Hồi 30
Đại bàng tung cánh

Nghe Di Cốc thuật, Thủ-Huy thốt lên:
- Chiến thuật đó không ổn trong trường hợp này.
Công giảng giải:
- Theo như Long-Tùng nói thì lãnh thổ Mông-cổ bây giờ nằm dọc theo chiều Nam-Bắc một nghìn năm trăm dặm (750 km) và Đông-Tây một nghìn hai trăm dặm (600 km). Quân số của Mông-cổ là năm vạn người. Nhưng thường trực tại bản doanh chỉ có 4600 quân, còn lại thì đóng rải rác ở các bộ tộc, thuộc quyền chỉ huy của các Khả-hãn. Nếu như Đại-hãn cứ cho tổ chức cố thủ, thì trong một ngày, những bộ tộc ở trong vòng hai, ba trăm dặm sẽ đem quân cứu ứng. Như vậy quân số Mông-cổ có thể lên tới hai vạn, dàn ra đợi quân Khắc-liệt. Với hai vạn quân tinh nhuệ, cố thủ, thì thừa sức cầm cự với mười vạn quân ô hợp tấn công hai hay ba ngày. Trong thời gian đó, thì quân các nơi xa đã kéo về. Bấy giờ Đại-hãn thừa sức chống cự với địch. Trong phép công thủ, thì cứ một thủ phải mười tấn công mới có thể thắng được. Đây quân Khắc-liệt chỉ đông gấp đôi, thì không thể tràn ngập. Họ từ xa tới, lương thực giỏi lắm mang theo đủ ăn trong hai ngày. Sau hai ngày tấn công bị tổn thất nhân mạng, bị hết lương, thì quân Khắc-liệt phải rút. Bấy giờ Mông-cổ truy kích, nếu không diệt được địch, cũng không đến nỗi bại. Đây Đại-hãn ra lệnh rút lui, bọn Tang Côn biết rõ Đại-hãn yếu thế. Chúng sẽ không ngần ngại gì mà không xua quân truy kích.
Bác Nhĩ Truật tỏ vẻ không tin vào lời bàn của Thủ-Huy. Biết thế nhưng Thủ-Huy vẫn tiếp:
- Còn như Đại-hãn rút chạy, thì rất ít các Khả-hãn chịu đem quân về cứu.
Di Cốc kinh ngạc:
- Sao phò mã biết?
Câu hỏi của Di Cốc chứng tỏ lý của Thủ-Huy đúng. Thủ-Huy giảng giải:
- Các bộ tộc ở xa, đa số mới theo Mông-cổ. Trước đây họ quy phục Thát-đát, Miệt-nhi, Diệt-xích-ngột. Họ theo Mông-cổ một là vì cái thế không theo không được, hai là vì thấy Mông-cổ mạnh. Tuy theo Mông-cổ, nhưng họ biết Khắc-liệt mạnh hơn Mông-cổ, ngặt vì họ ở xa Khắc-liệt nên không theo Khắc-liệt. Bây giờ họ thấy Khắc-liệt xua đại quân đánh Mông-cổ. Đại-hãn rút chạy, ắt họ án binh bất động, chờ đợi. Nếu Đại-hãn thắng, họ sẽ đem quân tiếp viện. Còn như Đại-hãn bại, thì họ sẽ theo Khắc-liệt.
Thủ-Huy nhắc lại:
- Cho nên tôi mới nói Đại-hãn rút chạy, thì về chiến thuật tuy đúng, nhưng về đại cuộc thì hỏng to!
Bác Nhĩ Truật vẫn không chịu phục Thủ-Huy. Y hỏi Di Cốc:
- Rồi sao?
- Phò mã luận đúng. Đại-hãn truyền cho Gia Luật Mễ, cùng một đội quân nhỏ ở lại. Trong các lều trại đóng quân đêm vẫn đốt đèn, làm như có quân trú phòng, để lừa địch. Quả nhiên địch mắc mưu. Chúng đợi tới nửa đêm mới ào ạt tấn công, thì chỉ còn trại không. Tang Côn, Trác Mộc Hợp biết mắc mưu, nhưng thấy quân dụng vứt bừa bãi, thì biết rằng Đại-hãn rút chạy vội vàng. Chúng cho quân nghỉ lại, sáng hôm sau truy kích. Phải hơn một ngày, chúng mới tới Tuyết-nhai (Khingan), nơi Đại-hãn dàn quân lại chờ đợi.
Bác Nhĩ Truật hỏi:
- Thế quân các nơi có về cứu ứng không?
- Không!
Bây giờ Bác Nhĩ Truật mới phục Thủ-Huy giỏi binh pháp hơn mình gấp bội. Bất giác y nghĩ:
- Ta phải mật báo với Đại-hãn, sao kéo người này theo giúp Mông-cổ, thì trong có thể làm chúa Thảo-nguyên. Ngoài có thể chinh phục Kim, Thổ-phồn, Tây-liêu, Tây-hạ.
Nghĩ vậy y hỏi:
- Rồi trận chiến ra sao?
- Tiền quân Khắc-liệt do chính Tang Côn, Trác Mộc Hợp đuổi tới Tuyết-sơn. Chúng thấy ta dàn quân dựa vào chân núi, địa thế cực kỳ lợi hại. Nhưng Tang Côn ỷ quân số đông đảo, y ra lệnh tấn công. Sau chín đợt sung sát, quân sĩ chết quá nửa. Y truyền ngừng lại nghỉ ngơi, đợi đoàn tả quân tới. Nửa ngày sau, tả quân Khắc-liệt tới, Tang Côn cho lệnh ào ạt tấn công vào tuyến phòng thủ của ta. Khi tuyến phòng thủ của ta bị núng thế, bấy giờ Đại-hãn mới cho hai đạo phục binh xuất hiện. Đạo thứ nhất do tướng Dược Sơ Đài, Triết Biệt và trưởng tử Đại-hãn là Truật Xích chỉ huy. Đạo thứ nhì do tướng Bác Khô La, Qui Dinh Đa, và con thứ Đại-hãn là Oa Khoát Đài chỉ huy. Hai đạo kỳ binh đánh vào hậu quân địch. Tuy quân số đông đảo nhưng bị tấn công phía trước, đánh ép hai bên, quân Tang Côn hỗn loạn, trận thế bị vỡ. Tang Côn bị lão tướng Dược Sơ Đài bắn một mũi tên trúng mặt, thế là đạo tiền quân, tả quân Khắc-liệt bị đánh tan. Giữa lúc đó thì đại quân Vương-hãn tới, đánh bọc hậu hai đạo kỳ binh của ta. Cả hai phải đánh cảm tử mới tiến lên bắt tay được với đạo quân của Đại-hãn. Bấy giờ trời đã về chiều. Quân Khắc-liệt hạ trại, qua đêm, cũng để chờ các đạo hậu quân tới.
Thuật đến đây Di Cốc mệt quá, y ngừng lại để uống nước. Di Tôn thuật tiếp:
- Về phía quân ta, thiệt hại thực không nhỏ. Ba đạo thiện chiến nhất, mỗi đạo chỉ còn phân nửa. Kiểm điểm lại thì các tướng Bác Khô La, Qui Dinh Ba, Oa Khoát Đài bị mất tích. Tuy nhiên các tướng Tốc Bất Đài, Gia Luật Mễ, Bác Nhĩ Hốt và Triết Biệt vẫn vô sự. Các tướng luận rằng, với quân số ít, chưa quá hai nghìn người, không thể địch lại với tám vạn quân Khắc-liệt. Họ xin Đại-hãn cho rút lui trong đêm. Đại-hãn bắt phải chờ tin tức của cánh quân Bác Khô La, rồi mới rút. Gần nửa đêm, Bác Khô La dẫn tàn quân về. Oat Khoát Đài bị thương mê man. Đại-hãn ra lệnh rút lui trong đêm. Sau khi rút lui an toàn, người sai các tướng chia nhau đến những bộ tộc miền Đông, tập hợp quân sĩ lại để phản công. Còn Đại-hãn, Tốc Bất Đài, Gia Luật Mễ, Triết Biệt, cùng hơn nghìn quân đóng trại giữa đường, cản hậu cho dân chúng, gia đình kịp !!!5062_33.htm!!! Đã xem 257537 lần.

Đánh máy : CDDLT
Nguồn: CDDLT
Được bạn: NHDT đưa lên
vào ngày: 9 tháng 4 năm 2005

Truyện Q9- Anh Hùng Đông-A Dựng Cờ Bình Mông Lời nói đầu Hồi 1 Hồi 2 Hồi 3 Hồi 4 Hồi 5 Hồi 6 Hồi 7 Hồi 8 Hồi 9 Hồi 10 Hồi 11 Hồi 12 Hồi 13 Hồi 14 Hồi 15 Hồi 16 Hồi 17 Hồi 18 Hồi 19 Hồi 20 Hồi 21 Hồi 22 Hồi 23 Hồi 24 quả nhiên kiến kéo đến leo lên người Thủ-Độ ăn mật. Dù bị kiến đốt, nhưng Thủ-Độ cương quyết nghiến răng chịu đựng cho đến khi ngất đi, không biết gì.
Nguyễn Dư bàn:
- Ta trói chân nó, rồi ném vào chuồng ngựa, cho nó ngủ với ngựa, rồi bỏ đói, thì chỉ hai ngày nó phải van xin ta.
Thủ-Độ bị ném vào một cái chuồng ngựa hôi thối. Nằm trong chuồng ngựa, hai bàn tay sưng nhức cực kỳ, nó chợt nghĩ đến tâm pháp nội công mà bố nó dạy nó để chống lại cơn đau đớn. Nó hít hơi, luyện thử. Không khó khăn, chân khí trong người nó lưu thông dễ dàng. Khoảng hơn khắc, bao nhiêu cái đau đớn biến mất. Suốt đêm đó, nó luyện công. Cho đến sáng, mệt quá nó ngủ đi lúc nào không hay.
Sáng hôm sau, tên Cao Giới lôi nó lên nghị sự đường trước mặt bọn Gia-thụy ngũ-anh. Long-Sảm chỉ mặt nó:
- Hôm Trung-thu mày làm nhục tao giữa chỗ đông người. Rồi hôm ở quán Bích-động, mày ỷ có bọn Trần Tự-Thừa, Trần Tự-Khánh, mày làm nhục tao. Kể từ nay, tao giam giữ mày ở đây, cho đến khi nào mày dùng võ công chân chính thắng bọn tao, thì tao thả mày ra. Mỗi lần đấu võ mà mày bị thua thì tao đánh mày mười roi mây.
Cao Giới đem đến sợi xích sắt khóa chân Thủ-Độ lại cùng với mấy cái lục lạc. Y ra lệnh cho nó:
- Từ nay mỗi buổi sáng mày phải rửa chuồng ngựa. Buổi trưa phải gánh mười thùng phân bón hoa, tưới rau. Buổi chiều phải tắm mười con ngựa. Nếu mày trễ nải thì bị phạt đánh hai mươi roi.
Tuy thằng Giới ra lệnh như vậy nhưng mỗi khi bọn Gia-thụy thấy hứng lại lôi nó ra bắt đấu võ. Thường chỉ được mươi hiệp là nó bị đánh ngã. Long-Xưởng lại dùng roi mây đánh đập làm trò tiêu khiển. Chỉ mấy tháng sau, nó ngẫm ra rằng, hôm mới vào đây, bọn Long-Sảm đánh đòn, nó còn thấy đau, bây giờ gần như nó không cảm thấy khó chịu nữa. Nó biết, sở dĩ có tình trạng đó là do kết quả của thời gian cần cù luyện công. Nhưng hằng ngày vùng tim, vùng gan, vùng lá lách vẫn hành hạ nó cực kỳ khổ sở.
Nó tự an ủi:
- Ta phải cố sống! Lão già Ba Huy đánh ngựa thấy ta bị bắt, ắt y trở về báo với cô Bạch-Hạc. Cô Bạch-Hạc thế nào cũng tìm cách cứu ta ra, đưa ta về Thiên-trường. Ta sẽ thuật cho ông nội ta biết về cái chết của mẹ ta.
Từ hôm nhập Đông-cung, nó có một thắc mắc là tại sao cái chuồng ngựa lại quá đẹp. Tường bằng gạch nung đỏ, cột bằng gỗ lim, mái lợp ngói đỏ. Trong chuồng lại trải gạch hoa? Có lần nó hỏi một viên thái giám già quản lý Đông-cung là Đỗ Viện về sự lạ lùng ấy. Viên thái giám nói sẽ vào tai nó:
- Cái chuồng ngựa này được xây vào thời vua Anh-tông. Bấy giờ Thái-tử Long-Xưởng được cho ra ở Đông-cung, đã xây thêm để làm phòng luyện võ. Khi Long-Xưởng bị cách, Đông-cung bỏ hoang. Từ lúc Long-Sảm được ra đây ở, thì không thiết tập võ, mới dùng làm chuồng ngựa.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy : CDDLT
Nguồn: CDDLT
Được bạn: NHDT đưa lên
vào ngày: 15 tháng 5 năm 2005

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--