Thúy Vi ngỡ ngàng, vậy là cô đã nhận lời người ta rồi sao? Đi chơi bằng thuyền chỉ có hai người lênh đênh trên mặt nước, một khung cảnh riêng rẽ trữ tình… nghĩ đến đó, Thúy Vi run quá, cô thầm trách mình thấy là yếu đuối. Chẳng hiểu tại sao cô không thể từ chối lời mời của Quốc Hùng. Anh lôi cuốn, quyến rũ, trong từng lời nói của anh tuy nhẹ nhàng, êm ái nhưng Thúy Vi lại xem đó như một mệnh lệnh mà bổn phận cô phải tuân theo, không được quyền khước từ. Phải chăng trước Quốc Hùng, Thúy Vi trở thành hiền thục, ngoan ngoãn như anh đã bóng gió nhận xét ban nãy. Chuông đồng hồ reo lên một bản nhạc vui tai, rồi đổ dài năm tiếng. Quốc Hùng đứng lên. − Anh phải về thôi. Đã năm giờ rồi. Thúy Vi hốt hoảng: − Ủa, sao lại về? Quốc Hùng trêu chọc: − Vi dám cho anh ở lại đây à? Không sợ bác trai sao? − Đâu có… Vi tưởng anh định về thành phố. − Anh ở nhà trọ. − Ở nhà trọ thiếu thốn nhiều thứ, lại không được vệ sinh lắm. Hay là… − Anh biết rồi, nhưng không sao đâu. Là con trai phải tập chịu đựng mọi hoàn cảnh. − Giá như cha Vi có thiện cảm với anh thì hay biết mấy. − Sẽ có ngày bác hiểu và ủng hộ anh, cũng như mẹ anh vậy. Đôi mắt Thúy Vi sáng long lanh. − Ý anh nói bác gái không phản đối việc anh viết văn nữa à? − Em chỉ đoán được phân nữa thôi. Mẹ cho anh thời gian một năm phải thành công. Thúy Vi mừng như chính cô là Quốc Hùng: − Vui quá! Không ngờ bác gái lại thương anh đến như vậy. Xin chúc mừng cho anh. − Cám ơn nhiều…nhiều lắm! Quốc Hùng lấy từ trong túi du lịch một gói quà nhỏ. Anh đặt nó vào tay Thúy Vi, giọng không được tự nhiên: − Quà của Thúy Vi nè. Hy vọng là nó không bị chê. Thúy Vi cố lấy giọng bông đùa để trấn tĩnh. Thật ra tim cô đã bắt đầu sai nhịp. − Anh đã nói như vậy thì dù quà có xấu đến đâu Vi cũng không chê. Quốc Hùng đẩy xe ra. Anh luyến tiếc chia tay cô. Một vài tia nắng muộn màng vương vãi trên đường. Một cơn gió thổi nhẹ làm lung lay tà áo tím. Cô gái khép cửa khi bóng anh mất hút. Thúy Vi vào phòng riêng. Cô cẩn thận khép cửa lại. Nhẹ nhàng mở gói quà. Tự dưng lòng cô thật là ích kỷ, cô không muốn một ai, dù là vật vô tri nhìn thấy món quà trước cô. Một bônghồng khoe sắc, xa xa là một con bướm lượn lờ, nó có vẻ muốn lại gần nhưng ngại ngùng không dám. Bên trái là hàng chữ ' chúc Thúy Vi mãi mãi như bông hồng này' Thúy Vi nâng nhẹ món quà nhiều ý nghĩa, một bông hồng được bàn tay người thợ tạo nên bởi những mảnh ốc thì làm sao mà héo được. Thúy Vi đặt nó vào nơi trang trọng nhất. Nhưng cũng kín đáo nhất. Cô không muốn ai nhìn thấy món quà, cô chỉ muốn nó là của riêng cô, duy nhất chỉ một mình cô ngắm nhìn, nâng niu trìu mến. Ai đó từng nói 'Tình yêu biến chàng trai, cô gái thành những kẻ ích kỷ, dễ thương'. Tại sao lại không dễ thươngdc chứ khi người ta ích kỷ cho tình yêu. Phải chăng Thúy Vi cũng vậy. Tình yêu đã đến với cô rồi ư?Con thuyền trôi giữa dòng sông nhỏ. Mặt nước lăn lăn bởi từng cơn gió thoảng qua. Hai bên bờ sông dày đặc những cây dừa nước. Xa hơn chút nữa là rừng dừa. Dừa xanh biết bạt ngàn, thẳng tắp. Trĩu đầy những quả, người ta tặng cho Bến Tre là quê hương xứ dừa thật chẳng sai chút nào. Quốc Hùng không kềm chế được lòng mình anh thốt lời khen chân thật: − Sông nước hữu tình. Que hương của Thúy Vi đẹp quá! − có phải anh đang làm một bài văn tả cảnh đẹp hay không? − Đúng rồi, một dòng sông, một cơn thuyền mà trên đó có hai người… Thúy Vi quay mặt giận hờn. − Anh mà nói đùa nữa Vi giận cho coi! − Có lẽ anh sẽ chọc cho Vi giận, vì khi hờn dỗi trông Vi càng đẹp hơn bao giờ hết. − Nếu hôm đó mà Vi biết anh lẻo lự, mồm mép như bây giờ có lẽ Vi không thèm quen anh đâu. Quốc Hùng làm lành. − Thôi cho anh xin lỗi đi, cái cô bé hay hờn hay giận. Chợt nghĩ ra Thúy Vi làm khó. − Nếu muốn Vi hết giận, anh phải làm tặng Vi một bài thơ. Quốc Hùng đưa tay khuấy nước, giọng anh triết lý: − Anh không phải là Lý Bạch, cũng chẳng phải Hàn Mặc Tử có tài 'tức cảnh thành thơ' nhưng nếu muốn làm thơ, loại thơ con cóc thì anh dư sức. Thúy Vi lại giận hờn: − Em không chịu đâu, phải là thơ đàng hoàng mới được. − Làm thơ do cảm xúc mà ra. Vậy anh giao trước, khi anh đọc lên Vi không được tức giận. Vì nếu tức giận, là Vi giận cảm xúc của người ta. Mà cảm xúc bất ngờ là xuất phát tự đáy lòng, nó chân thật, ngọt ngào không giả dối. Vi hỏi giọng nghi ngờ: − Có gì mà anh rào đón dữ vậy? − Nếu muốn nghe thì hãy hứa đi, cô bé! − … Được rồi, em hứa đó! Quốc Hùng cười thích thú vì đã gài bẩy được một cô gái thông minh như Thúy Vi, anh khẽ đằng hắng rồi ngâm một hơi dài, dường như bài thơ anh đã làm sẵn tự bao giờ. Con thuyền nhỏ lững lờ trôi nhẹ Con sông dài uốn lượn quanh quanh Dáng ai đó hai người như một Bồng bềnh trôi, dáng vóc thần tiên Chợt gió nhẹ làm bồng tóc rối Hương tóc thơm, say đắm lòng anh Gió đi qua, hai người luyến tiếc Phút thần tiên, theo gió bay rồi Chợt ngoảnh lại, hai người bối rối Má ai hồng, xao xuyến lòng ai. Thúy Vi ngượng quá, rõ ràng bài thơ của Quốc Hùng ám chỉ hai người, cô lặng lẽ cúi đầu, tay mân mê cánh hoa dại ban nãy thuận tay hái được, Quốc Hùng cố nén cười để không làm cô giận. Chợt trời chuyển mây đen, những vầng mây to lớn từ xa kéo về cùng với gió, mặt nước xao động. Nhưng vì sông nhỏ nên không có sóng. Chiếc ghe hai người mướn có sẵn mui nên không sợ ướt, Hùng chuyển thức ăn đem theo vào trong. Mưa bắt đầu trút đầu không ngớt, anh giúp Thúy Vi chui vào. Họ ngồi xuống bên nhau, cả hai cùng ngượng ngùng im lặng, bên ngoài trời vẫn còn đổ mưa.Quốc Hùng cởi áo khoác ngoài choàng lên vai Thúy Vi, cử chỉ chăm sóc làm cô gái xúc động. Cô hỏi bâng quơ: − Anh không lạnh hả? Quốc Hùng cười ánh mắt anh tha thiết: − Người xưa có câu 'phận cát đằng nương bóng tùng quân'. Trời sanh ra con trai để che chở, gánh vác cho phụ nữ những gian truân, nặng nhọc của cuộc đời. Thúy Vi tựa người vào thành ghe, cảm giác ngượng ngùng mất dần, cô mạnh dạn gợi chuyện. − Anh Quốc Hùng kể cho Vi nghe về cuộc đời anh về gia đình anh đi. Giọng anh trở nên trầm lặng: − Buồn lắm, anh sợ Thúy Vi không vui khi nghe chuyện của gia đình anh. − Vi muốn nghe lắm, dù là chuyện buồn cũng không sao. − Có lẽ khung cảnh này hợp với những chuyện không vui, âu cũng là dịp để chúng ta hiểu nhau thêm. − Vậy thì anh kể đi. − Thật là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Theo lời mẹ anh kể thì anh chào đời trong một ngày mưa gió. Mưa lớn lắm, mẹ nói mưa lớn đến độ tiếng khóc hét đầu tiên của anh chìm hẳn trong tiếng mưa, Quốc Hùng bắt đầu kể -Ngày nào anh chào đời cùng là ngày cha anh mất. Sau đó mẹ bồng anh dẫn theo anh Hai và chị Ba từ giã Lộc Ninh về sống ở Lái Thiêu. Còn lại bà nội và hai người chị ở lại chờ xong một trăm ngày của cha rồi sẽ về sau. Lúc đó đất Lộc Ninh ngập đày bom đạn, nó cướp đi của anh người cha yêu quí rồi lại phũ phàng giết chết nội anh và cả hai người chị ruột. Quốc Hùng ngừng kể, anh bắt gặp Thúy Vi đang khóc, nước mắt cô tuôn nhanh như những hạt mưa. Anh rụt rè xiết nhẹ bờ vai thiếu nữ, cô yếu mềm ngx tựa vào anh giọng cô thoang thoảng: − Kể tiếp đi anh. lấy khăn lau lệ cho cô rồi anh lại kể: − Suốt hai mươi năm qua, mẹ như bóng cây cao, che chở dưỡng nuôi những mầm sống non trẻ quanh mẹ. Có những lúc tưởng chừng như gia đình anh không thể sống nổi, nhưng tất cả rồi cũng qua đi. Nhân một dịp tình cờ, mẹ mua được căn nhà hiện nay. Lúc đó đã có một người đàn ông đến thuê mặt bằng để sản xuất sơn mài. Mẹ và anh chỉ nhân cơ hội này theo học nghề. Sau đó người đàn ông này sang lại cơ sở làm ăn cho mẹ để xuất cảnh. Từ đó cuộc sống gia đình dần dần ổn định, kể ra anh cũng còn may mắn hơn anh chị. Anh được đi học, được sống những ngày tươi đẹp nhất dưới mái trường, còn anh và chị chống chỏi với cuộc sống, dìu dắt gia đình qua những cơn thăng trầm nghiệt ngã. Quốc Hùng im lặng, đôi mắt anh nhìn ra xa hút, khúc sông quanh co làm mất tầm nhìn, anh buông một tiếng thở dài: − Cuộc đời như một dòng sông, có những khúc quanh nghiệt ngã và cũng có những bến bờ hạnh phúc. Thúy Vi ngây thơ hỏi: − Tại sao con ngườilại phải khổ như vậy hả anh? Vi thấy có những người sống cuộc đời của họ, không lúc nào tươi sáng, ngược lại có những kẻ sống trên nhung gấm giầu sang. Họ không biết đến mất mát, đau thương là gì? Oâng trời thật bất công, phải không anh? − Không phải tại ông trời đâu Vi. Con người sinh ra bản chất có chút ích kỷ nhỏ nhen, ai cũng muốn mình vươn lên, đứng cao trong xã hội. Còn xã hội thì vô cùng phức tạp. − Vậy theo anh, Thúy Vi thuộc tầng lớp nào trong xã hội? − Anh còn chưa nghe em Vi kể về gia đình em mà? − Anh thích nghe lắm sao? − Dĩ nhiên rồi, có ai không muốn hiểu rõ bạn mình, nhất là trường hợp của chúng ta. Thúy Vi cười tinh nghịch: − Chúng ta có gì đặt biệt hả anh? − Anh rất mến Thúy Vi, tình cảm của anh dàng cho Thúy Vi rất đặc biệt đó … im lặng một lúc Thúy Vi kể: − Quê nội của Vi ở Lộc Ninh. Cũng như anh, Vi đã mất đi bà nội, còn lại hai cha con, nên cha đưa Vi về Sài Gòn sinh sống, sau đó cha đưa Vi về quê thăm ngoại. Một lần nữa cha lặng người đi vì mất mát, dòng họ bên ngoại cũng lần lượt ra đi vì bom đạn chiến tranh. Thế là còn lại duy nhất hai cha con, ba Vi quyết định ở lại quê ngoại sinh cơ lập nghiệp, ba vốn là một thương nhân nên cha sớm tìm được một chổ đứng trong xã hội. Vì chỉ có hai cha con, nên cha rất thương Vi, cha không cưới vợ vì sợ kế mẫu chia sẻ tình thương của người dành cho Vi. Quốc Hùng âu yếm nhìn vào đôi mắt Thúy Vi. − Anh không ngờ Vi cũng chịu nhiều mất mát như vậy, quá khứ của chúng ta làm rạng nứt bất cứ trái tim sắt đá nào. Mưa đã tắt từ lâu, một ít ánh nắng yếu ớt buông tỏa không đủ sưởi ấm hai tâm hồn son trẻ, tiếng gọi trái tim đưa họ vào giấc ngủ tình yêu. Quốc Hùng nhẹ nhàng nâng cằm Thúy Vi, anh nhìn sâu vào đôi mắt nhung đen thăm thẳm. Anh tìm trong tận cùng đáy mắt tiếng nói chân thật của tình yêu, tự đáy lòng chàng trai thốt lên những lời tha thiết nhất: − Thúy Vi, chúng ta có chung một hoàn cảnh, có cùng một tâm hồn rạn rứt vì quá khứ đau thương, Vi có tinh rằng anh và em sẽ xây dựng một lâu đài hạnh phúc bền vững, nếu chúng ta thật sự yêu thương nhau. Vi có tinh như vậy không? Thúy Vi lặng lẽ gật đầu. Gương mặt cô ửng hồng trước lời tỏ tình của anh, Quốc Hùng xiết cô trong vòng tay, giọng anh êm dịu: − Mai này anh trở lại Sài Gòn. Vi ở lại rán giữ sức khoẻ. − Anh không ở lại chơi vài hôm nữa sao? − Không được đâu, Vi thấy đó, sự nghiệp tương lai của anh thật mù mịt. Lúc trước anh nguyện phải tạo dựng một nền móng vững chãi mới nghĩ tới chuyện lập gia đình. Nay có tình yêu của Vi bên cạnh, anh càng quyết chí hơn nữa. Thúy Vi tựa đầu vào ngực Quốc Hùng, cô thỏ thẻ: − Sau này khi thành công rồi, anh sẽ làm gì trước nhất? − Làm gì trước nhất à! Anh sẽ đi tới một nơi thật xa, rất xa thành phố … Thúy Vi tròn mắt ngạc nhiên: − Nơi nào mà xa như vậy hả anh? − Nơi đó có dừa, có nước, có con sông lững lờ uốn lượn, có hai tâm hồn quyện vào nhau trong một thế giới riêng tư. − Anh mơ mộng quá! − Nhưng đó là giác mơ có thật. Quốc Hùng nâng nhẹ cằm Thúy Vi, anh đắm đuối nhìn vào đội mắt long lanh, hai mái đầu xích lại gần nhau. Chợt một tiếng sét lạ loài còn sót lại sau cơn mưa làm đôi bạn giật mình, Quốc Hùng cố trấn tỉnh để không bị lôi cuốn bởi tình cảm mãnh liệt. Trong đôi mắt Thúy Vi anh thấy có vẻ gì thanh cao, trong trắng quá! Quốc Hùng thấy nó thiêng liêng như một trái cấm. Anh tự nhủ lòng sẽ giữ gìn tình yêu trong sạch như buổi đầu gặp gỡ.Thúy Vi thu ngươdi trong tấm chăn ấm. Hương vị tình yêu buổi chiều vẫn còn quyện trong lòng cô. Thúy Vi nhớ như in từng lời nói của Quốc Hùng. Cô cũng nhớ lại thái độ kỳ quặc của anh lúc sắp hôn nhau, cô như thấy ánh mắt của Quốc Hùng, đôi môi khẽ đặt lên bờ môi mọng đỏ của cô. Nhưng rồi tiếng sét quái ác đã làm thức tỉnh hai tâm hồn say đắm. Quốc Hùng tự kềm chế mình làm Thúy Vi thoáng ngỡ ngàng, nhưng thái độ đó cô càng quí anh hơn, càng tôn trọng con người có trái timcứng cỏi và một ý chí quyết tâm. Thúy Vi nhè nhẹ mở gói quà. Lúc chia tay Quốc Hùng tặng cô bài thơ, bài thơ ban chiều được viết vội vàng trên trang vở xé vội, Thúy Vi áp nhẹ vào lòng, đối với cô đây là lời tỏ tình đầu tiên, nó êm dịu, thanh tao như một nốt nhạc còn trên bản thảo. Không khí trong phòng khách trầm hẳn xuống, Bà Hai ngồi lặng lẽ trên ghế salon, Quốc Thái hai tay đặt trong túi quần anh đi qua đi lại có vẻ bực tức. Phương Huyền chị thứ ba của Quốc Hùng thì đứng nhìn ra vườn hoa qua khung cửa sổ, trong khi Hoàng Nam người yêu của cô đang lúng túng với vai trò người khách duy nhất trong phòng. Căn phòng tương đối rộng, tường quét vôi màu xanh, rèm cửa màu vàng nhạt với những ren màu trắng, trên tường giữa nơi sang trọng nhất là tấm ảnh phóng to, ảnh chụp cảnh gia đình họ Vũ quây quần bên bàn tiệc. Trên bàn là một ổ bánh sinh nhật với bốn cây đèn sáp thật lớn, ảnh chụp nhân dịp Bà Hai được bốn mươi tuổi, bộ ghế salon cẩn ốc hình long phụng chiếm phần lớn phòng khách, cạnh đó là chiếc đàn dương cầm lúc nào cũng có một bình hoa đặt bên trên. Phòng khách đơn sơ nhưng trang trí hài hoà, mỹ thuật tạo cảm giác thoải mái, tươi mát. Quốc Thái buông mình xuống ghế, anh nói với mẹ giọng lễ phép, nhưng không giấu được vẻ bực tức, khó chịu. − Con không biết sao mẹ lại cho Quốc Hùng nó tự do, thoải mái rong chơi, lại còn cấp tiền cho nó nữa … Bà Hai ôn tồn giọng bà nhẹ nhàng, đầm ấm xưa nay bà vốn coi trọng ý kiến của đứa con trai đầu lòng, bởi vì cái cơ nghiệp ngày nay cũng nhờ công sức của nó. − Con không nên quá khắc khe với em. Mẹ để nó đi lại là nhằm thoả mãn nguyện vọng của nó. Quốc Thái vẫn không bớt gay gắt: − Mẹ làm như vậy là dung túng cho nó rồi. Con đồng ý là mẹ phải thoả mãn cho các con. Nhưng nguyện vọng của nó không chính đáng ngày nào nó cũng lông nhông ngoài đường, thời gian còn lại là vùi đầu trong phòng ghi ghi chép chép. Nó không hề để mắt tơi công việc gia đình. Con có cảm giác là nó không còn biết đến sự hiện diện của mẹ, của con và chị nó trong cái nhà này nữa. − Con nói như vậy là quá đáng, em con nó đi ra ngoài là để lo công chuyện. Eïm đồng ý để cho nó theo đuổi nghề nó thích thì không có lý do gì chúng ta lại bắt nó phụ việc gia đình. − Chẳng lẽ mẹ đồng ý cho Quốc Hùng bước vào cái nghề bạc bẽo đó sao? Bà Hai trút tiếng thở dài: − mỗi người có một ý chí, nguyện vọng khác nhau. Quốc Hùng cũng vậy. Nó là đứa ngang bướng, ương ngạnh. Mẹ không muốn tiếp tục nhốt nó trong cái lồng mà mẹ biết chắc rằng có một ngày nào đó nó sẽ phá vỡ. - Con thì không nghĩ như vậy. Mẹ đã sống hết cuộc đời cho nó, cho các con thì mẹ có quyền bắt nó làm theo ý muốn của mẹ. − Như vậy là độc đoán là tàn nhẫn. − nhưng đây là một gia đình, chứ không phải là một xã hội. mẹ hành động không phải vì cá nhân mà vì tương lai của các con, không có lý do gì mẹ sợ mang tiếng là khó khăn. − không phải mẹ sợ mà mẹ không muốn làm tổn thương lòng tự trọng của Quốc Hùng. Con có biết là em con có cá tính mạnh, nếu chúng ta gượng ép quá sẽ có hậu quả không tốt. Phương Huyền lên tiếng. Cô không đồng ý với thái độ quá khắt khe của anh: − Thôi đi anh hai, em thấy tốt hơn hết là anh cứ để Hùng nó làm theo ý thích, nếu hết thời hạn một năm mà nó vẫn chưa tạo nên tương lai vững chắc thì lúc đó tự nhiên nó sẽ ngoan ngoãn nghe lời anh. Quốc Thái ném cái nhìn khó chịu về phía em gái. Giọng anh hằn học: − Bây giờ cả em cũng bênh vực cho nó nữa phải không? Mẹ và em có biết rằng ngày ngày nó đi ra ngoài đường, ngoài chộ để làm gì không? Nó đi chơi gái đó! Phương Huyền mở to đôi mắt bồ câu vẻ thích thú. Cô có thân hình nở nang, gợi cảm, nước da ngâm đen nhưng không làm mất đi vẻ trẻ trung tươi tắn, cái miệng duyên dáng mỗi khi cười nhờ chiếc răng khểnh. Một đồng tiền mằm khéo léo mỗi bên má, cô hỏi: − Ủa? Cậu út có người yêu rồi sao? Anh thấy khi nào vậy? Bà Hai thêm: − Có thật không Thái? − Con không có vu oan cho cậu út quí tử đâu. Bà Hai khó chịu trước thái độ kỳ quặc của Quốc Thái. Nhưng bà không để lộ ra mặt. − Con có biết cô ta không? Phương Huyền không nén nổi tính tò mò muôn thuở của phái yếu: − Có đẹp không anh hai? Cậu út vốn khó tính, chắc là cô ta xinh lắm! Hoàng Nam lúc này mới dám lên tiếng. Không khí chiến tranh lạnh của gia đình người yêu làm anh cũng lạnh theo. − Quốc Hùng đã chọn thì khỏi chê rồi. − Hừ, Quốc Thái hắng giọng khó chịu- mấy người có vẻ hoan nghênh chuyện này lắm hả? Phương Huyền và Hoàng Nam cụt hứng trước tiếng hừ của ông anh. Bà Hai hắng giọng nghiêm nghị: − Con có biết cô ta không? Nói mẹ nghe thử coi! − Dạ, nó là con ông Tường Lâm. Cái ông thương nhân ở Bến Tre đó! − À, mẹ nhớ rồi. Cái con nhỏ tóc dài đó phải không? − Dạ…! Phương Huyền lấy vẻ vui nhộn: − Có đẹp lắm hôn mẹ? Có dễ thương hôn? − Mẹ cũng không biết nữa. Hôm đó mẹ chỉ nhìn thoáng qua thôi. − Dường như mẹ ủng hộ thằng Hùng bồ bịch lăng nhăng. − Tại sao con có nhiều thành kiến với em con như vậy. Chẳng lẽ việc nó có người yêu là không tốt sao? Quốc Thái nhún vai tỏ vẻ bất mãn. − con không còn hiểu nổi nữa, mới hai mươi tuổi đầu, trong khi sự nghiệp chưa có, chưa thể tự nuôi lấy bản thân mà bày đặt yêu đương. Bà Hai phì cười trong khi Phương Huyền và Hoàng Nam cố nén để không làm mất lòng ông anh khó tính: − Con càng nói càng giống ông già. Con quan niệm yêu đương giống như thời phong kiến quá! Yêu nhau là mong ở tương lai sẽ gầy dựng nên sự nghiệp, người ta có thể yêu nhau để giúp đỡ nhau thành đạt. Nói tóm lại là biết giữ gìn tình yêu, biết yêu nhau chân thành trung thực thì đó là một động lực giúp con người thành đạt hơn trong cuộc sống. Quốc Hùng vẫn ngoan cố đả kích em: − Con sợ rằng nó không được tốt đẹp như mẹ nói! Hà Hai nghiêm nghị, ánh mắt bà cương quyết: − Mẹ sẽ xem xét lại, nếu đúng như con nghĩ thì lúc đó mẹ nhất định can thiệp. Tuy nhiên mẹ cũng nói trước, con không nên quá khắt khe mà làm cho tình cảm anh em bị rạn nứt. Bà Hai lặng lẽ đứng lên. Bà cất bước nặng nhọc về phòng riêng cố nén tiếng thở dài bất mãn trước đứa con trai lớn. Bổn phận làm mẹ của bà không hề bớt nặng nề khi ba đứa con càng ngày càng lớn lên theo thời gian, ngược lại nó càng làm bà đau đầu hơn. Quốc Thái dí mạnh mẩu thuốc lá vào chiếc gạt tàn, anh tức giận không ít khi thấy mẹ một mực bên vực Quốc Hùng. Nhớ lại hôm nào bắt gặp Quốc Hùng và Thuý Vi âu yếm nhau dắt tay nhau bước ra cổng trụ sở nhà xuất bản anh càng thấy khó chịu hơn. Anh thầm yêu Thuý Vi trong khi em trai hiển nhiên trở thành tình địch. Quốc Thái thở dài. Anh cố dẹp bỏ hình ảnh Thuý Vi vì dù sao Quốc Hùng cũng là em trai anh, anh không thể vì tình yêu mà giành giựt với em… nhưng anh nhất định không để em đi vào sự nghiệp văn chương. Ngày xưa anh và Phương Huyền đã bỏ ngang con đường học vấn để lo phụ mẹ chống chỏi với cuộc sống bức xúc. Cả gia đình đã hy sinh cho đứa con út theo học. Anh thấy sự hy sinh đó thật là to lớn. Quốc Thái lắc mạnh mái tóc, cử chỉ dứt khoát, anh nhất định can thiệp. Muốn như vậy anh phải ngăn cản ngay từ bước đầu. Một điều may mắn là anh có người bạn làm trong nhà xuất bản tỉnh nơi Quốc Hùng gởi bản thảo là một người bạn khá thân của anh. Quốc Thái khẽ mỉm cười. Kể ra quen biết nhiều rất có lợi. Anh tự thoả mãn với ý nghĩ và hành động sắp tới của mình. Phương Huyền nhìn theo cho đến khi bóng chàng trai đã khuất cô nói một mình: − Một cây tre già trong khi đúng ra nó chỉ là một mục măng. Hoàng Nam đùa: − May là anh không làm mất lòng anh ấy! − Chưa chắc… − Anh sẽ cố gắng! − Có một ngày nào đó anh sẽ bị cây tre ấy quật cho một phát. Hoàng Nam kéo Phương Huyền ngồi xuống cạnh anh, họ đã được sự công nhận của gia đình họ Vũ nên không cần phải e ngại thái quá. − Anh nhất định không rên la một tiếng dù cái quất ấy có nặng hàng tấn. Phương Huyền trêu trọc anh: − Anh có nghe câu 'hãy uốn lưỡi trước khi nói' không? − Dĩ nhiên rồi, có điều anh còn biết câu nói đó sớm hơn mọi người cho nên ngay từ khi còn trong bụng mẹ, cái thời gian chín tháng mười ngày đó anh đã làm tất cả những gì mình phải làm. Cụ thể anh đã uốn lưỡi nhiều lần. Phương Huyền cố tìm cách hạ gục anh vốn ăn nói có duyên này: − Em nghe người ta nói, trong tình yêu nhất là những lúc đối mặt với người yêu thường làm cho người con người cảm thấy yếu đuối, mất bình tĩnh. Còn riêng anh thì ngược lại. Anh lúc nào cũng tỏ ra đường hoàng vững chãi, em không biết đây có phải là tình yêu thật sự không nữa! − Anh từng nói với em là anh rất khác thường- anh nheo nheo đôi mắt một mí giọng trêu chọc - bởi vậy cho nên anh không giống người khác. Vả lại tình yêu của anh chân chính trung thực nên không có gì phải khớp hết. Phương Huyền thở dài, cô cố tình làm ra vẻ bất mãn: − Không biết đây là lần thứ mấy em thua anh rồi nữa? Hoàng Nam an ủi: − Lần sau anh nhất định sẽ để em thắng - anh đưa tay hất mái tóc lúc nào cũng rối - mình là 'đại trượng phu' lẽ nào lại đi cố chấp với đám 'nhi nữ thường tình'. − A, anh nói là em thường tình phải không? − Đâu có, ý anh nói là… Phương Huyền đưa tay nhéo vào hông anh: − Không cần nói nữa, anh có nhận lỗi không nè: − Úi đâu! Được rồi! Được rồi, coi như là cái miệng của anh nó có lỗi đó. − Không được, anh định gạt em hả? Nếu đầu óc không điều khiển thần kinh trung ương của anh không phát tín hiệu thì làm sao cái miệng nói được chứ? − Trời ơi, em nói chuyện giống bác sĩ quá! Được rồi vậy thì anh có lỗi. Phương Huyền buông tay ra, giọng cô hăm doạ: − Tha cho anh đó, nếu lần sau… Hoàng Nam xuýt xoa luôn miệng, anh cố tình làm ra vẻ thảm não: − Thật ra thì lần nào anh cũng kết thúc bằng chiến bại hết. Cái miệng của anh tuy rất khá, nhưng be sườn thì lại dở chịu đau. Phương Huyền phì cười, cô áp đầu vào vòng ngực nở nang của người yêu, tay nâng niu chiếc cằm bạnh đầy râu. − Đêm nay anh định đưa em đi đâu chơi nè? − À… trước tiên là ghé quán ăn Thuận Phát cái quán muôn thuở của tụi mình. Sau đó anh sẽ chở em ra Bạch Đằng hứng gió. Rồi đi qua dancing HaPhương Huyềny new year dự lễ khai trương. Anh có một giấy mời cho hai người. − Còn bây giờ? − Anh phải về, còn chuyện này nữa, hôm qua cha có hỏi anh về em đó! Phương Huyền ngồi dậy ngay, cô không giấu được vẻ hồi hộp: − Cha hỏi em sao hả anh? − Ừ, thì đại khái là cô ấy con nhà ai. Nghề nghiệp, tính tình… − Rồi anh trả lời sao…? Nói cho em nghe đi! Hoàng Nam cố tình trêu chọc: − Ờ, thì… thì… thì anh nói! Phương Huyền dậm chân: − Anh chọc em phải không - cô quay mặt giận hờn - em không thèm nghe nữa đâu. − Thôi cho anh xin lỗi đi. − Hông… − Thôi mà… − Ai biểu anh trêu người ta. Anh biết em lo lắng vậy mà cố tình kéo dài nữa. Hoàng Nam nựng yêu má cô, giọng anh tha thiết: − Cho anh xin lỗi cô bé, dĩ nhiên là anh nói sự thật rồi. Có điều quan trọng là cha biểu anh đưa em về ra mắt. Vậy em chuẩn bị tinh thần là vừa. − Em lo quá hà! − Có gì lo hả em? Cha rất dễ tính. Vả lại chúng ta cùng quê hương, xứ sở. Cùng xuất thân từ Lộc Ninh đất đỏ, thế nào cha cũng vì đó mà ưu ái. Phương Huyền vẫn bồn chồn: − Vậy anh tính chừng nào đưa em tới chào cha? − Cái đó thì tuỳ em, chúng ta chọn thời điểm thuận tiện nhất, dĩ nhiên là càng sớm càng tốt. − Thôi bây giờ anh về đi. − Đuổi anh hả? − Thôi đi ông ơi, làm như là con nít vậy! − Chứ bộ em nói anh già lắm rồi sao? − Đâu có, nhìn hàm râu của anh là người lạ cứ tưởng anh là ông cụ. − Thôi được rồi, đuổi thì về. Nhưng mà anh phải đến mới được. Chưa dứt lời anh đã kéo cô vào lòng đặt lên môi cô nụ hôn vội vã. Dù sao đây cũng là gia đình cô.