Ăn cơm xong ông Long kêu hơi đau bụng để có cớ đi vào giường nằm. Một phần vì ông cảm thấy thoáng mệt, cần phải đi nghỉ ngơi chốc lát, phần nữa ông cũng để tránh cặp mắt hình như vẫn luôn luôn xăm xoi của vợ. Thả dài tấm lưng trên giường, ông chợt nhớ ra điều gì, lập tức choàng dậy ra mắc áo thò tay vào túi quần mặc đi làm lấy ra lọ dầu giải cảm. Vừa từ từ buông lỏng cơ thể thoáng vài tiếng khục xương, ông vừa quệt lọ dầu mới mở nút vào mũi. Mùi dầu gió cay cay thoang thoảng vị bạc hà bay lên. Ông tủm tỉm cười. Kể cũng lạ. Mình đâu phải là gã đàn ông không sành sỏi trong chuyện đánh lừa vợ từ vài chục năm nay khi có quan hệ với Vân. Rồi cách đây vài ba năm khi trào lưu ka rao kê tạo ra một thú vui, giải trí phù hợp với sự ham chơi và sự thích ca hát tưởng như đã bị quên lãng và mai một trong lòng ông Long vài chục năm nay khiến ông lại thêm một lần nghĩ ra những mẹo vặt để đánh lừa cả Vân và vợ ông. Nhưng quả tình chưa bao giờ ông nghĩ đến việc dùng dầu gió để làm mất đi tất cả mùi phấn son, mùi nước hoa của các ả ca ve dây vào người ông sau hai, ba tiếng đồng hồ ngồi kề vai sát má, ôm ấp chòng ghẹo. Đã bao lần sau mỗi khi tan một đợt ka rao kê, nếu không cùng mấy ông bạn giải trí tiếp bằng một trận bia hơi, hoặc trong quán cháo, hay đà đận trong phòng mát xa thì ông nhẹ tay ga cho xe chầm chậm, thong thả về nhà. Những khi ấy ông thường nghĩ thầm, để thỉnh thoảng mỉm cười vì những chuyện vừa xẩy ra bên cạnh ả ca ve còn kém cả tuổi thằng Hưng chưa chứ cần nói đến thằng Dũng, thằng Nghĩa. Còn đối với con Lệ, con Lễ thì chắc chắn mấy ả ấy sẽ gọi hai đứa bằng "cô". Vậy mà các ả ấy cứ "anh, anh em em" với ông ngọt như nước cô ca cô la cùng những động tác chỉ có hai ngưòi yêu nhau mới biểu hiện. Kể cũng lạ, không hiểu ngưòi Nhật vĩ đại sáng tạo ra dàn ka rao kê từ bao giờ mà hai, ba năm trở lại đây nó mới xuất hiện ở Hà nội, ở các thành phố Việt nam. Gần như sự xuất hiện của ka rao kê là thước đo cho sự đổi mới trong làm ăn, trong cách nhìn nhận của người Việt nam nhất là các vị quản lý. Chứ ngày xưa thì làm gì có chuyện con trai đã trưởng thành và nhất là những vị đàn ông đứng tuổi được vào gian phòng đèn lờ mờ, với những ả con gái trẻ măng, sẵn sàng chiều chuộng mấy gã đàn ông dù ở độ tuổi nào. Ngày trứơc, đâu như dạo cuối thập kỉ bẩy mươi, hay tám mươi gì đấy. Thử ngồi như thế xem. cứ gọi là công an, rồi cán bộ tiểu khu, bây giờ gọi là phường lập tức ập đến ngay lập biên bản. Mà chưa cần phức tạp đến thế mà cứ thử khi buồn, ti tỉ "thiên thai" hay "Trương chi "hoặc "ai có về trên bến sông Tương "hay "ngưòi đẹp cùng ta đứng bên bờ suối"xem nào. Rõ ràng là những bài hát ấy bây giờ phát thoải mải trên đài, trên truyền hình với đủ lời ca ngợi, tán tụng. Vậy mà dạo đó ngay lập tức nếu người ngoài nghe thấy mình hát sẽ bị ghép ngay vào tội nhẹ là đạo đức lãng mạn, tiểu tư sản nặng là tuyên truyền văn hoá đồi truỵ. Đấy cái anh chàng ở giữa phố Hàng Mã dạo ấy chứ dạo nào. Ba năm tù vì dám tuyên truyền nhạc vàng, đồi truỵ bởi trong đám cưới con dám mở đĩa có mấy bài hát của Văn Cao. Còn bây giờ thì cứ tha hồ, cứ thoải mái. Đổi mới thích thật. Con ngưòi ta muốn làm gì, chơi gì cũng đựoc. Cốt là phải có tiền. Không có đổi mới thì cái hợp tác xã nhựa Quyết Tiến của ông làm sao mà thành Công ty trách nhiệm hữu hạn được. Không có đổi mới làm sao những ông chính quyền từ thành phố đến quận phường toàn trong cấp uỷ và thường vụ lại có thể chấp nhận một thứ kinh doanh Ka rao kê trong đó khách ngồi vừa uống rượu, uống bia vừa ca hát với đám con gái trẻ trung mà cô nào cô ấy thoạt nhìn hình thức bề ngoài cứ như diễn viên văn công. Thôi thì cứ tạm gạt sự va chạm, ôm ấp của các cô gái dễ dãi với những hành động khêu gợi đầy chất mua bán thì phải nói Ka rao kê đã thực sự làm sống dậy sự yêu thích ca hát ở trong ông Long. Sự yêu thích có từ hồi ông còn là cậu học sinh của trường Bưởi cùng với Phong anh trai của Vân. Sin voul Plais. Không kể những năm 52, 53 khốn khổ vì trốn bắt lính mà chỉ cần nhớ những năm cuối bốn mươi, đầu những năm 50 khi hai người chấp chới bước vào tuổi 16, 17 nhà nào nhà nấy đều có những chiếc máy hát chạy đĩa lên dây cót. Sức trẻ thì đối với việc lên dây cót đĩa hát có là gì. Đặt cái đĩa hát ưa thích vào, thay cái kim mới. Vài tiếng lạo xạo mở đầu khi chưa đến đoạn có nhạc để rồi sau đó là tiếng ghi ta lẹt xẹt vang lên rồi đến tiếng hát của ca sĩ Thái Thanh ca bản "Biệt ly", rồi "Thiên thai ", "trầu cau"… Silens, si lens. Long và Phong như lặng đi để rồi mỗi buổi ngồi một mình trên gác hai, ôm cây ghi ta tỉa từng nốt nhạc, mắt lim dim bâng khuâng thả hồn mình vào miền lãng đãng. Dạo đó Phong phải công nhận Long là kẻ hát hay và hát rất đúng son phe. Nếu để so với tài tử Ngọc bảo thì hơi quá nhưng với anh chàng soạn bài hát Phạm Duy thì cũng không đến nỗi nào. Trong những khi đi cắm trại, hay trong những lần píc níc ra ngoại thành Phong lúc nào cũng muốn Long hát thoải mải những bản nhạc cả hai ngưòi đều thích. Sau này Vân cũng không dấu vẻ thích khi nghe Long hát lắm. Có thể vì mê tiếng hát của Long mà Vân… Nhưng mà thôi. S’est fatum. Đó là định mệnh khi hai người gắn với nhau theo cung số trời đã định. Mà đã là định mệnh thì tránh sao được. Vài chục năm gắn bó với nhau Vân giờ khác gì một người vợ của ông. Vậy mà dấu những vụ này không khéo để lộ ra thì Vân chắc chắn đau khổ có khi còn hơn Diễm ấy chứ. ồ hình như bên nhà hàng xóm dẫy số lẻ lại mở dàn thì phải. Mà sao cái băng của nhà ấy lại nhiều bài tiền chiến giống như băng ở quán ka rao kê Trúc Đào thế nhỉ. "Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng. Nhớ Lưu, Nguyễn ngày xưa lạc tới Đào Nguyên… ". Chắc nhà bên ấy cũng có ngưòi trạc tuổi mình. Cũng bài hát ấy mà ngay xưa nghe xaò xạo, mỏng mảnh thế mặc dù giọng của Thái Thanh, của tài tử Ngọc Bảo, còn bây giờ… Đúng rồi tất cả chỉ vì kĩ thuật. Bây giờ chả cần đĩa hát, chả cần kim, chả cần cả sức lực để vặn dây cót gì hết mà âm thanh phát ra tròn vành rõ chữ, âm vang như chính các ca sĩ đang hát trước mặt mình. Phải rồi, ngày xưa là nhạc Mô nô. Mà cũng chưa chắc đã đạt được đến mức ấy, còn bây giờ là nhạc nổi. Là Stério. Thảo nào. Đúng rồi. Hơn nửa thế kỉ trôi qua rồi, có phải ít đâu. Khi mình còn là trang thanh niên đang chập chững vào đời, đang vui vẻ… Chỉ tội vài năm sau đó bất ngờ đành phải trốn chui trốn lủi để khỏi bắt lính. Vậy mà bây giờ, mình đã là một lão già đã có cháu nội, cháu ngoại. Tuổi quá xấp xỉ sáu chục này mà ở nông thôn đã vào hàng cụ chứ con sao nữa. Trẻ trung gì. Cứ ngồi mà thở đã thấy mệt lắm rồi. Vậy mà ở thành phố và nhất là mỗi khi ở trong quán Trúc Đào"gầm rít tiếng gió ư, ư mưa. Cùng với tiếng nước lấp lánh in bóng đò đưa. Đò ơi đêm nay dòng sông thương dang mà cao hát dưới trăng ngà. Ngồi đây ta gõ i, i mạn thuyền, ta ca trái đất bình yên". Đấy đấy, mỗi khi cứ hát đến đúng đoạn này thì bao giờ Kiều Vượng cũng ôm chặt lấy ông Long rồi đặt cái hôn thơm phức vào dáy tai ông. Lần đầu khi nghe ông hát đến đoạn này hình như cô ấy còn khóc thì phải.Em khóc à? Sao lại khóc?- Anh hát hay quá. Em chưa bao giờ thấy ai hát bài này mà hay và cảm động như thế. Em châm thuốc cho anh nhéỪ. Em cũng muốn hút đúng không?Anh chỉ giỏi đoán thôi. Phải rồi anh hát bài này em thấy buồn quáMột vòng khói từ đôi môi đỏ bóng tuôn ra ngoằn ngèo. Bên kia ghế ngồi lờ mờ những bóng hình ngọ nguậy quấn vào nhau, bật ra có tiếng vỗ tay thật to- Hoan hô Kiều vượng. Thả khói rất tròn. Ơ kìa, cả hai vòng cuốn vào nhau. Đề nghị ca sĩ hát lại bài Trương Chi đi… - Ông có phải uống thuốc cảm không để tôi bảo vợ thằng Hưng nó lấy choTiếng bà Diễm đột ngột vang lên ngay đầu giường khiến ông Long giật mình.Không, không. Tôi nằm một tí là đỡ thôi. Thuốc thang làm gìChiều nay lại uống nhiều phải không?- Nào tôi có muốn thân làm tội đời thế đâu. Khổ một nỗi có đoàn của Thành phố xuống. Mình là lãnh đạo thì có mệt chết cũng phải tiếp họ. Bà không phải lo.- Thôi. Ông nói thế nào tôi biết vậy chứ ông mà bỏ được rượu bia thì tôi cứ xin đi đầu xuống đất.Ngừng một lát như để lấy hơi rồi bà Diễm nói tiếp vẻ dỗi hờn- Phải rồi, ông bây giờ thì cần gì đến tôi nữa. Ông có hơi váng mình sốt mẩy một chút thì thiếu gì đứa nó lo.- Cái bà này. Có thôi nói linh tinh ngay đi không. Các con, các cháu nó nghe được thì còn ra thể thống gì nữa. Già rồi chứ trẻ trung gì. Cứ để tôi nằm một tí là đỡ thôi. Đã bảo rồi. Không sao, không sao đâu.- Vâng, thì ông nằmSau câu nói mát mẻ là tiếng dép của bà vợ xa dần. Ông Long tự nhiên thấy đầu mình thoáng một chút như chớm say rượu. Cơn thèm thuốc ập đến ông nhỏm dậy rút điều thuốc trong bao đang để trên bàn. Lửa bật xoè vàng xuộm. Đầu như loãng ra. Cuộn băng bên kia bất chợt lại nổi lên khúc nhạc dạo đầu dồn dập của bài "nỗi nhớ mùa đông". ừ lạ nhỉ. Nhà này thế mà có cái băng hay là đĩa không biết đúng như cái đĩa, cuộn băng mình thích ở quán Trúc Đào. Hình như các quán ka rao kê ở Hà Nội này rất hiếm khi có cái đĩa có những bài hát ấy. Đúng tay này nếu mình không nhầm cũng là tay trùm đi Ka rao kê và cũng ít nhiều có sở thích như mình. Bài hát rõ ràng vang ra bên phía nhà lẻ rồi "dường như ai đi ngang cửa, gió mùa đông bắc se lòng. Chút lá thu vàng đã rụng. Chiều này cũng bỏ ta đi".. Nhưng nhà số mấy nhỉ? Chẳng lẽ nhà số 30. Không đúng, nhà ấy là nhà lão cục trưởng Cục giống nuôi cơ mà. Thằng cha mặt mũi quắt queo, nói năng trọ trẹ. Mở miệng ra nói theo giọng khoe mẽ "anh họ tôi, bác của các cháu nhà này là thứ trưởng. Còn chị nhà tôi là bác sĩ giám đốc bệnh viện L. Bệnh nhân vào đấy thấp nhất cũng phải từ vụ trưởng trở lên". Người như thế thì làm sao có thể nghe và hát được Trương chi của Văn Cao cơ chứ. Hay là nhà số 32. Càng không thể. Bởi vì chủ nhà ấy hình như là một tay đạp xích lô. Cả ngày mùa đông cho chí mùa hè chỉ độc cái quần dài vải bạt có hai ống quần xé nửa chừng và chiếc áo bu giông chả biết mầu nguyên thuỷ của nó là mầu gì. Đi thì chớ về đến nhà là oang oang gọi vợ con ra khiêng thùng đựng nước gạo xin được. Con người như thế thì làm sao mà có thể… Vậy thì nhà ai nhỉ Chịu. Ông không tài nào định rõ được. Nếu mình biết được cụ thể người nào đấy thì… Con ngưòi này ít ra phải là một ngưòi điềm đạm, tốt bụng, hoặc là một ngưòi vui vẻ, hay cười và cũng đa tình chả khác gì mình. Nghĩ đến đây ông Long rít hơi thuốc thật sâu, đưa mắt nhìn quanh nhà rồi ngẩng đầu lên nhìn qua cửa sổ. Tiếng nhạc dạo bỗng ào lên, nghe quen quen quá. à phải rồi bài " Thiên thai"Thảo nào. "Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng. Nhớ Lưu nguyễn ngày xưa lạc tới đào nguyên". Bài hát lạ thật đấy. Cứ mỗi lần cất lên y rằng tạo ra sức quyến rũ lạ thường. Nhưng để có thể tạo ra sức lôi cuốn đối với ai đó thì tâm hồn người ấy ít ra phải là người có học hành, hay ít ra ở thành thị hoặc là ngưòi thuộc thế hệ mình, thế hệ những ngưòi năm, sáu mươi tuổi, đã từng... Vậy mà Kiều Vượng. Một cô gái, hay nói đúng hơn là một con bé ở nhà quê. Trưa thứ bẩy cách đây có lẽ gần hai tháng. Hôm ấy cùng mấy ông khách hàng kéo đến quán Trúc Đào. Kiều Vượng trước đó đã phải ngồi tiếp khách. Cô ả Vân Diệu ra ngồi thay mới thủ thỉ bảo ông rằng"Kiều Vượng tên ở nhà là Vườn đấy. Hồi mới vào làm nó còn nói lẫn "l’với "n"đấy và hình như mới học đến lớp ba". Nge Vân Diệu kể lể về người cùng nghề ông Long thiếu chút nữa thì bật cười xong và định hỏi "thế ở nhà em tên là gì? "Nhưng ông dừng được ngay. Vườn. Tên dân dã quá nhỉ. Nhưng lại nói ngọng, và nhất là văn hoá mới lớp ba ư. Không thể tin được. Lần đến kì sau. Ông không hề nói động chút nào đến những điều Vân Diệu nói với ông. Và ông thực sự ngạc nhiên khi thấy dường như không có một dấu vết nào của ngưòi nói ngọng đã mất rất nhiều công sức để nói xuôn xẻ như ngưòi bình thường. Khi ông bảo Kiều Vượng hát "nỗi nhớ… "thì ông thực sự kinh ngạc vì tiếng hát mượt mà và có vẻ đã mất khá nhiều cơm gạo cho việc hát hò, y như một ngưòi say mê ca hát bỏ hết công sức để học hành và rèn luyện thành tài. Nhưng điều đáng nói hơn nữa là nỗi buồn và sự luyến tiếc của một tâm hồn khi đã đi xa tất cả mọi sự quen thuộc về một tiết trời cũng nhưng kỉ niệm trong bài hát cứ như đọng vào từng tiếng hát, từng lời của bài hát qua giọng hát ngân nga và lắng đọng của Kiều Vượng. Không biết buổi chiều hình như chớm mùa đông lành lạnh đã tác động như thế nào mà Kiều vượng hát thật say mê đến gần như quên đi tất cả xung quanh để mê mải "làm sao về được mùa đông… Thôi đành ru lòng mình vậy. Đành như mùa đông đã về". Câu cuối cùng cô bé như nức lên trong nỗi đau buồn dường như đã lắng đọng thực sự từ rất lâu trong tâm hồn cô khiến tất cả những ngưòi trong căn phòng ngơ ngác bởi vì sự thể hiện tuyệt vời của Kiều Vượng. Ông Vịnh một chủ nhiệm cơ khí bây giờ gọi theo lối mới là giám đốc công ty cơ khí Sao đỏ ngồi cạnh ông Long tuy đã hơn sáu mươi tuổi nhưng rất ham ka rao kê mặc dù cả buổi ông ta không hát bài nào. Ông ta khoái trò chơi này chỉ vì ở đấy ông Vịnh được thoái mái uống và khi đã lâng lâng, ông ta có thể tha hồ ôm ấp đứa con gái trẻ măng chỉ bằng tuổi con ông nhưng hôm nay nghe Kiều Vượng hát, mặc dù đang ôm thật chặt đứa con gái mũm mĩm, da trắng bệch tên là Minh Nhung khi nghe tiếng nấc cuối cùng của Kiều Vượng thể hiện câu hát cuối cùng liền rời con bé ra, cầm vội cốc bia vừa được rót đầy đưa vào mồm nốc một hơi. Đặt chiếc cốc đánh cạch xuống bàn rồi đánh mạnh vào tay ông Long khiến ông đánh rơi điếu thuốc đang hút dở xuống sàn. Ông Vịnh rít lên the thé bằng giọng của một gã say:Chà chà. Không ngờ vợ của tay Long hát tuyệt thế.Liền sau đó là tiếng suýt xoa của nàng Minh Nhung nửa chế diễu nửa ra bộ thán phục bằng giọng giả Sơn tây:- Chứ còn gì nữa. Kiều vượng hát cứ hay như đái ấy. Anh gì ơi thưởng đi thưởng đi- Đúng rồi. Đúng rồi. Thưởng đi. Thưởng hẳn một trăm cái hôn cho vợ đi chứ.Trong lúc đó ông Long lặng đi. Cảm giác xấu hổ làm mặt ông bừng lên. Sau này khi có dịp chỉ có hai ngưòi ông nói lại cảm giác này cho Kiều Vượng, cô bé cũng gật đầu em cũng thế. Khi nghe được câu nói khẽ khọt đó của Kiều vượng, ông Long dường như bất chợt phát hiện ra tình yêu muộn mằn của mình… - Ông Long ơi, ra mà xem. Cháu ông bắt chước ông lấy kìm đập vỡ cả mặt bàn ra đây này.Ông Long choàng tỉnh. Những tưởng tượng tan vỡ như những mảnh bánh đa trong tay đứa trẻ lên bốn đang hờn rỗi. Ông đảo mắt nhìn quanh, cố thở to ra điều ngủ say