Chương 9

Buổi thu hoạch nhãn bắt đầu từ sáng sớm và kéo dài cho đến trưa thì nghỉ tay để mọi người ăn cơm, sau đó làm lại đến xế chiều.
Khi Thuý An tắm ra, bàn cơm đã được dì Biên bày xong. Cô định ngồi vào chỗ cạnh nồi cơm thì ngoại ngăn lại. Dì Năm cười nói:
− Hôm nay con khỏi lãnh việc bới cơm.
Trong khi cô còn đang ngạc nhiên vì nhiệm vụ mọi ngày bị dì Biên dành thì ngoại đã dẻ miếng lườn cá bỏ vào chén cô, ngoại nói gọn:
− Lo ăn thôi được rồi. Ăn cho chắc bụng đó.
Dì Biên nháy mắt:
− Hôm nay chắc là An ngủ ngon nhất. Lúc đầu tưởng người thành phố làm không quen ai dè em cũng lanh lẹ chạy đầu này đầu nọ vừa ghi sổ vừa tính toán đến mướt mồ hôi. Giỏi ghê.
Và miếng cơm Thuý An cười:
− Con đâu có giỏi. Con còn không biết cân, cân lộn tùm lum.
Dì Biên chắt lưỡi:
− Thì mới làm chưa quen mà, rồi em cũng làm được hết, đó thấy không, mấy người làm họ khen em còn nhỏ mà giỏi nữa, phải không chị Năm?
Dì Năm mỉm cười xác nhận. Thuý An hơi mắc cỡ với lời khen của dì.
Nhưng quả thật hôm nay cô làm việc rất hăng say. Việc kiểm mấy bao nhãn rồi cân, và cộng sổ không khó, nhưng phải lăng xăng một chút. Vốn không quen vận động, cô chạy tới chạy lui mướt mồ hôi. Lúc đầu cô có lọng cọng một chút nhưng rồi với sự giúp đỡ của mọi người, mọi việc cũng suôn sẻ. Vả lại ngắm những bao nhãn tròn to ngon lành, những nhân công thu hoạch lành nghề, thoăn thoắt khiến cô thích thú đến quên mệt nhọc. Giờ tắm rửa sạch sẽ ngồi ăn cơm cô mới thấy chân tay mỏi nhừ đến rã cả người.
Trong bữa ăn dì Biên kể những chuyện vui nho nhỏ xảy ra ngoài vườn. Ngoại không nói gì nhưng gắp thức ăn cho cô đến mấy lần.
Ăn xong, cô ra ngoài giúp dì Năm cộng sổ sách. Thấy cô che miệng ngáp, dì Năm kéo sổ lại cười:
− Thôi đi ngủ đi, con mệt cả ngày rồi.
Thật sự đuối sức nên khi được cho phép ngủ sớm, cô vào phòng đánh một giấc thật ngon lành. Mãi cho đến khi một tiếng ca trầm trầm buồn buồn lại vẳng đến cô mới mơ màng tỉnh giấc.
Tiếng côn trùng rỉ rả và màn đêm đen kịt ở khe cửa sổ cho cô biết đã khuya lắm rồi. Vẫn còn mỏi người, cô trở mình cố dỗ giấc ngủ.
Nhưng gió đêm âm thanh xào xạc ngoài vườn và giọng ca đâu đây quyện vào nhau thành một thứ âm thanh huyền hoặc kỳ lạ.
“Ơ…hơ….
Đêm nay… ơ… lại giống đêm nào….
Nhấp xong chung rượu… ơ… mà buồn tâm cang”.
Thuý An dụi mắt chợt tỉnh táo. Chà ngâm nga thành câu nữa chứ. Có dàn nhạc tài tử gần đây sao?
Cô ngồi hẳn dậy chân thò xuống giường tìm dép nhưng tai cô vẫn lắng nghe. những lời ca bay theo làn gió đêm thổi tới văng vẳng, lúc thoang thoảng cứ như không, có khi rõ mồn một như người hát đang ở đâu gần đây lắm.
Không trống, không đàn nhưng giọng hát lên bổng xuống trầm thật hay qua. Dì Biên gần đây kể cho cô nghe đủ thứ chuyện về xứ này. Nhưng chuyện nữa đêm có người ngâm nga như thế này thì chưa nhắc đến bao giờ. Sao lại có tiếng ca nghe lạ quá.
“Người sầu … chứ … sao dễ thở than.
Sầu tôi như thể nhang tàn đem khuya”.
Thuý An muốn nín thở lắng nghe. Đúng là tiếng ca ngâm đêm trước rồi. Tiếng ngâm nga khàn kàhn, mang mang, lẫn trong tiếng nỉ non của côn trùng thật hay nhưng nghe sao bùôn thê lương quá.
Người đang ngâm nga ấy ở đâu nhỉ? Tiếng ngâm nga là thực hay mộng? Có phải là có người đang than vãn trong đêm chăng?
Đợi một lúc tiếng ngâm không cất lên nữa, thay vào đó là tiếng sáo. Ồ, tiếng sáo trong đêm du dương theo gió như tỉ tê với một mối tâm sự gì đó.
Thuý An mê mải nghe, cô không biết là mình đã rời giường và men ra bên hiên nhà để nghe rõ hơn tiếng sáo.
Không biết mất bao lâu, tiếng sáo mới lụi tàn trong đêm. Cô còn ngẩn ra với dư âm của nó thì một giọng nhỏ nhẹ vang lên làm cô giật mình quay lại:
− Con làm gì ngoài này?
Ánh trăng sáng cho cô thấy được dáng người lù lù bên thềm nhà là dì Năm Hoa. Dì ngồi bệt bên hiên nhà, chiếc nạng đặt bên cạnh. Thở phào xua đi cơn hoảng sợ vì bất ngờ, cô quên trả lời dì. Đến khi dì hỏi thêm lần nữa, cô mới sực tỉnh đáp:
− Tiếng ai hò ngâm và thổi sáo đánh thức con dậy. Là ai ngâm vậy dì? Ban nhạc tài tử à? Nghe hay quá.
Đôi mày dì Năm nhíu lại với giọng nghiêm trang:
− Con không khoẻ mạnh, sao không ngủ cho đầy giấc, ra đây làm chi sương xuống lạnh bệnh làm sao?
− Tại giọng ngâm đó hay quá nên con mới….
Dì gạt phắt đi:
− Để ý tò mò làm gì, kệ người ta. Khuya rồi con vô ngủ đi.
Thuý An hơi ngạc nhiên nhưng thấy ánh mắt dì nghiêm khắc lạ thường, dì lập lại:
− Mau về phòng đi.
Giọng của dì xem chừng không muốn nghe nằn nì, Thuý An đành phải riu rìu trở vào phòng. Đến cửa phòng mình cô mơ hồ nghe giọng thở dài nho nhỏ đằng sau lưng.
Ồ dì Năm cũng đâu có ngủ. Dì khó ngủ à? Hay dì cũng bị tiếng hát và tiếng sáo kia làm tỉnh giấc?
Trăng đem thật sáng. Mùi hương Ngọc lan cũng nồng nàn.
Cơn mưa nhỏ làm trời chiều sẫm màu sớm hơn thường ngày dù chỉ mới hơn 4 giờ. Tiễn người thầy thuốc đông y ra cổng xong, Thuý An định quay vào thì ct chắc cũng không kém bà ngoại của cô ta bao nhiêu. Bất giác anh hôi nhếch môi cười chế giễu:
− Tôi sai à?
− Sai hoàn toàn – Thuý An khẳng định
− Chỗ nào?
− Chỗ nào cũng sai
− Vậy theo ý em thì sao?
− Trái ngược với anh.
Câu trả lời ngắn ngủi có vẻ ngang ngược của cô khiến anh tức cười. Cô ta trẻ con thật! Anh không hỏi nữa, chỉ nhìn cô chờ đợi.
Và đúng như anh dự đoán, sau một phút im lặng mím môi tỏ ý phản đối, Thuý An ra chiều suy nghĩ một chút rồi tằng hắng lấy giọng ngiêm trang:
− Cach đây không lâu tôi có đọc trong một cuốn sách có viết, “Người Trung hoa có 3 mối lo là: Đa nam đa ưu- Đa thọ đa ưu- và Đa phú đa ưu”. Họ giải thích thế này, “Đa nam đa ưu tức là…
− Có nhiều con trai thì lo – Hai Quang ngắt lời:
− Ủa, anh cũng…Vậy 2 câu kia anh biết luôn rồi à?
Hai Quang châm rãi nói sau khi nhìn Thuý An:
− Là “ sống lâu cũng đáng lo và giàu cũng đáng lo”, phải không?
− Vâng, không sai.
Im lặng hồi lâu, không nghe Thuý An nói gì, Quang nhắc nhẹ:
− Em nói tiếp đi!
− Tự nhiên anh hớt lời băng ngang qua như vậy nên tui… quên mất tiêu rồi.
Nghe giọng vùng vằng giận dỗi của Thuý An, Hai Quang ngạc nhiên quay sang nhìn, trông thấy cô có vẻ lúng túng thật sự nên phì cười:
− Thế em muốn nói gì mà kể ra 3 mối lo của người ở tận bênTàu?
− Thì đâu phải chỉ có người Hoa, người Việt mình cũng có đấy thôi – Thuý An tiếp tục tranh cãi hùng hồn – Ông bà ta cũng từng có câu” ăn cơm với cáy thì ngáy o o, ăn cơm thịt bò thì lo ngay ngáy” đó sao?
Hai Quang vẫn nhìn cô nghiêm chỉnh:
− Sao nữa?
− Như vậy thì xem ra, giàu có cũng chưa hẳn là sung sướng
− Vậy em nói tôi nghe trên đời này ai không thích giàu có?
− Ơ…
− Còn em? Em có thích giàu có không?
− Đương nhiên là thích rồi nhưng ….
Thuý An ngắc ngứ, Hai Quang vẫn tiếp tục đều giọng:
− Hãy cứ nhìn những người giàu có mà xem, trong thiên hạ ai không xuýt xoa, ao ước được như họ, đúng không?
− Nhưng vấn đề là…
− Sao? – Hai Quang nghiêng đầu nhìn cô:
− Là… họ đã làm giàu bằng cách nào cơ. Giàu có bằng cách làm ăn chân chính thì đương nhiên là ai cũng khen ngơi ao ước chư làm giàu bằng những việc phi pháp thì có hay ho gì đâu, không chừng còn rước vạ vào thân.
Thấy Hai Quang vẫn chăm chăm nhìn mình không có ý ngắt lời nên Thuý An cao hứng nói một hơi:
− Tôi thấy anh đã quá quan trọng chuyện làm giàu đến mức khó hiểu. Tạo ra đồng tiền để cuộc sống được thoải mái hơn, vui vẻ hơn thôi, chứ theo tôi thì… tiền… cần thiết thật, quan trọng thật nhưng không ghê gớm đến mức có thể đánh đổi tất cả.
Thấy Hai Quang im lặng có vẻ lắng nghe, cô mạnh dạn nói tiếp một cách hùng hồn:
− Anh cứ cố tình nhấn mạnh cái suy nghĩ lệch lạc ấy làm gì trong khi anh dư hiểu là có những thứ mà đồng tiền không thể nào lay chuyển được:
− Thí dụ?
− Thí dụ như là … tình yêu.
Thấy Quang nhìn mình vẻ giễu cợt, Thuý An nóng bừng mặt:
− Ý tôi là tình yêu thật cơ!
Quang nghiêng đầu nhìn cô mắt hơi nheo lại:
− Em biết gì về một tình yêu chân thật?
− Ơ…
− Em đã yêu bao giờ chưa?
Kiểu hỏi dồn của Quang làm Thuý An lúng túng. Cô không biết phải trả lời thế nào với anh. Nói sao bây giờ nhỉ? Nãy giờ diễn giải có vẻ chắc ăn như bắp mà nói chưa biết yêu ai tin? Còn nếu gật đầu thì sao? Bỗng cô chợt nhớ chuyện giũa cô và Vũ. Thuý An hơi phân vân tự hỏi mình đã yêu chưa. Nếu có thì tại sao từ ngày về quê đến nay mình chẳng thấy nhớ nhung gì cả? Cô nhíu mày lắc đầu, chắc chưa đâu:
− Sao? Chưa à? – Giọng Hai Quang vang lên giễu cợt.
Thuý An bị hỏi bất ngờ nên buột miệng trả lời:
− Sao anh biết?
− Thì em vừa lắc đầu đấy.
Nhận ra mình có vẻ ngớ ngẩn trước anh chàng nhà quê nhưng lý sự này, Thuý An đâm ra bực bội:
− Sao anh lại có cái kiểu nói chuyện như muốn bắt bí người ta thế?
Quang nhướng mắt tỏ vẻ ngạc nhiên:
− Tôi bắt bí em chuyện gì?
− À…
− Thôi mình đừng nói chuyện này nữa – Anh nói vẻ làm hoà – Em không đồng ý với tôi cũng không sao. Mình đi dạo tiếp nhé.
Thuý An lắc đầu:
− Tôi phải về thôi
− Sao vậy? Giận tôi à?
− Giận gì đâu. Chỉ hơi bị cụt hứng chút xíu.
Hai Quang nhìn cô:
− Tôi xin lỗi vì đã để em mất hứng ngắm hoa. Thú thật tôi cũng lấy làm lạ khi nghe em nói những lời khác người như vậy
− Lạ gì? Anh lạ thì có. Chỉ có anh mới có ý nghĩ khác người đó thôi. Tôi nói như vậy không đúng sao?
Hai Quang nhìn cô chăm chú, nét mặt trầm ngâm suy nghĩ một chút rồi chậm rãi nói:
− Nếu cách suy nghĩ của em đúng thì … năm xưa mẹ em đâu có gạt bỏ hết tất cả để lấy người chồng giàu có ở thành phố.
Thuý An ngỡ ngàng:
− Sao lại dính đến mẹ tôi ở đây? Anh nói vậy là ý gì?
Hai Quang nhún vai:
− Chẳng có ý gì. Thật vậy mà
− Anh đang phê phán mẹ tôi hả? Anh biết về mẹ tôi?
Chưa kịp trả lời thì người hướng dẫn của tốp khách du lịch chợt chạy lại và kéo Quang ra to nhỏ gì đó, Thuý An thoáng thấy trán anh hơi cau lại, anh vội quay qua cô nói nhanh:
− Tôi có việc gấp, em ngồi nghỉ đợi chút nhé.
Thuý An chưa kịp nói gì thì anh đã nhanh chân chạy theo người hướng dẫn du lịch. Còn lại một mình, cô ngẩn người nhìn xung quanh. Khách tham quan vẫn còn lác đác trong vườn hồng chụp ảnh.
Thuý An nhíu mày suy nghĩ có nên đợi Hai Quang ở đây không? Quang xong việc có trở lại đây không? Nếu bỏ về thì những thắc mắc này ai giải thích đây?
Dì Năm Hoa? Cô chắt lưỡi lắc đầu. Ai chứ dì Năm chắc sẽ không nói cho mình nghe đâu, không chừng còn bị rầy vì soi mói chuyện người lớn nữa ấy chứ.
Dì Biên? Nghĩ tới dì Biên tự nhiên Thuý An tươi hẳn nét mặt. Ai chứ bà dì này thì chắc được, bả hơi nhát, cũng rất sợ bị ngoại la, nhưng cái miệng thì không kín, tính lại hay nói nên… có thể được.
Quyết định sẽ tìm dì Biên để điều tra, không cần chờ Hai Quang cho mất công, Thuý An vội vàng chạy theo đường cũ tọt về nhà. Khi ngang qua bụi hồng tiểu muội, cô tiện tay ngắt đại một cành cho bỏ ghét.

− Anh Bảy về trước đi, tôi gặp anh sau
Người đàn ông ngần ngừ rồi cũng bỏ đi. Ngang qua cô, ông ta không quên liếc nhìn tò mò. Đợi ông ta đi khuất vào ngã rẽ, Thuý An hắng giọng:
− Anh muốn nói chuyện gì với An?
Hai Quang nhìn cô:
− Em ghé qua nhà tôi được không?
Thuý An lắc đầu:
− Vườn hồng nhà anh An đã tham quan hết rồi, đâu còn chỗ nào chưa đi qua. Anh có gì cứ nói ở đây cũng được mà
Anh nhìn cô im lặng. Mất một lúc anh mới thở nhẹ:
− Tôi chỉ… tôi muốn xin lỗi em
− Về chuyện gì?
− Chuyện hôm trước. Tôi đã quá… cố chấp. Tôi biết em giận tôi lắm. Cho tôi xin lỗi
Thuý An nhìn anh, cô dịu giọng:
− Không sao. Nhưng nói thật sao hôm đó anh có thái độ lạ quá. An nhớ lúc mời An ghé tham quan vườn hồng, anh có vẻ vui vẻ lắm, rồi sau đó tự nhiên anh lại gay gắt. Anh có thể cho An biết nguyên nhân không?
− Có lẽ… tôi đã quá lời. Tôi cũng không hiểu sao mình lại cứ để chuyện của ngày xưa làm cho đ6àu óc căng thẳng nên đã có ý nghĩ so sánh không đúng. Em bỏ qua nhé
Thuý An im lặng nhìn Quang, trong bụng nghĩ không biết có nên nhân dịp hắn đang xuống nước bắt hắn phải giải thích rõ ràng hay không. Nhưng dường như Hai Quang đọc được suy nghĩ của cô nên tìm cách gạt ngang:
− Em đừng thắc mắc những gì tôi đã nói. Tôi hứa với em là từ rày tôi sẽ không bao giờ đề cập đến chuyện đó nữa
Anh ta không muốn nói, Thuý An cũng chẳng biết làm gì hơn là gật đầu một cách vô thưởng vô phạt, miệng lí nhí:
− Vậy … không còn gì nữa, An về nghen
Quang có vẻ do dự:
− Em định đi đâu vậy?
− Không, An đâu có định đi đâu
− Em có thích vô trong đình không? – Hai Quang ngập ngừng đề nghị - Ghé vào chơi chút nhé
Thuý An lắc đầu quầy quậy:
− Thôi, vô trong đó giờ này sao được?
− Sao lại không vô được? – Hai Quang ngạc nhiên
− Tại vì trong đình giờ này tụi trẻ con đàng học mà
− Em cũng biết chuyện đó nữa à?
− Biết chứ
− Vậy vô không?
− Không. Chỗ tụi nhỏ học hành, có gì đâu mà coi. Bộ anh tính vô trỏng hả?
Hai Quang gật đầu. Thuý An thắc mắc tiếp:
− Anh vô trỏng làm gì vậy?
− Thì … xem tụi nhỏ học
− Trời đất! Anh cũng ngộ ghê!
Hai Quang nhướng mắt ngạc nhiên hỏi:
− Có gì mà ngộ
− Thì đó! Lớp học trẻ con mà anh cũng tò mò coi. Nè! bộ anh thường tới coi tụi nhỏ học lắm hả?
Hai Quang gật đầu xác nhận:
− Thường lắm, tới theo dõi việc học của chúng coi có tiến bộ không
Thuý An nhìn anh lạ lùng, rồi bỗng nhiên sực nghĩ ra cô reo lên:
− A! An biết rồi! Anh có con học ở trỏng chứ gì? Nên anh thường xuyên tới kiểm tra xem có đi học không hay trốn chơi chứ gì?
Hai Quang nhăn mặt lắc đầu:
− Trời ơi! Em nói gì vậy?
Rồi như không muốn nghe tiếp những câu đoán mò của cô, anh khoát tay:
− Thôi trễ rồi, tôi vô trong đó xem sao. Em đi về nhé, trời tối rồi đấy!
Anh ta nói xong quay người đi thẳng
Thuý An tần ngần một lúc rồi cũng lững thững đi về. Vừa đi vừa nghĩ, quái cái anh chàng này cứ nhất định nhào vô chỗ người ta học để làm gì nhỉ? Cô chợt phì cười một mình khi nhớ tới câu suy đoán lúc nãy. Chắc trật lấc rồi, vì chẳng lẽ một người ăn nên làm ra như Hai Quang mà con cái lại không được tới trường lớp đàng hoàng hay sao, mà phải tới đình để học lớp tình thương
Kể cũng lạ, từ ngày mới quen biết, nói chuyện với Hai Quang, cô cũng chẳng biết anh ta có vợ con gì chưa nữa. Chuyện này… để thử hỏi xem! Ai nhỉ?… Dì Biên.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: PhongAnh
Nguồn: Phong Anh
VNthuquan - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 23 tháng 4 năm 2007

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- ---~~~mucluc~~~---