Sáng hôm sau, tôi yêu cầu dọn điểm tâm ngay trong phòng. Trong lúc ăn, tôi lấy bức thư của Moniques ra khỏi hộp đựng máy chữ và đọc lại lần nữa. Nó vẫn không có một ý nghĩa nào sáng sủa hơn. Chắc chắn phải có một ám hiệu gì trong những chữ ở đầu dòng nếu tôi thừa nhận hai chữ không viết hoa. Nhưng tôi vẫn nghĩ mãi vẫn không thấy gì khác lạ và sinh ra nghi ngờ suy đoán của mình. Người ta thường tìm được nhiều ý nghĩa ngẫu nhiên sau khi sắp đặt lại các hàng chữ nếu chịu khó nghiền ngẫm thật kỹ. Điều khiến cho tôi gần như chắc chắn rằng bức thư này mang một ám hiệu đặc biệt là người viết đã dùng chữ và đặt câu một cách vụng về. Các hàng chữ giống như những câu thơ không vần không âm hiệu, tựa hồ nhiều chữ đã được dùng một cách gượng gạo để ngầm chứa một ám hiệu nào đó. Cuối cùng, sau khi uống xong tách cà phê cuối, tôi quả quyết rằng nếu tôi không đọc nổi ám hiệu, thì ít nhất tôi cũng có thể tin tưởng sẽ không có một ai khác đọc nổi trong trường hợp bọn họ nhất định lục soát phòng tôi. Tôi đã ghim vào trong cái kẹp phía trên hộp đựng máy chữ Olivetti của tôi mấy tờ giấy viết thư khổ lớn mang dấu hiệu của bến tàu Cunard mà tôi đã lấy trong phòng viết của chiếc Queen Victoria. Tôi rút ra một tờ và đặt lên mặt bàn cùng với bức thư của Moniques. Tôi biết mình không thể sao lại y hệt từ màu mực cho đến nét chữ của nàng, nhưng tôi có thể miễn cưỡng giả mạo tuồng chữ này. Công việc được thực hiện một cách khá mỹ mãn với một mánh khóe mà một ông già chuyên môn làm các thứ giấy tờ giả mạo đã truyền thụ cho tôi hồi tôi nhờ ông cụ ngụy tạo một văn kiện. Quý bạn chỉ cần lật ngược bức thư mà bạn muốn chép lên trên một tờ giấy trắng, đoạn xếp sát dưới hàng chữ bạn cần sao và đặt sát phía trên chỗ mà bạn sẽ viết. Rồi bạn đừng nghĩ đó là một hàng chữ, và cứ cẩn thận sao từng dòng tựa hồ đây là những chi tiết trong một bức họa đồ chứ không phải là chữ. Tôi chép lại bức thư y hệt nàng đã viết, nhưng tôi thay đổi khoảng cách giữa các chữ ở cuối mỗi dòng, để cho những chữ mang mật hiệu - nếu quả thật tôi đoán không lầm - không còn nằm ở đầu dòng. Khi viết xong, tôi xếp bức thư này theo đúng lối xếp của nàng và cất vào trong cái đáy giả của hộp máy chữ. Đoạn tôi lấy một phong bì ở quầy tiếp tân của khách sạn và bỏ bức thư chính hiệu của Monique vào trong đó. Bên ngoài phong bì, tôi đề tên Đại úy Colin Andrews, Bộ Tư Lệnh Hải Quân Hoàng Gia Anh, và ghi thêm dưới hàng địa chỉ: "Xin trao lại cho Stuart Dunbar". Nếu quả thật Đô Đốc Everett Jonas đã viết thư cho ông ta, chắc chắn ông ta sẽ nhận biết cái tên này. Tôi dán tem và bỏ phong thư vào thùng ngoài hành lang gần thang máy. Tôi biết cần phải gọi điện thoại cho Dillingham, nhưng tôi bỏ ngay ý nghĩ đó. Sau một lúc phân vân, tôi quyết định gởi cho ông ta một bức điện tín, liền điện thoại xuống phòng gác để nhờ gởi đi: Đã lên bờ, hiện tại Khách sạn Lovelace. Đau buồn về vụ Quen và Martin. Sẽ điện thọai sau khi biết điều gì rõ ràng. Tôi ký bằng cái tên Mackenzie. Tôi tin Dillingham sẽ thừa sức đoán biết nguồn gốc nhờ ý nghĩa của bức điện tín. Trong suốt khoảng thời gian còn lại của buổi sáng, tôi cố sức suy nghĩ. Tôi không thu hoạch được một kết quả nào ở đây bởi vì không có kết quả để thu hoạch. Phương pháp sáng kiến hoàn toàn khác với phương pháp suy luận, và tôi vốn quen thuộc với cách đầu hơn cách sau. Đa số các bài tôi đã viết cho hãng Thông tấn đều là những bài sáng kiến, từ con người, nơi chốn, cho tới mọi vật. Tôi không bao giờ thích kiểu giải thích bởi lẽ tôi không có tài giải thích thật hay. Phương án sáng kiến có nghĩa là: bạn hãy ráng học tập mọi điều liên hệ với vấn đề, rồi bỏ quên nó đi trong hai tuần lễ để cho nó chìm sâu vào tiềm thức, và trong giai đoạn thứ ba tư tưởng của bạn sẽ nẩy mầm. Tư tưởng sẽ nổi lên mặt biển bí mật đó. Khi tôi thử dùng phương pháp này vào việc suy luận, các tư tưởng trôi lềnh bền như một lũ cá thu đã chết và có mùi hôi. Trên đường đến tiệm Buttery để ăn trưa, giữa lúc tôi gần như quyết định phải đi Ba-lê dù nơi đó là địa ngục và dù sẽ bị đám thanh tra chu lưu gây khó dễ, tôi mua một tờ Daily Telegraph và cầm theo trên tay. Tôi dừng lại ở quầy rượu bên ngoài tiệm Buttery để uống một ly trước, rồi khởi sự xem sơ qua trang đầu của tờ nhật báo. Thoạt tiên tôi hăm hở đọc bài tường thuật về vụ Martin Allen bị giết trên tàu Victoria. Người viết đã dùng những lời lẽ khá dè dặt, có lẽ bởi vì không ai hiểu biết nhiều về Allen. Bài báo cho tôi hay cảnh sát đang nóng lòng muốn được tiếp xúc với một người tên Stuart Dunbar, "người có thể giúp ích cho cảnh sát trong cuộc điều tra", bởi vì Dunbar là một trong những người quen biết với nạn nhân. Nói trắng ra là: tôi đang bị truy tầm để cho cảnh sát thẩm vấn như một kẻ bị tình nghi. Một người bồi tàu - có lẽ là Err - đẽ kể lại với cảnh sát rằng tôi đã trở về buồng hơi sớm hơn giờ phỏng định xảy ra án mạng. Bất cứ một đọc giả truyện trinh thám nào cũng biết rằng giờ chết không thể định rõ một cách chính xác. Err cũng đã thuật lại tôi có hỏi anh ta phòng sẽ được lau chùi vào lúc nào. Nhưng tôi chỉ thật sự xúc động khi mắt tôi bắt gặp một hàng chữ lớn khác, cũng đăng trên trang nhất, dính liền với cái tên Ménard. Bài báo khiến cho thần trí tôi gần như hôn mê. Nó kể lại cái chết của Jacques de Ménard trong một tai nạn xe hơi kiểu thể thao ở gần Ba-lê. Đầu nạn nhân đã bị đè nát một cách ghê rợn và chiếc xe đã bốc cháy sau khi lăn tròn nhiều vòng trên một đoạn đường vắng giữ Ba-lê và Troyes. Phóng viên đã thuật khá đầy đủ về công việc và chức vụ hiện tại của kẻ bất hạn xa nhất về phía bắc, cho tới vịnh Luana ở tận cùng phía nam Hải cảng chính, khả tốt, là nơi này, vịnh Gentry, ở về phía đông nam. Nó gần như chia hòn đảo ra làm hai phần, ngay dưới trung tâm, thọc sâu vào đất liền gần đụng South Loch, tức phá biển này. Tôi hỏi: - Những lằn màu đỏ này chắc là hệ thống đường sá? - Phải. Không có thành phố hay làng mạc gì ngoại trừ Bragawick, tại đây, ở phía trên vịnh Gentry, và hiện giờ bị bỏ hoang. Bây giờ đây là nơi tôi đề nghị dùng làm điểm hẹn. Ông ta chỉ vào một điểm ở bờ biển đông nam của Sudra, bên kia eo biển hẹp của Friday Sound về phía Dun, và vẫn tiếp tục trình bày: - Một nơi tuyệt diệu để yên lặng gặp nhau, với điều kiện đoạn bờ biển này không có gì thay đổi. Ở đây vừa khuất gió vừa không có sóng mạnh. Bãi biển dốc đứng suốt một khoảng dài, bờ đá không cách xa mức thuỷ triều cao và, theo tôi còn nhớ, bao phủ bởi loại cây kim tước và cỏ hoang. Ông ta chợt quay sang tôi - Khi ông muốn rước đi, ông hãy dùng một cây đèn pin để làm hiệu. Một chiếc xuồng bằng cao su sẽ tới đón ông. Ông còn nhớ dấu hiệu Morse chứ? - Vâng. - Hay lắm. Ông chỉ cần ra dấu OUI – ba chữ O, U và I. Vallance cựa quậy một cách bứt rứt - Chiếc xuồng đó có rộng chỗ không? Ít nhất Dunbar cũng sẽ đưa theo một người khác, nếu ông ấy may mắn. Tôi vẫn còn nhớ loại xuồng xập xệ đó hồi tôi chưa ra khỏi biệt kích quân. - Bây giờ tiến bộ lắm rồi. Chúng tôi sẽ chu toàn. Dillingham cũng góp ý kiến - Còn quần áo nữa. Ở đó chắc lạnh lắm? Andrews trả lời: - Không lạnh lắm. Nhiều người không tin, nhưng thực ra quần đảo Hebrides ít lạnh và ít khó chịu hơn London trong khoảng giữa tháng 11 và tháng 3. Nhưng tôi sẽ nói với Dunbar về chuyện này. Tôi lại nói: - Còn một điều cuối cùng. Tôi đang bị cảnh sát truy nã. Ông có thể can thiệp để bãi bỏ vụ đó? Vallance đáp ngay: - Không được. Chúng tôi không dám liều lĩnh nói với bất cứ ai về chuyện ông và những việc ông sắp làm. Dù là với cảnh sát. Ông phải tự xoay sở lấy. Ông cũng đừng nên trở về khách sạn. Chắc họ đang chờ ông tại đó, căn cứ theo lời ông kể về vụ họ đi hỏi thăm ông hồi sáng. Ông hãy đích thân tìm mướn máy bay, và cố tránh xa cảnh sát. Trông thấy bộ mặt của tôi, Andrews liền bảo: - Không đến nỗi nào đâu. Đêm nay tôi sẽ cho người lẻn vào nhà ông để lấy ra cho ông những món ông cần. Tôi niềm nở trả lời: