Án mạng ở xóm Mả Cùi, hầu như không năm nào không xảy ra. Đó là một điều ám ảnh gần như định mệnh, khiến nhà chức trách địa phương khó chịu. Đành rằng, sự sống với cái chết cách nhau không bao xa, nhất là đối với một vùng dân cư lèn chặt như thế này, nhưng vì bất kỳ một lý do gì mà giết nhau, đều không thể yên tâm được. Có lần Tuấn đã nói thế trước cửa quán thịt cầy của cha con Tám Kiệu - Sản Huê. Anh ta còn giảng giải một bài dài về nhân cách, về nghĩa vụ của con người sinh ra trên cõi đời này. -Con người sinh ra trên cõi đời này để làm đẹp cuộc sống, chúng mày rõ chưa hả hai thằng ma cô? Tuấn nhắm câu hỏi vào Bèo và Tư Khỉ. Chúng mày sống lang thang, không nhà cửa, không gia đình, lại làm cái nghề bẩn thỉu, là chúng mày bôi bác cuộc đời. Vì sao tao chưa bắt ư? Đợi đấy, tao biết hết cả, nhưng chỉ nhắc nhở để chúng mày có cơ hội cải tà quy chánh, có cơ hội phục thiện làm người có ích cho xã hội. Đừng để rơi vào tay tao thì đừng có trách... Hai thằng ma cô dẫn gái nín thinh. Chúng sợ. Nếu không phải là đại úy công an mà nói những điều đó trước mặt chúng, thì coi chừng, chí ít cũng bị một trận chửi ra trò, hay cao hơn nữa, một hòn đá cuội vào đầu. Mả Cùi mà! Cùi không bao giờ biết sợ, kể cả lở lói, loe loét. Nhưng Tuấn nói thì chúng im, chúng cũng hiểu được câu ngạn ngữ mà Sản Huê đã dạy: miệng nhà quan có gang có thép! Thằng Bèo cười cầu tài: -Anh Tuấn nói như ti-vi! -Chuyện, khỏi phải khen. Sản Huê đế vào sau phút tạm ngưng diễn thuyết của anh công an khu vực. Anh Tuấn có hai bằng đại học cơ mà, anh Tuấn nhỉ? Một bằng đại học chính trị, một bằng y tế! Tuấn lừ mắt: -Ai bảo mày bằng của tao là bằng y tế? Có kinh tế với y tế mà không phân biệt, bằng y tế làm y sĩ, còn bằng kinh tế làm quản trị kinh doanh. Hiểu chưa? -Dạ hiểu! Sản Huê nhỏ nhẹ, chui vào cửa nách. Có tiếng xe lam bành bạch nổ trước nhà, phả khói trắng ra từng đụn, xen lần với những hạt dầu nhờn li ti. Tiếng thằng Bèo hô lên như thái giám trong phim Tàu: -Thanh hao đến...! Những vụ án mạng xóm Mả Cùi bao giờ cũng được giải quyết nhanh chóng, có khi tìm ra thủ phạm, cũng có khi không, nhưng toàn là những cái chết lãng nhách, của những con người tầm thường, có khi vô danh tính, vô thừa nhận. Nhưng lần này khác hoàn toàn, án mạng đã tiến công vào đến khu VIP. Cái chết đã tấn công ngay vào ngôi biệt thự sơn màu hồng phấn, mà bên ngoài được bao bọc bởi bức tường rào cao bốn thước, bên trên có chăng dây thép gai và cắm những mảnh chai bể, sắc nhọn. Cũng những mảnh chai này mà thằng Tư Khỉ bảo rằng, nhà ông Năm phải dùng đến một-trăm-hai-mưới két vỏ chai bia đập bể ra mới đủ miểng để cắm. Nó nói xạo thôi, làm gì đến, có điều cái thằng mặt khỉ, mũi xanh có túm lông vàng này đến cái gì nó cũng quy ra "két", cũng như chúng ta, một thời cái gì cũng quy ra thóc, ra gạo. Phía bên kia con hẻm, đối chéo với quán thịt chó Nam Hà của nhà Tám Kiệu là quán cà phê "Hai Chị Em" của hai chị em Mỹ Liên và Mỹ Châu. Đêm qua quán đóng cửa sớm (quán này ít khi mở khuya, khác với thịt cầy Nam Hà), hai chị em Mỹ Liên và Mỹ Châu vào nội thành cũng không về. Khoảng năm giờ sáng, khi chiếc taxi chở Mỹ Liên về đến đầu khu phố Hai mươi thì bị chặn lại bởi các anh em dân phòng, quần áo xanh màu cứt ngựa, tay cầm những cây gậy tầm vông, sơn khúc trắng, khúc đỏ. Mỹ Liên chợt giật mình, nhưng anh em dân phòng đã nhận ra chủ quán cà phê Hai Chị Em thì cho qua. Mỹ Liên hỏi một anh dân phòng quen mặt: -Có chuyện gì mà chặn xe lại thế anh Đang? Anh dân phòng tên Đang cúi sát vào cửa xe nói nhỏ: -Án mạng! Đêm qua có án mạng, chị không biết à? -Không, đêm qua tôi lên bà ngoại. Sáng nay mới về. Án mạng ở đâu? Ai giết ai? Đang nhìn ra sau lưng, như thể ngó chừng cảnh giác: -Khu VIP, nhà ông Năm Tụ. Ổng bị bắn trọng thương, đưa vô bệnh viện rồi... -Ai bắn? Đang đặt ngón tay trỏ lên miệng, lắc đầu. Anh tài xế trẻ măng nghe lọt câu chuyện, cũng trờn trợn, bấm còi "tin" một cái rồi nhả chân ly hợp, chiếc taxi vọt đi, không để cho Mỹ Liên nghe hết câu chuyện. Xuống xe, Mỹ Liên nhìn sang bức tường nhà ông Năm, quả là có sáng đèn hơn mọi ngày. Cánh cổng khép hờ, và cô nhận ra bóng dáng một người công an cầm súng dài đang đứng canh gác. Án mạng thiệt rồi, Mỹ Liên lẩm bẩm một mình rồi tra chìa khóa vào ổ khóa, mở cửa lách vào. Trong nhà ẩm mốc, xen lẫn mùi son phấn đã cũ, rất nặng mùi. Nhưng Mỹ Liên thấy yên tâm nhận ra mùi quen thuộc của căn nhà nhỏ, nhưng cô ngạc nhiên sao thấy nó có một vẻ gì lạ lẫm, âm u sau một đêm mệt mỏi trở về. Mùi bất hạnh, mùi chết chóc và mùi trụy lạc cùng lúc bốc lên. Cô vào bếp bật bếp ga, đặt ấm nước. Có hơi lửa, dần dần mùi lạnh lẽo cũng được xua tan, căn nhà ấm dần trở lại. Người khách đầu tiên bước vào Hai Chị Em là "tiến sĩ" Han. Trông thấy tiến sĩ, Mỹ Liên không ngạc nhiên, cô chỉ khẽ mỉm cười gật đầu chào rồi quay vào trong nhà ngay. Đó là một thói quen. Trong khi cô chủ quán Mỹ Liên đang pha cà phê thì tiến sĩ Han ngồi lặng lẽ ngắm bức tường ngôi biệt thự sơn màu hồng phấn một cách say sưa. Mọi ngày, cũng ngồi vào chiếc ghế này, ở vị trí này, Han thấy nó tầm thường, nhạt nhẽo trong cái màu "đồ ngủ đàn bà", nhưng hôm nay, anh nhìn ngắm nó một cách chăm chú, kỹ càng như thể lần đầu khám phá ra nó. Lâu nay anh vẫn thầm ước đoán trong đó chỉ toàn những thứ sang trọng, đắt tiền, nhưng vô hồn, lạnh lẽo. Có chăng, chỉ có tiếng sủa oai vệ của con chó Berger lai Nga là xứng với tầm của ngôi biệt thự. Còn lại tất cả, tất cả đồ đạc cho đến con người đi lại trong đ!!!7854_4.htm!!!
Đã xem 90945 lần.
http://eTruyen.com