Phần 13 - Chương 8

Người công an mang quân hàm thiếu tá làm công việc thẩm vấn tên sát thủ tỏ ra thất vọng:
-Tôi nói cho anh biết: tội của anh sẽ chỉ càng nặng thêm nếu anh cứ khăng khăng một câu rằng anh bắn ông ta, sếp của anh, bạn của anh, ân nhân của anh rằng anh căm thù ông ta. Nhưng lý do mà anh căm thù không thể thuyết phục.
Tên sát nhân trong bộ quần áo tù với những đường kẻ sọc to bản màu xám, nhầu nhò và có vẻ bốc ra một mùi tử khí vẫn ngửa mặt nhìn lên một cái chấm đen đâu đó trên trần nhà, bên trên cái quạt trần uể oải phát ra những tiếng cọt kẹt, cọt kẹt, đều đặn.
-Tôi đã khai rồi, tôi bắn vì tôi không chịu nổi ông ta. Tôi không chấp nhận ông ta...
Người công an tỏ ra kiên nhẫn, nhìn cái đầu to bè, mái tóc hớt ngắn kiểu "đinh" đã bắt đầu dài ra, xuất hiện những sợi bạc của tên sát thủ. Bằng kinh nghiệm hỏi cung tội phạm lão luyện, nhưng chưa bao giờ ông gặp phải một trường hợp như thế này. Tên sát nhân giống như một con bệnh tâm thần, nhưng lại tỉnh táo, nhận biết mọi chi tiết, thậm chí nhận ra cả những hành vi và động cơ dẫn đến tội ác. Tuy nhiên, ông không thể tin, mãi mãi không bao giờ tin được, một con người, có lý lịch, nhân thân đàng hoàng, đứng đắn, đã được công nhận là "quá tốt", thậm chí "chỉ được cái tốt" lại dám xả súng vào đầu người khác, mà ghê gớm hơn nữa, người đó lại là bạn, là ân nhân của mình. Ông thiếu tá công an quyết định đi theo đường dây tâm lý của kẻ sát nhân:
-Ai bắt anh phải chịu đựng? Anh nói ra xem nào?
Tên sát nhân vẫn lơ đãng:
-Tôi bắt tôi, cuộc đời bắt tôi chịu đựng ông ta.
-Tôi hiểu, cuộc đời lắm khi trớ trêu. Thế nhưng giữa anh và ông ta là hai cá thể độc lập kia mà? Ai cũng cứ không chịu được nhau là vác súng ra bắn, thì còn ra cái gì nữa?
-Lúc nhỏ tôi không biết, cuộc đời là cái gì? Cuộc đời là cái rất chung chung, mơ hồ như tổ quốc, giang sơn. Nó to tát, bao la nhưng chẳng thấy. Đến bây giờ thì tôi biết, tuy hơi muộn...
-Anh biết thế nào? Người công an già vẫn từ tốn.
-Tôi biết rằng cuộc đời không mơ hồ, vâng không mơ hồ tí nào, thưa ông! Cuộc đời là cái gì cụ thể lắm, thấy được, cầm được, sử dụng được, và... trả thù được!
-Hay đấy! Anh học được ở đâu thế?
Tài ngập ngừng, rồi y làm như can đảm:
-Ông với tôi vốn không thù oán, thậm chí chẳng quen biết. Bây giờ ngồi đây, rồi mai mốt các ông đem tôi ra, đòm một phát! Tôi không oán ông, thậm chí chẳng nhớ ông, và ông cũng thế... Nhưng ông chính là pháp luật, là công bằng. Ông đòi công bằng cho Trịnh Quang Tụ, cho vợ con ông ta... Thế còn tôi? Ai đòi công bằng cho tôi? Chẳng có ai, vì thế, tôi đã tự đòi cho tôi rồi!
"Tên này không tâm thần, nhưng, hình như đã có vấn đề về thần kinh, về nhận thức", người công an nghĩ. Vấn đề không phải tâm thần bệnh tật, mà một dạng khác của tâm thần, của nhận thức thấp hèn, còn nguy hiểm hơn nhiều.
-Nói tóm lại là anh thích giết người?
-Không! Tên Tài giãy nảy lên, giọng nói cà lăm, hốt hoảng. Ông... đừng, đừng vu oan cho tôi rằng, tôi... tôi thích giết... giết người! Tôi chỉ giết người khi hắn giết tôi!
-Không đúng! Ông Năm Tụ là ân nhân, là sư phụ của anh...?
Tên sát nhân, tỏ ra vui mừng như vớ được cọc giữa cơn hoảng hốt:
-Vâng! Chính chỗ ấy đấy! Ông ta đã giết tôi bằng cái thứ ấy, cái thứ mà ông vừa nói.
-Tôi không hiểu ý anh, anh thử nói rõ lại xem nào. Như thế là nhẫn tâm, đúng không?
-Không nhẫn tâm tí nào. Bởi vì còn những người như ông Năm Tụ, sẽ còn có người bị giết!
-Thôi được rồi, ta tạm nói với nhau như thế. Nhưng mọi chuyện trên đời đâu chỉ có thể giải quyết bằng súng đạn. Anh có học, chắc anh biết?
-Chính vì biết nên tôi mới hành động như vậy. Ông có thể không tin, nhưng nếu ông cảm thấy chán ngán một cái gì đó, một công việc nào đó, một ai đó, có thể là vợ con ông, cũng có thể là cha mẹ ông, chứ đừng nói gì sếp, ông sẽ sẵn sàng rút súng ra, bóp cò, vì tôi biết, các ông lúc nào cũng có súng.
-Thôi ngay! Người công an đã hết kiên nhẫn, vung tay đấm mạnh xuống mặt bàn bằng gỗ lim đen bóng và nặng chịch. Tôi để anh được đủng đỉnh như thế là quá lắm rồi. Anh có biết đây là đâu không?
Im lặng. Phòng hỏi cung chuyên nghiệp của công an không đến nỗi ghê gớm như Tài, tên sát nhân tưởng tượng. Nó giống như cái phòng họp giao ban của công ty tư vấn CHANDCO, mà ông ta làm giám đốc. Nhiều lần, nhiều lần lắm y đã ngồi như thế này, chuyện to, chuyện nhỏ cùng ông ta. Ông ta cũng ngồi bên kia bàn, và cũng đã từng có lần, không, nhiều lần nổi nóng, quát thượng quát hạ. Và y cũng im lặng. Im lặng là bản chất, năng khiếu, là phương pháp của y. Im lặng, và đôi khi sự ngờ nghệch, dối trá đã đưa y đến những bực tột đỉnh vinh quang, niềm sung sướng hân hoan, lòng tự mãn mà y cho rằng y có thể có được. Giờ đây, y cũng vẫn chỉ im lặng, nhưng sự im lặng này y đã chuẩn bị trước, đã thấy trước. Một cái cọc gỗ mục, một cuộn dây thừng, một mảnh băng đen và... Nhưng bây giờ thì chưa, chưa đến. Y còn phải im lặng để người ta tra vấn y.
Người công an mang quân hàm trung úy vào phòng hỏi cung theo một tín hiệu ngầm nào đó mà Tài không biết, đã hất hàm ra hiệu cho y đứng dậy. Ông thiếu tá nói với anh trung úy:
-Cậu chuẩn bị để chiều nay có người vào thăm anh ta...
Tài giật mình, ngoái lại nhìn ông thiếu tá. Cái nhìn thảng thốt của tên sát nhân không lọt khỏi cặp qv3m3237nqn4ntn2n31n343tq83a3q3m3237nvnvn')">Phần 11- Chương 6

Đánh máy: Nguyễn Chí Hải
Nguồn: Nguyễn Chí Hải
VNthuquan - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 10 tháng 7 năm 2006

Tụ không yêu Hảo, đúng hơn, anh ta chẳng yêu ai. Không yêu Hảo thì chị có thể hiểu, hiểu bằng chính trái tim và khối óc của mình. Nhưng nếu Tụ không yêu ai, thì đó là điều bí hiểm, đối với Hảo, và nói rộng ra, với tất cả mọi người. Đúng hơn, Tụ có thể yêu một người, đó là Tài, "cái đuôi ve vẩy" của ông phó tổng, mà hình như ông không thể thiếu!
Khi biết tin Tài bắn vào Tụ, Hảo hoang mang! Giữa hai con người đó, Hảo nghĩ rằng, họ là một. Nếu tình yêu của một người đàn bà và người đàn ông, khi đi đến chung sống, còn phải viện đến luật pháp hoặc Chúa Trời, thì tình yêu giữa hai kẻ đàn ông, làm gì cần đến các thứ xa sỉ đó? Từ khi yêu nhau, gắn bó với nhau, cho đến khi họ như hai con thú lao vào nhau, hình như không có bước chuyển kỹ thuật, hay dự báo tâm lý nào cả. Họ bắn là họ bắn, họ không đạt được "tiến trình quy hoạch" của mình, là họ có thể giết nhau!
Chính Hảo đã có lần nghe Ngô Kha kể câu chuyện ngụ ngôn, mà Hảo cho là bịa. Kha kể rằng có một ông chủ kia nuôi trong nhà một con Mèo và một con Chó. Hai con vật đều được chủ cưng, và chăm sóc chu đáo. Thế nhưng, càng ở bên nhau, hai con vật này càng ngày càng xung đột. Chúng gần như trở thành kẻ thù của nhau. Khi con Mèo đang ăn, là con Chó đến gần, soi mói. Lập tức con Mèo "goằu goằu", rồi nhảy bổ ra tấn công Chó. Nó sợ con Chó giành mất phần ăn của nó! Đến lượt con Chó có miếng xương, thì con Mèo lại gầm gừ. Có khi chúng choảng nhau túi bụi. Trong nhà lúc nào cũng ầm ĩ, khiến chủ nhà khó chịu. "Có lẽ phải vứt đi một con, thì nhà này mới yên được!", người chủ đã phải kêu lên như thế. Cho đến một hôm, đi làm về, ông chủ mở cửa ra thì thấy hai con vật vốn không đội chung mái nhà đang âu yếm, hôn hít nhau. Chúng nằm im, ngoan ngoãn, để con này liếm lên lưng, lên mặt, lên đầu, lên cổ con kia. Người chủ thấy thế, suýt ngất xỉu vì ngạc nhiên. "Chẳng lẽ thế giới đại đồng rồi chăng? Mèo với Chó lại hòa thuận "chung sống hòa bình" thế này rồi, thì còn gì để nói nữa! Chiến tranh sẽ chấm dứt vĩnh viễn, con người sẽ được sống yên ổn! Thật là tuyệt vời". Người chủ đến gần định "biểu dương" hai con vậy nuôi dễ thương, nhưng... ông ta kịp phát hiện ra hộp sữa để trên nóc tủ đã bị rơi xuống. Sữa đổ lên lưng cả hai con Chó và Mèo! Thế là... Thế là cả hai con đã tạm gác mối hiềm khích để trở thành "đôi bạn hiền", tranh thủ thưởng thức món sữa đổ trên lông nhau! Ông chủ đã lầm tưởng một cách... đáng thương!
Hảo cứ rối tung lên mọi ý nghĩ. Chị cố gắng hiểu và giải đáp mọi chuyện đang xảy ra nhưng không một luồng ý nghĩ nào được rành mạch, sáng sủa. Hảo lại nhớ tới câu nói cửa miệng, mỗi khi họp, Tụ thường nói:
-Hãy làm đi, nói ít thôi!
Hảo không tin là "nói" lại là một việc xấu hơn làm, nói, hay nghĩ lại không cần đến sức lực. Nếu "làm" mà không được hướng dẫn bởi ánh sáng của "nói", thì đó là một thứ hành động vô nghĩa, vô ích, thậm chí phá hoại, phản động.
Mệt quá, Hảo đứng dậy, xếp gọn chồng hồ sơ vốn đã ngưng đọng từ hai ngày nay, cất vào tủ, đi ra nhà để xe...
Chiếc xe hơi nằm án ngữ ngay lối ra, Hảo sốt ruột. Một lúc sau, anh chàng lái xe tên Mô, từ ngoài phố chạy về, nhìn Hảo:
-Chị Hảo về à? Chiều có vô không?
Hảo tháo tấm khẩu trang bịt miệng ra cười buồn:
-Vô thì vô, nhưng không biết làm gì? Cậu chuẩn bị xe đi đâu thế?
-Sếp! Chờ em tí, em bảo cái này...
Mô cho xe tiến lên một đoạn, lách vào bên bờ tường, tắt máy, chui ra khỏi buồng lái. Hảo chạy lên một quãng, rồi vẫn để cho xe nổ máy, đứng chờ. Mô lau hai tay vào mảnh giẻ trắng đục, rồi đến trước mặt Hảo, nói nhỏ:
-Chị có vào thăm anh Năm không?
Hảo giật mình:
-Sao bảo không được vô thăm? Ảnh đang nằm ở đâu?
Mô nhìn ra sau lưng, rồi quay lại, nói thầm:
-Chiều nay sếp tổng ở thủ đô vô. Nếu chị muốn thăm anh Năm, em đưa chị đi cùng...
Hảo bần thần, không biết có nên đi không nhỉ? Trong khi có thông tin, hiện tính mệnh Tụ rất nguy kịch, không ai được gặp, kể cả vợ con. Nhưng có điều kiện mà không vào thăm anh ấy thì thật không phải.
-Lúc nào đi được?
-Sếp tổng gọi cho em, nói đi thẳng từ sân bay... Chị yên tâm đi, sếp tổng có uy lắm, ổng đi vô chỗ nào mà không được!
Hảo bặm môi:
-Thôi, hay là Mô cứ đi với tổng giám đốc, chị sẽ vô thăm anh Năm sau vậy...
-Tùy chị!
Hảo cho xe từ từ ra khỏi cổng cơ quan. Cái cậu Mô này đúng là một tay láu cá. Nó thuộc tính nết Năm Tụ, cũng là một tay chân tin cẩn của anh ta. Nhiều chuyến công tác, Mô đưa Hảo và Tụ đi, có những chuyện không ra vui, cũng chẳng phải là dở, nhưng Hảo lo lắm, vậy mà Mô cứ như không, cậy miệng không hé! Kiếm được một tay lái xe trung thành, đâu phải dễ... Anh Tụ, anh quả là người giỏi dùng người, chỉ có điều, với tên Tài, thì anh không ngờ được. Cầu cho anh tai qua nạn khỏi!
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: Nguyễn Chí Hải
Nguồn: Nguyễn Chí Hải
VNthuquan - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 10 tháng 7 năm 2006

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--
Truyện Cùng Tác Giả Anh Dậu của tôi Cánh Đồng Lưu Lạc Đi Qua Giao Thừa Hành hương Lan huệ sầu ai Một người Sài Gòn Người thợ sửa giày góc phố Phản Trắc Phiên Chợ Tết Cuối Cùng Triết lý thợ hồ