Xuất hiện trước Măng và Chương là một người đàn ông tuổi trạc bốn mươi. Đúng là người đàn ông, Chương đã một lần trông thấy ở quán.Ông ta ngạc nhiên nhìn Chương và Măng:- Có chuyện gì không?Măng nhanh nhẩu nói:- Xin lỗi, cho chúng tôi hỏi thăm, có phải torng nhà này hiện đang có một cô gái tên là Minh Kha?Người đàn ông lắc đầu:- Minh Kha à? không, nhà này không có ai cả.- Ủa! Chính tôi tận mắt trông thấy một cô gái mặc bộ áo quần màu đen, mang kính đen, tóc búi cao vào nhà này - Vì quá sốt ruột, Chương nói liều.Ngẫm nghĩ một vài giây, người đàn ông vẫn lắc đầu:- Không, cô gái ấy không phải tên là Minh Kha.Măng hỏi:- Vậy cô ấy tên gì hở ông?Đến lượt người đàn ông chăm chú nhìn Chương và Măng:- Nhưng sao hai cậu lại hỏi thăm cô gái ấy, hai cậu là người quen à?Chương thành thật nói:- Cô ấy rất giống một người bạn của chúng tôi. Vì sợ lầm lẫn nên hôm nay chúng tôi định tìm gặp hỏi cho rõ.Một cái nhếch mép trên môi người đàn ông:- Thì ra là vậy. Giờ tôi đã nói rồi đó các cậu còn hỏi gì nữa không?Chương và Măng nhìn nhau, Chương nói:- Cám ơn ông, xin lỗi đã làm phiền.- Không sao.Rời cổng ngôi biệt thự Chương không nói một tiếng nào. Nghĩ bạn buồn, Măng an ủi:- Sự thật vẫn là sự thật, thôi quên đi thằng nhỏ.Sọt tay vào túi quần, Chương lầm lũi bước. Bao nhiêu náo nức, chờ đợi, hy vọng phút chốc tiêu tan. Có lẽ Măng nói đúng, Chương nên thực tế hơn, tỉnh táo hơn.Buổi sáng nắng vẫn chưa đủ ấm. Hai chàng thanh niên thả dọc trên phố trở về cơ quan. Lúc đó một cô gái mặc bộ đồ màu kem vừa bước xuống xe ngay ngã tư, cô ta phát hiện ra hai chàng trai vừa lúc hai chàng vừa dừng lại trông xe để băng qua đường. Như sợ bị phát hiện cô gái vội lùi lại. Đợi cho hai thanh niên băng qua đường và bước khuất vào cổng cơ quan, cô gái vội ráo bước đi về hướng chàng trai khi nãy đã đi.Cô gái ấy chính là Minh Kha.- Măng và Chương đi đâu vậy?Minh Kha tự hỏi và hơi lọ Chẳng lẽ hai người lại tìm mình? Nhưng làm sao họ lại bie6't? Ừ, không đâu - Minh Kha trấn an - Chỉ tình cờ thôi mà, họ đâu thiếu gì người quen nơi thành phố xinh xắn này.Bước vào nhà, Minh Kha đã thấy ông bà Luận, anh chị của bác sĩ Luân đang ngồi trên salon. Thấy nàng bà Luận tươi cười:- Em mới về đó à?Đạ, thưa anh chị em mới về.Ông Luận hỏi:- Có ra thăm mộ cô Tâm không?Nghĩ chuyện này cũng khá dài dòng không tiện nói ra, Minh Kha đáp cho qua:Đạ xong tất cả rồi à, à khi nãy có ai tìm em không anh chị?- Có, có hai chàng thanh niên. Họ bảo là bạn cũ của em - O6ng Luận đáp.Minh Kha không khỏi hồi hộp:- Và... anh chị trả lời sao ạ?Bà Luận cười:- Em yên tâm đi, em đã dặn dò trước, tất nhiên là anh chị phải dữ kín rồi. Anh Luận bảo là không có cô Minh Kha nào ở đây cả?- Thành thật cám o8n anh chị Thật ra chuyện này em sẽ không giấu lâu. Nhưng vì em có một chuyện cần làm rõ. Hơn nữa, lần xảy ra tai nạn, ai cũng nghĩ em đã mất rồi.Bà Luận gật gù vẻ thông cảm:- Chú Luân đã dặn dò rất kỹ rồi, em cứ làm theo ý định của em. Nếu có gì khó khăn hãy nói cho anh chị biết.Minh Kha nhìn hai ông bà Luận với ánh mắt biết ơn.- Em cám ơn anh chị rất nhiều. Tiện đây em có mo6.t chuyện muốn thưa với anh chi.- Ừm, Em cứ nói đi - Ông Luân lên tiếng.Sắp xếp thật nhanh những ý định sắp trình bày, Minh Kha nói:- Em đã mang ơn anh chị và anh Luân rất nhiều. Giờ thì em đã trở về quê hương của mình rồi. Em xin phép từ giã anh chi.Bà Luận tròn mắt:- Em nói vậy là sao? Chú Luân bảo là em sẽ dùng nơi đây để buôn bán quần áo thời trang kia mà.Minh Kha ái ngại nói:- Buôn bán hiện giờ rất khó, em lại chưa quen. Em rất sợ làm anh Luân thất vọng.Câu nói khiêm tốn của Minh Kha làm ông bà Luận cảm thấy vừa lòng. Không tham lam, vụ lợi đó là bản chất tốt đẹp mà ông bà tìm thấy được ở Minh Kha.- Tưởng gì chứ chuyện buôn bán thì em không nên ngại ngùng, chị sẽ cố vấn cho em. Luân bảo em có năng khiếu thiết kế. Em cứ tạo mẫu, còn mọi việc khác để chị lo.Thấy vẻ mặt ngỡ ngàng của Minh Kha, ông Luận giải thích thêm:- Anh chị đã mua lại một gian hàng lớn ngay trung tâm chợ. Vài ngày nữa các trang thiết bị dành cho việc trưng bày hàng mẫu sẽ được đứa cháu anh chị từ Sài Gòn mang ra. Trước mắt, cửa hàng sẽ sử dụng mẫU của trung tâm thời trang SG. Phần em, em hãY bắt tay ngay vào việc thiết kế.Không ngờ ông bà Luân tiến hành công việc một cách nhanh chóng như thế. Minh Kha không khỏi xúc động:- Anh chị tốt với em quá.Bà Luận phẩy tay:- Đừng nghĩ nhiều vào chuyện ấy. Em nên cho chị biết chừng nào mẫu mới của em hoàn thành?- Thưa chị, em hiện đã có trong tay một số mẫu em tự nghĩ ra trong thời gian nằm điều trị tại Pháp. Em sẽ mang cho anh chị xem, nếu đồng ý ta có thể may ngay.Ông Luận bật tay cái "chóc" vẻ phấn khởi:- Được, vậy là ổn rồi.Thế là sau gần tuần lễ mày mò với công việc đúng một tuần lễ sau cửa hàng thời trang khai trương. Khác đến xem cũng khá động, nhưng phần đông là khách du lịch. Minh Kha đã trông thấy những khách hàng nữ sinh của mình đến ngắm nghiá những bộ quần áo đẹp mo6.t cách thèm thuồng. Minh Kha đã lân la đến hỏi:- Em có thích kiểu này không?Hai cô bé nhìn Minh Kha bẽn lẽn nói:Đạ thích.- Vậy thì các em mua đi, loại này có nhiều size lắm.Một cô giấu mặt vào vai bạn, ngượng ngùng:Đa... Thôi. Tụi em không có nhiều tiền.Chiều hôm đó, sau khi suy nghĩ Minh Kha có một quyết định mới: Nàng sẽ thiết kế và chọn vải may cho lứa tuổi học trò sao cho giá thành vừa phải. Bỗng dưng Minh Kha nghĩ tới bé Thụ Cô bé bây giờ không hiểu ra sao, nhất định Minh Kha sẽ chọn cho cô bé một bộ đồ đơn giản, dễ thương làm quà ngày tái ngô.Và khi công việc đã ổn định, Minh Kha đã nhanh chóng tìm đến nhà bé Thu.Sáng hôm đó, cũng giống như buổi sáng cách đây hơn hai năm. Bầu trời mây bàng bạc và sương mờ vẫn còn giăng trên đỉnh núi.Ngôi nhà bé Thu dần dần hiện ra sau hàng thông dày. Minh Kha nhận ra đây là những cây thông non ngày trước.- Bé Thu chắc cũng khắc lắm, lớn lắm. Cô bé như cây thông mau lớn vậy.Vẫn là không gian tĩnh lặng như ngày nào, Minh Kha đẩy cánh cửa khép hờ, gọi hỏi:- Bé Thu à, Thu ơi!Mùi thuốc bắc ai đó đang nấu phà vào mũi Minh Kha thơm phức. Nàng đi về hướng bếp, vừa gọi:- Bé Thu ơi, bác ơi! Bé Thu ơi!Khi Minh Kha nhận ra bà Hạnh đang bưng nồi thuốc băc' còn đang bốc khói thì cũng là lúc bà ngoảnh mặt ra lắng tai nghe:- Chào bác ạ!- Ụp!Tiếng những mảnh đất của chiếc nồi đất vỡ ra. Minh Kha vội chạy đến hốt hoảng:- Chết! coi chừng phỏng đó bác ơi!Những giọt thuốc bắn vào chân có lẽ vẫn không làm bà Hạnh nao núng. Bà ngẩng mặt về phía Minh Kha, bần thần hỏi:- Có phải con là Minh Kha không?Minh Kha ứa nước mắt ôm vai bà Hạnh. Người đàn bà sờ tay lên má, lên mũi Kha rồi hỏi dồn:- Con đã được chữa lành rồi ư? Con từ Pháp trở về ho6`i nào.Đến lượt Minh Kha ngạc nhiên. Những người quen cũ, ai cũng tưởng là Minh Kha đã chết. Nhưng bà Hạnh thì không, lại còn biết nàng sang Pháp nữa.Thế là Minh Kha hỏi:- Sao bác biết con ra nước ngoài chữa bệnh.- Bác sẽ nói cho con nghe, nào chúng ta lên nhà.- Để cháu dọn những mảnh vỡ này đã.Bà Hạnh khoát tay:- Không cần. Con hãy theo bác.Vừa di sau bà Hạnh, Minh Kha vừa hỏi:- Bác dang bệnh gì ạ?- Chỉ cảm sơ thôi mà.- Mấy hôm rồi bác?- Hai bữa rồi. HÔm nay thì bác cảm thấy rất khỏe.- Còn Thu đâu hở bác?- Nó đi ra chơ.Cả hai ngồi xuống bộ ván quen thuộc bà Hạnh nói thêm:- Bé Thu trông thấy con chắc nó xỉu mất.- Tại sao vậy bác?- vì nó cũng như mọi người ở xung quanh đây, luo6n nghĩ rằng con đã mất sau vụ tai nạn đó rồi.- Chỉ có bác là biết rằng con còn sống. Con rất lấy làm la.Bà Hạnh thù người một chút rồi nói:- Có những chuyện chính bác cũng không hiểu vì sao nó như vậy. Hôm nghe tin con bị tai nạn, bác dã lần tới bệnh viện để hỏi thăm. Chính nhờ vậy mà bác biết con sang Pháp chữa tri.- Có một người tên là Lê Kim Hạnh ký tên thay thân nhân con nhằm hoàn thành thủ tục sang nước ngoài. Có phải người đó là bác?Bà Hạnh gật nhẹ:- Đúng là bác.- Bác à, có nhiều người khi trông thấy chữ ký của bác đã quả quyết là bác không bị mù- À! Bác đã quen viết chữ vào giấy rồi. Hơn nữa người ta chỉ dẫn bác rất cẩn thận.Minh Kha bùi ngùi nói:- Có lẽ bác là người duy nhất đến bệnh viện thăm con.Bà Hạnh an ủi:- Tai nạn của con xảy ra quá bất ngờ. Hơn nữa cả cậu Chương cũng nằm ở đó. Vì vậy đâu có ai được thông báo. May là bà Ba đã cho bác hay?- Bà Ba nào vậy bác?- Người giúp việc ở nhà cậu Chương đó màMinh Kha không quan tâm mấy đến việc tại sao bà Ba và bà Hạnh biết nhau. Nàng đang theo đuổi một ý nghĩ khác.- Hình như bác dã giấu kín chuyện con sang PhápTrầm ngâm một lúc, bà Hạnh hỏi:- Minh Kha à. Lần ấy bác đã một mình đến bệnh viện thăm cháu, và hỏi thăm biết cháu đang bị thương rất nặng. Mặt mày thì băng bó kín mít. Bác đã nghĩ chắc chắn nếu còn sống, thì những vết thẹo trên mặt cháu sẽ rất khó coi. Vậy mà khi có đoàn bác sĩ từ thiện đề nghị người ta ký tên vào giấy tờ để chuyển con sang Pháp điều trị, họ đã từ chối.Lần đầu tiên được biết về điều này, Minh Kha không khỏi bàng hoàng:- Ai nỡ đối xử với cháu như vậy hở bác?- Con thử đoán xem- Chẳng lẽ là mẹ của anh ấy?- Cháu đoán không sai. Bác không hiểuVì sao bà Mỹ Hương lại làm như thế. Cũng có thể bà ta muốn vĩnh viễn ngăn cách con và cậu Chương.Minh Kha lặng người. Nàng nghe đau nhói tận tâm hồn. người đàn bà sang trọng mà nàng luôn luôn dặn lòng phải kính trọng vì đó là mẹ ruột của người nàng yêu lại đối xử với nàng như vậy. Bà ta đã mắc quá nhiều nợ đối với mẹ con nàng. Phải, mắc quá nhiều nợ.Thấy Minh Kha im lặng mãi, bà Hạnh lo lắng hỏi:- Con có sao không, Minh Kha?Gạt nhanh giọt nước mắt, Minh Kha cổ làm cho giọng thật bình thường:Đạ con không sao.Bà Hạnh vỗ về trên vai Minh Kha:=Con đứng nghĩ nhiều về chuyện ấy. Bác chỉ muốn cho con biết để đề phòng bà ta.- con hiểu rồi, ngày xưa mẹ con cũng bị bà ấy hại.Bà Hạnh giật mình:- Con nói sao, mẹ con à? Ai bảo cho con biết vậy?- Cô ruột của con- Cô Đoàn Thanh Tâm ư? Chính cô ấy là cô ruột của con sao?Đạ đúng vậy. Nhưng dường như bác biết rõ về cô con quá.- Ôi! Giọng bà Hạnh run rẩy. Cha con là Đoàn Minh Chiến và mẹ con là Lê Thị Hiền.Minh Kha kêu lên:- Sao bác biết về con rành quá vậy?Những giọt nước mắt tuôn như mưa phía trong cặp kính đen bà Hạnh đang mang. Bà kho6ng đáp mà ôm lấy Minh Kha khóc nức nở:- con là con gái của mẹ, Hoài Phúc! Con tên là Hoài Phúc.Minh Kha như người trong mộng:- Hoài Phúc, có phải thật sự như vậy không?- Mẹ xin lỗi con, Minh Kha và cũng là Hoài Phúc của mẹ. Hai mươi năm qua mẹ đã đi tìm tung tích của con mà không được.- Nhưng sao mẹ lại là là bà Hạnh chứ không phải là bà Hiền?- Mẹ sẽ kể hết cho con nghe. Không chỉ có mẹ, có con đổi tên mà kể cả ba con con nữa. Đoàn Minh Chí hay Đoàn Minh Chiến cũng chỉ là một.Và bà Hạnh quay về những ngày cách đây hơn hai mươi năm.Bế bé Hoài Phúc vào nhà, Hiền vừa định khép cửa lại thì nhận ra bà Trần đang ráo bước về phiá mình.Bà ta cười giọng mũi:- Tôi có chuyện muốn nói với cô.Tim Hiền đập rộn lên vì run. Mấy hôm nay Chí đi làm xạ Chỉ có nàng và bé Phúc vừa gần tròn hai tuổi ở nhà. Hết bà Trần rồi đến Mai, chị ruột của Chí đến để lung lạc và cả việc đe dọa đòi Hiền phải giao bé Phúc cho họ. Một mình đối phó, Hiền thấy gánh nặng mỗi lúc cứ đè trên vai mình.- Cháu chào bác.Không quan tâm lắm đến Hiền bà Trần quay qua nựng nịu bé Phúc:- Ôi! Cháu của nội, đến đây nào!Nhưng Hoài Phúc là con bé khó tính, nó quen sống với mẹ nên cứ ôm cổ Hiền cứng ngắt, không chịu sang với bà Trần.Thấy vậy, bà Trần đối phương pháp:- Bà cho cháu bánh đây nè.Con bé tròn mắt nhìn chiếc hộp tròn tròn trên tay bà Trần, nhưng vẫn không biểu lộ sự sẵn sàng ngả vào tay bà.- Thôi được, cho cháu nè, cầm lấy đi. Tao không thèm mầy đâu.Khi hộp bánh được trao tận tay mình. Bé Hoàn Phúc nhận lấy nhưng ánh mắt vẫn nhìn bà Trần một cánh cảnh giác.Khi hộp bánh được trao tận tay mình. Bé Hoàn Phúc nhận lấy nhưng ánh mắt vẫn nhìn bà Trần một cách cảnh giác.Rồi bà Trần cũng nói ra ý định của mình:- Cô Hiền nè! Tôi không muốn nặng nhẹ nhiều với cộ Lần này là lần cuối tôi muốn thảo luận với cộ Bé Phúc là cháu nội của tôi, tôi không thể để cho nó thiếu thốn. Tương lai của nó lại còn rất dài, nó còn có nhiều cơ hội đi sang Anh, sang Pháp để học hành. Cô có công mang nặng đẻ đau, tôi hiểu lắm. Bây giờ cô hãy trao bé Phúc cho tôi, tôi sẽ cho cô hai triệu.Lúc ấy Hiền ôm lấy con như sợ ai có thể cướp mất:- Không tôi không cần tiền bạc gì hết, tôi chỉ muốn yên thân nuôi con mà thôi.- Cô không thương con gái của mình sao?Ánh mắt Hiền có sự sợ hãi lẫn van ơn:- Nó là tất cả đối với tôi. Chính vì vậy mà mong các người hãy để cho tôi yên.Bà Trần nhếch mép cười:- Có ai đã làm gì cô đâu, trừ khi cô quá ngang bướng không nghe lời tôi.Bà Trần nói tiếp, giọng nhỏ nhẹ hơn:- Thời buổi này hai triệu đồng không dễ gì kiếm được đâu. Có số tiền ấy trong tay, cô sẽ đi tìm cho mình một tương lai khác, huy hoàng hơn bây giờ.- Bà Lầm rồi - Hiền lạnh lùng - Cái tôi cần kho6ng phải là loại của cải vật chất mà bà nói.- Chứ cô cần gì?- Chồng tôi, con gái tôi!Bà Trần chợt buông tiếng cười khan:- Ôi! Thật là lý tưởng. Cô đã mất không một trong hai thứ ấy rồi. Vậy mà cô vẫn tưởng mình như còn ở thiên đường.Hiền nhíu mày:- Bà nói vậy nghĩa là sao?Bà Trần rút từ trong xắc tay ra mấy tấm hình thảy lên bàn:- Đó, cô xem đi!Đưa mắt nhìn lướt qua, Hiền không khỏi sững sờ. Trong ảnh, Minh Chí chồng Hiền đang khoác vai một người đàn bà. Hai người trong bồ quần tắm, cười thật tươi. Xung quanh họ là biển xanh những khuôn mặt lạ hoắc đang vui đuà.Toàn là ảnh tắm biển. Hiền cảm thấy đầu óc choáng váng. Chí bảo mấy hôm nay chàng nhận công trình ở Vũng Tàu. Đúng rồi, người trong ảnh có lẽ là một cô gái bao. Minh Chí của nàng không thể là người bội bạc.Nghĩ vậy, Hiền nói cứng:- Chuyện này đối với đàn ông đâu có mất mát gì thưa bà.Bà Trần vờ ngạc nhiên:- Thật vậy ư? Nếu thế thì thật may mắn. Người trong ảnh là Mỹ Hương, cô gái mà từ lâu tôi chọn làm dâu. Tiếc là trong một phút mềm lòng, con trai tôi lại chọn cộ Bây giờ thì sự bồng bột của nó đã qua rồi. Nó đang sửa chữa sai lầm.Nếu bà Trần không nhắc đến cái tên Mỹ Hương, có lẽ Hiền sẽ không nao núng. Đã nhiều lần Hiền nghe chồng nhắc đến người đàn bà kiêu hãnh này, hai người... chẳng lẽ... Bà Trần mang đòn cuối cùng của mình ra:- Hiền này, thấy tình trạng của cô, tôi tội nghiệp quá đi! Thằng Chí với Mỹ Hương có với nhau một đứa con trai rồi. Con Hương nó cao thượng không muốn cho cô biết sẽ đau khổ. Giờ thì cô hông nên dính líu đến chàng Chí nữa. Nó kho6ng thể đi làm thuê hoài để nuôi cô được. Dầu sao nó xuất thân từ hoàn cảnh giàu sang, phú quý. Nó không giống như cô đâu.Bà Trần còn nói nhiều nhiều nữa, mỗi lời nói như mỗi vết dao đâm vào tim Hiền. Ban đầu nàng cắn môi thật chặt cố dằn lấy tiếng khóc. Nhưng sao đó nàng không thể chịu nỗi nữa... Ngay ngày hôm sau, Hiền gởi bé Hoài PHúc cho Tâm. Lúc ấy Tâm là giáo viên dạy tiểu học. Vì không hợp với cách sống của mẹ và chị. Tâm đã bỏ gia đình mua một căn hộ sống riêng. Tâm và Hiền vẫn giữ mối liên lạc với nhau.- Chị đi đâu mà gởi cháu cho em? Tâm hỏi.Hiền gượng cười nói cho Tâm yên lòng:- Chị muốn về quê ngoại thăm ông cậu. Nghe nói ông ấy bệnh mấy hôm rồi, đành nhờ em chăm sóc cháu.Tâm bẹo má cháu gái, gượng vui vẻ:- Chị có đi cả tuân, bé Phúc cũng không mè nheo đâu. Em với nó là bồ tèo mà.- Ừ, bé Phúc nó mến cô Tâm lắm.Thế là Hiền chào Tâm ra về. Nàng không đến Miền Tây thăm cậu như đã nói với Tâm mà đón xe lên Vũng Tàu. Hiền biết địa chỉ nơi Chi là... Giữa công trình bề bộn, tìm không thấy Chí, Hiền đành hỏi thăm một người công nhân đang cần nên.- Xin lỗi, anh Chí có làm đây không ạ?Anh công nhân quay nhìn Hiền rồi hỏi:- Cô là gì của anh Chí?Đã suy nghĩ trước, Hiền đáp không do dự:- Tôi là em gái ảnh.Mấy anh chàng xung quanh đang làm cũng lỏng tay nghe. Hiền nghe những lời xuýt xoa của họ nhưng không để tâm.Anh công nhân cười lấy lòng:- Bây giờ anh của cô thành o6ng chủ rồi, đâu có cực khổ như chúng tôi nữa.Hiền giả vờ nói theo họ:- Làm việc hoài lâu giải trí vậy mà. Nhưng anh tôi thích công việc này, ảnh không bỏ các anh đâu.Một anh chàng lùn tịt đứng cạnh đó xen vào:- Bỏ rồi chị Ơi! Cả tuần nay ảnh đâu có đến đây. Giờ ảnh đi đâu cũng có xe hơi đưa đón.- Các anh nói giỡn hoài, xe hơi nào đưa?- Vậy chứ cô không biết tiếng cô Mỹ Hương chủ khách sạn Thùy Dương sao? Phen này anh Chí nhà ta cưới vợ giàu, chắc chắn sẽ bỏ nghề này.Chân tay bủn rủn, Hiền vẫn cố nói giọng phớt tỉnh:- chị Mỹ Hương thì tôi đã biết lâu rồi.Chị Mỹ Hương thì tôi đã biết lâu rồi. Nhưng không biết nhà.Đễ thôi, để tôi vẽ đường cho cô.Và những anh chàng công nhân đã sốt sắng giúp Hiền. Nhưng có đến ca giờ sau, khi trấn tỉnh Hiền mới tìm đến nhà bà Hương. Nàng cũng chưa biết mình sẽ nói gì với bà ta, nhưng Hiền muốn tìm hiểu một sự thật về chồng mình. Hiền không tin là Chí dễ dàng phản bội như thế.- Cô tìm ai?Một cô gái có vẻ là người giúp việc hỏi.- Xin lỗi có phải đây là nhà bà Mỹ Hương- Đúng rồi, cô tìm bà ấy?- Vâng bà ấy có nhà không chị?- Có nhưng... mà thôi, cô muốn gặp bây giờ à?Hiền tỏ vẻ ái ngại:- Tôi muốn gặp chị ấy có chut' chuyện, chẳng hay bà ấy đang bận làm gì hay là... - Cũng chẳng có gì khẩn trương lắm. Bà chủ tôi vừa đi chơi với bạn trai về. Hai người còn đang ngồi nghĩ. Thôi để tôi vào bái lại.Tim Hiền run lên. Quái quí, đã có can đảm vượt cả trăm cây số đến đây sao giờ nàng lại thấy vô cùng bối rối. Nếu nàng gặp Chí ở trong nhà có nghĩa là mọi việc bà Trần đều nói đúng. Chỉ đã chán cảnh cực khổ nơi công trường. Chàng muốn lên làm ông chủ mà không nhờ cậy đến mẹ ruột. Và cô Mỹ Hương là nơi mà Chí bám víu.Chị giúp việc hiện ra bảo:- Mời cô vào.Khi Hiền bước chân vào phòng khách. Nàng còn trông thấy một người đàn bà hơn tuổi nàng đang cười khanh khách với một người đàn ông quay lưng ra. Rồi không biết họ nói gì, người đàn ông đưa tay bẹo má Mỹ Hương. Khi anh ta hơi nhổm người lên để lộ một phần mái tóc và cổ khỏi lưng ghế dựa, Hiền trông mà lặng cả người! Thật ra quen thuộc.- Chào chị Mỹ Hương!Người đàn ông xoay mặt ra, vẻ ngạc nhiên. Và lúc đó, đất trời dưới chân Hiền như đổ sụp xuống... Nghe đến đây, Minh Kha sốt ruột ngắt lời mẹ:- Chẳng lẽ ba con lại là người như thế sao mẹ?Bà Hạnh thở dài:- Lòng người thật khó lường. Mẹ đã tìm rất nhiều lý do để lý giải hành động của ba con. Nhưng lúc đó, có lẽ ba con bị mê hoặc bởi người đàn bà ấy.Minh Kha cảm thấy lạnh cả tay chân:- Mẹ, còn việc ba có con với bà ta, chẳng lẽ con và anh Chương là... Bà Hạnh khoát tay:- Việc này không phải đâu! Đó chỉ là một cách để nội con ly gián mẹ và bạ Chương là con trai người chồng trước của Mỹ Hương. Bà tra rất coi thường người đàn ông này.- Vậy giờ ba của anh Chương ở đâu hở mẹ?- Đã chết rồi. Vừa mất không lâu thì bà ta cặp với ba của con.- Rồi vì sao mà mẹ mất tích?Tran' bà Hạnh nhăn lại, dù sao bà cũng phải kể hết cho con gái nghe những nỗi đau bà phải giấu kín suốt bao nhiêu năm qua.- Ngày hôm sau bà Hương hẹn gặp ở tại kho hàng ở ngoại ô thành phố. Bà bảo là có chuyện cần thương lượng. Lúc đó mẹ như người tuyệt vọng và không có điều gì làm mẹ sợ hãi cả. Thế là mẹ chấp thuận.- Nhưng lúc ấy ba con đâu?- Đến bây giờ mẹ cũng không giải thích được thái độ của ba lúc ấy. Theo mẹ, ông ấu rất sửng sốt khi thấy mẹ tìm đến nhà Mỹ Hương, ông ta còn co vẻ ngượng ngập nữa. Nhưng nhất nhất mọi lời nói của Hương về kế hoạch làm ăn gắn bó sắp tới của hai người, ông không hề tỏ vẻ phản ứng. Ông còn từ chối việc gặp gỡ riêng với me.Càng nghe bà Hạnh, Minh Kha càng bực mình. Từ trước tới giờ qua lời kể của cô Tâm, nàng rất tôn sùng cha của mình.Giọng buồn rầu bà Hạnh nói tiếp:- Mẹ đã chan' ngán cuộc đời quá. Định gặp bà Mỹ Hương lần này, mẹ nói hết những ý nghĩ của mình và vĩnh biệt ba con luôn. Nhưng rồi mẹ nghĩ lại, biết đâu ba con có uẩn khúc gì đó không nói ra. Xưa nay mẹ hiểu ba con là người rất biết đạo lý. Thí dụ như việc bà nội con từ bỏ ba và cô Tâm, nhưng ba vẫn luôn quan tâm tới nội, lo lắng cho nội. Vì vậy không có lý gì ba lại tự dưng bỏ mặc mẹ con mình. Và mục đích mẹ tìm gặp lại bà Hương là cũng muốn làm rõ chuyện này.- Mẹ kể con nghe việc gặp gỡ giữa hai người đi!" Ừm! Đó là một buổi trưa nắng chói chang, khi bước vào văn phòng của một kho hàng lớn, mẹ đã trông thấy vẻ mặt cau có của bà Mỹ Hương. Dường như bà ta vừa gây gỗ với ai đó.Trông thấy Hiền, bà Hương lạnh lùng mời ngồi ghế, rút điếu thuốc châm lửa:- Chồng chị vừa nói chuyện với tôi.Giọng không một chút khuất phục, bà Hiền hỏi lại:- Hai người đã cãi nhau ư?Sắc mặt bà Hương thay đổi rất nhanh, bà chỉ chiếc điện thoại gân` đó nói:- Tôi cãi với khách hàng thì có. Tôi và anh Chí rất tâm đầu ý hợp làm gì có chuyện cãi nhau.Hiền phớt lờ trước cách nói chọc tức của MỸ Hương lạnh nhạt nói:- Chị bảo sẽ nói gì với tôi, chẳng lẽ lại chỉ có mấy câu vừa rồi?- Đâu có ít vậy- Bà Hương cười như chế nhạo - Tôi muốn cùng cô thỏa thuận một vài điều.Hiền cũng ngạo nghễ không kém:- Thì ra tôi thấy mình cũng cao giá lắm. Sao có nhiều người cần thỏa thuận với tôi quá vậy?- Không phải cô mà là Chí. Đúng, tôi cần anh Chí. Còn cô thì lại cần tiền.- Sao chị nghĩ là tôi cần tiền?Bà Hương ném mắt khắp người Hiền rồi cười khẩy:- Thấy thì biết, cần gì có ai nói.- Vậy chị muốn thỏa thuận ra sao?Mắt Mỹ Hương sáng lên:- Tôi cần anh Chí, cô cần bao nhiêu tiền?- Mười triệu - Hiền nói chẳng cần suy nghĩ.Mỹ Hương chưng hửng:- Mười triệu à? Sao đắt quá vậy?Nghĩ trò chơi như vậy tạm đủ, Hiền lạnh lùng:- Vậy thì chị cứ giữ lấy mười triệu, anh Chí là của tôi.Chợt chuông điện thoại reo. Bà Mỹ Hương đến nghe một lúc rồi nói nhanh với Hiền:- Cô chờ tôi một lát, tôi sẽ về ngay.Hiền cũng đứng lên:- Không cần đâu, cuộc mặc cả thế này là đủ lắm rồi.Mỹ Hương quăng điếu thuốc hút dở ra ngoài vừa đi vừa nói vọng lại:- Khoan đi, tôi còn chuyện cần bàn với cô.Còn lại một mình trong phòng, Hiền nghĩ ngợi mông lung. Nãy giờ trao đổi với Mỹ Hương nàng hiểu rằng chị ta vẫn chưa chiếm hữu được Chí của mình. Nếu không bà ấy không dại gì dàn xếp cuộc mặc cả này.Nhưng chỉ hai mươi phút sau, Hiền mới vỡ lẽ ra. Cuộc mặc cả chỉ là cái cớ, và họ cố tình hại nàng. Không biết bằng cách nào lửa xung quanh văn phòng hừng hực. Hiền không có cách chi thoát khỏi vòng lửa. Nàng la khản cả cổ, tưởng không thế nào sống được. Nào ngờ người giúp việc ở nhà Mỹ Hương đã quơ đâu được tấm bao bố đầy thắm nước thảy cho nàng. Nhờ quẩn xung quanh người. Hiền băng qua cửa nóng chạy ra ngoài. Tuy thoát chết nhưng người nàng bị bỏng nặng. Sợ Mỹ Hương truy đuổi, Hiền đã năn nĩ chị giúp việc giữ kín mội việc.Lúc đó chị ta nói:- Cô yên tâm đi. Xưa nay tôi chỉ biết giúp người chứ không hại người, cô cần báo tin cho ai, tôi sẽ báo.- Khoan đã, tôi không muốn mọi người lo lắng nhiều về tôi. Để vài hôm, tôi sẽ tự báo tin.Nhưng rồi Hiền vẫn không làm được cái việc tự báo tin bởi khi tháo băng, nàng biết mình bị mù. Đau đớn thất vọng, có lúc Hiền định tìm đến cái chết nhưng nghĩ đến con gái, Hiền quyết lòng điều tri.Mấy ngày sau đó, nàng nhờ chị Ba báo tin cho Tâm. Nhưng thật lạ, Tâm đã bồng con gái nàng đi đâu không ai biết. Và khi vết thương trên người đã lành. Hiền một mình lần dò về chốn cũ. Đúng là Tâm đã bỏ đi.Riêng Hiền được sự giúp đỡ của chị Bạ Hiền đã vào trại xã hội, nơi chăm sóc những người có hoàn cảnh bất hạnh. Thời gian này, Hiền cũng đã tìm cách nhắn tin Tâm nhưng vẫn không biết được tung tích.- Vậy lúc này ba con ra sao, ông có hay mẹ bị người ta hại không?- Mẹ nằm bệnh viện hết một tháng. Khi ra khỏi hỏi thăm mới hay tin ba con bị tù vì vô ý làm cháy kho hàng, trong đó nhà nước đã dùng phân nửa diện tích làm kho quản vụ.- Vậy có nghĩ là ba đã gánh tội cho bà Mỹ Hương?- Chắc là như vậy - Bà Hiền thở dài, đầy phiền muộn - Sau đó thì mẹ không muốn nghĩ đến hai người ấy nữa. Mục đích đời mẹ là làm cách nào để gặp được con và cô Tâm. Nhưng bị tật nguyền, đi đứng khó khăn, việc tìm kiếm của mẹ tưởng đã vô vọng.Minh Kha băn khoăn:- Mẹ à, người ta đã cố tình hại mẹ đến nỗi thân thể phải ra như thế này, sao mẹ không tố cáo ho.- Mẹ đã suy nghĩ rất kỹ rồi con ạ. Bà Mỹ Hương đã tìm cách bưng bít tất cả mọi sự kiện, không để lộ một sơ suất nào. Hơn nữa lúc mẹ đến nhà kho, đâu có ai trông thấy. Vì vậy nếu mẹ có nói là người bị hại cũng sẽ chẳng ai tin.- Nhưng còn người giúp việc?- Bà ấy đã giúp mẹ với lòng nhân đạo. Nhưng bà ấy không thể phản bội lại chủ của mình. Nghe đâu bà ấy chịu ơn của bà Mỹ Hương.Minh Kha thở dài:- Cũng đúng, nếu là con, con cũng sẽ làm như vậy.Rồi nàng lẩm bẩm với chính mình:- Không ngờ anh ấy lại có người mẹ độc ác như vậy.- Con đã nhiều lần nói với mẹ rằng thám tử của mẹ cung cấp tin lúc đúng lúc sai. Biết đâu có một lúc cả hai ông Đoàn Minh Chiến.- Họ làm thám tử ăn tiền, còn con thì nói chuyện như trò trẻ con vậyChương bắt bẻ:- Vậy chứ vụ đoàn du khách hai trăm người sẽ đến thành phố này, chẳng phải là tin của thám tử mẹ hay sao? Cuối cùng thì mẹ đã thấy rồi đó, chuẩn bị phòng ốc, tu sửa tốn hàng chục triệu đồng, nhưng rồi có ma nào tới đây đâu?Đến giờ nhớ lại sự việc này, bà Mỹ Hương vẫn còn tức anh ách. Nhưng bà tìm cách chống chế:- Thì lâu lâu cũng có sơ xót vậy mà.- Vậy thì chuyện con nói cũng có thể xảy raBà Mỹ Hương cau mày:- Con cứ thích cãi lý với me.- Trở lại chuyện hồi nãy, nếu cô gái con gặp là Minh Kha thì mẹ nghĩ sao?- Mẹ và con cá với nhau. Làm gì có Minh Kha nào nữa - Bà Mỹ Hương cứng cỏi nói.Thật ra Chương chỉ nói để mà nói. Sau khi gặp chủ nhân ngôi biệt thự.Chương và Măng không còn chút niềm tin cô gái đã gặp là Minh Khạ Mà đúng là cô gái có vài nét không hoàn toàn giống, ví dụ, nước da trắng như tuyết khác với nước da hồng hào của Minh Kha trước đây. Và con` cái mắt kính đen to che khuất gần một phần ba khuôn mặt, nó khiến cho người ta dễ lầm lẫn.Giờ đây có cá với mẹ, Chương nắm chắc phần thuạ Nhưng chàng vẫn không muốn bỏ cuộc. Có một điều gì đó cứ lôi kéo, thôi thúc chàng.Chợt nhớ là bà Mỹ Hương đang chuẩn bị đi đâu đó, Chương nhắc:- Hình như khi nãy mẹ có nói sẽ đi dự gì đó mà.- Ừm! Mẹ dự khai trương cửa hàng thời trangChương ngạc nhiên:- Ủa! Hồi trước giờ đâu có nghe mẹ đi dự một buổi khai trương tương tự thế này.- Chuyện ấy đâu có gì khó hiểu. Mẹ kinh doanh khách sạn, ông bà Luận thì mở cửa hàng thời trang cho cả khách du lịch. Mẹ định sẽ làm đại lý cho họ.Chương nhíu mày:- Ông bà Luận nào, sao con không nghe mẹ nhắc?- Mẹ quen với bà Luận. Gia đình chồng bà ấy định cư ở Pháp. Thời gian vừa qua bà ấy làm ăn ở SG phát đạt lắm. Nay tính đầu tư tại đây đó mà. Nghe nói có cô em gái từ bên Pháp về, cô ta là người thiết kế thời trang.- Mẹ có vẻ hiểu rõ vễ họ quá.- Tất nhiên rồi. Sau này có ra làm ăn lớn thì con sẽ hiểu. Quen biết nhiều người có tiếng có lợi lắm. À hày là con đi với me.Hôm nay cũng chẳng có việc gì làm, nhưng nghĩ đến mục đích việc dự khai trương của mẹ Chương đâm ra ngán ngẩm.- Thôi mẹ đi đi, con còn chút việc phải làm.Bà Mỹ Hương chìu chuộng:- Thôi cũng được. Hay là con tranh thủ làm xong mọi việc để đưa Tú An đi chơi. Mấy hôm nay nó giúp mẹ được nhiều việc lắm. Nên động viên nó.Chương quay mặt đi không muốn cho bà Mỹ Hương trông thấy vẻ nhăn nhó của mình.Bà Mỹ Hương vừa ra khỏi nhà, chuông điện thoại đã reo vang.- ALô!- Chương phải không?Nhận ra tiếng Măng, Chương lấy hơi cổ, giả giọng ông già:- Là bác đây? Có gì không cháu?Bên kia đầu dây, tiếng cười " khặc khặc" của Măng vang lên:- Bác, bác con khỉ khô! TAo rất có ít thời gian đây.- Muốn gì đây, nói lẹ lên, tao cũng đâu có làm mất thời gian của mày.- Sửa soạn nhanh lên, mười phút sau tao đến đón mày.- Đi đâu?Măng chậc lưỡi phiá đầu dây bên kia:- Cứ tuân lệnh đi. Lát gặp lại. Chào.Chương đặt ống nghe xuống, lầm bầm:- Cái thằng. Lúc nào cũng bí mật