương nói bằng tiếng Việt, rất rõ ràng, quá chuẩn, do đó không được Việt lắm.- Có chuyện gì vậy?- Tôi muốn anh giúp tôi trong việc tìm cách la-tinh hóa tiếng Trung Quốc.Tôi ngần ngừ:- Tôi không biết tiếng Trung Quốc, không biết những đặc điểm của cách phát âm Trung Quốc, làm sao giúp anh được?- Anh giúp được. Tôi chỉ hỏi anh khi cần thôi. Tự tôi nghiên cứu là chính. Anh người Hà Nội, phát âm tiếng Việt chuẩn, lại có hiểu biết về ngôn ngữ, thế là tốt cho tôi lắm rồi. Anh biết không, tôi thấy tiếng Việt được la-tinh hóa rất hay. Cần phải bắt chước cách la-tinh hóa tiếng Việt để ký âm tiếng Trung Quốc, la-tinh hóa nó...Không một lời nào nói tới cuộc sống tù tội, không một câu hỏi thăm về án hình, vốn là đề tài muôn thuở trong những cuộc làm quen ở chốn này.Trung Quốc không bao giờ hết những con người vĩ đại.Cho đến lúc rời Phong Quang tôi vẫn không biết chính xác lý do Lý Phương rơi vào nhà tù Việt Nam. Có người nói anh ta ở trong một tổ chức chống Mao. Trong cuộc đại cách mạng văn hóa vô sản, Lý Phương bị bắt, vượt ngục chạy sang Việt Nam. Trong trường hợp một người ở nước mình nhân thân bị đe dọa vì nguyên nhân chính trị đến xin tá túc một nước khác, gọi là xin cư trú chính trị, thì nước nọ thường cho phép anh ta cư trú, thậm chí còn giúp đỡ điều kiện sinh sống. Trừ Việt Nam. Lý Phương không bị bắt trả về Trung Quốc là may. Nhưng có thật anh ta chống Mao không thì tôi không biết. Chỉ biết trong trại Phong Quang Lý Phương kết nghĩa anh em với một người tù, cũng rất đặc biệt, là Lý Cà Sa.Về Lý Cà Sa tôi đã được nghe từ Tân Lập. Người tù này đã qua nhiều trại, do đó anh em tù biết nhiều. Anh ta hình như mang tội danh thổ phỉ thì phải. Tôi nói hình như vì chính tai tôi chưa nghe Lý Cà Sa nói về tội trạng mình lần nào, cũng không nghe cán bộ trại giam nói, hoặc nghe người ta đọc tội danh trong khi kiểm kê tù hàng năm. Anh ta, theo tôi, có vẻ giống tù số lẻ hơn tù số chẵn. Ðó là một người Trung Quốc hoàn toàn, nhưng không phải một người Trung Quốc hiện đại, mà từ thời hòa thượng Lỗ Trí Thâm, ít nhất thì cũng từ thời đề mục Lâm Xung, lạc vào đây. Cao, to, nhưng cân đối, gương mặt sáng sủa, với đường nét ngay thẳng, trông thoáng cũng thấy là người trung thực, Lý Cà Sa nổi tiếng là người có sức khoẻ kỳ lạ. Tám người tù lẻo khuẻo ì ạch kéo một cái xe bò lên dốc không nổi, Lý Cà Sa chạy lại giúp, lôi nó đi băng băng bằng một tay. Hơn một chục tù tát từ sáng tới trưa không cạn một cái giếng, Lý Cà Sa xua họ đi, một mình một gầu thau xong giếng trước khi trời tối. Vì sức khỏe, và vì cả nết chăm làm của anh, Ban giám thị các trại đều trọng nể anh. Họ cho anh một đặc ân không người tù nào có được là suất ăn hàng ngày gấp đôi tù thường. Có điều, với sức khoẻ của Lý Cà Sa, suất ăn như thế chẳng đi đến đâu, theo tôi nghĩ.Lý Cà Sa rất thương Lý Phương. Kiếm được cái gì anh cũng nhường cho Lý Phương. Lý Phương nhận sự nhường nhịn của đàn anh như lẽ đương nhiên, suốt ngày chỉ chăm chú vào việc cải tiến chữ Trung Quốc. Trông cách làm việc của Lý Phương thì có thể nghĩ rằng anh thanh niên này không phải bị tù, mà anh ta sang Việt Nam để có điều kiện nghiên cứu cho việc hoàn tất một công trình ngôn ngữ học rất quan trọng. Không biết rồi công trình của nhà ái quốc Lý Phương có giúp ích gì cho ngôn ngữ Trung Hoa hay không, nhưng anh ta đã làm việc, như chúng ta thường nói, quên mình. Về sau tôi có điều kiện giúp Lý Phương được nhiều hơn nữa nhờ ông Lê Hữu Qua, cục trưởng Cục quản lý trại giam. Sau đợt lên thanh tra trại của ông cục trưởng, trung úy Bưởi, cán bộ phụ trách giáo dục, người Hà Tĩnh, một thanh niên trẻ và đẹp trai, gọi tôi lên:- Ban giám thị có ý để anh làm văn hóa trại, ý anh thế nào? - Tôi muốn biết công việc gồm có những gì?- Cũng chẳng có chi mô. Rất đơn giản. Ðại khái là thông báo cho phạm biết những quyết định của Ban(3), kiểm tra vệ sinh, nếp sống văn hóa mới, thỉnh thoảng phát tin trong báo Ðảng cho phạm nghe, trong trại có hiện tượng gì thì báo cáo cho Ban biết...- Tôi nhận công việc này, trừ hai việc. - Việc chi? - Tôi không báo cáo về những việc xảy ra trong trại. Tôi không làm công việc chỉ điểm.Bưởi cau mặt lại.- Nhưng nếu trong trại có một âm mưu giết nhau, chẳng lẽ anh cũng không báo cáo để chúng ta cùng nhau ngăn chặn?- Những chuyện như thế tôi sẽ báo cáo.- Còn việc thứ hai?- Tôi sẽ không khóa cánh tiên các trại viên khi cán bộ hạ lệnh.Bưởi ngần ngừ:- Anh cho đó là nhục hình?- Hơn thế, nó còn hạ thấp nhân phẩm của người bị khóa lẫn người hạ lệnh khóa. - Anh sẽ không phải làm việc đó. - Bưởi nói - Công việc của anh trực thuộc Ban giáo dục trại. Có chi anh cứ trực tiếp gặp tôi để giải quyết.Anh ta đã giữ đúng lời hứa. Tôi được tự do trong công việc của mình. Tôi xin phép tổ chức một trường bổ túc văn hóa trong trại, bố trí giáo viên, khuyến khích trại viên đi học. Kỳ thi tốt nghiệp cấp hai được tổ chức ngay trong trại, do các giám thị ở ngoài đưa vào coi, rất có kỷ luật, sĩ số đủ điểm tốt nghiệp thuộc loại cao nhất tỉnh Hoàng Liên Sơn. Trại Phong Quang được coi là lá cờ đầu về bổ túc văn hóa trong khu vực các trại giam. Bưởi ngày một gần tôi hơn.Tôi phải mà cả rõ ràng vì tôi không muốn các bạn tù hiểu nhầm tôi làm tay sai cho công an. ê trại Phong Quang có một anh cán bộ Bộ Ngoại giao, cũng bị bắt về tội liên lạc với người nước ngoài, trong đó có cả tội giao thiệp với sứ quán Liên Xô, cũng là một dạng xét lại, mặc dầu anh không được hân hạnh nằm trong sự quản lý của Ban Tổ chức Trung ương và Bộ Nội vụ. Anh ở trại này trước tôi, được Ban giám thị trại cho làm trật tự. Nếu như họ cho tôi làm cái chân này, chắc chắn tôi chối từ. Nhưng anh bạn đã nhận, vì anh em yêu cầu, như anh kể. Trong số lẻ có người làm trật tự thì vẫn hơn trật tự toàn số chẵn. Nhưng làm trật tự có nghĩa là làm tay sai trực tiếp của đủ mọi loại cán bộ, kể từ Ban giám thị trở xuống. Họ bắt lấy roi quất anh em thì phải quất, bắt khóa cánh tiên anh em thì phải khóa. Theo sự thỏa thuận giữa tôi và trung úy Bưởi, các quản giáo sai tôi khóa cánh tiên tù, tôi từ chối thẳng. Họ giận dữ, kiện lên Ban giám thị, nhưng không thấy ai khiển trách tôi cả. Tôi sẵn sàng trở lại đội thợ xẻ chứ kiên quyết không làm chuyện bất nhân đó. Vả lại, tôi hiểu rằng nếu có lệnh của cục trưởng Ban giám thị trại mới cho tôi làm văn hóa trại, không cho tôi làm nữa cũng phải có ý kiến của cục trưởng(4).Trung úy Bưởi là người nhân hậu. Tôi chưa thấy anh hạ lệnh khóa tay một người tù nào. Anh băn khoăn rất nhiều khi phải cho một phạm nhân đi cùm. Còn nhớ một hôm có anh chàng số chẵn tên Lộc, biệt hiệu Lộc Ca-lô-ba, đến giờ đi lao động cứ nằm ì, nhất định không chịu đi. Bưởi hỏi tại sao không chịu đi, Lộc Ca-lô-ba chỉ khóc, rồi nói "việc của tôi ông không giải quyết được, chỉ có chú Hiên mới giải quyết được thôi". Bưởi gọi tôi. Thì ra anh chàng này, ở ngoài là một võ sĩ quyền Anh hạng ruồi, vào tù đói quá, thế là vay nợ lung tung. Lệ trong tù vay một trả hai, vay một cái bánh mì hôm nay, mai phải trả bằng hai suất cơm, không trả được thì hôm sau nợ nhân lên gấp đôi. Lộc Ca-lô-ba vay bừa, trả thì bữa đực bữa cái, nợ cứ thế tăng lên, cho tới hôm đó đã là một trăm bốn mươi suất. Lộc đói lả do bị chủ nợ cúp cơm liên tục. Y xin tôi giúp đỡ.- Anh mần răng giúp hắn? - Bưởi hỏi.- Tôi đang nghĩ. Nhưng phải giúp. Cứ đà này hắn sẽ chết đói.- Ðể tôi cho lũ chủ nợ đi cùm. Chúng nó làm loạn quá! - Không được đâu. Ðây là quy ước hai bên thỏa thuận. Không ai bắt buộc Lộc Ca-lô-ba phải vay nợ. Anh làm thế, người ta cho là bất công.- Rứa thì chịu à?Tôi gọi các chủ nợ đến:- Hôm nọ chúng mày có thấy mẹ thằng Lộc Ca-lô-ba không?- Có. Quả tắc của nó còm lắm.- Chúng mày siết cả rồi, phải không?- Nó nợ chúng em nhiều lắm.Tôi được thằng bé mời ăn bánh chưng, bánh rán, bánh quy, nhặm xà và hút ken tẩy. Hai món sau không phải gia đình mang cho. Nó lấy bánh đem chác. Ðàng hoàng lắm. Trong bữa ăn ngoài Hán Còi còn có Châu Bún, Ba Xuyên, Quang Coóng. Châu Bún cũng là thiếu nhi miền Nam ra Bắc tập kết năm 1954, một thứ dũng sĩ diệt Tây, vào thời kỳ chưa có danh hiệu đó. Ba Xuyên và Quang Coóng là đàn anh lừng danh đất Cảng.- Anh cháu lên thăm cháu. - thằng bé nói.- Anh cháu làm gì?- Anh cháu nhà báo. - nó ngẩng nhìn mọi người, giọng tự hào.- Thật đấy! - Hán Còi nói.Thằng bé đưa ra một tờ giấy bẩn thỉu. Tôi đỡ lấy, trải xuống chiếu. Ðó là một bài báo với một tên ký không quen. Bài báo chán ngắt, loại văn hàng loạt, nhưng đúng anh nó là nhà báo thật.- Thế tại sao bằng ấy năm anh cháu không thăm cháu?Nó nhoẻn cười rất tươi:- Anh cháu nỏ biết! Cháu ở đây nhà cháu nỏ ai biết!Nó kể cho tôi nghe tường tận chuyện nó đi tù thế nào. Thằng bé từ một làng heo hút ở Nghệ An ra Hà Nội. Nó nghe nói thủ đô đẹp lắm, có Hồ Hoàn Kiếm, có Tháp Rùa, tàu điện chạy leng keng, ô tô đầy đường. người đi lại như nêm cối, sắp tới là lễ Quốc Khánh còn đẹp hơn, đêm đến đèn điện lung linh, phố xá sáng như ban ngày, đánh rơi cái kim cũng thấy. Bèn ăn cắp tiền của bố đi ra Vinh, mua vé leo lên tàu hỏa.Hà Nội đẹp thật. Ðúng như thiên hạ đồn. Nhưng Quốc Khánh đông người quá, nó lạc lung tung, thành thử không được nhìn thấy Bác Hồ.- Hoài! - Hán Còi nói - Năm í tao cũng đi theo anh Thiện Bò với anh Lộc Tàu, cả chị Huyền Rô nữa thì phải. Tao được nhìn thấy Bác Hồ hẳn hoi. Mít-tinh đông, tụi tao đá mấy quả đẹp lắm, hôm í dầm láng(10). Anh Châu Bún ơi, hồi í có ở Hà Nội không?- Không! Hồi ấy tao đi bè dài(11) với Bút Miền.Thằng bé kể tiếp. Nó tiêu hết tiền. Ðói quá, liều vào một hàng bún riêu. Ăn một bát, vẫn thòm thèm, ăn hai. Ðứng dậy, vờ móc túi trả tiền, móc hết túi này đến túi khác, mếu máo nói mất sạch tiền rồi, xin bà hàng cho gán đôi dép. Gặp phải bà hàng đanh đá, bà ta chu chéo lên, nắm chặt lấy thằng bé, rêu rao nó ăn cắp. Người đi đường ùa lại. Công an thổi còi chạy tới, giải luôn về đồn. Thằng bé sợ mất mật. Nó sợ nhất là bị trả lại gia đình. Bố nó sẽ đánh chết vì cái tội ăn cắp tiền của nhà. Nó khóc thút thít. Một đàn anh ngồi bên cạnh thương tình dạy nó cách khai. Nó bèn khai bịa tên Mỗ, quê quán Lông bông tỉnh, Lang bang huyện, Lung tung xã, Linh tinh thôn. Tra không ra nơi ở của thằng bé, công an kết luận nó là lưu manh chuyên nghiệp, không nơi cư trú nhất định, cho đi boọc.Vốn không hề là lưu manh, thằng bé trở thành lính vét. Năm đầu nó còn ngồi khóc ti tỉ. Năm sau nó quen. Cuộc sống trong tù đối với nó cũng chịu được. So với cuộc sống ở nông thôn có khi còn khá hơn, nhất là mặt ăn uống. Chỉ khổ nỗi bị bọn đàn anh bắt nạt, bắt giặt quần áo hầu chúng, bắt tẩm quất cho chúng mỗi tối. Nhưng nó chẳng sá chi mấy chuyện vặt, ở đâu mà chẳng phải làm. Cuối năm thứ ba, xảy ra một vụ ẩu đả. Một tên đầu gấu hành nó quá, nó nổi khùng, đánh lại. Nó bị tên đầu gấu cho một trận nhừ tử. Hán Còi can, rồi bao bọc nó, cho làm đệ tử. Hết một lệnh nó không được tha. Không ai tha một tên tù không biết quê quán ở đâu, đã thế còn cải tạo không tốt. Tha cho nó ra ngoài xã hội để ngựa quen đường cũ à?Cho đến một ngày kia, nó bắt gặp một mảnh báo có tên anh nó. Nó mang mảnh báo đi khoe. Bọn lưu manh cười ha hả: "Mày mà có anh là nhà báo!! Ðừng có bốc láo". Nó tức lắm, nhưng không biết làm thế nào. Nó khóc tức tưởi. Bọn lưu manh lại càng cười.Ông quản giáo trông đội nó đã học hết trung học. Thấy nó khóc, ông hỏi chuyện, cầm bài báo đọc. Nhân dịp nghỉ phép ông tìm đến tòa soạn, gặp tác giả. Hóa ra đúng - chính là anh ruột thằng bé. Gia đình tưởng nó chết đường chết chợ đâu rồi, được tin nó còn sống, mừng quá, vồ lấy người báo tin, coi như ân nhân cứu tử. Người anh vội vã mang giấy chứng nhận cơ quan lên trại xin nhận em về. Mấy lần đi lại chưa được. Lần thì người ta đòi giấy xác nhận của địa phương, kèm theo hình chụp thằng bé khi nó còn ở nhà. Lần thì Cục chưa xác minh xong. Lần thì xác minh xong rồi nhưng chưa hết lệnh, chưa tới kỳ xét tha. Là người hiểu biết, anh nhà báo không bao giờ dám cãi lại chính quyền. Anh cảm ơn Ðảng và Nhà nước, yên tâm chờ đợi. Lần này anh lên thăm em với một quả tắc dầm. Chiến tranh ngày một ác liệt. Trên bầu trời Tân Lập vốn yên tĩnh bắt đầu xuất hiện những máy bay tiêm kích Mỹ, phần lớn là loại Thunderchief và Phantom. Nhiều đêm chúng vọt qua rất thấp. Tôi và Tôn Thất Tần nằm yên ở tầng trên, tiếp tục ngủ. Quản giáo soi đèn pin thấy chúng tôi không chịu xuống đất như những người tù khác, càu nhàu:- Quy định có máy bay phải xuống đất sao hai anh không xuống?Tôn Thất Tần lễ phép:- Thưa ông cán bộ, máy bay chi mà bay nhanh rứa không biết, vừa nghe kẻng báo động chúng hắn đã tới rồi. Già cả như chúng tôi, vội vàng quá có khi lợi bất cập hại, lập cập leo trèo có khi ngã gãy tay gãy chân, lại phiền cán bộ phải thuốc men...Ban Giám thị quyết định để tránh địch oanh tạc, hàng ngày tù phải dậy sớm, đi ra khỏi trại, làm lao động rồi nghỉ trưa tại chỗ, tối mịt mới được về. Thời gian này gần như cả trại đan tranh nứa, kể cả mấy toán số lẻ. Không hiểu người ta cần tranh làm gì mà nhiều thế? Một buổi trưa, tôi nằm trên đống tranh vừa đan, đang thiu thiu ngủ thì bị Tôn Thất Tần lay dậy:- Anh Hiên! Thằng Hán Còi chết rồi!Tôi bật dậy:- Sao? Hán Còi sao?Mặt g tôi chùn bước.Ðó là những ngày đẹp nhất trong cuộc đời tôi. Nếu, nói ví thử điều không thể có, tôi sống thêm một lần và lịch sử lại lặp lại những ngày Tháng Tám, chắc chắn tôi sẽ lại sống như tôi đã sống. Trước mặt chúng tôi là quân xâm lược, sau lưng chúng tôi là nền độc lập vừa giành được, là Tổ quốc. Không có sự lựa chọn nào khác.Nhưng kháng chiến chống Pháp vừa kết thúc thì cuộc cách mạng của chúng tôi bỗng dưng trở thành không phải của chúng tôi nữa. Một phép lạ, hoặc một ma thuật, đã xảy ra. Nó vẫn đấy, nhưng không còn là nó. Trước mắt chúng tôi là một cái gì lạ lẫm, hoàn toàn không giống cái mà chúng tôi hình dung khi lên đường chiến đấu. Người ta nói với chúng tôi: có gì đâu, chúng ta đang bước vào giai đoạn mới, chúng ta đang xây dựng một xã hội mới, một thể chế mới, nền nếp mới. Phải học tập để quen với nó, để hội nhập với nó. Mọi quá trình tiếp nhận cái mới, cái tiến bộ đều là gian nan, đều không dễ dàng, đều phải trả giá bằng sự từ bỏ quan niệm cũ, lề thói cũ. Cái xã hội mới ấy hình thành dần, mỗi ngày một rõ nét. Càng ngày nó càng trở nên xa lạ. Càng ngày nó càng giống cái mà chúng tôi vừa chiến đấu để xóa bỏ. Chỉ có bề ngoài là khác, với ngôn từ khác.Tôn ti trật tự của xã hội mới được thiết lập ngay từ những ngày đầu chúng tôi từ chiến khu về Hà Nội. Một thí dụ nhỏ: theo quy định trong quân đội, từ binh nhì tới chỉ huy trung đội phải mặc áo đại quân có hai túi trên, vai áo có đệm dày (để mang vác) với nhiều đường chỉ máy cho bền, tôi không đếm có bao nhiêu đường, lính tráng gọi là "ba mươi hai đường gian khổ". Cán bộ từ cấp bậc đại đội trở lên được mặc áo không có "ba mươi hai đường gian khổ", thêm hai túi dưới, gọi là đại cán. Cán bộ dân chính, cũng theo quy định, phải mang đại cán nhưng khác màu bộ đội. Ðó là thứ áo cổ đứng cài đủ cúc, được những ông phó may gọi là kiểu Tôn Trung-sơn(3). Khi lệnh này ban ra đoàn quay phim chúng tôi đang ở thành phố Nam Ðịnh vừa giải phóng. Trên không kịp cấp phát quần áo, người trong đoàn được lĩnh tiền tự đi may. Tôi không thích cái kiểu Tôn Trung-sơn, bèn dùng tiền may quần áo thường: áo sơ-mi, quần ximili. Thế là sóng gió nổi lên, tôi bị phê bình gay gắt về tội vô kỷ luật. Ðành phải thành khẩn nhận khuyết điểm trước tập thể, hứa sẽ may một bộ đại cán đúng quy định, tôi mới được buông tha.Kỳ cục nhất, buồn cười nhất là chuyện quy định về sử dụng xe cộ. Cấp cục, vụ được đi chung xe Mốt-cô-vích (Moskovich). Cấp thứ, bộ trưởng được đi xe Pobeđa (Pobeda), đi riêng, với rèm che hai kính hông. Cấp ủy viên Trung ương đi xe có che thêm rèm ở kính hậu. Còn các ủy viên Bộ Chính trị, Ban bí thư đi xe Von-ga (Voga), thêm rèm ở hai kính cửa trước. Lãnh tụ tối cao, tổng bí thư sang hơn nữa, có Chai-ka (Tsaika). Khi tiếp khách hoặc trong những dịp khánh tiết thì dùng xe Din (Zil)(4) bọc thép có kính chống đạn.Vừa về tới Hà Nội mỗi vị lãnh tụ đã chiếm một dinh thự khang trang, của Tây hoặc của các nhà giàu bỏ chạy vào Nam, mỗi nhà là một hành dinh với đầy đủ các bộ phận phục vụ, thư ký, lái xe, bảo vệ, cần vụ, cấp dưỡng. Các vị làm việc tại nhà, các thư ký, giao thông viên chạy như đèn cù giữa các hành dinh để các vị liên lạc với nhau.Khó chịu nhất là cái sự phải gò mình vào trong cái gọi là dân chủ tập trung. Bất cứ quyết định nào của Trung ương cũng là chân lý, là duy nhất đúng đắn và vô cùng sáng suốt, cấp dưới chỉ có việc học tập cho thông để thực hiện. Không còn đâu bóng dáng của sự bình đẳng giữa những người cùng chung một chiến hào. Tôi nhớ một ca khúc của Tô Hải hồi ấy bị cấm hát. Nó bị cấm vì lời ca ủy mị, theo quan điểm của Ðảng, nhưng lính tráng lại thích. Chỉ với một từ bị đổi, một từ thôi, biến chữ triệu thành chữ vài, tâm trạng người lính sau ngày chiến thắng được bộc lộ:Ngày về tươi vui.Nhưng giữa thủ đô ai chẳng ngậm ngùi.Bao mái tóc xanh quấn vành khăn trắng,Bao má nhăn nheo lệ cuốn tơi bời.Chờ chồng mong con ngày về chiến thắng,Trông toán quân về đếm thiếu những ai.Ðây căm hờn dựng lên ngàn phốMáu xương xây vài chiếc lâu đàiHồn quân đi còn vương đây đóVới đô thành kiếp kiếp khôn nguôi!Người ta nói rằng những người cách mạng bị biến chất sau thắng lợi.Tôi loại trừ khả năng đó. Chất của con người thế nào thì nó thế ấy. Có điều mắt chúng ta kém, tầm nhìn của chúng ta hẹp, chúng ta không thấy mà thôi.Anh tù lục cục bò dậy. Hình như anh ta khó ngủ.- Này, Mỹ đã bỏ bom những phố nào hả anh?- Mỹ chưa bỏ bom Hà Nội. Nam Ðịnh thì có, bị khá nhiều. Tôi vừa ở Nam Ðịnh về cách đây vài ngày. - Sao người ta nói Hà Nội cũng bị?- Người ta lầm. Có hai lần máy bay Mỹ phóng tên lửa vào nội thành: một lần ở chợ Hôm, một lần sát đại sứ quán Pháp ở góc Hàm Long - Bà Triệu.- Chết nhiều không anh?- Lần ở chợ Hôm chết cũng khá. Lần sau thì không. Hình như có mấy người bị thương.Anh ta lẩm bẩm câu gì không rõ.- Khi có báo động người ta có cho tù ra hầm trú ẩn không? - tôi hỏi.Anh ta bật cười khe khẽ.- Ra hầm trú ẩn? Còn lâu. Mà sao từ sáng không có còi báo động nhỉ?Tôi ngạc nhiên thật sự.- Hôm nay ngừng bắn mà. Anh không biết?- Ngừng bắn? Mà sao lại ngừng bắn cơ chứ?- Ủa, anh không biết thật?- Thì ngồi đây làm sao mà biết được?!- Hôm nay là 24 tháng Chạp dương lịch. Nửa đêm sẽ có lễ mừng Thiên Chúa giáng sinh.Anh tù ngẩn người. Như kiểu thất vọng. Nghe ngóng một lát, anh móc từ trong hốc phản ra một cái đinh năm phân, không vội vã khắc lên tường xà lim một cái dấu. Tường xà lim rất cứng. Chật vật lắm anh mới khắc được một nét.- Tôi lầm ngày mất rồi. - anh buồn bã - Thế quái nào mà lầm được mới lạ chứ? Tôi cứ ngỡ mai mới No-en. Còn anh, làm sao anh bị bắt?Tôi không trả lời ngay. - Biết giải thích thế nào cho anh hiểu. - tôi nhún vai - Chính tôi cũng không biết vì sao người ta bắt tôi. Tôi muốn nói không hiểu người ta định buộc tôi vào tội gì... Chẳng lẽ anh ta hỏi mà mình không trả lời, tôi nghĩ, chuyện của mình thường phạm hiểu sao được.- Tại sao lại không biết? - anh ta ngạc nhiên - Khi bắt phải có đọc lệnh bắt chứ, mà trong lệnh bắt bao giờ người ta cũng nói tội gì. - Người ta bắt tôi ở giữa đường rồi đưa thẳng vào đây.Cái đầu bù xù trầm ngâm gật gật:- Vậy thì hiểu rồi, hiểu rồi - bị bắt mà không rõ vì tội gì thì chỉ có món số lẻ thôi. Lạ, sao lại bắt giữa đường? Chính trị, nó như con đĩ ấy, kinh lắm...Tôi bật cười. - Tại sao anh lại gọi chính trị là cái món số lẻ?- Anh không biết à? Mà làm sao anh biết được, anh chưa vào tù bao giờ... Gọi chính trị là số lẻ do thế này: tù chính trị mang số tù lẻ, gọi là số lẻ, tù hình sự mang số chẵn.- Ra thế! Tôi không biết. Không thấy họ nói tôi mang số nào. - Chắc anh bị ghép vào tội tuyên truyền phản động.- Tôi cũng chẳng rõ.- Tội này rộng. Mà lại không rõ ràng. - anh ta thở dài - Ăn nói không giữ gìn, lỡ mồm lỡ miệng đụng đến chính quyền hay lãnh tụ là đi tong. Cứ có đứa báo cáo là người ta tom ngay, không oong đơ gì hết... Trong này ối trường hợp như anh. May thì được đưa ra tòa xử. Không may, bị một suất tập trung cải tạo(5) coi như rồi đời. - Tập trung cải tạo nghĩa là thế nào?- Nghĩa là cứ tù mút mùa. Bao giờ người ta thích tha thì người ta tha.- Tại sao lại có thể như thế được?Người tù im lặng sửa lại cái chăn trên vai vừa tụt xuống, lại quay mặt vào tường, hút tiếp một điếu thuốc lào. Trong phòng mỗi lúc một lạnh thêm. Nghe rõ tiếng gió hú bên ngoài. - Anh là cán bộ kháng chiến chống Pháp phải không?- Phải.- Thế thì không bị tập trung cải tạo đâu, đừng lo. - Tôi chẳng lo. Họ có quyền bắt thì họ cứ việc bắt. - Anh không nên nói thế. Người ta đã bắt, nghĩa là mình phải có tội. Tôi nhún vai.- Mình không nghĩ là tội người ta cứ nghĩ là tội thì vẫn thành tội như thường...Có nên trò chuyện với anh chàng giết người này không nhỉ? Nói cũng chẳng sao, đàng nào thì cũng thế.- Nói của đáng tội, giữa tôi và Ðảng cũng có vài chuyện lủng củng.- Chết chửa, thế thì căng lắm! - anh tù lắc đầu - Mà tại sao các ông ấy lại cho anh vào xà lim này nhỉ?Tôi không hiểu ngay ý nghĩa câu nói.- Anh nói thế nghĩa là thế nào?- Thường người ta không giam lẫn lộn số chẵn với số lẻ. Mà anh thì rành rành là số lẻ rồi...Ra thế. - Nghĩa là tôi là đối tượng(6) của cách mạng còn anh thì không chứ gì? Chính tôi cũng không hiểu tại sao người ta lại giam kẻ thù của nhân dân lẫn với bạn của nhân dân?Trong những cuộc giáo dục chính trị các giảng viên thường xuyên dạy chúng tôi phải phân định rõ bạn thù. Hiển nhiên cách phân định này vẫn giữ nguyên ý nghĩa trong cả Hỏa Lò - những tên lưu manh trộm cướp, những tên sát nhân là bạn của nhân dân, còn người bị buộc tội chống chế độ là kẻ thù của nhân dân. - Anh có thể phản đối nếu người ta lầm. - tôi nói thêm - Họ đưa tôi vào đây thì tôi vào đây. Họ có hỏi ý kiến tôi đâu. Tôi cũng không đề nghị...Tôi không kịp nói hết câu. Không khí lạnh trong phòng làm tôi hắt hơi chan chát.- Anh không có quần áo ấm à?Anh bạn tù ngẩng nhìn tôi. Giọng nói của anh có chiều ái ngại. - Chúng nó thu hết quần áo của tôi - tôi vẫn tiếp tục ho - rồi đưa tôi bộ này.Người tù nhớn nhác. Cái nhìn của anh hướng về ô cửa kiểm tra. Tai tôi cũng bắt được một tiếng động lạ.- Dào, rồi các ông ấy sẽ cho anh nhận lại thôi, việc quái gì mà sốt ruột. - anh ta cất cao giọng, cố ý nhấn mạnh hai chữ các ông kính cẩn để xóa đi hai chữ chúng nó xách mé của tôi, cốt để người bên ngoài nghe thấy.Tôi chợt nhớ ra tên gọi tiếng Pháp của cái lỗ cửa nọ: le judas. Tên của tông đồ thứ 13 của Chúa Giê-su Ki-ri-xi-tô, kẻ bán thầy cho quan Phi-la-tô lấy ba mươi đồng đi-na. Có tiếng chân đi xa dần.- Nếu anh rét quá thì cứ lấy tạm đồ của tôi mà dùng.Thái độ ân cần của anh làm tôi ngượng. Nhưng dùng đồ của anh ta? Tôi rùng mình. Không khi nào!- Cảm ơn anh. Chúng nó phải trả lại cho tôi quần áo chứ, ít nhất cũng phải trả cái áo bông. Chúng nó không có quyền...- Anh vừa vào không biết luật lệ trong này thế nào đâu. - anh ta hấp tấp cắt ngang - Ðã vào đến trong này là mình không còn cái quyền nào hết. Trả hay không trả, trả cái gì, không trả cái gì, trả lúc nào là tùy các ông ấy. Người ta đã tính toán cả.Cả cái sự tôi bị đưa vào xà lim ở chung với người tù có bộ dạng gớm ghiếc này cũng đã được tính toán, chắc thế. Một phương án, theo ngôn từ nghề nghiệp của công an.Có tiếng dép nhựa loẹt quẹt trên nền xi-măng ở bên ngoài. Tiếng mở khóa lạch xạch. Rồi cửa xà lim mở toang.- Cơm!Viên cai ngục nông dân đặt xuống trước mặt tôi một cái tô tráng men. Trong ánh sáng mờ mờ lọt qua cửa thông gió ở tyle='height:10px;'>
(9) Tiếng lóng: đánh, đấm.(10) Nhiều tiền (tiếng lóng).(11) Ðường dài, đi tàu hỏa (tiếng lóng).(12) Cách bọn lưu manh gọi nhau.