Chương 2

Vừa bước vô nhà, Khanh đã nghe giọng bà Ninh đắng nghét:
- Cuối cùng cũng lết về đây. Hừ! Bộ trong thành phố này còn chỗ nào khác chứa mày sao?
Im lặng ngồi xuống salon, Khanh tiếp tục nghe bà mẹ kế nhiếc:
- Đã chống đối tao thì cút luôn đi. Về làm chi nữa. Thấy mày tao bẩn mắt quá!
Hoài Khanh đanh giọng:
- Tôi sẽ đi khỏi đây. Chỉ yêu cầu dì đưa lại số vàng của mẹ toi gửi trước khi chết.
Mắt bà Ninh long lên:
- Vàng đó ba mày cất. Ổng làm gì tao không thèm biết.
Khanh lạnh lùng:
- Dì nói láo!
Bà Ninh cười nhạt:
- Không tin cứ viết thơ qua Hàn Quốc mà hỏi. Hừ! thật ra số vàng đó ba mày lấy lo thủ tục giấy tờ để đi cho mau. Bây giờ ổng làm dân bùng rồi biết chừng nào có để trả mày.
Thấy Hoài Khanh ôm đầu, Bà Ninh bỗng đổi giọng:
- Dì biết con rất khổ tâm vì thiếu thốc. Nhưng hãy suy nghĩ đi. Con sẽ sống ra sao? Ai sẽ nuôi con tiếp tục ăn học? Chưa có nghề nghiệp đâu dễ tìm việc làm. Thà hy sinh kiếm một số vốn, rồi sau đó lấy chồng, sanh con y như những nguoi đàn bà khác.
Hoài Khanh khong nói không rằng, làm bà Ninh tưởng cô đã xiêu lòng nen càng ra sức thuyết phục:
- Dì chỉ muốn con sung sướng. Bà Liễu nói đẹp và có ăn học nhu con chỉ cần ngồi ở nhà chờ điện thoại gọi đến. khách toàn dân giàu sang, họ đối đãi vừa lịch sự vừa hào phóng. Thậm chí sẽ có người bao luôn nhà lầu xe hơi. Lúc ấy con chả cần động móng tay cũng thiếu gì kẻ hầu hạ.
Hoài Khanh hét lên:
- Làm ơn để con yên được không?
Bà Ninh xụ mặt xuống:
- Được chứ! Từ giờ trở đi mày no đói ra sao tao không cần biết. Hừ! để xem lúc chết đói có còn phách lối như bây giờ không.
Dứt lời bà te te bỏ vào phòng đóng rầm cửa lại. Khanh cũng mệt mõi trèo lên gác xép tăm tối của mình và nằm vật ra giường. Nếu bà Ninh muốn dồn cô vào đường cùng thì chắc cô sẽ chết đói thật.
Ngoài cái nhẫn một chỉ trên tay và sợi dây chuyền, Khanh chẳng còn vật gì đáng giá hơn để bán đi mà sống. Cô phải tìm việc gì lương thiện làm qua ngày mới được.
Uể oải ngồi dậy, Hoài Khanh với tay lấy cái túi xách rồi xuống nhà dắt xe đạp ra. Cô chua chát nhớ lời Bạch Yến khi nó đọc các trang quảng cáo trên báo.
Yến bảo thời này người ta cần tuyển nhiều tiếp viên nhà hàng quá. Bọn con gái không cần bằng cấp vẫn dễ dàng kiếm ra chỗ làm. Lúc ấy Hoài Khanh chỉ vô tư cười. Sao bây giờ cô thấy nặng nề dữ vậy?
Ghé sạp báo mua tờ tuổi Trẻ, cô bắt đầu dò mục "trên đường tìm việc, cơ hội nghề nghiệp học hành" và thấy mình khó lọt vào. Chỗ nào ngoài chỗ "cần tuyển nữ phục vụ bàn, tuổi từ mười tám đến hai lăm. Ngoại hình khá lương cao ". Thế mới biết năm thứ hai đại học chưa là gì ghê gớm để có thể tìm một chỗ làm tương đối như ý muốn.
Xếp tờ báo cho vào giỏ xe, Khanh đạp tới trung Tâm Lao Động Trẻ của Thành Đoàn. Qua một loạt tiếp xúc tìm hiểu, Khanh chán nản đăng ký vào khâu "cần Lao động giúp việc nhà "...Cô nghĩ cứ xin hờ việc này, trong khi chờ đợi co sẽ tìm việc khác phù hợp với mình hơn.
Bụng sôi lên vì đói, Khanh gắng sức đạp xe về. Ngang Đại Học Kinh Tế, cô thấy mắt cay xè. Có lẽ phải giả từ giảng đường thôi. Từ giờ trở đi cô phải đối diện với cuộc sống khắc nghiệt một mình. Chưa bao giờ như bây giờ, cô thấy bơ vơ lạc lõng thế này.
Bất chợt Khanh buộtt miệng gọi: mẹ ơi, rồi thút thít khóc. Con bé bướng bỉnh trong cô biến đâu mất, thay vào đó một con nhóc yếu đuối đơn côi đang lặng lẽ gạt giọt nước mắt hiếm hoi trên má.
Mím môi lại, Khanh cong lưng đạp xe. Từ khi mẹ chết tới giờ, đây là lần đầu cô khóc. Sau một thoáng yếu đuối của nhi nữ thường tình, nhất định cô phải vững vàng hơn mới được.
Mở cổng rào vào sân, Khanh nhận ra nhà khoa của ngoài. Vậy mọi nguoi đã đi đâu hết. Thế cũng tốt. Cô sẽ được yên ổn một mình để suy gẫm chuyện đời.
Lục trong túi xách ra cái chìa, cô loay hoay tra vào ổ và sửng sốt khi thấy ống khoá đã bị đổi. Giận đến run người, Khanh ngồi phịch xuống thềm nhà.
Dì Ninh và Lan Chi đối xử cạn tàu ráo máng đến thế là cùng. Họ muốn cô đi vào con đường họ đã vạch ra nhằm thủ lợi. Thật không có gì bỉ ổi, đê tiện hơn.
Trời bắt đầu tối, Khanh đi ra đầu ngõ mua bánh mì...gậm đỡ. Trở về nhà, co hết hồn khi thấy có ba thanh niên đi hai xe phân khối lớn ngừng ngay cổng. Chỉ cần nhìn thoáng qua, cô đã nhận ra một trong ba người là gã chim cò, dầu bữa nay gã chơi nguyên bộ jean đen trông thật hắc ám.
Gã ta cười rất đểu:
- Vào nhà không được hả Khanh?
Hoài Khanh làm thinh cắn miếng bánh mì. Gã lại nói:
- Người ta đối sử như thế thì ở đây làm quái gì. Má Liễu đã dọn sẵn cho em một căn phòng máy lạnh hẳn hoi. Đẹp cỡ em ở những nơi sang trọng mới xứng chứ.
Liếc gã chim cò một cái sắc hơn dao, Khanh đẩy cửa bước vào sân. Gã tỉnh bơ bước theo sau miệng lãi nhãi:
- Nghe đâu bà dì em thua bài mấy chục triệu nen phải vay nóng bọn mặt rô. Tụi nó đòi quá bả đành nhờ tới má Liễu. Dì em đã nhận tiền rồi, em chạy đằng trời cũng không thoát đâu. Chịu khó ngoan một chút, đời sẽ mau lên hương.
Khanh nghiến răng:
- Đi khỏi đây ngay, tôi la bây giờ.
Gã chim cò cười toe:
- Muốn la thì cứ việc. Bọn anh tới thăm nom em, có phạm pháp đâu mà sợ. Chỉ lo tối nay em không chỗ nương thân. Lúc ãy nhớ đừng vừa khóc vừa hát "Đi về đâu hỡi em khi trong lòng khong chút nắng" nghen!
Leo lên sau lưng một gã đeo bông. Hắn ngoắt tay:
- Khuya khuya một tý bọn anh sẽ trớ lại thăm chừng. Bây giờ...bai nha cưng.
Hoài Khanh vội chốt cổng lại. Vậy là rõ rồi. Dì Ninh và bọn này thông đồng với nhau. Lắc lắc cái khoá với vòng xích sắt vòng qua cửa nhà trong, khanh tức đến nghẹn thở.
Co phải làm gì đây? nếu nhờ người mở khoá rồi vào nhà chưa chắc đã an toàn. Lỡ giữa khuya bọn chúng kéo tới, xông vô, cô nhắm chống đỡ nổi không?
Miệng Khanh bỗng đắng nghét. Cô tưởng tượng đến nhiều tình huống rồi khổ sở nhìn quanh. Ở xóm này nhà ai nấy ở. Muốn yen thân chắc phải bỏ đi. Nhưng đi đâu? chẳng lẻ lại đến nhà Bạch Yến, khi sáng này bà Ninh đã điện thoại tới mắng nhiếc dì Lệ, mẹ con bé hết lời.
Chống tay dưới cằm, Hoài Khanh lo lắng nhìn ra khi nghe tiếng xe dừng trước cổng. Bọn chúng quay lại rồi sao? Tim đập nhanh, cô nép vào tường run rẩy. Ngay lúc ấy co nhận ra dáng dong dỏng của Nam. Đúng là Nam rồi. Anh đang lóng ngóng nhìn vào và thất vọng quay đi vì thấy nhà tối đen.
Như người đắm tàu vớ được phao, Hoài Khanh chạy bổ ra cổng gọi to:
- Anh Nam!
Vừa gọi cô vừa vội vàng mở cổng. Nam nhìn cô đầy ngạc nhiên:
- Sao lại ngồi một mình trong sân tối om vậy?
Hoai Khanh đành nói thật:
- Em không có chìa khóa
Nam cười:
- Làm mất rồi phải không?
Thấy cô cúi đầu rầu rĩ, Nam hỏi tới:
- Có chuyện gì thế?
-.......
- Sao hôm qua lại tránh anh? Ngồi cả buổi với Lan Chi, anh vừa buồn vừa giận, nhưng không thể không nhớ đến em.
Khanh tránh đôi mắt da diết của Nam. Nếu bình thường nhu mọi ngày, chắc cô đã nghĩ ra vài câu nhí nhố để chọc quê anh rồi. Khổ nổi hôm nay tâm thần hỗn loạn, Khanh không còn đầu óa để đùa. Thái độ của cô làm Nam hiểu lầm. Anh tưởng cô đang cảm động vì những lời như trút hết lòng ra của mình, nên ngồi kế Khanh bên thềm và nói tiếp:
- Hoài Khanh! Anh cần em chớ không phải là Lan Chi.
Khanh nhăn mặt làm thinh. Cô đang rầu nẫu ruột mà Nam chẳng hiểu gì hết. Anh tỏ tình vào lúc này đúng là không hợp chút nào.
Máu nghịch ngợm của Khanh chợt bốc lên, cô nghiêm nghị tằng hắng:
- Em cũng cần anh...
- Thật không?
Khanh chớp mắt. Cô thấy mình ác khi bắt gặp cái nhìn chờ đợi của Nam.
Cắn nhẹ môi co bối rối nói đại:
- Thật. Em đang cần anh giúp em một việc.
Nam hơi hững, nhưng anh vẫn mau mắn:
- Việc gì? em nói đi.
Hoài Khanh ngần ngừ:
- Anh tìm hộ em một chỗ ở được không?
Nam có vẻ ngạc nhiên:
- Chỗ ở à! được chứ! Nhưng em tìm cho ai?
- Cho em
Nam hỏi:
- Chừng nào em ở?
- Ngay bây giờ. Anh thấy đó. Em bị nhốt chớ không phải mất chìa khóa.
Nam nhíu mày:
- Chuyện gì vậy?
Hoài Khanh thở dài:
- Anh đừng hỏi mà!
Ngập ngừng vài giây Nam hỏi:
- Bà ấy đuổi em à?
Hoài Khanh gượng cười. Cô không biết sẽ giải thích sao với Nam khi trong thâm tâm cô chưa khi nào xem Nam là chỗ dựa, là người thân thiết đế thổ lộ hết mọi suy nghĩ của mình. Khổ nổi đúng lúc cô cần được che chở giúp đỡ thì Nam lại xuất hiện.
Giọng anh đầy xúc động:
- Phải vì anh không?
Khanh lắc đầu, cô chưa kịp nói lời nào đã nghe tiếng xe dừng trước nhà.
Gã chim cò ngất ngưởng bước vào sân:
- Ái cha! Anh mới đi một xíu em đã có thằng khác rồi. Giỏi thật đó!
Nam nhíu mày:
- Anh nói gì lạ vậy?
Phớt lờ như không nghe những lời Nam, gã oang oang mồm:
- Hạng công tử bột này chẳng được mấy đồng đâu. Nếu thức thời theo anh về với má Liễu. Chỗ má toàn dân sộp, chơi xế hộp đời mới, chi toàn không hà. Nào đi không, anh chở?
Trấn tĩnh lại, Hoài Khanh đanh giọng:
- Đây là tổ trưởng dân phố. Ảnh tới giúp tôi mở cửa. Anh nói bậy coi chừng đó!
- Chà! Tổ trưởng dân phố sao trông...sửa quá vậy cà?
Nam lạnh lùng nhấn mạnh từng tiếng:
- Yêu cầu anh bước ra khỏi nơi đây
Gã chim cò hất hàm:
- Làm đách gì hách thế? Tôi là chổ quen biết với gia đình, dì Ninh nhờ tôi đem chìa khóa tới cho em Khanh, và trông nom em ấy lúc đêm hôm ở nhà một mình. Tí nữa tôi quay lại mà còn thấy anh tổ trưởng chàng ràng ve vãn con bé là đổ máu đó.
Dứt lời gã nghênh ngang bước tới mở cửa rồi đi một mạch. Ra tới cổng, gã vọng vào:
- Tạm thời anh giữ chìa khóa nhà em. Tí nữa mình gặp lại.
Gã vừa vọt xe đi, Nam hỏi ngay:
- Ai vậy Hoài Khanh?
Cô lắc đầu rầu rĩ. Nam ngồi xuống thềm kế bên Khanh giọng vỗ về:
- Rõ ràng em đang gặp rắc rối, sao lại giấu? Nói ra biết đâu anh giúp được.
Hoài Khanh nói vòng vo:
- Em phải rời đây mới yên thân. Tối nay dì Ninh và Lan Chi đều đi vắng. Em không dám ở nhà một mình giống chú nhóc trong phim đâu.
- Nhưng tại sao...
- Anh đừng hỏi nữa. Tìm chỗ cho em ngay bây giờ được không?
Nam nhíu mày:
- Em tới nhà Bạch Yến đỡ đêm nay nha?
Hoài Khanh lắc đầu:
- Khong được! Đêm qua em đã ở đó, dì Ninh biết nên điện thoại tới nói nặng mẹ Bạch Yến. Tối nay em phải đến nơi khác, nếu không dì tìm ra thì khổ lắm!
Nam bất ngờ nắm tay cô, giọng tha thiết:
- Cho anh biết chuyen gì xảy ra nếu em tin anh.
Hoài Khanh lúng túng trước cử chỉ thân mật đột xuất của Nam, cô rút tay về nhưng không được vì Nam giữ quá chặt.
Khanh nuốt tiếng thở dài, để mặc anh bóp nhẹ những ngón tay mình. Nhờ vả người ta thì đành chịu lép vế một tí. Dầu sao Nam cũng tốt. Ngoài anh ra, lúc này cô đâu dám bám víu vào ai được. Vả lại, Nam đang đeo cô mà.
Bứt rứt lẫn xấu hổ vì những điều nghĩ trong đầu, Hoài Khanh rút tay lại. Cô bỗng thấy mình ty tiện khi dùng tình cảm để lợi dụng người khác.
Nam có vẻ buồn:
- Khanh không tin anh sao?
- Em tin. Thật mà..
- Vậy được rồi! Em đến nhà anh ở đi.
Tròn mắ''t nhìn Nam, Khanh ấp úng:
- Ở nhà anh à! đâu có tiện.
Nam thản nhiên:
- Tiện chứ! Vì lúc nào em cũng kế bên, anh khỏi phải lo không được thấy em nữa.
Khanh ngập ngừng:
- Anh Không cần biết em bỏ nhà đi vì lý do gì à?
Giọng Nam tự tin:
- Có lẽ là một phần vì anh. Dì Ninh đâu thích anh đến nhà tìm em. Điều này thật bất công khi anh chưa hề hứa hẹn gì với Lan Chi hết.
Hoài Khanh ngồi bó gối. Suy nghĩ một hồi cô mới lên tiếng:
- Em phải nói rõ với anh hai vấn đề.
Nam khoát tay:
- Chuyện gì đến nhà anh rồi nói. Anh sống một mình, nhà lại có nhiều phòng. Em khong phải ngại gì hết nếu đã tin anh.
Khanh đứng dậy:
- Anh đợi em một chút.
Bỏ mặc Nam ngồi dưới thềm nhà, cô lật đật chạy lên gác dồn hết quần áo vào vali rồi vội vã chạy trở xuống
- Mình đi được rồi!
Khanh khép hờ cửa lại và dắt xe đạp ra. Nam kêu lên:
- Đem theo cả nó nữa à?
- Đó là tài sản duy nhất của em. Thiếu nó khác nào thiếu chân.
Nam mỉm cười đỡ lấy cái vali:
- Sau này anh sẽ không để em đi xe đạp nữa đâu.
Vờ không nghe lời anh vừa nói, Khanh im lặng bên anh. Có lẽ đây là lần đầu cô không khó chịu khi bị Nam kè theo thế này, trái lại co thấy an tâm. Chẳng hiểu Nam đang nghĩ gì khi cô dễ dàng bỏ nhà theo anh như vầy.
Khanh suy tính lại vẫn thấy tới nhà Nam đêm nay là chuyện bắt buộc, vì không còn chỗ nào cho cô dung thân. Khi tìm được việc làm, Khanh sẽ rời khỏi nhà anh ngay. Cô đâu thể bị ràng buộc bởi một người cô không có tình ý gì đặc biệt hơn tình bạn.
Đang suy nghĩ lung tung, Khanh bỗng nghe Nam hỏi:
- Làm gì mà im lặng khác thường ngày vậy? Không tò mò thắc mắc xem nhà anh ra sao à?
Khanh gượng cười:
- Thú thật em không còn tâm trí để thắc mắc bất cứ chuyện gì ngoài chuyện tại sao mình khổ như vầy.
Giọng Nam dịu dàng:
- Vậy tại sao? em nói đi!
Hoài Khanh trầm ngâm:
- Mấy tháng rồi ba em không gửi tiền về nữa. Công việc bên ấy nặng nhọc qúa, ba đã trốn khỏi sở làm. Hiện nay ông thất nghiệp và đang sống rất khổ nơi xứ lạ quê người.
- Chính vì vậy mà bà ta đuổi em à?
Nhếch môi đầy chua chát, Khanh nói:
- Bà ấy không đuổi mà gạt em vào làm cho một mụ tú bà. Tối hôm qua em ngốc nghếch theo dì Ninh tới chỗ ấy. Khi biết chuyện em chạy một mạch ra nhà Bạch Yến. Sáng dì Ninh điện thoại sang hăm dọa và bắt em về. Dì ấy dụ ngon dỗ ngọt đủ điều, nhưng em không chịu. Thế là tối nay dì cho em ở ngoài sân với mục đích để bọn ma cô tới đe dọa. Cũng may anh lại đến, nếy không em chẳng biết đời mình sẽ ra sao.
Nam đập mạnh tay lên đùi:
- Không ngờ bà ấy lại tàn nhẫn tới như vậy. Hừ! đúng là...Bề ngoài thơn thớt nói cười. Anh thấy ớn miệng lưỡi ngọt như đường của bả quá.
Hoài Khanh dè dặt:
- Em sợ dì Ninh và bọn lưu manh hồi nãy làm phiền anh đó!
Nam bật cười:
- Anh đố họ dám.
Thấy Nam ngừng xe trước một biệt thự xinh xắn. Khanh tròn mắt:
- Nhà anh đây à?
Nam tủm tỉm:
- Không! đó là nơi em ở đêm nay.
Dứt lời anh nhảy xuống xe và đưa tay bấm chuông.
Hoài Khanh khong ngờ Nam sống trong ngôi nhà đẹp thế này. Trước đây cô từng nghe Lan Chi khoe Nam là con út một gia đình giàu có ở miền Trung. Lúc đó Khanh không quan tâm đến anh. Nhưng bây giờ khác rồi. Khanh không những phải quan tâm mà còn rất quan tâm đến anh vì anh có ảnh hưởng trực tiếp đến cô.
Cánh cổng sắt nặng nề, to tướng hé mở. Môt người đàn bà đứng tuổi tò mò nhìn cô với cặp mắt khó chịu nhiều hơn chào đón. Cái nhìn khinh khỉnh của bà ta làm Khanh tủi thân ghê gớm.
Nam hùng hồn ra lệnh:
- Dì Năm dắt xe đạp của cô Khanh vào dùm tôi.
Bà Năm vội dành lấy ghi đông xe. Giọng Nam lại quyền hành vang lên:
- Cô Khanh là bạn rất thân của tôi. Bắt đầu hôm nay cô ấy sẽ ở đây. Dì phải lo cho cô Khanh như lo cho tôi vậy. Bây giờ dì lên lầu dọn căm phòng sát cầu thang cho cô ấy. Nhanh nhanh lên!
Thấy người đàn bà xụ mặt, Khanh vội nói:
- Em tự dọn được mà!
Nam gạt ngang:
- Ai lại để công chúa của mình làm thế.
- Nhưng...nhưng như vậy phiền lắm. Em thấy ngại
Đẩy cửa mời Khanh vào fòng khách, Nam cười:
- Đó là bổn phận của họ, sao lại ngại? Người nào việc nấy chứ!
Khanh hóm hỉnh:
- Thế việc của anh là gì?
Nam hơi tự phụ:
- Là làm cậu chủ và bây giờ phải làm vừa lòng công chúa.
Khanh kêu lên:
- Em khong phải công chúa nha!
- Vậy thì là Khanh, Ái Khanh của trẫm được không?
Hoài Khanh phụng phịu ngồi xuống salon màu tím than trong tiếng cười thích thú của Nam. Lần này cô đành thua anh. Để tránh cú quê độ đầu tiên, Khanh vờ chăm chú quan sát xung quanh.
Nhà của Nam đúng là sang trọng. Nội phần trang trí phòng khách đã thể hiện sự giàu có đó. Cô thích thú nhìn chùm đèn pha lê treo trên trần:
- Đẹp thật! y như trong các lâu đài bên Tây.
Nam cười:
- Thì của Tây mà sao lại không giống! Anh Hai của anh gởi mang từ Pháp về đó!
Hoài Khanh vờ le lưỡi khâm phục. Cô dán mắt vào vô số các bức tranh treo trên tường. Dù không hiểu ý nghĩa của những đường nét, màu sắc lộn xộn trong tranh nhưng Khanh vẫn nhận ra chúng làm khoảng không trong phòng sống động hơn rất nhiều. Cô chợt chú ý đến một cái kệ gỗ sạch bóng đựng nhiều pho tượng, chén đĩa, độc bình cổ.
Khanh tò mò:
- Anh chơi tranh và siêu tầm cả đồ cổ à?
Nam nhún vai:
- Anh đâu phải là cụ non. Mấy món cổ lỗ này của ông anh lẩm cẩm của anh đấy chứ.
Vừa nói Nam vừa bước đến dàn Compac mở nhạc. Hoài Khanh thấy thật dễ chịu khi trong phòng vang lên bài nhạc không lời cô yêu thích. Lúc này cô mới nhìn thấy cái quầy rượu nhỏ kê gần đó.
Khanh buột miệng:
- Có cả...bar rượu trong nhà à?
Nam nói:
- Thì bày ra cho đúng model thời thượng với thiên hạ vậy mà!
Khanh nháy mắt hóm hỉnh:
- Chắc quầy rượu này cũng của ông anh cổ lỗ đó?
Nam bình thản:
- Em đoán đúng phóc. Ngôi nhà này do anh Hai thiết kế. Anh chỉ có bổn phận làm cậu chủ thôi!
Hoài Khanh lo lắng:
- Vậy anh Hai đâu? Lỡ ảnh không đồng ý cho em ở đây thì sao?
Nam xua tay:
- Ảnh ở Ninh Thuận. Thỉnh thoảng mới vào Sài Gòn. Nhà này rộng thênh thang, em cứ an tâm...tạm trú tới bao lâu tùy thích và đừng nghĩ tới ông ta làm chi. Anh lớn rồi muốn làm gì chẳng được.
Hoài Khanh nghiêm nghị:
- Em khong làm phiền anh lâu đâu.
Mắt Nam đắm đuối:
- Đừng nói vậy. Khi đến đây, em đã mang niềm vui lẫn hạnh phúc đến.
Khanh lảng sang chuyện khác:
- Chắc dì Năm lo cơm nước cho anh?
- Dì ấy lo tất cả mọi chuyện trong nhà. Anh Hai đưa dì từ quê ra để quản lý anh. Em nghĩ có buồn cười không?
- Điều ấy đúng thôi. Ngày mai em sẽ phụ dì Năm đi chợ nấu cơm.
Nam nhíu mày:
- Còn chuyện học hành. Em định bỏ à?
Hoài Khanh cắn môi:
- Chớ biết sao hơn.
Ngồi xuống kế bên cô, Nam thì thầm:
- Hãy để anh lo cho em. Bỏ học giữa chừng uổng lắm!
Hoài Khanh nói nhanh:
- Em cần một chỗ làm. Anh tìm giúp em được không?
Nam xoa cằm:
- Chuyện đó thì dễ rồi. Nhưng anh không muốn em đi làm. Em cần tiếp tục học. Hiểu chưa?
Hoài Khanh đứng phắt dậy:
- Em không thích nguoi khác quyết định cuộc đời mình. Xin lỗi! Em sẽ đi, nếu anh ép em.
Nam hốt hoảng nắm vai cô giữ lại:
- Em đi đâu? bộ giận anh sao? Anh vì lo cho em mới nói thế. Lẽ nào Khanh không hiểu anh.
Nhìn gương mặt thảm thương của Nam, cô trầm giọng:
- Em hiểu.
Hai người ngồi trong im lặng. Ngay lúc Nam sắp nói tiếp thì Khanh nghe giọng bà Năm lạnh tanh vang lên:
- Phòng dọn xong rồi cậu ba.
Hoài Khanh vội nói:
- Em xin phép về phòng
- Nam gật đầu. Anh xách vali đi trước. Cô lẽo đẽo theo sau. Căn phòng dành cho cô nhỏ, nhưng khá xinh
Quay một vòng Khanh reo lên:
- Dễ thương quá!
- Nhưng còn thiếu nhiều thứ lắm! Anh sẽ sắm cho em. bây giờ đừng nghĩ ngợi gì hết. Ngủ đi cho khỏe.
Tiễn Nam ra tới cửa, Hoài Khanh cong môi:
- Em cám ơn anh nhiều thật nhiều.
Nam xa xôi:
- Cái anh đợi ở em không phải là lời cám ơn.
Khanh nghiêng nghiên đầu:
- Vậy là cái gì? Em không biết rồi đó!
Dứt lời cô mỉm cười và đóng cửa. Còn lại một mình ở một nơi hoàn toàn lạ, Khanh co ro ngồi xuống giường và cố xua đi những ý nghĩ lẩn quẩn trong đầu. Cô tự hỏi không biết ngày mai của mình sẽ ra sao? phải sống nhờ vào Nam bao lâu nữa.
Nghĩ mãi cũng chả giải quyết được gì. Khanh xoay người và nằm úp mặt xuống gối.
o0o
Vừa nhón một múi mít bỏ vào miệng, Bạch Yến vừa tuyên bố:
- Nếu không yêu Nam mày không nên ở nhà hắn nữa.
Khanh nhăn nhó:
- Ai chẳng biết thế. Nhưng tao sẽ ở đâu đây khi hổm rày bà Ninh vẫn... canh me nhà mày.
- Yến chép miệng:
- Có đụng chuyện mới lòi con người thật của bà Ninh ra. Bả chửi ngọt không thua lúc bả đưa đẩy chuyện trò. Độc nhất là chuyện bả vu khống mày ăn cắp vàng đi theo trai. Trong lớp nhiều đứa đi theo hỏi, tao có giải thích nhưng chả biết tụi nó tin tao hay tin bà Ninh.
Môi Khanh nhếch lên:
- Chắc là tin bả. Vì trước đây tụi nó đến nhà chơi, dì Ninh lúc nào cũng ngọt ngào vui vẻ. Tao bị cú này đau thật! Chả lẽ đưa ra công an phường để thưa chứ! Mà thưa được ai khi chuyện bả dụ tao vào làm cho mụ Liễu không có bằng chứng, ngược lại chuyện tao bỏ đi ai cũng thấy.
Bạch Yến nhún vai. Con bé lấy trong ba lô ra một cuộn tiền:
- Mẹ tao bảo đưa mày.
Khanh xua tay:
- Tao không lấy đâu
- Bạch Yến trừng mắt:
- Vừa phải thôi mày. Với tao mà cũng sĩ diện rởm nữa à?
Hoài Khanh nói:
- Cái tao cần bây giờ là việc làm. Mấy hôm nay chạy lung tung vẫn không tìm ra. Khó quá! Tao có nhờ Nam, nhưng ảnh cũng bó tay.
Bạch Yến trề môi:
- Ngu sao mà Nam kiếm việc cho mày? Hắn phải tìm cách để mày lệ thuộc hoàn toàn vào hắn chứ! Đời này chả ai bỏ ra mà không thu lại đâu. Mày liệu hồn đó! Mắc câu rồi thì khỏi thoát.
- Đừng hù tao nữa được không?
- Mày có biết sợ đâu mà hù.
Hoài Khanh rầu rĩ:
- Lần này sắp...tiêu rồi sao lại không sợ.
Bạch Yến hất hàm:
- Mày còn đủ mắt mũi tay chân, đâu có dễ chết. Làm gì thê thảm vậy? Tao không tin đứa ngồi trước mặt mình là Hoài Khanh yêu quái, chuyên gia quậy rối.
Thấy Khanh im lặng, Yến hạ giọng:
- Nè! Chơi thêm vài hũ yaourt nhen?
Khanh lắc đầu:
- Thôi! Hổm rày tao chua quá rồi, ăn làm chi nữa.
- Vậy bây giờ nói chuyện nghiêm túc. Mày định tìm việc gì để làm?
Khanh uể oải:
- Việc gì cũng được. Thượ.ng vàng hạ cám, miễn sao không bán rẻ nhân phẩm, bôi nhọ tư cách con người.
- Ngập ngừng một chút Bạch Yến buột miệng:
- Giữ trẻ được không?
- Giữ trẻ hả? Bộ mày quen ai cần giữ trẻ hả?
- Tao không quen nhưng biết có người đang cần...vú em.
Khanh băn khoăn:
- Ai cũng nói tao như con trai, mày nhắm thử xem tao làm vú em được không?
Bạch Yến nheo nheo mắt:
- Những lúc rầu rĩ thế này, mày cũng giống bà lão lẩm cẩm, chắc giữ con nít đuoc mà!
Hoài Khanh thở dài:
- Bụng đói đầu gối phải bò. Tao đành liều một phen. Giữ cọp cũng phải chịu, huống hồ chi giữ con nít.
Bạch Yến chớp mắt. Cô thấy tội Khanh quá. Phải chi hoàn cảnh gia đình cô thoải mái một chút chắc chắn mẹ cô đã để Khanh về ở chung rồi. Khổ là Yến sống...ké với bà nội, ba mẹ cô không có quyền hành gì trong nhà, bà nội lại rất khó tính. Vừa rồi Yến...chứa Khanh một đêm, tới sáng bà Ninh gọi điện thoại đến hăm he, mắng nhiếc là ba mẹ và cô đã bị bà nội rầy. Bây giờ dù thương bạn cách mấy. Yến cũng...không dám đâu!
Bạch Yến an ủi:
- Ráng chịu đựng một thời gian đi. Đến lúc ba mày gửi tiền về thì đâu lại vào đó. Đừng thèm buồn nữa!
Hoài Khanh thản nhiên:
- Tao đâu có buồn. Chừng nào tao bắt đầu làm chị vú đây?
- Ngày mai được không?
Khanh gật đầu:
- Càng sớm càng tốt. Thú thật tao sợ mềm lòng trước tình cảm của Nam lắm!
Bạch Yến lém lỉnh:
- Tao cứ tưởng tim mày bằng inox chứ. Nè hắn đã...mị..mi mày cái nào chưa?
Mặt Khanh đỏ ửng lên:
- Mày chỉ giỏi nói bậy.
- Nhưng bậy đâu có nghĩa là sai. Hai đứa bây yêu nhau cũng xứng chứ bộ. Mày xinh gái, Nam lại có tài.
- Xì, ông ấy mà tài gì.
Bạch Yến tủm tỉm:
- Tài theo ý tao nghĩa là tiền ấy. Trai có tiền, gái có sắc là ăn rơ rồi. Huống hồ chi Nam đang mê mày chết mệt.
Hoài KHanh hất hàm:
- Mày xúi tao đấy à đồ...phù thủy?
Yến cười hì hì:
- Đâu có! Tao chỉ đặt ra vấnn đề để mày suy nghĩ thôi!
Khanh bĩu môi bưng ly sinh tố lên và chu miệng hút một hơi dài. Nước đá xay nhuyễn và vị chua của mãng cầu làm cô nghẹt cứng mũi, nhung Khanh vẫn cố...đá Yến một cái:
- Tao nghĩ kỹ rồi và thấy nhường Nam cho mày là thượng sách. Nói xong cô và Yến cũng cười ngặt nghẽo, Yến nhìn đồng hồ rồi chặc lưỡi:
- Tao phải đi rước nội. Ngày mai tan trường tao sẽ đưa mày tới chỗ cần vú em. À, mẹ bảo tao dặn mày ở một mình phải cẩn thận, không được nhẹ dạ dễ tin, nhất là tin đàn ông. (nghe đến câu này làm Kiến Gầy tui bùn 5 phút).
Hoài Khanh chớp mắt liên tục:
- Tao biết rồi mà. Bảo dì Lệ khỏi lo, tao không ngốc đâu.
Bạch Yến tiếp tục lải nhải:
- Người già vẫn nói khôn ba năm....
- Tao biết mà. Chỉ cần dại một giây cũng đủ chết. Chậc! Mày còn lẩm cẩm hơn cả người già.
Yến có vẻ dỗi:
- Vậy tao chả thèm nói nữa. Lúc đó đừng than không co ai quan tâm nha!
Hai người ra khỏi quán, Khanh chẳng vội vàng gì, cô đạp xe từ từ và nghĩ ngợi mông lung. Giờ này Nam đi học chưa về. Trong nhà chỉ còn bà Năm. Khanh ớn đôi mắt chăm bẵm lừ lừ giống mắt cú vọ của bà ta. Lúc nào bả cũng canh chừng cô như canh chừng kẻ trộm. Nhất là lúc có một mình, buồn buồn Khanh đi dạo quanh các phòng có nhiều tranh và đồ cổ. Bà Năm kè kè một bên. Chắc bà ta sợ cô... chôm một món quý giá nào đó. Mà nhà Nam thì từ cây kiểng ngoài vườn đến cái ky thủy tinh đều có giá, nhắm bà ta canh được không một khi cô đã có ý tham. Bất giác Khanh nhếch môi chua chát.
Thật không gì khổ hơn phận ăn nhờ ở đậu. Dù Nam tốt và yêu cô đến đâu, Khanh vẫn mặc cảm. Cô không muốn mắc nợ anh nhiều hơn nữa. Nợ tình cảm thì chỉ trả bằng tình cảm mà Khanh khong muốn đùa cợt với tình yêu.
Thở dài chán nản, Khanh đưa tay bấm chuông. Cô có cố đạp xe chậm tới đâu thì cũng tới lúc về nhà. Điều cần thiết lúc này là ráng nhịn, dầu bà Năm kiếm chuyện cỡ nào đi chăng nữa.
Đóng cổng đánh rầm, bà Năm vừa đi vừa ngúng nguẩy nói trỏng:
- Thính mũi thật. Cứ đánh hơi tới giờ cơm là mò về.
Khanh mĩm môi lại. Cô phải nén tự ái đến bao lâu nữa? Từ hôm về đây đến giờ Khanh luôn im lặng trước mọi lời móc ngoáng, chì chiết của bà sồn sồn không chồng khó chịu này, Có lẽ bà tưởng cô sợ nên được nước làm tới. Bà ta đâu được phép làm thế với bạn của chủ mình. Còn Khanh, sợ gì mà không đốp chát lại. Linh tính cho thấy bà Năm là hạng giỏi ăn hiếp người hiền...dữ như Khanh ngu sao để bà ấy bắt nạt.
Kể từ giờ phút này cô nên đổi cách đối xử với bà ta tốt hơn là đà nhịn nhục từ lâu nay.
Vờ như không nghe những lời châm chọc vừa rồi, Hoài Khanh dựng cái xe cà tàng kế chậu mai chiếu thủy mà bà Năm khoe là giá cả mấy chục triệu, rồi vào phòng khách mở to nhạc.
Nằm trên salon, hai chân gác lên bàn, Khanh tha hồ nhịp theo điệu Ráp dồn dập muốn đứt hơi.
Từ ngoài chạy xồng xộc vào, bà Năm nhào tới tắt máy và gào lên:
- Ai cho phép cô đụng tới đồ đạc trong nhà này? Nè! Nghe đây, cô chỉ có quyền xài đồ phòng mình thôi.
Hơi nhổm dậy, Hoài Khanh làm mặt ngầu:
- Mở nhạc cho tôi ngay!
Bất ngờ vì thái độ của cô, bà Năm ngớ ra, Khanh dằn tiếp một câu:
- Dì nói những gì nãy giờ thì nhớ. Tôi sẽ kể lại hết với anh Nam coi ảnh có mời dì về Ninh Thuận ở không cho biết.
Bà Năm hậm hực mở hết volume. Căn phòng máy lạnh như muốn nổ tung theo nhạc. Khanh không thèm tắt máy, cô vào bếp gom hết quần áo của Nam trên sài đem đi ủi. Đây là cách duy nhất cô...trả ơn anh, và công việc này cũng giúp Khanh thanh thản đôi chút khi nghĩ mình không ăn không ngồi rồi. Khổ nỗi Nam lại tưởng cô yêu nên chăm sóc anh. Đã nhiều lần Khanh muốn nói rạch ròi tình cảm của cô, nhưng khong biết phải mở miệng thế nào cho đừng tổn thương đến Nam.
Bạch Yến tránh cô lập lờ. Sao Khanh ghét cái từ mang tính xảo trá ấy thế! Thật ra cô có lập lờ không? Mà yêu là thế nào nhỉ? Cô có yêu Nam chưa khi thấy nhớ, thấy vắng lúc anh không ở kế bên, rồi lại thấy hạnh phúc khi được anh ân cần lo lắng từng tý mộtt.
Ôi trái tim Khanh sao dễ xao động thế này. Lẽ nào người ta dễ dàng yêu một nguoi chỉ vì chịu sự chăm sóc của họ? Cô không hiểu được chính mình nữa rồi. Sao lại thế nhỉ?
Khanh bỗng bối rối khi nghe tiếng Khanh rộn ràng huýt gió. Cô chưa kịp định thần thì anh đã ào tới giằng lấy cái bàn ủi:
- Anh đã bảo chuyện này của dì năm mà!
Khanh cong môi lên:
- Nhưng em thích làm thì sao?
Giọng Nam nhẹ tênh bên tai cô:
- Thì anh thấy hạnh phúc chứ sao
Mặt Khanh chợt ửng đỏ. Cô không chối là mình thích nghe Nam vỗ về bằng những lời êm dịu. Nhỏ Yến từng dặn. "Mật ngọt chết ruồi". Lúc đó Khanh đã cầu nhàu bảo rằng cô không phải ruồi...Nhưng phụ nữ còn dễ chết vì mật hơn ruồi. Phải cảng giác ánh mắt luôn luôn hướng về cô với cái nhìn chiêm ngưỡng, si mê xen lẫn khao khát của anh. Ở Nam có nhiều điểm cô chưa hiểu hết, nhưng rõ ràng anh là mẫu đàn ông lý tưởng trong mắt con gái. Giàu có, đẹp trai, khéo ăn nói lại quyến rũ nữa, Lan Chi mê mệt Nam cũng đúng thôi! Riêng Khanh thì sao? Cô tự hào vì anh đeo đuổi mình, nhưng rõ ràng cô cũng...thích anh đấy chứ!
Nam thì thầm âu yếm:
- Trông em kìa mồ hôi ướt cả trán.
Vừa nói anh vừa vuốt những sợi tóc mai và lau nhẹ những giọt mồ hôi trên mặt cô. Tim Khanh đập hối hả. Cô nhẹ đẩy Nam ra, nhưng anh giữ hai vai cô thật chặt...
Khanh thảng thốt:
- Đừng anh! Không khéo cháy áo kìa!
Nâng cằm cô lên, anh cúi xuống, Khanh không cựa quậy được. Khanh hốt hoảng cuống quýt nhưng không tỏ vẻ gì chống đối. Cô nhắm nghiền mắt và thấy như trời đất xoay vòng vòng...Giậtt mình Khanh vội đẩy Nam ra và loạch choạng chạy về phòng.
Đóng sầm cửa lại, cô nhào ken giường nằm ôm lấy gối mặc cho Nam đứng bên ngoài rối rít xin lỗi.
Đưa tay lên chùi môi liên tục, Khanh giận mình quá mức. Sao lại để xảy ra việc nàu chứ! Lỗi tại cô dễ dãi quá! Đàn ông nào không đòi hỏi, lẽ ra Khanh phải phản ứng mạnh liệt ngay khi Nam tỏ thái độ, đằng này cô lại dùng dằng y như đồng ý. Phải chăng cô hư đốn đến mức muốn nếm thử hương vị của nụ hôn.
Không! Không phải thế đâu! Khanh muốn bào chữa cho mình nhưng tìm không ra lý lẽ. Bên ngoài Nam vẫn kiên trì gọi tên cô cùng những lời xin lỗi thống thiết.
Lăn một vòng trên giường, Khanh thở dài não nuột. Xin được việc làm cô sẽ từ biệt Nam, nhưng đến nơi khác Khanh sẽ gặp những ai, họ tốt hay xấu và chuyện gì sẽ xảy đến với cô đây.
Khanh nhắm mắt lại. Ngoài kia Nam bỏ đi rồi. Buổi chiều đang xuống, một ngày sắp tàn và cô không dám hy vọng gì nhiều cho một ngày mới của mình sắp đến.