Tập 1

Cơ sở sơn mài của gia đình Quốc Hùng ở huyện Hóc Môn luôn luôn rộn rịp, bên trong vọng ra những tiếng ken két lạnh người cùng với đủ thứ âm thanh tạp nhạp của đám thợ sơn mài. Suốt buổi sáng ngày hôm qua anh đi dạo khắp hội chợ Quang Trung. Anh muốn lẫn tránh cái ngôi nhà ồn ào này, nhưng là sao tránh mãi được chứ? Vì nó là mái ấm của gia đình anh đã xuốt từ thời thơ ấu với bao nhiêu kỷ niệm buồn vui.
Sáng nay sau một hồi tranh cãi với mẹ vì bất đồng ý kiến, anh đã bỏ ra ngoài. Trở về nhà, Quốc Hùng đưa tay đẩy cánh cửa lúc nào cũng khéo hờ, trước mắt anh hiện ra từng lớp thợ bốn năm người, họ đang cặm cụi với công việc làm tỉ mỉ của mình. Quốc Hùng lặng lẽ bước đi trong đám thợ, anh và họ vốn không có chuyện gì để nói, anh cảnh thấy cô đơn lẻ loi trong cái ngôi nhà mà lúc nào cũng chứa không dưới hai mươi người. Anh đi qua hai chiếc Toyota mang biển số Bến Tre. Có lẽ nó chở khách của tỉnh này lên đây để trao đổi công việc làm ăn với mẹ anh. Vừa đặt chân vào nhà, Quốc Hùng chạm chán với chú Tư người thợ, người giúp việc lâu nhất trong gia đình anh. Chú Tư khoảng bốn mươi lăm tuổi, người tầm thước, nước da ngăm đen, tánh tình vui vẻ, dễ mến. Chú Tư là người duy nhất không tạo cho Quốc Hùng cảm giác khó chịu khi tiếp chuyện. Chú ngạc nhiên khi gặp mặt anh.
− Ủa cậu Tư, vậy mà tôi tưởng cậu ở trong phòng riêng chứ sao lúc nãy tôi đi ngang phòng cậu nghe tiếng lục đục.
Quốc Hùng thản nhiên, anh chỉ tay về chiếc xe hỏi:
− Khách nào vậy chú Tư?
− Mấy người khách này là đại lý của cơ sở mình ở Bến Tre, họ lên đây đặt hàng nhân tiện tham quan cơ sở.
− Bao nhiêu người mà đi tới hai chiếc du lịch lận?
− Thấy có một ông thương gia cùng đi với đứa con gái, ông này có ý muốn hợp tác với mấy ông đại lý nên đi theo để xem xét việc làm ăn của mình ra sao.
Quốc Hùng gật đầu vẻ hiểu biết, anh hỏi tiếp:
− Uûa sao không thấy mẹ cháu hả chú?
− Tôi cũng không biết nữa, ban nãy bà chủ tiếp khách xong rồi bỏ đi đâu mất.
− Vậy ai dẫn khách đi xem? Chắc là anh Hai của chú?
− Ừ cậu Hai đang hướng dẫn khách ở bên phòng trưng bày.
Quốc Hùng đưa mắt nhìn về phía cửa kính, một bóng áo xanh từ trong bước ra, mái tóc dài buông xõa, dáng đi nhẹ nhàng thanh thoát. Quốc Hùng quay vào trong sau khi đã chào chú Tư. Anh nói một mình: ' chắc là con gái ông thương gia'.
Quốc Hùng rảo bước lên lầu đi thẳng vào phòng riêng. Anh ngạc nhiên đứng trước cửa phòng. Khung cửa khép hờ, nghe tiếng động vọng ra. Anh từ tù đẩy cửa, Quốc Hùng ngạc nhiên khi thấy mẹ đứng trong phòng, trên tay là xấp bản thảo anh vừa viết xong được kẹp lại cẩn thận. Vừa thấy bóng anh, bà Hai đã lớn tiếng:
− Con đã đi đâu tới bây giờ mới về?
Quốc Hùng cúi đầu lặng lẽ, anh vẫn sợ những việc tranh cãi với mẹ mà bao giờ phần thắng cũng nghiêng về phía bà, không phải anh không đủ lý lẽ để biện minh cho mình, nhưng đối với mẹ anh, lý lẽ không phải là cái đích của cuộc sống. Bà lấy thực tế để chứng minh cho lời nói của mình, mà thực tế thì đối với anh thật bi đát. Anh chưa tự mình làm ra tiền để nuôi sống bản thân như anh và chị của anh, càng bi đát hơn khi anh đeo đuổi cái ý tưởng mà hầu như gia đình ai cũng không đồng ý. Bà Hai đập mạnh xấp bản thảo trên tay vào bàn viết, giọng tức giận:
− Mẹ đã nói với con nhiều lần, mẹ và anh chị con không muốn con trở thành
một con người mà thiên hạ thường cho rằng:'viết sách ba xu'. Sáng nay cũng vậy. Con tranh cãi với mẹ để rồi bỏ nhà đi lang thang, con đi đâu chứ? Trong khi ở nhà có biết bao nhiêu chuyện để làm.
Quốc Hùng lên tiếng phản đối, tính anh là như vậy,anh không bao giờ chiu khất phục, dù biết người đó là mẹ mình. Vẫn biết như thế là vô lễ nhưng tính cao ngạo của anh là do mẹ sinh ra:
− Con biết nhà này có rất nhiều chuyện để làm, nhưng nó không phù hợp với con …
Bà Hai ngắt lời:
− Không hợp … con không thích làm sơn mài à! Mẹ hỏi con vậy chứ cái gì đã nuôi con, suốt hai mươi năm qua, có phải hạt cơm con ăn từng ngày được làm ra từ sự nghiệp này mà con không thích đó phải không?
Lòng tự ái dâng trào trong huyết mạch anh, Quốc Hùng mặc cảm với gia đình anh chị, vì anh không làm ra đồng tiền, chưa nuôi sống bản thân trong khi họ thừa sức làm những chuyện đó. Quốc Hùng cố nén uất nghẹn vì người đứng trước là mẹ …. Anh đưa tay ra giọng thờ ơ lãnh đạm.
− Con xin lỗi mẹ vì con bất tài, mẹ cho con xin lại xấp bản thảo.
Bà Hai tức giận trước vẻ nhịn nhục cam chịu của con.
− Hừ … bản thảo … bản thảo … con suốt ngày chỉ biết có hai tiếng đó, nó có nuôi sống con được không chứ? Con nhìn lại mình xem kìa tối ngày con cứ vùi đầu vào cái đống sách vở không chịu làm ăn như mọi người khác, riết rồi thân hình con gầy còm, nếu mẹ không ngăn cản con, e rằng rồi đây con sẽ biến thành một que tăm biết đi.
− Nhưng thưa mẹ, viết văn cũng là lao động, lao động bằng trí óc vậy.
− Một thứ lao động khiến người ta thành chây lười. Mẹ thấy con trở thành nạn nhân của nó rồi đó.
Quốc Hùng cãi lại:
− Con không lười lao động, con chỉ làm những gì mình thích mà thôi.
− Được rồi, con thì làm việc của con còn mẹ cũng phải làm tròn trách nhiệm của một người mẹ. Mẹ không thể để yên khi thấy con tự giết chết tương kai của mình. Nếu con không nghe lời mẹ thì từ hôm nay con hãy tự lực cho cuộc sống bản thân. Ngược lại mẹ sẽ lo cho con nhiều hơn, nếu con chịu nghe lời mẹ cũng xây dựng cơ sở, có nghĩa là từ ngày mai trở đi, nếu con muốn co tiền để đọc sách và viết văn thì phải xuống dưới nhà phụ thợ cẩn ốc. Nhưng mà mẹ cũng phải báo trước, nếu con để mẹ thấy những cái tương tự như cái này nữa thì mẹ sẽ đốt bỏ, mẹ không thể chịu đựng được khi thấy con ngày càng đi ngược lại ý muốn của mẹ.
Bà Hai quăng mạnh xấp bản thảo qua cửa sổ rồi bước ra ngoài với vẻ mặt mệt mỏi. Thật ra bà rất thương con, nhưng viết văn để kiếm tiền, theo bà thì nó không thể tạo dựng nên sự nghiệp, bà không muốn con trai của mình đi theo cái con đường mà theo bà thì mọi người đều không thích.
Cái bóng áo xanh, tóc dài ban nãy Quốc Hùng bắt gặp đúng là con của ông Tường Lâm tên là Thuý Vi. Sau khi dạo qua phòng trương bày xem hết các bức tranh cô bước ra ngoài đi về phía vườn hoa. Đối diện với cô hoa đẹp hơn tranh, nó sống động, thực tế hơn tranh gấp bội lần nhất là những lúc sờ vào cành hoa, bàn tay sẽ có cảm giác êm đềm, khi ngửi, hoa cho một thứ hương thơm quyến rũ lạ lùng. Những khóm hoa hồng, hoa cúc bình thường nhưng được chăm sóc công phu đã thật sự lôi cuốn Thúy Vi. Cô lần bước qua những đóa hoa, đôi tay của cô không ngừng vuốt ve chúng. Vô tình Thúy Vi đi ngang qua cửa sổ phòng Quốc Hùng. Tiếng cãi vã từ trên lầu làm cô chú ý, tuy không tò mò nhưng nghe cuộc tranh cãi của hai mẹ con, cô thấy tội cho anh ta trên lầu; cô rất thông cảm cho anh vì chính bản thân cô cũng thích viết văn và thơ. Cô kính phục những nhà văn vì đâu phải ai muốn là cũng được, vậy mà mẹ anh lại cấm anh ta làm những việc như vậy … Thúy Vi mãi bận suy nghĩ nên xấp bản thảo từ trên lầu rơi xuống cô không hề hay biết, nó vô tình rơi trúng vai cô. Thúy Vi ngước mắt lên lầu, trong khi người tài xế giục cô ra xe. Thúy Vi thấy một khuôn mặt hiện trên cửa sổ, trán rộng, mũi cao, mắt đen với chân mày rậm, cái cằm xương hơi móm tạo duyên dáng. Anh ta nhìn Thúy Vi không chớp mắt, cô nguýt anh một cái rồi qua gót, tay cầm xấp bản thảo quạt nhẹ làm mái tóc bay bay.
Quốc Hùng hơi lặng người một chút nhưng rồi anh sực tỉnh và lớn tiếng gọi:
− Cô … cô ơi! Cho tôi xin lại xấp giấy.
Thúy Vi bước nhanh hơn, trong khi Quốc Hùng cuốn quýt chạy xuống lầu. Đối với anh xấp bản thảo đó còn quý hơn cái gia tài mà sau này mẹ sẽ chia cho anh. Thúy Vi lướt nhẹ ra xe, cô nhìn xấp bản thảo lòng gợi lên một tí tò mò; nếu anh ta thông minh như các nhà văn thật sự thi tự nhiên anh ta sẽ biết cách tìm đến nơi ở của cô để lấy lại, bằng không thi chẳng có gì đáng tiếc, vì anh ta đã không thông minh. Cô giục tài xế lái xe đi nhanh hơn.
Quốc Hùng vừa chạy xuống nhà dưới thì chiếc xe chở Thúy Vi đã khất sau cánh cửa để mở cùng với xấp bản thảo mà anh đã dày công chau chuốt suốt mấy tháng qua. Anh đã dành dụm từng đồng bạc ít ỏi từ số tiền ăn sáng mà mẹ đã cho để mua giấy, bút vậy mà giờ đây nó lại lặng lẽ bỏ anh ra đi với cô gái áo xanh quá quắt.
Quốc Hùng vô vọng, chạy theo xe mặc cho những cặp mắt tò mò của đám thợ nhìn theo. Chiếc xe chạy về phía ngã tư Bình Phước. Quốc Hùng lẩm bẩm đọc bảng số xe ' tám tám - ba năm'. Anh nặng nề quay bứơc trở vào nhà. Bỗng một tia sáng léo lên trong anh. Chiếc xe chạy về Bình Phước, có thể nó sẽ vào thành phố và ở lại vài ngày, hổng chừng anh Hai của anh có địa chỉ của họ, Quốc Hùng rạng rỡ hẳn lên, anh rảo bước đến phòng của ông anh.
Quốc Thái không ở trên lầu với mẹ và hai đứa em, anh ở trong một căn phòng gần phòng trưng bày. Quốc Thái rất yêu nghề, những bức tranh do chính anh tạo nên là niềm đam mê và là sự sống của anh. Cũng như mẹ, Quốc Thái không đồng ý em mình dấn thân vào sự nghiệp văn chương, đối với anh cuộc sống phải thực tế so với những gì trong tiểu thuyết thường mô tả. Vì lẽ đó nên hai anh em anh không mấy hoà thuận. Vả lại, khoảng cách tám tuổi giữa anh và Quốc Hùng không làm cho họ gần gũi nhau hơn. Quốc Thái luôn luôn coi mình là người hiểu biết hơn đứa em rất nhiều, những ý kiến anh đưa ra không muốn có một ai, nhất là những người nhỏ tuổi hơn mình phản đối. Còn lại, Quốc Hùng thì luôn tỏ ra thông minh hơn anh, bản tính anh lại cao ngạo, ngang ngược, anh sẵn sàng cải lại anh, nếu như mệnh lệnh ấy anh thấy không đúng. Ngược lại, anh có thể nghe lời một người nhỏ tuổi hơn mình nếu ý kiến của người đó đúng. Quốc Thái thì tự phụ, kiêu căng và độc đoán, còn Quốc Hùng thì ngang bướng sẵn sàng bênh vực lẽ phảikhông chịu khất phục trước mệnh lệnh uy quyền của người khác tư tưởng. Hai anh emhọ không giống với nhau nhưng cũng không phải hoàn toàn khác nhau, trong cái cứng rắn không chịu nhường nhịn, bênh vực cho lý lẽ của mình để rồi cuối cùng mỗi người theo đuổi một mục đích.
Nhưng Quốc Hùng kém hơn anh vì không được gia đình đồng tình, trong khi con đường đi của Quốc Thái làm mẹ anh rất hài lòng. Quốc Hùng gõ cửa phòng, bên trong vọng ra tiếng nói có vẻ mệnh lệnh:
− Ai đó, cứ vào đi.
Quốc Hùng từ từ bước vào. Anh khép cửa lại rồi bước đến ngồi đối diện với anh. Quốc Thái lên tiếng:
− Em cần gì mà đến tìm anh vậy?
Quốc Hùng cố nén sự tự ái trước vẻ cao ngạo của anh.
− Em cần nhờ anh một việc, xin lỗi đã làm phiền anh.
− Em cứ nói thẳng đi, cái tật vẫn không bỏ, lúc nào cũng rào trước đón sau. Em muốn chứng tỏ mình là một nhà văn trong khi những cái em viết vẫn là thứ giấy vụn.
− Anh ….
Quốc Hùng đỏ mặt định lên tiếng phản đối. Nhưng nghĩ lại hoàn cảnh của mình, anh cố gắng kềm chế.
− Xin lỗi … em muốn hỏi thăm những người khách vừa đi ra, em muốn biết địa chỉ của họ.
Quốc Thái nhìn e, vẻ tò mò:
− Em cần biết để làm gì vậy? Bộ em muốn bước chân vào thương trường sơn mài phải không?
− Không có, em chỉ muốn xem họ có ở lại thành phố không? và họ ở khách sạn nào?
− Nhưng phải có lý do chứ?
Quốc Hùng tức giận trước vẻ tò mò quá đáng của anh, nhưng anh cố hết sức bình tĩnh để đạt đựơc mục đích. Anh giải thích:
− Một lý do hoàn toàn riêng tư, anh co thể giúp em được không?
− Thôi được họ ở khách sạn Rạng Đông, em cứ đến đó hỏi phòng 305, ông Tường Lâm.
− Em muốn biết phòng của cô gái áo xanh?
Quốc Thái nhìn em với ánh mắt khó chịu:
− Em rảnh rang quá Hán Thanh, hết viết văn rồi lại đi … mà em muốn biết cô gái ấy để làm gì?
Quốc Hùng bặm môi đè nén cơn tức giận trào dâng trong người, anh không ngờ anh mình lại có những câu hỏi nhe vậy.
Quốc Hùng đứng lên để không xảy ra một cuộc cãi vã to tiếng. Giọng anh lạnh lùng:
− Cám ơn anh! Em không phải là loại người như anh tưởng tượng.
Quốc Hùng bước thẳng ra cửa, Quốc Thái nói với theo khi thấy mình có phần quá đáng.
− phòng 304, tên Thúy Vi
Quốc Hùng lặng lẽ bước ra ngoài. Không khí ngột ngạt trong phòng làm anh khó chịu. Trở về phòng riêng, anh tự xếp đặt cho mình kế hoạch đi ngày mai hòng lấy lại cho bằng được xấp bản thảo quí giá.
− Quốc Hùng, mẹ có chuyện muốn nói với con.
Anh ngạc nhiên khi thấy vẻ nghiêm nghị của mẹ, trong ánh mất của mẹ anh thấy có vẻ khổ sở, nhưng tiếng nói thì lạnh lùng kiên quyết.
− Con có muốn đi thì hãy để xe lại. Trong nhà này mọi thứ đều là của con nếu như con nghe lời mẹ.
Quốc Hùng đứng lặng người, anh uất nghẹn nhưng không thốt nên lời. Tuy nhiên ánh mắt của bà làm dịu phần nào nỗi uất ức trong anh, anh thầm biết mẹ khó khăn không phải vì ghét bỏ anh. Quốc Hùng lặng lẽ đẩy xe vào, Bà Hai nhìn theo cái dáng thểu não của con mà lòng thấy xót xa, nhưng tính bà vốn cứng rắn nhất là khi sự việc có liên hệ đến tương lai của con. Bà không hề ghét Quốc Hùng khi thấy anh ương ngạnh, khó dạy, ngược lạ bà rất thích, vì cái bản tính ấy vốn của bà thời trẻ.
Quốc Hùng lủi thủi lên lầu. Anh vào phòng lục trong ngăn kéo, trong túi quần, cuối cùng anh đếm số tiền trong tay, tất cả được hai mươi bảy ngàn đồng, cũng tạm đủ cho một chuyến đi. Anh định dắt xe đạp ra, nhưng xe đạp cũng do tiền mẹ mua sắm, anh làm gì có tiền mà mua xe. Quốc Hùng đón xe đò về bến xe miền Đông. Chuyến đi mất mười hai ngàn đồng, chuyến về cũng mất một số tiền tương đương, như vậy anh còn trong túi vỏn vẹn ba ngàn. Quốc Hùng bước thẳng vào khách sạn, anh đến phòng quản lý xin gặp người khách tên Thuý Vi ở phòng 304. Ông ta nhấc máy điện thoại điện về phòng một lúc rồi đặt máy xuống nói:
− Cô ấy đang ở ngoài sân quần vợt phía sau khách sạn, để tôi cho người ra nói lại.
Quốc Hùng từ chối:
− Được rồi, ông cứ để tôi tự nhiên, tôi sẽ ra ngoài ấy.
Quốc Hùng nhìn đồng hồ đã tám giờ. Anh lẩm bẩm:
− Đến như cái đồng hồ này cũng không phảicủa mình, ta cũng thật vô dụng.
Quốc Hùng đứng im một lúc quan sát khoảng sân rộng có tới sáu bảy cô gái cùng một lúc. Tất cả đều mặt đồ thể thao đồng phục nên khó phân biệt, nhất là anh chỉ gặp Thuý Vi có một lần trong khoảng thời gain phút chốt ngỡ ngàng.
Quốc Hùng cố nhớ lại mái tóc dài buông xoã, cái than hình rắn chắc, gọn gàng, cái nguýt dài tinh nghịch dễ thương.
Quốc Hùng cố hình dung lại, cuối cùng anh nhận ra côgái bên phải đang đánh quần vợt với ông già độ khoảng sáu mươi. Anh chọn chổ đứng gần hơn để được trực diện với cô gái, cái nét tinh nghịch dể thương lại xuất hiện ở cô. Tuy nhiên để không bị lầm anh lần lượt quan sát cáccô còn lại, cuối cùng anh khẳng định mình đã không lầm. Quốc Hùng lẩn quẩn bên ngoài sân, một người ở căng tin đi đến bên anh lịch sự:
− Xin lổi ông có cần gì không?
− Quốc Hùng giấu vẻ bối rối khi nghĩ đến số tiền ít ỏi còn lại của mình.
− Cám ơn, tôi chờ một người quen.
Người bồi bỏ đi sau một cái chào lịch sự. Quốc Hùng yên lặng, chờ đợi thật là đáng sợ vì nó sẽ dài gấp hai, gấp ba lần hoặc nhiều hơn nữa tuỳ theo tính chất của công việc, đối với Quốc Hùng lại càng lâu hơn vì tập bản thảo là cả công trình to lớn của anh.
Thúy Vi thật là dẻodai. Cô hạ người đàn ông đầu rồi lần lượt ba người nữa chưa hề mệt mỏi. Đã nămmươi lăm phút trôi qua, mau mắn thay trong số những người đànông kia không có ai nhỏ hơn cái tuổi năm mươi, họ chịu thua cô gái rồi vào phòng thay quần áo. Thúy Vi cũng trao vớt cho người phục vụ rồi tiến về phòng dành cho phái nữ. Ít phút sau cô bước ra trong bộ đồ màu trắng thêu kim tuyến, Thúy Vi dẹp rựcrỡb khoẻ mạnh trong khung cảnh sôi động của sân quần vợt. Quốc Hùng bước về phía cô gái anh cố lấy dáng đi chững chạc trầm tĩnh. Thúy Vi cũng thấy anh đáng thương nhưng cố tình làm ngơ. Quốc Hùng càng bối rối hơn trước vẻ thở ơ như chưa hề gặp mặt của cô. Quốc Hùng cố gắng lắm mới thối nên lời:
− Xin lỗi … có phải chị là ….Thúy Vi.
Cô gái liếc anh một cái rồi thảnh nhiên:
− Anh tìm đúng người rồi đó, nhưng tôi nhớ là như chưa quen anh.
− Đúng là tôi và chị chưa quen. Nhưng gặp mặt thì đã qua một lần.
Thúy Vi nhìn Quốc Hùng từ đầu tới chân cái nhìn không làm chàng trai bối rối mà trái lại nó giúp anh bình tĩnh hơn. Quốc Hùng nhận ra cái vẻ cố tình lãnh đạm thờ ơ của cô. Anh tiếp:
− Hy vọng là chị chưa quên.
− Làm sao tôi quen được anh chứ…
Quốc Hùng mừng ra mặt, nhưng cô gái đã chua chát nói tiếp:
− Vì rôi chưa hề gặp anh.
Quốc Hùng đỏ bừng mặt, nhưng anh vẫn không kém:
− Còn tôi thì không thể quên được chị vì chính chị hôm qua đã lượm được xấp bản thảo trong sân nhà của mẹ tôi.
− Thì ra xấp bản thảo hôm qua là của anh. Cái người hôm qua nhìn qua cửa sổ cũng là anh.
Quốc Hùng gật đầu làm lành:
− Chị nhớ đúng rồi đó.
− Xin lỗi, đã không nhận ra anh, vì hôm qua tôi tháy người ló đầu ra cửa sổ không hề giống anh. Anh giống một cái tổ quạ hơn là vẻ lịch sự của anh bây giờ.
Quốc Hùng ngạc nhiên:
− Dù sao thì chị cũng đã công nhận tôi không phài là một người kém lịch sự. Hôm nay tôi tới đay với ý định xin lại những thứ ngày hôm qua chị đã nhặt được trong vườn.
− Được rồi, tôi đã nhận ra anh thì tôi sẽ trả lại. Nhưng chẳng lẽ anh không thể mời tôi một ly nước sao?
Quốc Hùng lúng túng. Anh cố gượng cười:
− Tất nhiên rồi. Nhưng tôi chỉ mời chị ly đá chanh thôi. Nếu chị không chê thì chúng ta đi.
Thúy Vi cười dễ dãi:
− Một ly đá chanh do anh mời cũng là quý lắm rồi. Tôi đã nghe được câu chuyện của anh với bác gái…. Anh đừng hiểu lầm tôi to ømò nghe lénchuyện người khác, chỉ vì vô tình mà thôi.
Quốc Hùng nhún vai cử chỉ phớt lờ:
− Điều đó không có gì quan trọng, tôi không muốn che dấu cái bất tài của tôi.
Họ sánh bước bên nhau ra khỏi khách sạn Quốc Hùng đưa tay Thúy Vi băng qua đường. Họ bước vào một cái quán khá lịch sự. Bàn được trải khăn trắng, ghế mây có lưng dựa, những vò lan trổ hoa tuyệt đẹp. Họ chọn một bàn khuất bên trong rồi ngồi xuống. Thúy Vi gọi hai ly đá chanh không cần hỏi Thúy Vi ý kiến của Quốc Hùng. Cô lên tiếng khi cô chủ quán đi khuất:
− Theo tôi thấy thì không phải anh bất tài chỉ vì anh chưa gặp cơ hội nên còn lận đận. À, hình như tôi chưa biết tên anh.
− Cha tôi đặt cho tôi cái tên Quốc Hùng. Nhưng tôi thấy mình không có vẻ gì anh hùng hết. Ngược lại tôi yếu ớt bệnh hoạn. Ngay cả tương lai của mình, tôi cũng không tự định đoạt được.
− Anh có yêu cha anh không?
− Dĩ nhiên rồi. Nhưng chỉ tưởng nhớ để mà thương thôi.
− Cha anh đã mất rồi à?
Quốc Hùng buồn bã.
− Ngay saukhi tôi chào đời.
− Xin lỗi, tôi đã làm anh buồn.
Quốc Hùng đẩy nước đến bên Thúy Vi. Giọng anh êm dịu:
− Không có gì. Được nói chuyện với chị tôi cảm thấy vơi đi một phần nỗi buồn. Tôi phải xin lỗi vì đã làm chị không vui bởi nổi buồn của tôi.
Thúy Vi mỉm cười, giọng cô đùa cợt:
− Tôi cũng có rất nhiều chuyện không vui. Để khi nào gặp lại tôi se õkể cho anh nghe thì huề chứ gì!
− Biết đến bao giờ mới có cuộc nói chuyện như hôm nay.
− Anh thật sự muốn có lần thứ hai như thế này sao?
− Tôi sống lạc lõng giữa cái gia đình quá nhộn nhịp của mình. Mẹ và anh chị tôi đều không đồng ý cho tôi đi theo con đường mình đã chọn. Còn tôi thì nhất định phải đạt được mục đích, bởi vậy tôi chẳng khác gì một người câm trong gia đình. Thỉnh thoảng co vui thì nói một vài câu, nhưng cũng chẳng xó gì là thú vị.
− Anh không có bạn gái để tâm sự những lúc buồn sao?
Quốc Hùng cười buồn:
− Chưa có cô nào chịu làm bạn gái với một người kém tài như tôi.
Thúy Vi nhấm nháp cái hương vị vừa chua vừa lạnh của đá chanh rồi nói:
− Tôi thấy anh rất có tài. Tôi đã đọc qua tiểu thuyết của anh …
Quốc Hùng chợt giận, giọng anh dữ dằn:
− Ai cho phép chị đọc lén truyện của người khác?
Thúy Vi hoảng hốt trước cử chỉ hung hãn của Quốc Hùng, nhưng cô cũng không kém:
− Vậy chứ ai cho phép sách của anh rơi trúng vai tôi?
Quốc Hùng chợt nhận ra thái độ quá đáng của mình anh dịu giọng:
− Xin lỗi, chỉ vì từ nào đến giờ chưa có ai được xem qua những gì tôi viết. Chị là người đầu tiên.
Thúy Vi giận dỗi:
− Anh Hùng dữ như cọp vậy. Chắc có lẽ đây là lần đầu cũng như lần cuối tôi nói chuyện với anh.
Quốc Hùng hối hận ra mặt:
− Tôi thật có lỗi, chỉ vì chúng ta mới biết nhau lần đầu. Sau này thân hơn, nhất định tôi sẽ không bao giờ tái phạm. Chị hãy tin tôi đi.
Thúy Vi phì cười:
− Anh khôn quá đi, nhưng thôi, tôi cũng không bắt lỗi anh làm gì.
− Như vậy là chị đã đồng ý cho tôi gặp lại?
Thúy Vi cười nhẹ, cô không nói gì chỉ mãi miết nhìn vào lớp thủy tinh trong suốt của ly nước. Trong khi Quốc Hùng cố tìm cơ hội thích hợp cho lần gặp gỡ thứ hai. Nghĩ mãi không ra cách, anh đành thở dài thất vọng:
− Có lẽ chúng ta sẽ không có dịp gặp lại thành phố này so với Bến Tre khá xa, vả lại mẹ tôi lúc này cũng khắt khe. Tôi …
Thúy Vi tinh ý ngắt lời:
− Anh tới đây bằng gì?
− Bằng xe công cộng.
Cô nhíu mày suy nghĩ một lúc rồi nói:
− Tôi thấy anh nên chìu ý bác gái một chút thì sẽ dễ chịu hơn. Thật ra trong những lời nói của bác hôm nọ, theo tôi bác không hề có ác ý với anh. Nghề sơn mài cũng tốt, nhưng anh thì có vẻ không thích nó.
− Không phải tôi không thích. Nhưng vấn đề trở thành một nhà văn là niềm mơ ước của tôi từ lúc còn ở tiểu học.
− Anh nên chìu bác một chút. Theo tôi thì làm sơn mài đâu có gì là không tốt.
Quốc Hùng thở dài chán nản:
− Nhưng nếu như vậy thì tôi không còn thời gian để viết.
Suy nghĩ một lúc, Thúy Vi tiếp:
− Anh đã viết được một quyển rồi. Bây giờ việc trước mắt là anh lo làm sao để nó được in. tới chừng đó chắc bác gái để anh tự do đi theo ý thích của mình.
Quốc Hùng càng buồn hơn, giọng anh nặng nề:
− Thành công hay không đối với mẹ tôi không quang trọng. Đơn giản là mẹ muốn tôi phải trở thành ông chủ sơn mài.
Thúy Vi đùa:
− Nếu anh muốn tự do thì hãy cưới vợ đi.
− Chị xem có cô nào không thích sống thì hãy giới thiệu với tôi. Nhưng phải nói trước với người ta là chết đói đó. Một cái chết nhục nhã và không êm ái chút nào.
− Anh có vẻ bi quan quá.
− Theo chị thì tôi có lối thoát nào không?
− Nếu bây giờ sách của anh được in thì anh đã có thể tự lập được rồi.
Quốc Hùng gật đầu vẻ mừng rỡ:
− Tôi thật là ngốc quá. Chỉ như vậy mà không nghĩ ra.
− Anh không phải là ngốc. Người ngoài cuộc bao giờ cũng sáng suốt hơn.
− Chị thông minh đến dễ sợ.
− Như vậy thì tôi sẽ ế chồng suốt đời vì cái tội thông minh.
− Nhưng đối với những người thông minh thì chị thật đáng yêu.
Thúy Vi đỏ mặt ngương ngùng. Cô cố lấy giọng bình tĩnh.
− Anh đã bắt đầu làm tôi sợ rồi đó.
Thúy Vi nhìn đồng hồ tay rồiø nói:
− Tôi phải trở về khách sạn, sợ ở lâu cha tôi mong. Chúng ta chia tay vậy - cô định lấy tiền trả nhưng sợ Quốc Hùng tự ái nên thôi.
Quốc Hùng trả tiền hai ly đá chanh. Tất cả là ba ngàn đồng vừa đủ số tiền còn lại trong túi. Họ sánh bước ra ngoài. Thúy Vi cất tiếng:
− Tôi còn ở lại đây ba ngày nữa, nếu tiện anh có thể tìm tới vào buổi sáng. Đến ngày thứ ba, cha tôi sẽ ghé chổ anh một lần nữa. Lúc đó chúng ta sẽ có dịp gặp lại.
Quốc Hùng nhìn cô bạn mới quen trong lòng thầm luyến tiếc, lần gặp gỡ ngắn ngủi:
− Rất mong được gặp lại chị. Còn bây giờ chị cho tôi xin lại tập bản thảo.
− Anh chờ một chút.
Thúy Vi quay người vào khách sạn, thân hình cô yểu điệu thước tha làm cho Quốc Hùng say đắm. Anh nhìn theo cho đến khi cô đi khuất.
Thúy Vi trở ra trên tay là xấp bản thảo. Cô trao cho Quốc Hùng, giọng dịu dàng:
− trả lại cho anh đó! Tôi tin rằng, nếu anh không nản chí thì sẽ có ngày thành công.
− Cám ơn chị! Thôi tôi phải về. Chúc chị may mắn!
Thúy Vi cười tinh nghịch:
− Anh năm nay được bao nhiêu tuổi rồi?
− Tôi hai mươi tuổi, còn chị?
− Tôi hơn anh hai tuổi, nhưng con gái mà hơn con trai hai tuổi không phải là điều quan trọng, hy vọng lần gặp lại tôi không còn bị gọi là chi nữa.
Quốc Hùng bông đùa:
− Chị làm tôi ngạc nhiên không ít, được làm bạn với chị thật là thú vị. Hy vọng tình bạn giữa Quốc Hùng và Thúy Vi ngày càng gắn bó hơn.
Thúy Vi đưa một ngón tay trỏ xinh xinh hình ngòi viết ra.
Quốc Hùng cũng không kém, hai người móc ngoéo tay nhau. Thúy Vi nói tròn nụ cười chớm nở:
− Được làm bạn với một nhà văn tương lai như anh thật là hân hạnh.
Một chiếc xích lô trờ tới, người lái xe cất tiếng mời mọc Quốc Hùng chào Thúy Vi một lần nữa rồi lên xe. Họ chia tay nhau khi mặt trời đã lên gần tới đỉnh đầu.
Quốc Hùng chăm chỉ với công việc của mình. Thật ra nghề cẩn ốc, anh đã làm quen với nó từ năm mười hai tuổi. Nhưng vì không phải là cái nghề lý tưởng nên suốt tám năm qua anh không đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật.
Hôm nay là ngày thứ ba anh bắt đầu làm việc. Mẹ anh có vẻ hài lòng nhưng bà không hề thay đổi quyết định.
Bà hứa trả lương cho anh mỗi ngày bốn ngàn đồng. Ngoài ra không còn khỏan tiền nào khác. Quốc Hùng cố gắng làm để có tiền tiếp tục theo đuổi sự nghiệp của mình.
Hôm nay là ngày Thúy Vi hứa sẽ trở lại cùng với cha cô và những người trong đoàn. Từ sáng sớm anh đã có lòng trông ngóng Thúy Vi. Cô yêu kiều, xinh xắn như một đoá hoa vừa chớm nở, hương phấn của nó làm ngây ngất lòng anh.
Hai chiếc xe du lịch nối đuôi nhau chạy vào trong sân. Quốc Hùng ngẩn lên nhìn. Thúy Vi lộng lẫy trong chiếc áo đầm lấp lánh màu bạc. Đi bên cô là một ông già có lẽ là cha cô. Mẹ và chàng trai Quốc Hùng niềm nở ra tận xe đón khách. Tất cả được mời vào phòng khách. Thúy Vi thấy Quốc Hùng nên xin phép cha cho ra ngoài. Cô đến bên Quốc Hùng, không nhận ra ánh mắt hằn học của Quốc Thái nhìn theo. Nhìn Quốc Hùng cặm cụi làm việc một lúc cô nói. Khi đoàn người đã vào phòng khách:
− Anh có vẻ không hợp với công việc lắm.
Quốc Hùng nhìn cô với ánh mắt rạng rỡ
− Thúy Vi thấy tấm tranh này xấu lắm phải không?
Vừa nói anh vừa chỉ tay vào tấm hình Thuý Kiều anh gần ghép xong.
Thúy Vi thành thật.
− Những đường nét ghép còn hở nhiều, nét cưa chưa sắc sảo.
− Thúy Vi có vẻ hiểu biết nhiều về sơn mài.
− Cũng như anh vậy, hiểu nhưng mà không thích.
− Thúy Vi không thích tranh sơn mài hay không thích tất cả cái gì gọi là mỹ thuật.
− Vi thích những hình ảnh thực tế sống động hơn. Chẳng hạn như Thúy Vi thích một
đoá hoa đang tươi hơn là một bức tranh vẽ đoá hoa.
− Hèn gì mấy hôm ấy Thúy Vi đứng ngay dưới cửa sổ phòng tôi, trong vườn hoa để vô tình nhận một cái ném từ cửa sổ.
Cô hỏi, giọng không được tự nhiên lắm:
− Anh có thấy ghét cái vô tình ấy không?
Quốc Hùng chợt lắng nghe lòng mình xao xuyến, anh mạnh dạng nói:
− Ngược lại là khác. Tôi phải cám ơn nó vì nó đã giúp tôi làm quen với Thúy Vi.
Có tiếng nói chuyện của các vị khách, họ đã bước ra cạnh đôi trẻ. Oâng Tường Lâm chăm chú nhìn vào tấm tranh Thúy Kiều. Oâng có vẻ không hài lòng lắm. Quốc Thái bước lên ngắm nhìn, anh giận dữ nắm tấmhình cô Kiều vô tội lên rức ra từng mảnh quăng xuống đất. Giọng anh hằn học.
− Tám năm qua em là một con rùa chậm chạp, em có biết là đã làm cho mẹ và anh thất vọng lắm không?
− Quốc Hùng đỏ bừng gưong mặt. Đôi tay anh run run, ánh mắt như đổ lửa nhìn Quốc Thái đầy uất nghẹn.
Bh cũng có vẻ không hài làng trước thái độ của con trai lớn. Bà lên tiếng hòng xoa dịu cơn giận của anh.
− Quốc Hùng, mẹ đã muốn con đi theo con đường này thì dù con có làm hư một trăm tấm tranh như vậy để cuối cùng con làm mẹ hài lòng mẹ vẫn không tiếc.
Quốc Hùng quắc mắt giận dữ nhìn anh Hai, giọng anh run lên vì tức giận:
− Em hy vọng là sẽ không có trường hợp như thế này nữa. Dĩ nhiên là em sẽ cố gắng hơn, nhưng em cũng mong rằng từ nay về sau, anh nên tỏ ra lịch sự một chút.
Quốc Hùng bỏ đi sau câu nói, để mặc cho Quốc Thái nhìn theo với ánh mắt căm tức. Thái độ của anh hôm nay có phần kỳ quặc, nhưng Quốc Thái không có vẻ gì là đã biết mình có lỗi. Anh cố nén lòng dẫn khách tiếp tục thăm quan. Trong khi đó Thúy Vi làm bộ đi xem tranh một chút rồi đi về phía Quốc Hùng. Quốc Hùng lặng lẽ bước ra vườn hoa, vô tình Quốc Hùng dừng chân tại nơi mà Thúy Vi đã đứng nhìn lên phòng anh. Thúy Vi bước đến sau lưng, cô tôn trọng phút giây yên lặng của bạn. Tiếng ồn trong phòng không len được tới đây. Không khí yên lặng đn nỗi hơi thở tức bực của Quốc Hùng nghe rõ mồn một. Anh đưa mắt nhìn ra xa, Thúy Vi cũng nhìn theo hướng ấy. Trước mắt họ là cây xoài mọc dại bên đường. Nó cố vương lên nhưng bị vách tường ngăn cản. Quốc Hùng chỉ tay vào cây xoài nói:
− Thúy Vi có thấy tôi giống cây xoài đó không? Toi cũng muốn vươn lên nhưng bị cả gia đình đè xuống. Có lẽ tôi không còn đủ sức nữa …
Thúy Vi cố tìm lời an ủi bạn:
− Anh chỉ giống một phần thôi.
− Tôi không hiểu ya Thúy Vi muốn nói.
− Rất đơn giản. Một người nào đó đã cố tình ném hột xoài vào chân tường và nó bắt đầu mọc lên, cũng do chính bàn tay con người xây nên bước tường đó từ trước. Nói tóm lại bức tường ngăn cản cây xoài là do con người. Nó không hề có dụng ý hay ác ý. Còn anh thì khác anh là một con người, một con người có ý chí. Mẹ anh và gia đình anh sở dĩ làm khó anh vì thiện ý, không phải họ muốn chôn vùi cuộc đời anh mà ngược lại. Vấn đề bây giờ là bản thân anh có vượt qua thử thách này hay không? Liệu anh có đủ ý chí đi tiếp con đường mình đã chọn hay không?
Quốc Hùng nhìn Thúy Vi với ánh mắt biểu lộ tình cảm:
− Nói gì cũng không ngoài mục đích động viên tôi. Nếu một ngày nào đó tôi thành công thì người đầu tiên sẽ nhận được tin vui sẽ là Thúy Vi và cũng là người duy nhất tôi mang ơn.
Thúy Vi cười nhẹ, cô ngôdi xuống nâng niu một cách hoa hồng vừa chớp nở:
− Vi còn muốn giúp anh nhiều hơn nữa. Nhưng chưa gì mà anh đã nói tới ơn nghĩa, làm cho Vi tự hỏi không biết có nên tiếp tục ý định không?
− Có nghĩa là …
− Vi muốn nhờ cha giới thiệu anh với nhà xuất bản. Cha Vi quen biết khá nhiều chắc có thể giúp chúng ta … à giúp anh được.
Cô đỏ bừng cả mặt khi nói lỡ lời. Quốc Hùng cũng nhận ra tiếng 'chúng ta' êm đềm thân mật ấy. Cả hai cùng lúng túng nhưng ánh mắt họ lại cố nhìn nhau. Họ không lẫn tránh mà lại thân mật nhìn sâu vào mắt nhau để tìm trong ấy những tình cảm chân thật nhất. Quốc Hùng thoáng rùng mình khi thấy trong ánh mắt của Thúy Vi có cái gì đó thân quen quá, tha thiết và gần gũi vô cùng. Anh tưởng mình đã thấy nó ở đâu đó nhưng không tài nào nhớ nổi. Cố xua đuổi ý niệm kỳ quặc ấy, anh lên tiếng:
− Tôi rất sợ mang ơn của người khác.
− Ngay cả đối với Thúy Vi à?
− Lại càng đáng nói hơn. Tính cho chính xác thì chúng ta quen nhau chưa quá bốn ngày.
Giọng Thúy Vi buồn:
− Hèn gì trong cách xưng hô của anh chứa đầy một khoảng cách thì ra anh vốn chưa xem Thúy Vi là bạn.
Quốc Hùng cũng buồn lây với cái buồn của cô gái:
− Làm bạn với tôi chán lắm.Thúy Vi không tháy hiện nay tôi hoàn bị cô lập hay sao?
− Như vậy thì cũng hay.
Cô cúi đầu nói nhỏ từng tiếng một:
− anh hãy mãi mãi nhớ tình bạn của chúng mình.
Quốc Hùng cúi xuống ngắt một cành hoa mà ban nãy Thúy Vi mân mê vẻ thích thú. Anh trao tận tay cô.
− Vậy thì kỷ niệm cho tình bạn của chúng ta. Do chính tay tôi trồng đó.
Thúy Vi ngước mặt lên mỉm cười. Cô rạng rở như bông hoa trên tay Quốc Hùng:
− Cám ơn anh, đáng lẽ chúng ta phải uống một cái gì đó để chúc mừng. Nhưng có lẻ thời gian không còn nữa.
− Thúy Vi trở về ngay bây giờ à?
Cô lặng lẻ gật đầu. Quốc Hùng chua sót nói khi nghĩ đến hoàn cảnh hiện tại.
− Bến Tre xa quá làm sao chúng ta có thể gặp gỡ thường xuyên được chứ?
− Anh đừng có buồn. Thúy Vi sẽ nhờ cha giúp anh làm quen với một nhà xuất bản nào đó. Nếu công việc thành công thì coi như anh đã là anh thực sự rồi.
Quốc Hùng ngạc nhiên trước câu nói của bạn:
− Chứ bây giờ Thúy Vi thấy tôi là cái gì?
− Anh chưa phải là anh. Anh bây giờ còn phải làm sơn mài trong khi nghề yêu thích của anh là viết văn.
− Tôi biết rồi, càng hiểu Thúy Vi nhiều hơn tôi thấy mình may mắn khi được làm bạn với Vi.
Thúy Vi nheo mắt trêu chọc:
− Anh biết gì về tôichứ?
Quốc Hùng lúng túng, anh cố nhớ những gì đã biết về bạn?
− À, cụ thể là … Thúy Vi là con của một ông thương nhân, năm nay cô ấy hai mươi tuổi. Tính tình nghịch ngơm như dể thương. Cô ấy thông minh và xinh đẹp.
− Còn quá ít…
− vậy thì Thúy Vi bổ sung đi.
Thúy Vi chắp tay đi ra xa một lúc, vạt áo đầm của cô đung đưa theo từng bước đi nghịch ngợm. Cuối cùng cô quay trở lại đối diện với Quốc Hùng. Ánh Mắt lấp lánh, sáng ngời như hai vì sao, cái miệng thì duyên dáng. Cô nói:
− Thúy Vi chỉ cho anh biết theo hai vấn đề nữa thôi… cô ta là sinh viên năm thứ hai trường đại học thể thao, hiện đang sống với cha và… cô cố tình kéo câu nói… và không còn ai nữa.
Quốc Hùng cố hỏi thêm:
− Vậy chứ…
Cô đưa tay lên môi, cử chỉ duyên dáng:
− Cấm hỏi thêm, những cái còn lại anh nên tự tìm hiểu.
− Còn Thúy Vi, cô đã hiểu gì về tôi rồi.
Cô suy nghĩ một lúc rồi nói:
− Anh là con trai thứ ba của một gia đình làm sơn mài có bốn người.
Giọng Quốc Hùng nặng nề:
− Thật ra thì nhà tôi còn nhiều người nữa, nhưng chiến tranh đã cướp mất rồi.
Thúy Vi chớp mắt, vẻ xức động:
− Anh kể cho Vi nghe đi!
− Buồn lắm. Trong những giây phút ít ỏi còn lại, tôi không muốn làm cho Thúy Vi buồn. Vi nói tiếp đi, cô còn biết gì về tôi nữa.
− Anh là một người có tài viết văn, nhưng tạm thời tài năng chưa phát triển vì còn nhiều khó khăn, cụ thể là những khó khăn xuất phát từ phía gia đình. Năm nay anh hai mươi tuổi. Á … không biết là có bạn gái chưa?
Quốc Hùng phì cười khi thấy cô bạn gái lém lỉnh muốn điều tra mình. Anh cố nén cười, lấy giọng nghiêm trang:
− Anh ta chưa có bạn gái nếu tính từ mấy hôm về trước, còn hiện nay thì anh ta đã tìm được một người bạn gái đáng quí.
Thúy Vi lườm mắt, ánh mắt sắc lạnh:
− Tôi không muốn anh xem tôi như một món nữ trang.
Quốc Hùng thản nhiên:
− Đối với tôi, nữ trang không phải là thứ quí nhất.
Chợt có tiếng gọi bên ngoài. Thúy Vi vội vã bước ra sau khi buông câu nói:
− Không biết những nhà văn thực sự có lẻo lự như anh không?
Quốc Hùng chạy vội theo. Trong cơn tức giận anh vô tình nắm tay cô gái kéo lại:
− Khoan đã, nói vậy là hôm qua tới nay thì Thúy Vi nói dối tôi à!? Tại sao Thúy Vi nói tôi có thể trở thành một nhà văn?
Cô đứng lại, mặt thoáng đỏ vì cái đụng chạm vô tình. Nhưng cô vẫn để yên, cô sợ Quốc Hùng tự ái. Thúy Vi đã bắt đầu sợ làm anh không vui. Một cái sợ của hai kẻ thân nhau, rất thân. Cô nói trong nhịp thở không bình thường:
− Anh cò lẻo lự hơn cả nhà văn nữa. Anh quá say mê sự nghiệp của mình mà không chịu suy xét lời nói của người ta.
Quốc Hùng nên trở thành lúng túng, nhìn xuống tay mình đang nắm chặt tay Thúy Vi, Quốc Hùng bối rối buông ra, một quầng xanh rồi chuyển sang đỏ hồng trên cánh tay trắng muốt của cô. Quốc Hùng vụng về:
− Thúy Vi … tôi … cho tôi xin lổi. Không hiểu tại sao tôi lại điên cuồng như vậy.
Thúy Vi lại tiếp tục bỏ đi sau câu nói:
− Hy vọng là khi đã thành công, anh không còn hung dữ nữa. Để chị ấy sau này không phải khổ.
− Nhưng mà Thúy Vi không giận tôi chứ?
Cô quay người nói:
− tôi sẽ viết thư cho anh …
Quốc Hùng rảo bước theo cô. Một làn gió nhẹ thoảng qua mang theo mùi hương trinh nữ.
Anh cố hít vào lồng ngực cái hương thơm quyến rũ ấy để không bao giờ quên nó. Quốc Thái nhìn hai người với ánh mắt khó chịu, kể ra ông Tường Lâm cũng vậy. Ông đóng mạnh cửa xe khi đã ngồi vào ghế. Chiếc xe từ từ chuyển bánh rồi lao vút trên xa lộ Đại Hàn. Oâng Tường Lâm hỏi con gái giọng khác thường:
− Con quen với cậu ta à?
Thúy Vi mừng rỡ khi có dịp nói với cha vể Quốc Hùng. Cô thành thật gật đầu.
− Dạ, chỉ tình cờ thôi. Cha biết không, ảnh rất có triển vọng, nhưng mẹ và anh chị anh ấy không ủng hộ.
Ông Tường Lâm nhìn con bằng ánh mắt dò xét. Giọng ông thản nhiên:
− Cha đồng ý với mẹ cậu ta, viết văn không phải là cái nghề chân chính.
Thúy Vi sững sờ khi nghe ông Tường Lâm nói y hệt như mẹ Quốc Hùng hôm nào. Cô cố nói, nhưng lòng tràn đầy thất vọng:
− Thưa cha, theo con văn chương và báo chí là văn hoá không thể thiếu trong đời sống của một dân tộc.
Ông Tường Lâm vẫn giữ ý mình:
− cha biết con xưa nay vẫn giỏi lý luận, nhưng theo cha, viếtvăn sẽ làm cho người ta bạc nhược đi. Cụ thể như co tháy đó, cậu ta ốm yếu như một hình nộm. Còn Quốc Thái thì khác hẳn. Cậu ấy khoẻ mạnh về thể chất, tinh thần lại trong sáng, lời nói chính trực thẳng thắn. Ban nãy cha đã không bằng lòng khi thấy cậu nhà văn đó cãi lại anh bằng cái giọng sặc mùi văn chương.
Thúy Vi thở dài buồn bã. Cô biết là khó mà lay chuyển được cái ấn tượng không đẹp ban đầu của cha.
Ông Tường Lâm tiếp:
− Quốc Thái nó có hỏi thăm con qua cha. Nó xin địa chỉ để khi nào rảnh sẽ tới thăm mình. Cha thấy co rảnh rỗi hai tháng hè nên muốn cậu ấy tới chơi cho con có bạn.
Quốc Hùng nhìn chiếc xe chở Thúy Vi khuất dần trên xa lộ, có tiếng Quốc Thái phía sau:
− Em nên tiếp tục công việc của mình đi. Nếu không muốn lần nữa thì hãy coi chừng…. em sẽ không có tiền để đi chơi với bạn gái đó.
Quốc Hùng gằn từng tiếng:
− Vậy ra cái sáng kiến phát lương này là của anh?
− Em ngạc nhiên lắm sao?
− Anh đã trở thành một nhà độc tài.
Quốc Thái giận, nhưng anh thấy mìnhcũng có phần quá đáng. Quốc Thái nói một câu ngắn ngủi rồi quay vào nhà:
− Anh chưa thấy ai mới hai mươi tuổi mà lý sự như em ….
Quốc Hùng nhận được thư của Thúy Vi sau mười ba ngày chia tay. Anh hồi hộp mở phong bì … cánh thư màu xanh, cô viết bằng giấy học trò. Nét chữ không mượt mà bay bướm nhưng rõ ràng dứt khoát biểu hiện bản tính của người viết. Anh tựa ngừơi vào khung cửa sổ, đưa mắt nhìn xuống nơi mà anh bắt gặp Thúy Vi. Tuy không phải là lần đầu nhưng nó đã trở thành kỷ niệm.
Gần hai tuần lễ qua anh bỗng thấy cuộc đời sáng hơn, ý nghĩa hơn, vì giờ đây có cái mà chờ đợi, ngóng trông, hình ảnh một Thúy Vi yêu kiều, xinh đẹp với tính nghịch ngợm lý lắc của cô đã làm anh phải nhớ. Một cảm giác lâng lâng xen nhẹ tâm hồn anh khi cầm lá thư trên tay. Quốc Hùng chăm chú đọc như nuốt từng lời:
'Bến Tre, ngày … tháng … năm …
chắc anh Quốc Hùng sẽ giận Thúy Vi biên thư cho anh hơi trễ. Đừng giận Hùng nhé! Lỗi không phải tại Vi đâu. Anh còn nhớ Vi đã hứa là sẽ nhờ cha giúp anh, nhưng đâu phải bao giờ dự tính cũng thành sự thật phải không anh?
Cũng như bác gái, cha Vi không thích cái nghề viết văn của anh. Vi đã băn khoăn rất nhiều không biết có nên cho anh hay chuyện đó hay không nên đã trễ biên thơ. Chỉ mong anh đừng giận …'
Quốc Hùng xúc động quá, anh thấy được tình cảm chân thật của cô qua từng dòng chữ.
' … vì còn sợ là anh sẽ thất vọng mà thối chí. Hãy bình tĩnh và cố găng hơn nữa anh nhé! Tuy không được cha giúp đỡ, nhưng Vi hứa sẽ coi sự nghiệp của anh như chính bản thân mình. Như vậy anh có yên lòng chưa … hãy cố gắng viết tiếp và viết hay hơn nữa. Bây giờ sự thành công hay thất bại chỉ trông chờ vào ý chí và tài năng của anh mà thôi.
Những ngày hè ở cái miền quê này buồn quá. Thúy Vi cảm thấy bơ vơ, trống trải như anh đã và đang trải qua, ước gì Bến Tre và Sài Gòn gần nhau để Vi được nghe anh nói chuyện mỗi ngày. Nghe anh tả về thành phố về quê hương của chúng ta và được nghe về cuộc đời anh. Anh hãy hứa là sẽ kể về gia đình anh cho Vi nghe đi! Chắc là anh sẽ mắng thầm vì con nhỏ này sao mà tò mò quá. Không phải vậy đâu anh Hùng ơi! Vi vốn không phải là con nhỏ tò mò, nhưng không hiểu vì sao Vi cứ muốn biết thêm về anh. Vi muốn biết vì sao khuôn mặt anh lúc nào cũng trầm mặc, u buồn. Một nỗi buồn không thể có được ở lứa tuổi chúng ta. Aø! Khi nào có dịp về quê anh, Vi muốn anh đưa đi dạo quanh thành phố. Nó đối với Vi vẫn còn nhiều xa lạ.
Anh Hùng ơi! Giờ này đã hơn mười giờ đêm rồi, ở đây buồn lắm, có lẽ buồn nhất trên thế gian này,ít nhất cũng là đêm nay. Tiếng hòa tấu của các loại côn trùng không làm Thúy Vi thích nữa. Nó làm Vi buồn ngủ mất rồi, đành tạm biệt anh vậy. Chúc anh vui vẻ để tiếp tục sáng tác.
Vũ Thị Thúy Vi'
Thì ra cô cùng họ với mình, Quốc Hùng mỉm cười khi đọc xong lá thư. Thúy V
đã biểu lộ tình cảm của mình qua những dòng chữ chân tình. Dù chưa có gì rõ ràng nhưng cũng đủ để Quốc Hùng suy nghĩ. Không còn ngờ vực gì nữa, Quốc Hùng đã dành cho cô rất nhiều tình cảm. Cô cũng vậy, có lẽ hai con tim dù ở xa nhưng đang cùng chung nhịp đập.
Quốc Hùng cẩn thận gấp thư, anh cất nó vào ngăn kéo bàn viết rồi xuống nhà dưới làm việc. Hai tuần qua anh không viết được dù chỉ một chữ. Công việc sơn mài đã chiếm gần hết thời gian của anh. Những lúc còn lại nhất là về đêm hình ảnh Thúy Vi đã làm anh bận rộn. Quốc Hùng tự trách mình sao mới có hai lần gặp gỡ mà đã mềm lòng như vậy. Anh cố xua đuổi, nhưng hình ảnh Thúy Vi vẫn đến với anh qua mộng tưởng. Hai tuần qua anh cố gắng làm việc để mẹ hài lòng. Hy vọng cuối tháng sẽ có tiền để mua giấy bút. Tiền xe đi lại để in cuốn sách nhe lời Thúy Vi đã dặn. Nhưng hiện giờ anh đang bân khuâng, anh muốn đi thăm Thúy Vi khi được địa chỉ trong thư nhưng lại sợ không đủ tiền, Quốc Hùng thở dài chán nản, đành phải chờ đến cuối tháng mới quyết định. Đêm nay anh viết thư cho Thúy Vi.
Ngôi nhà đẹp quá, tuy hơi nhỏ nhưng bài trí sang trọng. Nó nằm cạnh chợ Bến Tre được bao bọc bằng dãy hàng rào xây gạch, xung quanh là vườn cây ăn trái xum xuê với đủ loại cây quả. Đặt biệt là trong vườn không hề có một cây dừa, thứ trái cây nổi tiếng của quê hương Đồng Khởi.
Trước nhà là một dãy cây kiểng quí được trồng trong các chậu bằng sứ có tráng men. Hai bên cửa là hai con nai giả làm bằng cây bùm sum được bàn tay khéo léo của người thợ tạo nên. Mới nhìn qua nó giống hệt nai thật được trang điểm bởi vô số những đoá hoa màu trắng li ti.
Thúy Vi ngồi chống tay lên cằm, nhìn qua vườn hoa qua khung cửa sổ. Cô dõi mắt theo hai con chim chìa vôi rượt nhau. Chúng khéo léo nhanh nhẹn chuyền từ cây này sang cây kia, bất giác Thúy Vi ví mình như một con, con còn lại dành cho Quốc Hùng. Cô thoáng đỏ mặt trước ý nghĩ ấy. Đã một tuần lễ từ ngày cô gởi thư cho Quốc Hùng lá thư đầu tiên. Càng nghĩ co âcàng giận mình, tại sao phải gởi lá thư trứoc chứ, anh ta là cái thá gì, lại còn nhỏ tuổi hơn mình nữa. Nhưng nếu cô không gởi trước thì Quốc Hùng sẽ không biết địa chỉ mà gởi. Cô giận mình đã ngốc nghếch và giận luôn cả Quốc Hùng. Một nỗi buồn vô cớ bỗng len lỏi trong tâm hồn cô từ mấy tuần qua.
Bản tính của Thúy Vi vốn sôi nổi nhưng cô tự thấy mìnhtrầm lặng hẳn đi kể từ ngày ở Sài Gòn về. Tiếng ông Tường Lâm từ nhà ngoài gọi vào làm cắt đứt nguồn suy nghĩ của cô:
− Thúy Vi ơi! Con ra đây xem có ai tới thăm cha con mình nè!
Thúy Vi hơi ngạc nhiên. Cô không hẹn với bạn trong ngày hôm nay. Vả lại nếu là bạn của cô thì cha sẽ không nói như vậy.
Ngoài phòng khách im lặng như tờ, dường như họ cố ý không nói chuyện để tạo bất ngờ cho cô.Thúy Vi nhìn xuống bộ đồ đang mặc tuy đơn sơ nhưng kín đáo. Cô bước đến bên gương chải lại mái tóc, rồi mở cửa ra ngoài. Thúy Vi ngạc nhiên khi thấy người khách là Quốc Thái. Cô lặng lẽ gật đầu chào, trong khi Quốc Thái cất lời khen:
− Gặp Thúy Vi ở xứ dừa này, tôi thấy đẹp hơn khi ở Sài Gòn.
Thúy Vi không hề xúc động trước những lời khen kiểu cách ấy. Cô tự ngồi xuống ghế rồi nói:
− Thật là bất ngờ, Thúy Vi cám ơn anh không ngại xa xôi để đến đây thăm cha con tôi.
Quốc Thái trịnh trong trao tận tay ông Tường Lâmhai cây thuốc '555'. Giọng anh le
phép:
− Cháu gởi biếu bác cái này để dùng. Hàng do chính tay mẹ cháu mua ở nước ngoài.
Oâng Tường Lâm vui vẻ nhận món quà. Thái độ ông khác hẳn với những ác cảm mà ông dành cho Quốc Hùng. Với Quốc Thái dường như ông rất quí mến.
− Cho bác gởi lời Thúy Vi cám ơn mẹ cháu. Cháu đã vượt đường xa tới đây thăm là quí lắm rồi, còn bày đặt quà cáp làm gì.
− Dạ, mẹ cháu rất coi trọng việc làm ăn sắp tới của hai gia đình nên đã bảo cháu tới đây thăm bác và Thúy Vi.
Anh quay sang Thúy Vi, đặt vào tay cô xấp vảingoại và chai nước hoa Pháp 'Giấc mộng vàng'
− Còn đây là quà của tôi tặng Thúy Vi.
Cô lúng túng không biết có nên nhận món quà này không thì đã có tiếng ông Tường Lâm:
− Con nhận cho cậu ấy vui lòng.
Thúy Vi miễn cưỡng nhận quà. Cô cố cười để không làm mất lòng khách.
− Cám ơn! Thật ra anh tới thăm cha tôi và tôi là cũng vui lắm rồi..
− Nếu vậy thì từ nay trở đi, khi nào rảnh việc con sẽ xuống thăm bác và Thúy Vi.
Oâng Tường Lâm sốt sắng:
− Rất hoang nghênh, cha con tôi ở đây cũng buồn. Cậu thấy đó, chỉ có hai cha con thui thủi trong khu vườn rộng lớn này. Bây giờ tôi chỉ chờ cho Thúy Vi nó có chồng cho vui nhà vui cửa.
Thúy Vi ngượng ngùng ngắt lời cha:
− Cha …!
− Thôi được rồi. Con lúc nào cũng vậy. Sẵn hôm nay có cậu Thái tới chơi, con hãy đi chợ làm vài món đãi khách - ông quay sang Quốc Thái - cậu ở chơi với chúng tôi chứ
− Dạ, cháu đã đặt phòng ngoài khách sạn. Cháu có việc ở lại đây đến mốt. Sẵn đây cháu mời bác và Thúy Vi đến chổ cháu cho biết. Ơû đó cũng có nhà hàng, chúng ta dùng cơm luôn cho tiện và cũng khỏi làm phiền Vi.
Oâng Tường Lâm vui vẻ nhận lời, trong khi đó Thúy Vi thầm khó chịu. Cô nhận ra tánh khoe khoang của Quốc Thái nên đã có ác cảm.
Thúy Vi miễn cưỡng vào phòng trang điểm gương mặt khó chịu kém tươi cửa cô hiện trong gương. Thúy Vi uể oải mở tủ. Cô phân vân đứng trước những bộ quần áo nhiều màu sắc. Bất giác Thúy Vi đưa tay chộn bộ đồ vốn xưa nay cô không thích, Thúy Vi trang điểm qua loa. Tự nhiên cô muốn mình xấu hơn trước mặt Quốc Thái. Cô khó chịu khi phải nghe Quốc Thái khen mình đẹp. Một cách khen đầy kiểu cách, đầy khách sáo. Không phải là lời nói phát ra từ đáy lòng.
Dường như Quốc Thái cũng nhận ra cách trang điểm cố ý của cô. Anh có vẻ thất vọng. Nhưng chỉ một thoáng thôi rồi trở lạivới vẻ chững chạc, điềm tĩnh vốn có. Công việc làm ăn buôn bán đã giúp anh thích nghi với mọi hoàn cảnh, dù là một hoàn cảnh khó chịu nhất. Quốc Thái đưa cha con Thúy Vi ra xe. Anh sử dụng chiếc Peugeot màu tím than. Bất giác Thúy Vi so sánh anh em họ với nhau. Người anh có đủ các thứ tiện nghi của những người thuộc tầng lớp thượng lưu. Ngược lại người em cũng sinh ra và lớn lên trong cùng một gia đình, nhưng Quốc Hùng lại thiếu thốn khác xa sự xa hoa của anh.
Thúy Vi hờ hững nhìn khung cảnh hai bên đường. Cô không hiểu sao cô không có cảm tình với Quốc Thái. Trdong khi Quốc Hùng lại làm cô phải bận tâm. Nhìn bề ngoài thì Quốc Thái hơn hẳn Quốc Hùng. Nhưng trong tâm hồn của hai anh em họ thì trái lại, Quốc Hùng có những thứ mà Quốc Thái không có được.