Phần 4

Trong khi nhà chức trách đang bắt tay vào điều tra về "vụ thảm sát" trong ngôi biệt thự của ông chủ Trịnh Quang Tụ, thì ở bên kia con đường bê tông nhựa phẳng lỳ, phần còn lại của xóm Mả Cùi, sau những mái nhà tạm bợ, lụp sụp đầy không khí bất lương cũng diễn ra một cuộc điều tra khác, không kém phần ráo riết. Người đứng đầu cuộc điều tra này không ai khác là tiến sĩ Han. Trợ thủ đắc lực của anh ta chính là hai tên ma cô trong xóm là Bèo Chột và Tư Khỉ. Và "trụ sở" của "đội điều tra" đương nhiên đựơc đặt tại quán thịt chó Nam Hà của vợ chồng Sản Huê, điều này làm Sản Huê vô cùng thích thú, đôi khi anh ta cũng góp vào một vài "nhận định" rất đáng chú ý. Thỉnh thoảng "văn phòng" của Han cũng có sự điều chỉnh, di chuyển về quán cà phê "Hai Chị Em" của hai chị em Mỹ Liên và Mỹ Châu, mỗi khi có "động", hoặc hết tiền mua rượu, mặc dù hai cô chủ quán này vốn ghét cay, ghét đắng thằng Bèo Chột có khuôn mặt sáng và Tư Khỉ mặt khỉ. Các cô có vẻ thích và nể Han, vì anh ta đã đứng tuổi lại là "tiến sĩ", có nhiều chuyện ngụ ngôn, răn dạy bon ma cô, có nhiều chuyện tiếu lâm, một con người đàng hoàng, rất "hảo hán".
Ngay buổi sáng hôm đó, khi người cảnh sát cầm khẩu AK đến quán Hai Chị Em, thằng Bèo đã tỏ ra nghi vấn:
-Nhất định trong nhà vẫn còn bọn cướp lẩn trốn, nếu không cảnh sát bao vây ngôi nhà ông Năm làm gì?
Sản Huê tỏ ra thông thạo hơn, bằng kiến thức mà nó nắm được trong phim "Cảnh sát hình sự":
-Mày ngu lắm, Chột ạ, cần phải bảo vệ hiện trường chứ. Trong đó chỉ còn in dấu vân tay của bọn cướp, chứ bọn chúng thì tẩu thoát ngay rồi...
Bèo ngồi thừ, thán phục:
-Có lẽ tiến sĩ Han biết đựoc nhiều tình tiết, giờ này chắc "bố già" đang ngồi ở quán Hai Chị Em... Mình qua đó đi, Tư Khỉ?
Tư Khỉ vần ngồi thu lu trong góc nhà. Nó là một thằng ngốc có khuôn mặt chưa tiến hóa ra khỏi loài khỉ, tuy thế Tư Khỉ lại có được sự lanh lợi, tháu cáy của loài khỉ, đặc biệt trong lĩnh vực ăn uống. Nghe Bèo Chột rủ vậy, nó toan đứng dậy, nhưng lại ái ngại:
-Qua đó có gì ăn không mầy? Chị em nhỏ Mỹ Châu nó ghét tao lắm!
Bèo cười ha há:
-Ai biểu mầy xấu chơi! Dẫn mối, bẻ cò ở đâu chứ ở cái xóm Mả Cùi nầy cũng phải để cửa mà đi về chớ? Phải không anh Hai? Nó nhướng cặp lông mày dài và đen nhánh về phía Sản Huê.
-Thôi, thằng Tư nó biết rồi, mày cứ lải nhải hoài cái chuyện đó làm gì. Mà thằng Bèo nói đúng đấy, ngay ca ông Năm, nhân vật tai to mặt bự của Khu VIP cũng còn phải nể mặt dân Mả Cùi nữa là...
Sản Huê đang giảng giải thì Hai Hành, vợ Sản từ trong nhà chui ra, trông chị ta như con mắm moi ra từ trong hũ. Tuy thế, gương mặt lại nhẹ nhõm, với nụ cười rất rộng:
-Lại chuyện hai chị em Mỹ Liên rồi, mới bảnh mắt ra mà các người đã nổ như bắp! Bị chị em con yêu tinh đó nó hớp hồn mà.
Hai thằng ma cô im thin thít, sản Huê lầu bầu:
-Chuyện đó thì làm sao? Hễ cứ nói tới là ăn ngay được đấy hẳn? Không mau sửa soạn đi chợ, còn đứng đó? Thằng Tư mày lấy xe chở chị Hai ra chợ nghen.
Tư Khỉ lồm cồm bó dậy, dạ một tiếng rồi vào nhà đẩy cái xe Dream Trung Quốc ra.
Hai Hành nguýt chồng một cái rõ dài rồi lủi vào nhà. Sản Huê ngồi nhìn những bóng người thấp thoáng ngoài đầu ngõ, tiếng hỏi chào râm ran. Thỉnh thoảng lại có tiếng cười rộ lên, the thé, hô hố…
Khi người công an cầm súng dài trở lại vị trí làm nhiệm vụ, để Han ngồi lại một mình, thì thằng Bèo lò dò tới. Nó nhìn trước nhìn sau, ngó vô thấy cái ô cửa sổ nhà Mỹ Liên thấp thoáng bóng người, nó chững lại.
-Vô đây biểu! Thập thò gì ngoài đó, Bèo?
Thằng Bèo rón rén lách qua hàng ghế nhựa sặp lộn xộn, cái đỏ, cái xanh... đến ngồi cạnh tiến sĩ Han, nó thì thào:
-Cướp hả chú?
-Ừ! tiến sĩ Han khẽ gật đầu, rồi nhìn cái bộ điệu vừa có vẻ khoái chí, lại vừa sợ sệt của thằng ma cô. Tối qua hai thằng bây ngủ đâu?
-Lúc nào ạ? Tui con đang dẹp quán cho anh Sản thì nghe súng nổ ở bển. Bèo nhóng cái cổ cò của nó về phía ngôi biệt thự.
-Mày thấy gì?
-Dạ, hổng có thấy gì...
-Bậy nào. Ngồi ngay quán Sản Huê mà nói không thấy gì là sao? Có thấy thằng nào vác súng chạy ra không?
-Con nói không thấy thiệt mà. Không tin chú Tiến sĩ cứ hỏi anh Hai Sản với thằng Tư Khỉ. Nó trả lời rắn chắc.
Han gật đầu:
-Vậy mày có thấy xe cứu thương với xe cảnh sát chạy vô không?
-Dạ, thấy. Con tưởng chú hỏi bọn cướp.
-Mầy uống cà phê không? Không đợi thằng Bèo trả lời, Han gõ muỗng vào cái ly thủy tinh, phát ra hai tiếng lẻng keng. Lát Sau Mỹ Châu ra, nhìn thấy thằng Bèo, cô gái chững lại, nhưng Han đã nói:
-Cho nó một ly đen!
Châu nguýt nguẩy đi vô. Thằng Bèo cười khùng khục. Nó vừa sợ lại vừa khoái chọc ghẹo được hai chị em cô chủ quán cà phê và coi đó là một kỳ tích. Bèo Chột rất quý hai chị em chủ quán, trong thâm tâm, nó luôn nghĩ, giữa chúng có một cái gì gắn bó, máu thịt, tuy nó không hiểu là cái gì. Bèo chỉ nghe người dân cuả xóm Mả Cùi nói với nhau rằng nó được người ta nhặt lên từ cái ao bèo lục bình mé cửa sông, từ khi còn đỏ hỏn, chưa cắt rún, còn Mỹ Châu và Mỹ Liên thì được bà Tám Còm tìm thấy trong cái bô rác ở bên kia chân cầu. Có điều, sau này chúng lớn lên, thì hai chị em Mỹ Liên có một người đàn bà đến nhìn họ là con ruột. Thế rồi bà ta đi không quay lại. Bà Tám Còmht:10px;'>
-Sau này mới nhận ra?
-Vâng! Sau này, sau ngày giải phóng, anh Tính lên thay anh làm chính ủy, đã ra lệnh: làm lại lý lịch quân nhân, xoá hết mọi dấu vết kỷ luật. Ông Tính bảo: "Đi được hết chặng đường này, không ai là người xấu"… (Kha nhớ không?)
Bộ trưởng ngậm ngùi:
-Mình có gặp lại Tính. Cậu ấy bị ung thư gan, nằm Viện quân y 110, đã mất cách đây mấy năm…
Kha nói:
-Bọn tôi có nghe tin, nhưng ở xa quá…
-Với lại cũng nhờ đó mà sau ngày giải phóng, em ra quân dễ dàng. Han vẫn tiếp tục.
-Sao thế? Bộ trưởng hỏi lại, nghi ngờ.
Han cười:
-Vì em là thượng sĩ. Nếu làm cán bộ trung đội em sẽ được phong quân hàm thiếu uý. Là sĩ quan thì năm bảy bảy, xuất ngũ chuyển ngành sao được? Chiến tranh kề ngay trước ngõ biên giới…
Bộ trưởng gật đầu: "Ra thế!". Rồi ông hỏi tiếp:
-Cậu không thích ở trong quân đội à?
-Nói không thích thì cũng không phải. Sau này, phân phối nhà cửa đất đai cho sĩ quan quân đội nhộn nhịp lắm. Ai cũng có phần. Thế là con vợ cũ của em nó nhảy dựng lên: "Sao ông ngu thế? Cứ ở bộ đội có phải giờ này cũng được vài trăm mét đất rồi không? Bán đi một nửa, đắp lên mái thành căn nhà phố mặt tiền!". Em mới điên tiết lên, dộng cho một cái bạt tai: "Mấy trăm mét hay là hai mét? Tham vừa thôi chứ! Hàng ngàn thằng bỏ mạng trên biên giới kia sao không lên đó mà tị?". Han cười, ngân ngấn nước mắt.
Bộ trưởng Đức Hoàn lại gật đầu:
-Cậu nói đúng. Nhưng sao lại đánh vợ? Cậu có vẻ thích đánh nhau lắm nhỉ?
Han đưa tay lùa vào mái tóc bù xù của mình, chữa ngượng:
-Đâu có! Đấy là lần đầu tiên và duy nhất em đánh vợ. Sau đó hai đứa ra toà. Ly hôn!
-Căng thăng đến thế cơ à?
Tiến sĩ cười khùng khục, trái táo ăn vụng từ thời hồng hoang chạy lên, chạy xuống như con thoi:
-Em nói chuyện này anh đừng cười, Kha cũng không biết đâu. Chúng em lấy nhau được mấy tháng, vì không muốn lệ thuộc vào gia đình vợ, (dù gia đình vợ em rất khá giả) nên em ra ở nhờ một căn phòng vốn là nhà gác-dan của ngôi biệt thự, chia ra cho nhiều người. Những năm đó rất gian khó, mọi người ai cũng phải làm cái gì thêm để sống. Nội thành lúc đó Kha nhớ không, người người nuôi heo, nhà nhà nuôi heo. Bọn em tuy vợ chồng son, nhưng cũng thu xếp một góc để nuôi được hai con heo. Tất cả tiền lương tiền thưởng đặt vào đấy. Người thì ráng mà ăn kham khổ, để dành nuôi heo. Vợ em vốn con nhà được nâng niu, nhưng cũng rất ham nuôi heo, vì nó hứa hẹn có một khoản thu nhập kha khá…
Thế rồi đến hôm ấy là ngày giỗ bố em (ông cụ mất từ trước ngày hòa bình năm 1975), em dặn vợ ở nhà ngâm gạo đăt một chõ xôi. Còn mọi thứ chờ em đi làm mua về. Đến chiều em về, anh có biết vợ em nó làm thế nào không?
Tiến sĩ ngừng một lát, rồi anh cười, nụ cười như mếu:
-Vợ em nó làm thế này: nồi nước đáy ở dưới chõ xôi là nồi… cám heo. Rồi đến cái chõ xôi ở giữa! Trên cùng, thấy có hơi nóng, nó đem cái… váy của nó đặt lên hong cho khô!
Kha bật cười sằng sặc, đến nỗi văng cả nước miếng ra bàn khiến anh phải chạy ra ngoài, mà tiếng cười ằng ặc vẫn không dứt. Còn ông bộ trưởng thì ngồi nhìn Han, cười tủm tỉm. Mặt ông đỏ lên, vì cố nhịn cơn buồn cười. Tiến sĩ Han ngơ ngác như một kẻ mất hồn nhìn bộ trưởng:
-Sao anh lại cười? Anh không tin em à?
Ông xua tay:
-Khó tin quá, nhưng mà thôi. Tạm tin câu chuyện của cậu.
Lúc sau Kha vào, vẫn còn cười:
-Cậu làm tớ đến chết cười mất. Bỏ nhau rồi mà còn kiếm chuyện bôi bác!
-Chuyện thật đấy. Thế rồi bữa giỗ cũng êm xuôi. Em sắp một mâm mời mấy anh em thân thiết đến chơi. Cuối cùng thành… hai mâm!
-Đông thế cơ à? Kha hỏi thật tình.
Đến đây thì tiến sĩ cười vô tư:
-Không! Một mâm cỗ với mặt vợ mình một mâm nữa… là hai!
Ông bộ trưởng cầm cái ly lên dứ dứ trước mặt Han:
-Cậu cũng quái đản lắm. Bây giờ thế nào? Là chuyện vợ con của cậu bây giờ ấy?
Han cười cười, gân mặt như giãn ra, hàm răng trắng loá. Kha xen vào:
-Cô vợ sau của Hán còn trẻ và đẹp lắm!
Han quay sang lừ mắt:
-Cậu chỉ đoán mò. Đã gặp bao giờ đâu mà bảo đẹp hay xấu?
-Mình nghe người ta nói. Cái cô Mỹ Liên bán cà phê khen lắm. Đàn bà mà đã khen nhau thì không phải chuyện thường…
-Giỏi nhỉ? Cậu đào hoa thật đấy… Bộ trưởng khen Han một cách nhiệt thành. Có con chưa?
-Em được một cháu gái lên ba, đang đi nhà trẻ. Còn cô vợ trước, ăn ở với nhau hơn chục năm, có một cháu gái. Han bỗng ngậm ngùi. Cháu chẳng may bị mất lúc sáu tuổi vì bênh sốt xuất huyết…
Han im lặng, nỗi buồn rung nhẹ trên hai vai. Lúc sau, anh tiếp:
-Thế rồi cô ấy bỏ em đi lấy người khác, cũng có con rồi. Nói thật với thủ trưởng, vợ em bây giờ vốn là một cô gái bán bia ôm, dân nhà quê Bến Tre… Em nghĩ số mình nó long đong. Cô vợ trước của em là tiểu thư, con nhà đài các, có "nhà mặt phố, bố làm to". Em xin lỗi anh, không phải ai làm to cũng "khó chơi" cả đâu. Mà là, chúng em không hợp nhau. Có lẽ em chỉ hợp với những người ở dưới đáy xã hội…
Thấy bộ trưởng chăm chú lắng nghe một cách căng thẳng, Kha sợ ông phật ý, nói thêm vào:
-Quan điểm của Hán cũng không giống người ta đâu anh ạ. Cậu ấy cho rằng đã lấy vợ thì phải chọn người đẹp. Tính tình đạo đức không thành vấn đề. Vợ đẹp thì con đẹp. Đạo đức có xấu thì sửa, "phần nhiều do giáo dục mà nên". Còn cái đẹp không ai dạy mà cũng chẳng ai học được…
Bộ trưởng trầm ngâm:
-Cũng lạ đấy nhỉ? Thế sao đang làm báo cậu lại thôi việc, để ra chạy xe ôm? Cũng không hợp à?
-Có lẽ thế! Em nghĩ đã đi buôn thì phải ăn gian nói dối, còn làm báo thì phải chấp nhận ăn không nói có. Ăn cắp ăn trộm em có thể chơi được, còn hai cái đó thì không.
Bộ trưởng gay gắt:
-Quá thể! Cậu đúng là một tay gàn. Lính tráng ra về sau chiến tranh đến một nửa là thương tật về cơ thể, còn lại thằng nào cũng gàn dở, thương tật ở tâm hồn! Các cậu như thế thì ai người ta chịu nổi?
Kha thấy lo lo, ngộ nhỡ ông Đức Hoàn phật ý thì chẳng ra làm sao! Nhưng vừa hay Sản Huê bưng một mâm thịt chó đầy đặn ra. Mới nhìn Kha không nhận ra Sản, áo sơ mi trắng, bỏ trong quần tây đàng hoàng. Mọi ngày hắn toàn cởi trần phơi bụng.
Sản Huê, và đặc biệt là hai thằng ma cô Bèo Chột và Tư Khỉ, và cả cô vợ "xương với hoa" của Sản đều bí mật quan sát ba người nhậu. Bọn họ rất cần biết xem ông "thủ trưởng bự" ăn nhậu như thế nào. Và họ càng ngạc nhiên khi thấy ông cùng với tiến sĩ Han và ông bạn Kha của tiến sĩ cụng ly lách cách, rôm rả. Ông ta uống, ông ta gắp, ông ta cười cười nói nói… như hai người kia, nghĩa là cũng y như chúng ta, Sản Huê kết luận và đem nói điều này với đàn em. Lâu nay, nhờ ti-vi, và họ chỉ thấy các ông ấy qua màn hình, rất gần, rất rõ nét nhưng chẳng làm gì được ổng! Có một lần, nhậu say vào, ông già vợ của Sản Huê đã chửi một ông nào đó trên tivi. Ông bị chửi lại cười, cười rất tươi, rất mãn nguyện, khiến cho ông già cụt giò, phế binh Tám Kiệu càng lên cơn tức. Ông ta chửi nữa, tất nhiên ông bắt con cháu phải đóng cửa lại, rất kỹ. Để rồi cuối cùng, ông lão say kết luận: "Chưởi khuất mặt cũng tổn thọ lắm chớ!".
Trong khi đó ở bàn nhậu, mọi chuyện trở nên vui vẻ trở lại. Ông bộ trưởng hỏi:
-Cậu là tiến sĩ từ bao giờ?
-Anh ơi! Tụi trẻ khu này nó gọi em là "tiến sĩ Han", là thấy em giống một nhân vật trong phim Hàn Quốc đấy thôi!
Ông rất khoái chí, còn nói thêm, như một nhận định:
-Quả là phim ảnh ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân, đặc biệt là những nơi còn nghèo và lạc hậu, văn hóa thấp. Mà cậu cũng có vẻ là một tiến sĩ thần học. Mình muốn đến thăm chỗ ở của gia đình cậu. Được chứ tiến sĩ?
Han lại gãi đầu:
-Thực tình em cũng muốn mời thủ trưởng đến nhà, nhưng… ngặt nỗi, nhà em chật chội và luộm thuộm quá, nên không dám. Đến thằng Kha đây em cũng chưa dám cho nó biết nhà…
-Thôi được rồi! Ông Đức Hoàn xuề xòa, cậu đã không muốn mời thì chúng tôi cũng chả ép. Phải không Kha?
-Anh ngồi với chúng tôi như thế này là đã phiền cho anh quá lắm rồi. Mà tôi xin hỏi thật anh nhé? Rất nhiều cán bộ, những người danh tiếng và giàu có, kiêng không ăn thịt chó. Mà sao anh không thuộc trong số họ?
-Thế các cậu có biết họ "sợ" cái gì mà phải "kiêng" không? Bộ trưởng hỏi lại.
Cả hai im lặng, trước câu hỏi của bộ trưởng. Đó là một câu hỏi thông thường, rất dễ trả lời, nhưng để trả lời cho đúng, cho hay lại không dễ chút nào.
-Nào! Tiến sĩ Han, ông nói cho chúng tôi nghe đi…
Hán ậm ừ rồi chậm rãi:
-Theo tôi biết, có lẽ xuất phát từ quan niệm Phật giáo. Chó là kiếp sau gần nhất của con người, nó là hệ lụy của một kiếp người. Mà kiếp người vốn đầy rẫy những xấu xa. Anh càng xấu xa khi làm người, thì sau khi "hoá kiếp", anh lập tức trở thành con chó. Đó là quan niệm của thuyết luân hồi. Như vậy, trong quan niệm này ăn thịt chó là ăn thịt người…
Kha tủm tỉm:
-Thuyết này hay đấy…
-Thuyết luân hồi đầy tính đe dọa, biểu hiện sự bất lực của loài người trước mưu ma chước quỷ. Con chó hay chính anh? Tiến sĩ Han bắt đầu hăng. Mà con chó, đặc biệt là ở phương đông, là con vật ăn bẩn - đó là sự trừng phạt. Xin lỗi thủ trưởng, anh em chúng tôi, tôi và Kha đều thuộc thế hệ "cho chó liếm đít"! Ngày xưa (và chắc chắn ngày nay vẫn còn) khi trẻ con bậy ra nhà, người ta gọi chó đến, bằng những cái tên "Tô, tô… Quýt, quýt…" hay đơn giản là "Êu, êu…". Con vật vẫy đuôi mừng rỡ, hăng hái xông vào "dọn dẹp vệ sinh" một cách hồ hởi. Có đôi khi, con chó còn dùng lưỡi của mình làm "giấy vệ sinh" cho đứa trẻ…
-Khiếp! Cậu nói gì nghe ghê quá! Thôi đi… Kha van vỉ.
-Cứ để cậu ấy nói. Đúng đấy! Bộ trưởng cũng tủm tỉm khuyến khích.
-Sự thật là như thế! Nói tóm lại, con chó đại diện cho sự bẩn thỉu, cũng như trong đạo Hồi, người ta quan niệm con heo là đồ dơ dáy, chạm vào chúng, ăn thịt chúng là ô uế! Nhưng, với người dân thường, ở Việt Nam chúng ta chẳng có thuyết giáo gì hết. Thịt chó là món ăn "ngon - bổ - rẻ"!
Han gắp một miếng "nầm" hấp, ba chỉ bỏ vào bát, gói ghém cẩn thận với lá mơ lông. Tiến sĩ nhấp một hớp rượu Ngang, rồi cười:
-Tiện đây em xin hỏi thủ trưởng chuyện này. Dạo em còn làm báo, có lan truyền câu chuyện về một ông Phó thủ tướng. Trong một hội nghị của ngành thương nghiệp, ông ấy phê phán dữ lắm. Đặc biệt là công tác điều hành, quản lý giá cả, thị trường. Ông ấy nói: "Cứ cái gì các anh quản lý thì khan hiếm, đắt đỏ, chất lượng kém, từ quả trứng đến miếng đậu. Cái gì không quản lý thì vẫn phát triển tốt. Không tin, các anh cứ ra quán thịt chó mà xem. Các anh chê, không quản lý, nó vẫn rẻ, vẫn ngon…".
Bộ trưởng lại được dịp cười chảy nước mắt:
-Chắc là từ hồi nào, chứ từ ngày mìmh được họp Hội đồng Chính phủ chưa nghe ai nói thế. Nhưng mà hình như cũng đúng đấy nhỉ? Thôi nào tớ với các cậu làm hết ly này!
Không ngờ, bộ trưởng Hoàn, ông chính uỷ ngày xưa cũng thành thạo trong món ăn dân tộc này. Ông gói ghém, gắp chấm rất gọn ghẽ, sạch sẽ. Trong cái bát của ông hầu như không một chút mắm tôm nào rây ra. Nhìn ông ăn, ông uống ai cũng phải phát thèm, Ngô Kh chết, hai đứa ở luôn ngôi nhà đó cho đến giờ. Nó càu nhàu với Han:
-Người đâu, đẹp thì có đẹp mà dữ quá!
-Dẹp cái chuyện đó đi, Bèo. Thằng Tư đâu?
-Dạ, nó chở chị hai Hành đi chợ rồi...
Tiến sĩ Han nghĩ ngợi một lúc rồi nói với Bèo:
-Nội trong ngày hôm nay, hai đứa bây phải dò cho được, coi đám cướp nào đêm qua tấn công nhà ông Năm Tụ nghen! Được không?
Thằng Bèo Sáng mắt:
-Dạ được! Nó trả lời ráo hoảnh, bỗng nó nảy lên. Ý, mà hổng được đâu chú Tiến sĩ ơi!
-Sao vậy?
-Tụi con chỉ rành dò la mối ăn chơi, dại gái chớ làm sao truy lùng được bon cướp. Tụi nó ghê lắm!
-Trời, cái thằng! Tao bảo tụi bây đi dò la, nghe ngóng, chớ có bảo tụi mày phải đi bắt chúng đâu mà sợ.
Thằng Bèo vẫn im lặng, hai mắt nó cụp xuống như mắt con chó bị la. Cái dũng khí của một thằng ma cô chuyên nghiệp tan biến. Mỹ Châu bưng cà phê ra, nhìn thằng Bèo ngồi xo ro trước mặt Han, cô cười:
-Chết thằng Bèo chưa? Nó ăn cắp hả anh Han?
-Bậy nào! Han mắng Châu. Ăn cắp tao chặt tay liền, ở đó mà múa mép. Để cà phê cho nó rồi đi chỗ khác chơi, để người ta bàn công tác.
Bèo ngẩng lên, con mắt sáng của nó trở nên dữ dằn:
-Đù mẹ, ai biểu tao ăn cắp? Nhìn cái mặt tao đi, con điếm?
-Thôi nào! Han gạt đi, bằng một giọng của người cha mắng đàn con. Động một tí là cãi lộn, chửi thề. Tao đập cái chết hết giờ.
Tiến sĩ Han mắng hai đứa rồi bỗng anh ngồi lặng đi. Anh buồn rầu nhìn ra phía ngõ lao xao. Ma cô, gái điếm, trộm cướp, rượu chè... dồn tụ cả vào bên đây con đường, mà chỉ phía bên kia, cách mấy bước chân, một thế giới khác, thế giới của phấn hồng, nước hoa, chó bẹc-giê, thịt bò Úc... Nhưng mà, truy dến cùng, cả hai bên đều giống nhau, cả hai bên đều hùng hục lao vào nhau, sờ nắn, hôn hít, mân mút, làm tình... cứ hùng hục như nhau, như con heo, con gà, con vật...
Bỗng nhiên Han thấy ngột ngạt quá, hình như không khí đẫm đặc hơi nước. Vết thương ở cổ Han hôm nay như cứng lên, chẹn ngang tầm nhìn mỗi khi anh muốn quay cổ nhìn về phía sau, như người trúng gió. Vết thương đó cũng từ một viên đạn carbine, trong trăm ngàn đường bay loạn xạ của những viên đạn từ những tay súng hoảng lọan, thế quái nào, một viên lại găm ngay vào cổ anh, vừa đủ để anh bị thương một cách an toàn, vừa phải mà không nhích lên hay tụt xuống vài phân để đưa Han về bên kia thế giới. Nhiều năm về sau này, nhất là những lúc tuyệt vọng, Han vẫn thầm nguyền rủa viên đạn, mà không hề căm giận kẻ đã bóp cò. Đằng đông phía xa lộ đã bắt đầu ầm ầm tiếng xe cộ, hình cây cầu vắt ngang qua con sông như được cắt bằng giấy, sắc cạnh và lạnh lùng.
Thằng Tư mặt khỉ về nhà không thấy Bèo, nó cắm cổ chạy sang quán cà phê, đeo dính lấy thằng bạn. Han nhìn Tư Khỉ, nhếch mép:
-Mày vừa ở chợ về?
-Dạ!
-Có nghe gì không?
-Dạ, nghe! Nó nhát gừng với ông tiến sĩ.
-Nghe sao nói lại tao nghe nào?
Thằng mặt khỉ dằng hắng như một kẻ hụt hơi, tuôn ra một tràng:
-Nghe đủ thứ chú ơi! Họ bảo có hai thằng mặc quần áo đen, bịt khăn đen kín mít, như Ninja vậy đó, trèo tường xông vào nhà ông Năm. Đầu tiên là nó đánh thuốc độc cho con chó béc-giê chết lăn quay ra đất rồi mới dùng chìa khóa vạn năng cậy cửa vô nhà. Không biết sau đó có chuyện gì, in như là ông Năm phát hiện ra, quát hỏi: "Ai? Giơ tay lên!", Ông Năm, ổng có súng, K54 hẳn hoi nha! Nhưng hai tên cướp đã nhanh chóng nổ súng bắn chết ông Năm. Vợ ông Năm và đứa con gái vừa lóp ngóp chui ra khỏi phòng ngủ cũng bị bắn chết luôn! Ghê quá ha! Thằng Tư giơ ba ngón tay lên trước mắt: ba người luôn đó chú Tiến sĩ!
Trong lúc khuôn măt khỉ của thằng Tư đang nhăn nhúm, nó ra bộ kinh hãi về câu chuyện nó kể, thì thằng Bèo lăn ra cười:
-Xạo quá mầy ơi!
-Thiệt chớ bộ. Tư Khỉ cãi. Mầy không tin ra ngoải mà hỏi người ta. Nè, tao nói cho mày hay: hai thằng cướp còn ra nhà lồng chợ chia tiền vàng. Nhiều lắm à nghen. Ông già Cùi ngủ ở cửa chợ còn lượm được một sợi dây chuyền năm chỉ vàng y nữa đó!
Tư Khỉ vừa nói xong, thè cái lưỡi nhỏ như lưỡi khỉ của nó ra liếm môi choanh choách, như thể chính nó đã nhìn thấy và giờ đây nó thèm thuồng sợi dây chuyền ấy lắm. Bèo vẫn chưa thôi cười:
-Xạo mầy! Chừng nào mầy có sợi dây chuyền năm chỉ đó tao mới tin...
Hai đứa còn chành chọe nhau một lúc, khiến Han nghe chăm chú mà bật cười:
-Thôi, nghe đủ rồi. Người ta đồn có cướp là có cướp, còn chuyện sợi dây chuyền năm chỉ của thằng Tư thì để nó đem tặng bồ nó. Thằng Bèo đừng có hỏi han, truy bức nó làm chi!
-Không phải của con, của ông già cùi ngoài ngoải! Tư Khỉ vẫn cố cãi, nó không biết cả thằng Bèo, bạn nó và chú tiến sĩ Han đang giỡn với nó, ghẹo nó.
-Ừ thôi, để cho ông già Cùi của mầy xài chơi. Bây giờ vầy nghe, từ giờ tới trưa, hai đứa bây thám thính tình hình xung quanh nhà ông Năm, có gì về nói lại với tao, nghe chưa? Tao có thưởng đàng hoàng, hả?