Núi Na ở thôn Quần Ngọc, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Trên đỉnh núi có chùa xưa, tục danh là Tiên am. Phía tả có động thâm u. Đời nhà Trần, Hồ (1225-1407) có một tiều phu ẩn cư ở đấy. Người ta gọi là Hoàng My tiên sinh.Một hôm Hồ Hán Thương đi săn đến đấy, bỗng gặp một lão tiều phu vừa đi vừa hát: Na chi sơn hữu thạch toàn ngoan Thụ thương thương Yên tịch mịch Thủy sàn sàn Triêu hề ngô xuất Mộ hề ngô hoàn Hữu y hề chế kỹ, Hữu bội hề nhận lan Thát bài thanh hề bình hiểu chướng, Điền hộ lục hề chẩm tình than. Nhậm tha triều thị Nhậm tha sa mã Tri trần bất đáo thử giang san, U thảo Tống triều cung kiếm Cổ khâu Tấn đại y quan. Vương Tạ phong lưu Triệu Tào sự nghiệp, Toán vãng cổ lai kim khanh tướng Trạch triện đài man Tranh như ngã trạo đầu nhất giác Hồng nhật tam can.Tạm dịch: (Bản dịch của Trúc Khê) Núi Na đá mọc chênh vênh, Cây tùm um, nước long lanh khói mờ. Đi về hôm sớm thẩn thơ, Mình dư áo lá, cổ thừa chuỗi hoa. Non xanh bao bọc quanh nhà, Ruộng đem sắc biếc xa xa diễu ngoài. Ngựa xe võng lọng thây ai, Nước non riêng chiếm, bụi đời khôn vương. Áo đai đời Tấn gò hoang, Kiếm cung triều Tống dưới làn cỏ xanh Sự đời bao xiết mong manh, Phong lưu Vương, Tạ, công danh Triệu, Tào Từ xưa khanh tướng ngôi cao, Đá mờ rêu phủ đã bao nhiêu rồi. Sao bằng ta được thảnh thơi, Giấc mai bừng tỉnh, mặt trời lưng không.Hán Thương nghe hát cho đó là một vị ẩn giả, bèn truyền thị thần đi theo vào động. Thấy trên vách đá có đề hai khúc ca "Ái miên" (Thích ngủ) và khúc "Ái kỳ" (Thích đánh cờ), thị thần xin mời tiều phu về triều.Tiều phu không bằng lòng nói:- Nghiêm Tử Lăng không lấy chức Gián nghị ở Đông Đô mà đổi cái thú yên ba sông Đồng Lại. Khương Bá Duy không vì họa đồ của Thiên tử mà làm nhơ cái cảnh sơn thủy Bành Thành.Sứ thần về tâu lại, nhưng Hán Thương bảo đi mời một lần nữa, mang theo một cỗ an xa, quyết mời cho kỳ được. Nhưng đến nơi chỉ thấy cửa động rêu mọc phủ cả, gai góc lấp mất đường đi, trên vách đá có hai câu thơ đề bằng nhựa cây: Kỳ La hải khẩu ngâm hồn đoạn, Cao Vọng đầu khách tứ sầuNghĩa: Cửa biển Kỳ La hồn sẽ dứt, Đầu non Cao Vọng khách đeo sầu.Sứ thần về kể lại; Hán Thương nổi giận, khiến người đến đốt núi ấy. Chỉ thấy một con hạc đen từ trong núi bay bổng lên, liệng múa giữa không trung, mà không thấy giấu tích tiều phu đâu cả.Về sau, hai cha con họ Hồ là Quý Ly và Hán Thương đều bị xảy ra tai họa đúng như hai câu thơ báo trước của lão tiều phu.