Hồi 13
Trí-Thiền bồ tát

- Có gì lạ đâu, khi con muốn bắt thái-tử thì phải tranh thắng với Bùi tiểu thư. Còn con bắt Thủ-Huy thì phải tranh thắng với công chúa Đoan-Nghi. Giữa Đoan-Nghi với Bùi Trang-Hòa, con thắng Trang-Hòa dễ hơn. Vì Trang-Hòa không hấp dẫn đàn ông, tính tình lại thiếu nồng nàn. Nên mẹ khuyên con bắt thái-tử.
- Nhưng mẹ ơi! Bao nhiêu tâm ý của con, con dồn cho nhị ca rồi. Con nói thực, dù có bị ngàn dao phanh thây con cũng nhất quyết phải bắt con nai Thủ-Huy.
- Muộn quá rồi con ạ! Thủ-Huy chỉ còn sống được có 29 ngày nữa, thì con có bắt được, cũng chỉ để làm người đàn bà góa mà thôi.
- Con tin rằng anh ấy sẽ khỏi bệnh. Mệnh anh ấy lớn lắm. Chết thế nào được?
Vú mai kéo đầu Thụy-Hương sát vào lòng mình, rồi ghé miệng và tai nói nhỏ một lúc. Cuối cùng vú tát yêu gái:
- Thời niên thiếu, mẹ là một hoa khôi Thăng-long, một đệ nhất danh kỹ. Mẹ đã từng làm cho hàng nghìn, hằng vạn đàn ông, từ vương tôn, đại thần, cho tới những võ lâm đệ nhất cao thủ, phải cúi đầu cho mẹ sai bảo như con chó con, là nhờ vào bản lãnh đặc biệt.
- Ủa con có nghe mẹ luyện võ bao giờ đâu?
- Luyện võ thì chỉ có thể thắng một người, mười người, trăm người. Bản lãnh của mẹ có thể thắng cả đoàn quân, thắng cả một nước, thắng từ một anh thư sinh cho đến một đại tôn sư võ học, thắng cả vua.
-?!?!?
- Đó là bản lãnh biết xử dụng cái vốn sắc đẹp trời ban. Bản lãnh gồm: Biết xử dụng khóe mắt, biết uốn lưỡi cho giọng ngọt ngào, biết lượn tấm thân cho mềm, biết cho đàn ông đúng lúc, biết giới hạn cho những gì, nhất là biết giữ lại những gì không nên cho. Bản lãnh này, mẹ sẽ từ từ dạy con, để con làm cái việc ấy mới quan trọng. Con phải nhớ lấy. Đừng để cho lòng mình bồng bột, rồi bị đàn ông biến con thành một thứ đồ chơi. Con nên nhớ, mẹ con chỉ là một vú em của công chúa. Cha con chỉ là một thị vệ. Nhưng con có sắc đẹp, lại ở hoàn cảnh có thể xử dụng sắc đẹp. Trong hai thiếu niên anh hùng, con được làm vợ người nào thì cũng thế thôi. Điều cần nhất là làm cái việc đó. Để thực hiện điều đó, mẹ nghĩ, nếu như con bắt được một người khác, thì dễ thành công hơn.
- Người đó là ai?
Vú Mai nói nhỏ vào tai con gái. Thụy-Hương rùng mình:
- Con nghe lời mẹ. Nhưng khó quá.
- Mẹ có một điều cần nhắc con. Hồi Thủ-Lý ở đây thì Tín-Hương nương đã cảm, đã yêu thương chàng đến điên đảo thần hồn, nhưng nó tự biết thân phận, nên chỉ biết hầu hạ chàng để được gần gũi. Còn Trung-Tĩnh nương thì say mê Thủ-Huy ngay từ khi hầu về ngụ trong Đông-cung.
- Không lẽ? Con không tin.
- Con ơi! Tình yêu có muôn nghìn ngã rẽ, con người ta khi đã yêu, thì không còn ngã nào cấm kỵ được. Mẹ để ý theo dõi, mỗi khi nhìn Thủ-Lý thì Tín-Hương nhìn với tất cả yêu thương nồng nàn. Còn Trung-Tĩnh nương thì mỗi khi thấy Thủ-Huy bên cạnh con hay Đoan-Nghi, thì ánh mắt ả tóe ra lửa hận. Y phục của Huy, bao giờ ả cũng dành để giặt dũ. Con nên đề phòng, dù ả bị câm.
-!!!
- Hồi thái tử sắp sửa đi Thiên-trường thì Trung-Tĩnh nương xin về quê chịu tang chú, rồi không thấy tin tức gì. Hai hôm trước đây cô nàng lù lù dẫn xác về. Khi mới về, cô nàng vội vào phòng Thủ-Huy đem quần áo đi giặt. Thủ-Huy hỏi rằng sao sắc diện cô nàng có vẻ phờ phạc. Cô nàng mở to mắt nhìn Thủ-Huy như muốn ăn tươi nuốt sống, rồi gục đầu vào ngực Thủ-Huy mà khóc. Mẹ đoán rằng cô nàng biết chuyện con với Thủ-Huy. Con phải đề phòng cô nàng.
Thụy-Hương rời khuê phòng, tới phòng của Thủ-Huy, thì vừa gặp Tín-Hương nương. Nàng hỏi:
- Này! Bệnh của Thiếu-bảo ra sao?
- Thiếu-bảo không đau nữa, nhưng bệnh tình e khó qua khỏi hai mươi chín ngày nữa. Hiện người đang mặc y phục, truyền lấy ngựa. Dường như người sắp đi đâu thì phải. Quận chúa cứ vào.
Nói rồi nó mỉm cười bí hiểm. Thủ-Huy đã ra, Thụy-Hương tỏ vẻ lo ngại:
- Nhị ca! Nhị ca bị lên cơn có đau lắm không? Sao nhị ca không nằm nghỉ mà đi đâu đây?
- Anh chỉ còn sống được mấy ngày nữa thì nghỉ làm gì? Anh ra bến thủy quân đây. Đô đốc Lý Thần, chỉ huy hạm đội Aâu-Cơ, canh phòng con thuyền của bọn Tống báo cho biết, có hai cao thủ Hoa-sơn trốn đi. Anh là tổng-lĩnh thị vệ, cấm quân, nên phải đi điều tra.
Thụy-Hương định hỏi « Em có đi được không ». Chợt nhớ lời mẹ dạy « Khi người đã có cảm tình với ta, ta cứ tự coi như mình là vợ, là người yêu, thì trong tâm người không còn chỗ cho kẻ khác ». Nàng nheo mắt mỉm cười:
- Nhị ca chờ em thay y phục. Em phải đi với nhị ca, nếu có gì bất trắc thì hai người vẫn hơn một.
Quả nhiên thái độ của Thụy-Hương làm Thủ-Huy không từ chối được. Hai người lên xe. Viên thị vệ đánh xe tên Nguyễn Hữu-Duệ. Y hỏi:
- Xin Thiếu-bảo cho biết, Thiếu-bảo định đi đâu?
- Người đưa ta đến bãi Ngọc-thụy, nơi có con thuyền của bọn tù.
Xe rời Đông-cung. Thụy-Hương hỏi:
- Nhị ca, có phải tù là bọn mật sứ Hoa-sơn không?
- Đúng vậy, chúng bị giam lỏng trên chiếc thuyền lớn.
- Nhị ca ơi! Em có một thắc mắc là xưa kia Kinh-Nam vương giam lỏng Trường-bạch song hùng, Hoa-sơn tứ đại thần kiếm ở Thiên-trường. Bây giờ nhị ca giam bọn mật sứ. Võ công chúng cao thâm khôn lường, sao chúng không trốn đi?
Thụy-Hương nghiêng nghiêng cái đầu, dưới ánh trăng, đôi mắt, hai gò má nàng vốn đã huyền ảo, mờ mờ như người đi đo Á-nương, con Nhài đôi chút mỹ tự, chứ cứ gọi cái tên như vậy nghe thiếu vẻ thanh nhã. Long-Xưởng phong cho Á-nương làm Trung-Tĩnh nương, điều khiển cung nga, thái giám phụ trách ngự thiện đường. Con Nhài được phong Tín-Hương nương, điều khiển cung nga, thái giám phục thị tại ngự thư phòng, tẩm thất và trồng tỉa hoa.
Tuy niên việc phong tước cho Á-nương chưa thực hiện được. Vì trước ngày Long-Xưởng lên đường đi Thiên-trường, thì người nhà Á-nương lên báo cho biết thúc phụ nàng mới qua đời. Long-Xưởng thương tình người nô bộc tàn tật, trung thành, vương truyền ban tiền, lụa cho nàng, rồi cho về cư tang ba tháng. Hiện việc của Á-nương do Tín-Hương nương đảm trách.
Nhắc lại: Từ khi khám phá ra trong chiếc áo hồ cừu của Linh-Nhân hoàng thái hậu chép rất nhiều võ công. Long-Xưởng học thụộc, rồi đối chiếu tự luyện. Nhưng vì chưa có căn bản, nên vương chỉ luyện thành có nội công Ăm-nhu cùng bộ Cửu-chân chưởng, Loa-thành chưởng. Còn Mê-linh kiếm pháp thì tuy đã luyện thành từng chiêu. Song vương không biết làm sao nối các chiêu lại với nhau. Vì vậy vương chỉ truyền những gì mình học được cho mẫu hậu, cho ba người em Long-Minh, Long-Đức, Long-Hòa và bọn Đoan-Nghi, Trang-Hoà, Thụy-Hương, Tăng Khoa. Khi vương đón vợ chồng Đào Duy về Đông-cung, hai vợ chồng này là đệ tử của bà Lê Thúc-Cẩn, nhũ danh Ngô Lan-Chi. Bà thuộc vai sư muội của chưởng môn Nghi-Ninh sư thái. Hai người từng học căn bản võ công Mê-linh rất vững chắc. Bao nhiêu thắc mắc của Long-Xưởng, hai người trả lời được hết. Nhờ vậy, mà võ công Long-Xưởng tiến rất mau. Nhưng việc nối các chiêu vẫn không đạt được.
Trong những ngày ở Thiên-trường, Long-Xưởng không dấu diếm cái khiếm khuyết của mình. Vương đem tất cả võ công chép trong áo hồ cừu ra hỏi đại hiệp Tự-Kinh. Là một bác học về võ công trời Nam, Tự-Kinh chỉ nghe qua, ông đã hiểu thấu. Ông giảng giải chi tiết cho Long-Xưởng nghe. Khi ông giảng, Trần Lý, Thủ-Huy cũng ngồi cạnh. Vì được huấn luyện căn bản, nên ông nội nói đến đâu hai anh em hiểu đến đó. Trong khi Long-Xưởng chỉ hiểu được năm phần. Trên đường từ Thiên-trường về Thăng-long, Thủ-Lý lại giảng giải thêm cho Long-Xưởng.
Tới Thăng-long, Long-Xưởng để Trần Lý thay thế mình dạy võ cho ba em trai cùng bọn Đoan-Nghi, Trang-Hòa, Thụy-Hương, Như Như, Tăng Khoa.
Trong bốn thiếu nữ, thì ngay từ khi mới gặp nhau, giữa Long-Xưởng với Trang-Hòa đã nảy sinh ra mối tình thanh mai, trúc nhã. Tăng Khoa với Như-Như thì ríu rít như đôi chim ; khi ăn, khi học, lúc luyện võ, lúc chơi đùa, luôn có nhau.
Khi Trần Lý về Thăng-long, thì với tính tình vui vẻ, hòa nhã với mọi người, nhất là thông cảm với người nghèo phải làm tôi tớ. Chàng được bọn thái giám, cung nga, bộc phụ, mã phu, thân binh coi như là một ông phúc. Khi nói chuyện, dù với Long-Xưởng, hay dù với những kẻ hèn hạ như con Nhài (Tín-Hương nương), chàng đều dùng ngôn từ đầm ấm, trang trọng như nhau. Hóa cho nên bọn này kính yêu chàng tuyệt đối. Chàng lại dạy cho thiếu nữ tàn tật này cách trồng hoa, tỉa hoa, cắm hoa. Hóa cho nên Tín-Hương thâm cảm ơn chàng, mà phục thị hàng hết sức chu đáo. Ngày Trần Lý lên đường trở về Thiên-Trường, Tín-Hương nương khóc khốn khổ.
Còn Thủ-Huy với Đoan-Nghi, Thụy-Hương đã ở vào cái thế tình trong như đã, mặt ngoài còn e. Nhưng Thủ-Huy chưa nghiêng hẳn về người nào. Nếu so về nhan sắc, mỗi người một vẻ.
Đoan-Nghi thì đẹp nhu mì, đôi mắt đen to, lưng ong, chân tay dài. Mỗi cử chỉ, lời nói đều đường bệ, rõ ra vẻ một đấng cha mẹ dân. Tư thái của nàng khoan thai, nhẹ nhàng, dáng điệu ôn nhu văn nhã, thông minh tuyệt đỉnh. Khi Thái-phó giảng về văn chương, chính sự, chỉ cần nói thoáng qua, nàng đã hiểu liền. Nàng lại có văn tài, cử bút thành văn, bẩy bước thành thơ. Nhưng Đoan-Nghi thiếu cái kinh nghiệm dân gian. Nhất là nàng phải ở trong cung với mẫu thân, không được gần Thủ-Huy, thành ra giữa nàng và Thủ-Huy có một khoảng cách khi truyện trò.
Ngược lại, Thụy-Hương thì vẻ đẹp khi có khi không, mờ mờ nhân ảnh, chứa chất nét huyền bí. Bất cứ ai, khi đối diện với nàng, cũng bị đôi mắt nàng hút mất hồn phách. Nàng học văn tạm được, nói năng thiếu cái nhu nhã, cử chỉ thiếu trang trọng. Nhưng, có một điều mà Đoan-Nghi không thể bằng Thụy-Hương là Thủ-Huy với nàng rất hợp truyện, vì cả hai người cùng có cái kinh nghiệm dân dã. Nàng lại ở trong Đông-cung, ngày đêm truyện trò với Thủ-Huy. Trời cho nàng cái hoa tay nấu ăn. Đông-cung có ba ngự trù dưới quyền vú Loan, nhiệm vụ nấu nướng cung phụng cho Long-Xưởng, Thủ-Huy, hoặc làm yến thiết đãi các Kinh-diên quan, ban thưởng cho các quan. Về sau thêm con Nhài, Á-nương là hai người có hoa tay về nấu nướng. Từ khi Thụy-Hương nhập Đông-cung, thì hầu như các ngự trù, con Nhài, Á-nương do nàng chỉ huy. Vú Loan được nhàn hạ hơn. Cho nên Thủ-Huy phân vân, như người đứng giữa ngã ba đường. Hầu chưa quyết định nghiêng về Đoan-Nghi hay Thụy-Hương.
Khi Thủ-Huy dạy võ, thì cả hai đều chăm chú luyện. Sau giờ luyện võ, Đoan-Nghi phải về cung sống với Thần-phi. Còn Thụy-Hương thì luôn ở cạnh Thủ-Huy. Vì Đoan-Nghi thông Kinh-dịch, nên nàng luyện nội công Âm-nhu, Mê-linh kiếm pháp rất mau. Ngược lại Thụy-Hương chỉ luyện thành Không-minh tâm pháp, cùng võ công Đông-a mà thôi.
Tất cả những tình cảm của bẩy thiếu niên đã tới tai hoàng-hậu với Thần-phi. Hai bà mẹ theo dõi rất kỹ những gì xẩy ra xung quanh bẩy đứa trẻ.
Khi mới ra Đông-cung ở, Long-Xưởng chỉ có mình Đoan-Nghi ở bên cạnh. Đi đâu, làm gì, hai anh em cũng ở cạnh nhau. Hoàng-hậu với Thần-phi Bùi Chiêu-Dương gọi đùa hai anh em là Long-phụng hành.
Đến lúc Trang-Hòa xuất hiện, hai bà đổi Long-phụng hành thành Tam-anh hành. Rồi Tăng Khoa được phong làm thái-tử nghĩa đệ. Thụy-Hương từ Đăng-châu về sống trong Đông-cung được phong công chúa nghĩa muội, Tam-anh hành thành Ngũ-tiên hành.
Cuối cùng Thủ-Huy, Như-Như nhập Đông-cung, Ngũ-tiên hành thành Thất-tiên hành. Quan Thái-phó Hoàng Nghĩa-Hiền xin đổi là Đại-Việt Thất-tiên.
Thần-phi thường bầy tỏ mối ưu tư rằng: Long-Xưởng là một thiếu niên kỳ vỹ, chí lớn bằng trời đất, Thất-tiên đều là những người trẻ xuất chúng. Nhưng, tẪm, càng thêm huyền ảo. Thủ-Huy rùng mình nghĩ thầm:
- Ngũ muội đẹp thực, hôm nay nàng tình tứ hơn bao giờ cả. Tiếc rằng ta sắp chết, bằng không... bằng không ta cưới nàng làm vợ, thì thực là thần tiên. Nhưng...nhưng ta đã có Đoan-Nghi rồi. Dù ta có sống sót, ta cũng không thể phụ nàng.
Hầu trả lời bằng âm thanh đầm ấm ngọt ngào:
- Trốn sao được. Chân tay chúng bị xích bằng xích sắt, dao kiếm chặt không đứt. Sư thúc Lê Thúc-Cẩn còn cung cấp thuốc. Khu-mật viện bỏ vào thức ăn, khiến gân cốt chúng mềm xèo.
- Em không hiểu. Nhị ca xích chúng, thì sao chúng có thể ăn uống, đi lại?
- Anh đâu có xích chặt chúng lại? Xích khá dài, giữa hai tay cách nhau một thước rưỡi, giữa hai chân cách nhau hai thước. (1 thước=25cm).
- Em hiểu rồi. Như vậy ví dù chúng có thoát khỏi xích sắt, chúng cũng chỉ có thể đi lại, mà không dùng khinh công, không xử dụng võ công được.
Thủ-Huy bật cười về câu nói ngây thơ của cô sư muội. Giữa lúc đó chiếc xe quẹo phải hơi gấp, làm Thụy-Hương ngã vào lòng Thủ-Huy. Bị bất ngờ, Thụy-Hương run lên bần bật, nhưng nàng cũng kịp nghĩ đến những điều mẹ dặn. Nàng nằm yên trong lòng hầu, ngửa mặt nhìn lên. Vô tình Thủ-Huy cũng đang cúi xuống. Gương mặt thanh tú của Thụy-Hương dưới ánh trăng, tạo cho nàng cái diễm ảo của một tiên nữ. Thủ-Huy quàng tay đỡ nàng dậy, mà hỡi ơi, chân tay hầu như tê liệt. Thay vì nâng nàng dậy, hầu ôm chặt nàng vào lòng. Cả hai người đều cảm thấy trời đất cuồng, miệng khô, mặt nóng bừng. Nếu không có gã thị vệ đánh xe ngồi ở ghế trước, thì Thủ-Huy đã hôn Thụy-Hương rồi. Đôi thiếu niên cùng lặng đi đột lúc.
Thụy-Hương bừng tỉnh trước. Nàng ngồi dậy, hỏi Thủ-Huy:
- Nhị ca ơi! Thế nhị cao trao cho ai trông coi bọn Hoa-sơn. Họ có đáng tin cậy không?
- Thái tử truyền cho đô đốc Lý Thần, tức Thập-bát Nhất-liễu, chỉ huy hạm đội Aâu-Cơ đảm trách. Từ sau vụ y tuân chỉ Thái-hậu bắt cóc đại ca, đúng ra y bị xử tử. Nhưng một là y thuộc thành phần tôn thất, được hưởng Bát-nghị ; Hai là lúc ở Thiên-trường y tỏ ý ăn năn hối lỗi, nên được anh cả ân xá.
- Em thấy đại ca quá cẩn thận. Với mấy tên tù giam lỏng, giao cho một viên đội trưởng thị vệ phụ trách cũng được rồi. Thế mà đại ca trao cho nhị ca, đúng là dùng dao mổ trâu cắt tiết gà.
- Không phải vậy đâu. Đại ca mới cầm quyền, chưa có nhiều người thân tín. Đại-ca phải dè dặt, phải nghi ngờ. Từ khi cầm quyền đến giờ đại ca trải ba lần chết hụt, vì bị phản bội. Trong con mắt đại ca, hiện chỉ có mấy chúng mình với dăm ba người trong tôn thất mà thôi. Lòng người khó dò.
- Đại ca bị phản bội ba lần hụt chết sao? Đại ca kín đáo thực, đến em, mà em cũng không biết. Đại ca bị phản bội bao giờ? Ở đâu? Ai phản đại ca?
- Cho đến lúc này, Khu-mật viện cũng chưa tìm ra. Lần bị phản bội thứ nhất là, cái việc đại ca âm thầm đi Thiên-trường, chỉ đại hiệp Lê Thúc-Cẩn với mấy người thân tín trong Đông-cung biết trước hai ngày, thế mà có kẻ báo cho Thái-hậu biết. Thái-hậu biết rất sớm, người điều động đô đốc Lý Thần, rồi Nghi-tàm song ma đón đường. Suýt nữa đại ca mất mạng. Lần bị phản bội thứ nhì là cuộc chuẩn bị của thái-hậu, bị bọn Hoa-sơn biết hết, chúng còn đủ thời giờ kéo trọn cả bọn đi Thiên-trường, định bắt đại ca, phỗng tay trên của thái-hậu.
- Ừ nhỉ.
- Cứ điều này suy ra, tên Lưu Kỳ chẳng tử tế gì với thái-hậu. Y tưởng bắt được đại ca rồi, thì mọi việc hoàn tất, y bỏ luôn cái mộng làm Giao-chỉ quận vương, rồi bí mật trốn về Tống. Nhưng ma đưa lối, quỷ đưa đường, đại ca gặp anh, rồi bị Vỵ-xuyên ngũ tiên bắt sống.
- Tội nghiệp cho thái-hậu!
- Lần bị phản bội thứ ba, là Lưu thái sư, Hoàng thái phó thiết kế diệt triều đình gà mái gáy bí mật đến trời không biết, quỷ không hay. Thế mà cuối cùng cũng có con rắn độc nằm trong Đông-cung báo cho thái-hậu, dẫn đường cho thái-hậu, trao mật khẩu cho thái-hậu. Do đó thái-hậu với bọn Mao Khiêm lọt qua hai vòng đai phòng thủ, tập kích đại ca tại điện Uy-viễn suýt nữa hỏng việc. Nên nay đại ca mới bắt anh phụ trách việc kiểm soát bọn tù Hoa-sơn.
- Em hiểu rồi. Chính vì đại ca nghi ngờ hết mọi người, trừ Đại-Việt thất tiên, nên đại ca giao chìa khóa, khóa xích bọn Hoa-sơn cho nhị ca. Như vậy người mới yên tâm.
Như chợt nhớ ra điều gì Thụy-Hương hỏi:
- Nhị ca! Hôm qua, em nghe Hoàng-hậu nói Ngự-sử đại phu có dâng biểu hặc rằng: Nhị ca tước phong tới hầu, hàm tới Thiếu-bảo, chức tới Thượng-tướng quân tổng-lĩnh Thiên-tử binh...Nhị ca có phủ đệ riêng sao nhị ca lại cứ ở trong Đông-cung? Không biết nhị ca trả lời sao?
- Ngũ muội ơi! Khi đại ca đến Thiên-trường, người khẩn khoản xin với ông nội anh cho anh theo bảo vệ người, giúp người dẹp loạn. Ông nội anh cương quyết từ chối, vì từ lâu phái Đông-a nhà anh cấm đệ tử không được ra làm quan. Đại ca hứa: Sau khi dẹp yên triều đình gà mái gáy thì người trả anh về, chứ tuyệt đối không lưu anh lại làm quan. Thế nhưng dẹp loạn rồi, người lưu anh lại, còn bắt anh nhận chức tước.
- À bây giờ muội mới hiểu, từ ngày được phong chức tước, bao nhiêu bổng lộc, nhị ca đem phát cho kẻ khó. Nhị ca cũng không nhận thân binh, mã phu, thị nữ, cũng không nhận dinh thự, tiết kiệm cho công khố. Nhị ca ở tạm trong Đông-cung mà thôi. Vậy sau khi Ngự-sử đại phu đàn hặc nhị ca, triều định nghị ra sao?
- Đại ca khẳng định rằng: Loạn tuy dẹp xong, nhưng an ninh của đại ca vẫn chưa bảo đảm. Vì vậy đại ca cần có người thực thân tín, võ công cao ở bên cạnh. Vì vậy, hiện đại ca không thể rời anh. Triều đình nghị rằng nên để anh ở trong Đông-cung một thời gian nữa.. Các quan đều vui vẻ.
- Thế thái độ của Ngự-sử đại phu ra sao?
- Ông đâu có bắt lỗi anh. Chẳng qua có nhiều người nói ra, nói vào. Ông mới tâu như trên, để làm sáng cái đức của Đông-cung mà thôi.
- Bao giờ thì nhị ca cáo quan?
- Khổ lắm, sau khi dẹp loạn xong, anh cả cử sứ giả về, không những xin lưu giữ anh lại, mà người còn xin ông nội cho Đông-a ngũ tuyệt trợ giúp nữa!
- Trời! Anh cả sao lại làm tới như thế? Chắc ông nội không đồng ý.
- Thế mà cụ đồng ý dồn toàn lực giúp anh cả nữa mới lạ chứ.
-?!?!?
- Có gì đâu. Trong mấy ngày ở Thiên-trường, anh ấy luận bàn quốc sự suốt ngày đêm với ông nội, đến nỗi quên cả ăn ngủ. Nay đại ca đưa ra quốc sách: Đại-Việt ta tách khỏi vòng kiềm tỏa của Tống, biên thùy một nước như Liêu, như Kim, hay như Tây-hạ. Người sai sứ xin ông cho Đông-a ngũ tuyệt giúp người thực hiện cái chí đó.
- Thế sứ giả là ai?
- Là bạn thân với ông nội.
-???
- Thái sư Lưu Khánh-Đàm.
- Cái ông cụ đức mãn trời Nam này, ai mà chối được đề nghị của cụ. Cụ mất đi, làm chúng mình mất hẳn cái lọng che nắng, che mưa.
Xe tới bãi Ngọc-thụy.
Thủ-Huy quan sát: Con thuyền của đám người Hoa-sơn neo tại giữa sông. Xung quanh có bốn chiến hạm bao vây. Tên lính gác thấy xe Thủ-Huy, y vội hành lễ quân cách, rồi đánh một tiếng trống. Tên đội trưởng từ dưới con thuyền đậu sát bến bước lên. Y cúi đầu:
- Thỉnh Thiếu-bảo xuống chiến hạm. Lý đô đốc đang chờ Thiếu-bảo.
Theo quan giai thời Lý, chức đô đốc cao hơn Trung-nghĩa thượng tướng quân. Nên Lý Thần không phải lên bờ tiếp đón Thủ Huy.
Lễ nghi tất.
Lý Thần thấy Thụy-Hương thì lễ phép:
- Không biết phu nhân đây xưng hô thế nào?
Viên thị vệ Nguyễn Hữu-Duệ đáp thay Thủ-Huy:
- Trình đô đốc đây là Ôn-huệ Nhu-mẫn quận chúa, nghĩa muội của công chúa Đoan-Nghi.
Lý Thần là chú họ của Long-Xưởng, nên ông coi thường cái tước quận chúa. Ông than:
- Nghĩ mau thực, mới hôm nào chúng ta gặp nhau trên bến Vỵ-hoàng, Thiếu-bảo hãy còn nhỏ, mà nay tước tới hầu, lại có phu nhân xinh đẹp thế này đây.
Thủ-Huy định chối rằng Thụy-Hương không phải vợ của mình. Nhưng hầu nghĩ mình sắp chết rồi, thì cải chính chi cho mệt. Hầu hỏi thẳng vào vấn đề:
- Thưa đô đốc, theo báo cáo, thì có hai quốc phạm trốn thoát. Chúng là những là ai?
- Đó là một trong Hoa-nhạc tam phong tên Lạc-Nhạn và một trong Hoa-nhạc tam nương tên Vân-Đài. Theo dấu tích, thì cả hai nhâân nước lớn, chuồn xuống sông, bơi ngửa theo dòng nước chảy. Khi đến bến đò Bắc-ngạn thì có một con đò vớt lên. Rồi không biết sau ra sao. Tôi đã sai chim ưng truyền lệnh đến các cửa sông, để thủy quân kiểm soát tất cả thuyền bè qua lại. Thiếu-bảo yên tâm, chúng không chạy thoát đâu.
Thủ-Huy cật vấn rất kỹ, thấy không có gì gian dối, hầu với Thụy-Hương lên xe ra về. Nghĩ rằng mình sắp chết, thì nên ngao du một vòng Thăng-long giữa đem trăng sáng cho biết. Hầu bảo Hữu-Duệ:
- Huynh đưa chúng tôi tới tửu lầu Động-đình. Hôm nay tôi mời quận chúa với huynh một bữa.
Duệ đánh xe vòng về phía Bắc. Xe chạy bon bon dưới ánh trăng. Hữu-Duệ hỏi:
- Nghe Lý đô đốc hỏi, tiểu nhân mới biết. Thì ra quận chúa đây là phu nhân của Thiếu-bảo đấy. Vậy mà anh em thị vệ không ai hay.
Nghe Lý Thần, rồi viên thị vệ nói, lòng Thụy-Hương cực kỳ phấn khởi. Nhưng nàng cũng chối lấy lệ:
- Nhân huynh lầm rồi. Tôi chỉ là cô em nấu cơm cho Thiếu-bảo thôi. Phúc nhà tôi mỏng lắm, sao có thể thành phu nhân của Thiếu-bảo.
Thủ-Huy nói thực tình:
- Quận chúa đây là em kết nghĩa của tôi. Tôi yêu thương quận chúa như yêu thương em gái tôi vậy. Nếu bảo tôi chết thay cho Quận-chúa sống tôi cũng cam tâm. Còn...còn...trong tâm tôi, tôi đã nguyện chỉ dành cho một người khác rồi.
Ý Thủ-Huy muốn nói là Đoan-Nghi, nhưng hầu ngừng lại.
Câu nói của Thủ-Huy như gáo nước lạnh dội vào đầu Thụy-Hương. Nàng buông một tiếng thở dài não nuột.
Tửu lầu Động-đình là một con thuyền lớn ba tầng đậu trên bãi sông Hồng-hà. Xe ngừng trước đầu cầu. Một tửu bảo chạy ra cầm lấy cương ngựa. Một tửu bảo khác cúi rạp người xuống mời khách. Hữu-Duệ ra lệnh:
- Cho một bàn trên tầng thứ ba, quay ra sông.
Động-đình là một trong bốn tửu lầu lớn nhất Thăng-long. Chủ nhân thuộc giới võ lâm, giao du cực rộng, nên y thuộc mặt hầu hết các vương thân, tôn thất, các quan trong triều. Y từng nghe tiếng Thủ-Huy, nhưng Thủ-Huy quá bận rộn, chưa có địp ra đây thưởng thức các món quốc-sản nên y không biết mặt hầu. Thị-vệ cũng như cấm quân ở Thăng-long, có hàng nghìn. Y thấy hai người trong y phục thị vệ với một thiếu nữ sắc nước hương trời, thì coi thường. Y ra lệnh cho một tửu bảo tiếp đãi.
Thụy-Hương hỏi:
- Hôm nay tửu lầu có những món ăn gì đặc biệt không?
- Chắc quý khách ít lai vãng đến thiểm lầu nên không biết. Hôm nay là ngày Trung-nguyên, nên thiểm lầu chỉ có món chay.
Thụy-Hương cãi:
- Hôm nay là ngày mười tư, mai mới là ngày lễ Trung-nguyên.
Tửu bảo cười:
- Thưa cô nương, bây giờ đã sang giờ tý, ngày rằm rồi ạ.
Ghi chú của thuật giả:
Thời Lý Phật-giáo là quốc giáo. Kể từ niên hiệu Anh-vũ Chiêu-thắng thứ ba ( Mậu Ngọ,DL. 1078). đời vua Lý Nhân-Tông, ngày mùng tám tháng tư, một chỉ dụ ban ra:Những ngày lễ trọng như Phật-đản, Thích-ca thành đạo, Trung-nguyên, vía Phật A-di-đà... thì từ vua cho tới dân đều ăn chay. Lại cấm sát sinh, cấm săn bắn, cấm đánh cá, giảm án cho tù nhân trọng tội, ân xá cho tù nhân tội nhẹ. Ai phạm vào các điều cấm thì bị đánh ba mươi roi.
Thụy-Hương móc túi lấy ra nén bạc m thơ tặng muội: « Dưới khóm mẫu đơn đành bỏ mạng. Chết làm quỷ sứ cũng cam tâm ». Vậy mà khi Thụy-Hương làm mứt hạt dẻ tặng nhị ca. Nhị cai vui vẻ khen rằng: « Hạt dẻ do Hương muội làm ngon thực.Ví dù Hương muội cho anh ăn thuốc độc, anh cũng ăn ». Rồi nhị ca còn cười với nó, hai con mắt nhị ca có đuôi, tình tứ với nó như vậy mà nhị ca bảo chỉ biết có muội sao? Nhị ca có biết rằng lúc ấy muội đau đớn đứt ra từng khúc ruột không?
Những lời chân thực của Đoan-Nghi trong cơn mê sảng đã nói lên một sự việc quan trọng: Đoan-Nghi đã yêu Thủ-Huy, nhưng cạnh Thủ-Huy còn có Thụy-Hương. Thần-phi nhìn Long-Xưởng. Long-Xưởng nhìn Thủ-Huy, làm hầu luống cuống. Hầu lấy can đảm nói:
- Công-chúa! Những lời Huy nói với công chúa, phát từ tâm can, không thể thay đổi, không một chút dối trá. Nếu như có một phần giả dối, thì Huy sẽ như con dòi, con bọ.
Chợt nhớ đến những lời giảng của Thúc-Cẩn, Thủ-Huy lấy cuốn võ phổ, mà hầu chép từ cái áo hồ cừu của Linh-Nhân hoàng thài hậu ra đọc. Đoạn chép cách hấp thụ độc tố của Hồng-thiết giáo như sau:
«... Bất cứ độc chất gì, cứ bỏ lên bàn tay. Hai tay xoa vào nhau. Hấp khí, dẫn khí từ hai bàn tay đưa lên cùi chỏ, vai, chuyển qua lưng, đưa xuống hai chân... »
Hầu suy nghĩ:
- Đoạn này hai ma đầu Mã-Mặc, Lệ-Anh viết quá đơn sơ. Không có gì lạ cả.
Hầu đọc xuống dưới, Nhật-Hồ lão nhân chú giải:
«... Hai bàn tay ngâm vào nước chứa độc tố. Dùng ý dẫn khí từ các huyệt Thương-dương, Quan-xung, Thiếu-trạch, đưa lên vai, tới huyệt Đại-trùy. Từ huyệt Đại-trùy dẫn khí vào các kinh Bàng-quang, Vị, Đởm, rồi đưa xuống chân. Chuyển khí bằng các lạc mạch, đưa sang ba kinh Can, Tỳ, Thận, rồi dẫn ngược lên Hạ-đơn-điền. Từ Hạ-đơn-điền, phân tán đi khắp cơ thể... »
Đến đó, Tín-Hương nương bưng vào một bát thuốc, bốc hơi nghi ngút, để trước mặt Thủ-Huy. Thủ-Huy hỏi:
- Thuốc gì vậy?
- Thưa Thái-bảo, đây là thang thuốc khử độc, mà thần-y Lê cắt dâng công chúa.
- Được! Tỷ tỷ cứ ra ngoài. Đợi thuốc nguội, tôi sẽ đổ cho công chúa.
Nhìn bát thuốc, Thủ-Huy nói với Long-Xưởng:
- Đại-ca, đệ thử vận Hồng-thiết tâm pháp hút bát thuốc này xem sao? Nếu thành công, ta có thể hút nọc độc cho Đoan-Nghi. Biết đâu?
Nghĩ là làm. Hầu nhúng ngón tay chỏ, giữa, út vào bát thuốc, rồi nhắm mắt hít hơi vận khí. Sau khi vận hai lần, hầu cảm thấy người mát mẻ dị thường. Hầu mở mắt ra nhìn, bất giác hầu bật lên tiếng ủa kinh ngạc, vì bát thuốc trở thành trong vắt, nguội lạnh.
Mọi người reo lên mừng rỡ.
Long-Xưởng tỏ ý không tán thành:
- Nếu như nhị đệ hút nọc độc cứu Đoan-Nghi thì đến lượt nhị đệ bị trúng độc, hóa ra vô ích. Đừng dại.
Thủ-Huy cãi bướng:
- Dại là thế nào? Đệ nghĩ nếu như trong cơ thể đệ chỉ có một thứ nọc độc, thì chân khí có thể chế ngự.
- Nhị đệ! Phàm khi chữa bệnh, khi biết chắc thì hãy làm. Còn như nghi ngờ thì không nên. Làm như vậy, có khi không cứu nổi Đoan-Nghi, mà còn nguy hiểm cả hai. Nếu như nhị đệ hút nọc cho Đoan-Nghi mà khỏi, thì Nam-thiên thần y đã bảo nhị đệ làm rồi.
Thủ-Huy còn đang tần ngần suy nghĩ, thì Đoan-Nghi rên lên mấy tiếng, tỏ vẻ đau đớn. Không suy nghĩ, hầu để ngón tay chỏ, chỗ huyệt Thương-dương vào huyệt Thái-uyên dưới cườm tay phải của Đoan-Nghi, rồi vận khí hút. Bất giác hầu rùng mình, vì chân khí của Đoan-Nghi trút vào người hầu. Hầu dẫn khí lên huyệt Đại-trùy, rồi chuyển sang kinh Bàng-quang, Vị, Đởm. Tiếp theo, hầu dẫn khi xuống chân, đưa qua ba lạc mạch, sang kinh Can, Tỳ, Thận, rồi đưa vào Nhâm-mạch, lên Hạ-tiêu, sau đó cho phân tán khắp người. Hầu cảm thấy chân khí như nước vỡ bờ, từ cơ thể Đoan-Nghi tràn vào người mình. Ngưới hầu đầy ắp chân khí, căng như cái bong bóng.
Đoan-Nghi đã luyện Không-minh tâm pháp, lại hút chân khí của Tô-lịch nhị tiên, trong người nàng có ba luồng chân khí, từng thớ thịt căng lên, như muốn nổ tung ra. Ngặt vì nọc rết nhập phế làm phế khí bế tắc, thành ra Không-minh nội lực thành vô dụng. Nàng mê mê tỉnh tỉnh. Thình lình nọc rết được Thủ-Huy hút hết, phế nạp khí vào cơ thể, Không-minh nội lực tự phản ứng, khiến chân khí lưu thông, mạnh như thác đổ. Nàng bừng tỉnh, rồi từ từ ngồi dậy.
Hoàng-hậu, Thần-phi, mừng chi siết kể. Hai vị hỏi rối rít:
- Con tỉnh rồi à?
- Nghi nhi còn đau không?
Long-Xưởng cũng hỏi:
- Đoan-Nghi! Em thử hít một hơi xem nào?
Thủ-Huy nắm lấy tay Đoan-Nghi bắt nạch:
- Công chúa! Công chúa còn đau không?
Tuy bị nọc độc làm cho mê mê, tỉnh tỉnh, nhưng Đoan-Nghi vẫn cảm, biết được mọi biến cố xung quanh. Nàng tâu với hoàng-hậu, Thần-phi:
- Mẫu hậu! Mẫu thân. Con những tưởng kiếp này không được thấy mẫu hậu, mẫu thân nữa! Nhưng...nhưng nay con thoát chết. Con lại được hầu hạ mẫu hậu, mẫu thân.
Nàng nắm lấy tay Long-Xưởng:
- Anh! Em chết cũng không sao! Điều em sợ nhất là không có người ở bên cạnh để giúp đỡ anh chống với bọn Tống, bọn gian thần tặc tử. Em sống sót là nhờ...
Nàng nắm lấy tay Thủ-Huy:
- Nhị ca đã cứu em. Nhị ca ơi, nhị ca hút hết nọc rết trên người em, nhị ca có việc gì không?
Thủ-Huy hít một luồng khí vào phổi, rồi phân tán khắp cơ thể. Hầu lắc đầu:
- Công chúa! Tiểu thần không thấy gì khác lạ cả.
Hoàng-hậu ban chỉ cho thái giám hầu cận:
- Người đi mời ngự-y hoàng cung cho ta.
Ngự-y hoàng cung là một trung niên thiếu phụ mảnh mai, họ Trần tên Phương-Thanh. Bà là đệ tử đắc ý nhất của Lê Thúc-Cẩn. Bà không biết võ, nhưng y thuật rất cao minh. Mấy khắc sau Phương-ụy-Hương kinh ngạc hỏi:
- Nhị ca, tại sao lão lại bị dính trên trần nhà?
- Dính đâu? Lão dùng hai ngón tay móc vào cây xà nhà, đánh đu trên xà nhà đấy chứ.
Thụy-Hương hỏi Thủ-Huy:
- Trong năm người ngồi ở bàn kia, thì Ngô Nghĩa-Hòa, Trần Trung-Tá là quan văn. Còn Tô Hiến-Thành, Đỗ An-Di, Lý Thần đều là quan võ. Võ công của họ đâu có tầm thường, mà họ lại hành sự như phường du thủ du thực vậy? Võ đạo đâu?
- Không phải họ không có võ đạo. Cũng chẳng phải võ công họ thấp, mà bản lĩnh quái nhân kia quá cao thâm. Quái nhân cố tình trêu họ, cho họ chừa cái thói hách dịch mà thôi. Bằng không lão chỉ đánh một chiêu, thì An-Di đã mất mạng rồi.
Thụy-Hương hỏi tửu bảo:
- Này anh! Anh có biết lý lịch quái nhân kia không?
- Từ hơn chục năm trước, trong thành Thăng-long xuất hiện một người ăn mày câm. Không ai biết gốc tích y ra sao, người ta gọi lão là Á-khất (á là câm, khất là ăn mày). Lão chỉ xin tiền, mà không xin thức ăn. Sau mỗi ngày, được bao nhiêu tiền lão lại chia cho bọn ăn mày khác. Hồi Thái-úy Tô Hiến-Thành coi phủ thừa Thăng-long, người nghi lão làm gian tế cho Tống, truyền bắt lão điều tra. Nhưng khi hỏi cung, lão cứ lắc đầu, tỏ vẻ không biết nói. Tô đại nhân bỏ lão lên cái xe, sai chở đi khắp các cửa thành, các chợ, gọi loa cho dân chúng: Nếu ai biết lý lịch lão, sẽ thưởng cho nghìn đồng tiền. Nhưng không ai biết cả. Tô đại nhân đành tha lão ra.
Đến đây lão ăn mày từ trên trần rơi xuống đến rầm một cái. Lão vẫn nằm bất động.
Chủ tửu lầu sai tửu bảo lau chùi, dọn dẹp cái bàn của bọn Tô Hiến-Thành, truyền bầy tiệc khác. Khi ngồi vào bàn mới, Tô Hiến-Thành, Ngô Nghĩa-Hòa kinh ngạc đến đờ người ra, vì chỗ hai người ngồi có vết ngón tay viết sâu vào gỗ một bài thơ:
Ký hoài xuất tố lưỡng hung trung,
Văn thuyết vi ngôn, ý doãn tòng.
Tham dục truất trừ thiên lý ngoại,
Hy di chi lý, nhật bao dung.
Ghi chú của thuật giả:
Cổ nhân đặt tên bài này là Giác nhân mê ngạn, nghĩa là « Giác ngộ người trong bến mê ». Xuất xứ: Thiền-uyển tập anh.
Ngô Tất-Tố dịch như sau:
Như muốn lìa xa cõi bụi hồng,
Vẳng nghe lời diệu hãy vui lòng.
Đuổi ngoài nghìn dặm điều tham muốn,
Để lẽ huyền vi chứa ở trong.
Biết lão ăn mày, trong khi đựa vào cột, đã nhanh tay viết bài thơ này, ngụ ý khuyên răn: Không nên lăn mình vào chốn bụi hồng, ăn chơi. Hãy nghe lời ta, bỏ hết dục vọng, thì lẽ huyền vi trong lòng mới hiện ra được.
Hiến-Thành, Nghĩa-Hòa kinh hãi, vì biết rằng lão ăn mày là cao nhân đương thời. Tuy bị Đỗ An-Di khinh khi, làm nhục, đánh chửi, mà lão vẫn không hề chống đỡ, hay đánh trả. Trái lại lão còn làm thơ, lời lẽ nhẹ nhàng, tỏ ý bao dung, khuyên răn. Hai người định đến xin lỗi lão, thì lão đã chuồn mất từ bao giờ.
Tửu lầu trở lại yên tĩnh.
Thủ-Huy hỏi Thụy-Hương:
- Em đoán lão ăn mày là loại người nào?
- Em đoán không ra.
- Lão là người có bản lĩnh cao thâm không biết đâu mà lường. Có lẽ ngang với ông nội của anh.
- Võ công lão thuộc môn phái nào? Em không thấy lão ra chiêu.
- Khi lão bị bọn tửu bảo đẩy, lão dùng Thiên-cân trụy của phái Tiêu-sơn. Lúc lão bị An-Di để dựa lưng vào cột, tay lão chĩa ra, rồi viết chữ, lào dùng Lĩnh-Nam chỉ của phái Tản-viên. Khi rơi từ trần nhà xuống, lão dùng nội công âm nhu của phái Mê-linh. Hà, khó biết lão thuộc môn phái nào. Tuy nhiên nội lực làm cho đũa, chim câu dính vào người, thì e ông nội của anh cũng không làm được.
Hai người vừa ăn vừa nói truyện.
Lát sau, lại một người ăn mày khác. Người này trẻ hơn người trước nhiều, mặt y đẹp vô cùng. Dung quang sáng rực, mắt chiếu ra tia sáng lấp lánh, miệng không cười mà như cười. Y trang phục theo nông dân, đầu đội khăn, tay phải chống cây gậy bằng gỗ đen bóng, tay trái ngửa ra. Y vừa đi vừa hát bài ca của bọn hát xẩm xin ăn. Khi qua bàn của Thủ-Huy, y mỉm cười rất tươi:
- Công-tử, tiểu thư! Hôm nay là ngày Trung-nguyên, ngục tù mở rộng, lòng người mở rộng. Xin công tử, tiểu thư cũng mở từ tâm.
Thụy-Hương móc túi, trong túi nàng không còn tiền, cũng chẳng có bạc. Nàng tỏ ra luống cuống, thì người ăn mày lại hát:
« Thế gian lìa sinh diệt,
Do như hư không hoa.
Lòng không thiết có, không,
Mà khởi tâm đại bi.
»
Trong khi Thủ-Huy ngơ ngơ, ngác ngác, không hiểu gì về ý tứ sâu sa của bốn câu hát, thì Thụy-Hương giật mình. Vì người ăn may đã đọc đoạn đầu bài kệ, mà Bồ-tát Đại-Huệ tán thán Phật Thích-ca, khi ngài đến núi Lăng-già thuyết pháp. Nguyên văn chữ Hán như sau:
« Thế gian ly sinh diệt,
Do ư hư không hoa.
Chí bất đắc hữu, vô,
Nhi hưng đại bi tâm
».
Từ khi về Thăng-long, Thụy-Hương thường cùng Đoan-Nghi ra chùa Chân-giáo nghe các cao tăng thuyết pháp, giảng kinh Lăng-già. Bài kệ trên nàng tụng hàng nghìn, hằng vạn lần. Nên nghe người ăn mày đọc, nàng hiểu ý ông muốn nói với nàng rằng: « Trong thế gian này, cái lẽ sinh, diệt vốn như hoa hư không. Trong lòng chẳng đoái hoài. Chẳng nghĩ tới, có tiền, có bạc hay không ; thì cái tâm mới tiến tới lẽ giải thoát ».
Nàng mở to mắt ra nhìn người ăn mày, rồi không tự chủ được, nàng tháo đôi xuyến trên tay, cung cung, kính kính trao cho ông ta. Ông ta thản nhiên bỏ vào túi.
Bỗng Thủ-Huy thấy lưng đau như dao đâm vào, tai kêu bập bùng như trống thúc, mắt hoa, đầu váng. Hầu biết sang giờ Tý, thì nọc tằm độc hành hạ, đánh vào thận, cơn đau bắt đầu. Hầu nghiến răng tập trung tinh thần vận công chống đau. Tuy cơn đau có giảm, nhưng người hầu vẫn run lên bần bật.
Trong khi đau đớn gần như mê đi, thì người ăn mày vuốt tay vào ngang lưng hầu một cái. Người hầu nóng bừng lên, cái đau từ từ giảm. Tiếng người ăn mày rót vào tai:
- Công tử! Công tử thử nghĩ xem, cái hình hài công tử hôm nay đẹp đẽ như thế này, thì giỏi lắm bẩy, tám chục năm nữa cũng thành tro bụi. Bấy giờ thì nào triều đình gà mái gáy, nào ép Tống công nhận quốc danh Đại-Việt, nào Đoan-Nghi, nào Thụy-Hương... cũng không mang theo được.
Câu nói của người ăn mày làm Thủ-Huy bừng tỉnh. Hầu nghĩ:
- Như lão nói, đúng cái lẽ Vô-thường của nhà Phật, thì cái to lớn nhất là Đại-Việt, khi ta chết cũng hết, cũng chẳng mang theo được, thì ta còn giữ tiền bạc làm gì?
Hầu móc cái hộp trong bọc ra. Trong hộp đựng hai viên ngọc Hoàng-hậu ban thưởng cho hầu sau đêm dẹp loạn. Hầu lại sờ túi, trong túi còn hai nén vàng, một xâu tiền. Hai tay hầu cung kính trao cho ông:
- Tiếc quá, trong túi tôi chỉ còn bấy nhiêu thôi. Xin ông cầm lấy, gọi là làm duyên.
Lão già thản nhiên tiếp nhận.
Trao vàng, ngọc cho lão ăn mày rồi, thì trong tâm Thủ-Huy thấy nhẹ nhàng, khoan khoái. Bao nhiêu cái đau đớn hành hạ biến mất, mất luôn cả cái ưu uất vì sắp chết, không giúp Long-Xưởng kiến tạo Đại-Việt thành một nước hùng mạnh như Kim, Liêu, biến đi thực mau. Người hầu lâng lâng, chân khí chu lưu khắp vòng Đại-chu-thiên. Nghĩ đến đây thì dưới gan bàn chân, chỗ huyệt Dũng-tuyền của hầu, nước ri rỉ chảy ra ướt hết cả dày.
Hầu rùng mình:
- Lão này là ai, mà biết mình bị bệnh nan y sắp chết? Lại biết tâm sự, chí hướng mình? Lão chỉ vuốt tay một cái, nói mấy câu, khiến mình suy nghĩ, chân khí dẫn chất độc ra khỏi cơ thể?
Chợt để ý đến bàn tay người ăn mày, tươi hồng, mịn như nhung. Hầu nghĩ ra một truyện, trong lòng tự chửi thầm:
- Thì ra lão là Á-khất. Á-khất là một hòa thượng. Thoáng một cái, mà ông đã cải trang thành người khác.
Hầu vội chắp hai tay vào nhau:
- A-di-đà Phật. Đệ tử lớn gan kính thỉnh Bồ-tát an tọa, để được hầu chuyện.
Người ăn mày thản nhiên ngồi xuống. Thủ-Huy cung cung, kính kính bưng bát canh Thiên-lý ngang mày:
- A-di Đà-Phật, đệ tử thành kính cúng dàng bát canh. Của ít, nhưng lòng nhiều mong đại sư phụ nhận cho.
Người ăn mày tiếp bát canh, khi tay ông chạm vào tay Thủ-Huy, thì một luồng nội lực chính đại quang minh, mạnh như bài sơn, đảo hải tràn vào người hầu. Hầu đang bứt rứt, ngực căng, hô hấp khó khăn, thoáng một cái những cảm giác ấy biến mất. Người ăn mày thu công, rồi lấy muỗm múc canh ăn.
Thủ-Huy biết vị tăng này dùng Thiền-công thượng thừa chữa bệnh cho mình. Hầu nói nhỏ:
- Đa tạ đại sư cứu khổ, cứu nạn.
Thủ-Huy chỉ vào cái bàn của bọn Đỗ An-Di:
- Đại sư phụ! Đại sư phụ dạy Tô Thái-úy, Đỗ Thiếu-sư sơ sài như vậy, không ngờ lại thành công. Kìa! Họ đã bầy các món chay, không uống rượu nữa kìa.
Thụy-Hương kinh ngạc:
- Lão tiên sinh đây là hòa thương ư? Người chính là Á-khất ư?
- Đúng vậy. Người vừa rời đây, rồi hóa trang vào trêu ghẹo những kẻ rông rài, để dạy dỗ mà thôi.
Á-hòa-thượng cười khanh khách như suối chảy:
- Hà, thí chủ đã thông minh, lại tinh tế. Bần tăng tịnh khẩu khất thực, mang giả tướng bần hàn che mắt chúng sinh đã hơn mười năm. Bần tăng nguyện rằng, khi có người nhận ra thực tướng của bần tăng thì bần tăng mới khai khẩu. Mười năm qua, bần tăng khất thực khắp đế đô, không ai nhận ra thực tướng. Hôm nay, thí chủ đã thấy thực tướng của bần tăng, bần tăng đành khai khẩu.
Ông hỏi Thủ-Huy:
- Này thí chủ, bằng vào cách nào, thí chủ nhận ra thực tướng bần tăng?
Thủ-Huy mỉm cười:
- Bạch sư phụ, khi sư phụ lên lầu, đệ tử thấy sư phụ đội mũ, nhưng vải mũ sát đầu, thì biết là đầu không tóc, hẳn là một vị tăng. Bước chân sư phụ nhẹ như chim, sư phụ lại đi bằng gót, thì đệ tử biết sư phụ luyện Thiền-công Tiêu-sơn đến trình độ cao không biết đâu mà lường.
- Giỏi!
Thủ-Huy nhớ đến bản tấu trình của Khu-mật viện về hành trạng của một cao tăng pháp danh Trí-Thiền. Hầu nghĩ thầm:
- Ông này là Trí-Thiền bồ tát đây. Mình nói toẹt hành trạng của Á-hòa-thượng này ra, cho ông hết dấu diếm.
Hầu nói với Thụy-Hương:
- Đại sư phụ đây pháp danh Trí-Thiền, tục danh là Lê Thước, đệ tử của Thánh-tăng Minh-Không. Đại sư vốn thuộc cành vàng lá ngọc. Ông nội là Thái-tử Thiếu-phó, Phong-châu tiết độ sứ, Long-nhương đại tướng quân Trung-nghĩa quốc công dưới thời đức Thái-tông, Thánh-tông, Nhân-tông. Bà nội là công chúa Kim-Thành, con của vua Thái-tông. Công-chúa từng cùng phò mã trấn ngự Bắc-cương mấy chục năm. Phụ thân ngài là Lê Văn-Đạc, giữ chức Thái-tử thái-sư, Đồng-trung thư môn hạ bình chương sự, tước phong Thuần-mẫn quốc công, dưới thời vua Nhân-Tông, Thần-Tông. Vì giác ngộ, muốn tìm lẽ giải thoát, đại sư nhập vào chốn không môn.
Trong khi Thủ-Huy nói, thì Trí-Thiền dùng ngón tay chỏ vạch vạch lên cái khay đồng.
Thụy-Hương kinh hãi:
- Em nghe người đời không ngớt ca tụng hạnh giáo hóa của Bồ-tát đã nhiều. Em hằng nguyện sẽ được gặp Bồ-tát. Không ngờ hôm nay em theo anh dạo chơi Thăng-long mà được toại nguyện.
Nàng chắp tay lễ ba lễ:
- Đệ tử tham kiến Bồ-tát.
Á-hòa-thượng xua tay:
- Miễn lễ. Bần tăng hỏi hơi đường đột, phải chăng cô nương là người Hoa?
Mặt Thụy-Hương tái ngắt:
- Muôn ngàn lần không phải. Đệ tử là người Việt, sinh trưởng 'height:10px;'>
- Trang-Hòa ơi! Chị nghĩ ma tính, ma công có hay không, còn tùy người. Xưa Linh-Nhân hoàng thái hậu chẳng từng hấp độc tố của Hồng-thiết giáo, mà ngài vẫn thành Bồ-tát đó sao? Chị nghĩ, mình cứù để chị Đoan-Nghi vận công chống đau, dù sau đó trong người có Huyền-âm nội lực, còn hơn là chết.
Vú Loan, vú Mai đã sai Trung-Tín nương Nhài dọn cơm lên. Vì Đoan-Nghi bị bệnh, nàng vẫn phải ăn cháo. Thụy-Hương bưng lên bát cháo nóng, để trước mặt Đoan-Nghi:
- Chị biết không, từ hôm chị bị bệnh, hàng ngày, chính em thân nấu cháo cho chị ăn. Hôm nay tuy bệnh tình khá hơn, nhưng chị nên ăn cháo. Đây là cháo nhộng, ngon lắm.
Nàng chỉ vào các món ăn bầy trên bàn:
- Thưa đại ca, thưa các anh các chị. Hôm nay chúng ta ăn năm món cá. Tối hôm qua, Vỵ-xuyên ngũ tiên gửi tặng cho anh Thủ-Huy năm loại cá. Em làm năm món khác nhau. Cá bống mít kho keo, cá mè nấu ám, cá quả (lóc) nướng, cá chép rán, cá rô nấu canh cải bẹ.
Vừa ăn xong, thì Đoan-Nghi cảm thấy lồng ngực như bị dao đâm vào, nàng á lên một tiếng, rồi mặt đỏ bừng bừng, tim đập thình thình. Nàng gọi Thủ-Huy:
- Nhị ca! Em...
Rồi ngã xuống. Thụy-Hương nhanh tay bồng nàng lên đem vào dường đặt xuống. Thủ-Huy chạy theo:
- Đoan-Nghi! Ngồi ngay ngắn lại. Rồi! Hấp khí, đưa vào Trung-đơn điền. Rồi!Tỏa ra ngoài da.
Đoan-Nghi vận khí ba lần, thì cảm giác đau đớn từ từ biến đi. Thủ-Huy nhắc:
- Vận khí từ lồng ngực, theo Thủ Thiếu-âm tâm kinh, Thủ Khuyết-âm tâm bào kinh, dẫn ra cánh tay, xuống cùi chỏ. Rồi! Tiếp tục dẫn khí ra cườm tay, bàn tay.
Đến đây bàn tay Đoan-Nghi đầy ắp chân khí, ngón tay rung rung. Thủ-Huy tiếp:
- Dẫn khí theo lạc mạch sang Thủ Thái-dương tiểu trường kinh, Thủ Thiếu-dương tam tiêu kinh. Rồi! Đưa khí lên cùi chỏ, vai, tới huyệt Đại-trùy.
Hầu nghĩ:
- Lúc này còn đợi gì mà ta không hút độc cứu Đoan- Nghi. Nhanh nhẹn Thủ-Huy để huyệt Thiếu-trạch ở đầu ngón tay út vào huyệt Thần-môn ở cườm tay Đoan-Nghi. Cả hai đều rùng mình một cái, rồi nội tức từ trong người Đoan-Nghi ào ào tràn sang người Thủ-Huy. Hiện diện tới năm người, mà không ai hiểu việc làm của Thủ-Huy. Ai cũng tưởng hầu vận công, chẩn mạch cho Đoan-Nghi.
Đến đây, mồ hôi Đoan-Nghi tiết ra ướt hết quần áo. Thủ-Huy nhắc:
- Đoan-Nghi, vận lại một lần nữa.
Cứ như thế, Đoan-Nghi vận tới lần thứ ba mươi sáu thì cảm giác đau đớn biến mất. Thủ-Huy buông tay Đoan-Nghi ra. Vốn là người thông minh tuyệt đỉnh, đúng ra Đoan-Nghi cũng đoán ra việc làm của Thủ-Huy. Nhưng trải qua hai tháng mê man, minh mẫn mất đi, nên nàng tưởng hầu dạy nàng cách quy liễm độc tố, mà khỏi bệnh. Quá súc động, Đoan-Nghi nắm lấy tay Thủ-Huy, nàng nức nở:
- Nhị ca! Nhị ca! Sao... sao...
Rồi nàng nói không lên lời. Ai cũng tưởng Đoan-Nghi được Thủ-Huy chữa bệnh cho. Nào ngờ hầu đang đi dần đến cái chết. Tất cả đều reo lên mừng rỡ.
Thủ-Huy giảng:
- Thế là nọc rết thì anh hút ra khỏi người Đoan-Nghi. Nọc rắn thì Đoan-Nghi quy liễm thành chân khí của mình. Thủ Thái-âm phế kinh với Thủ Dương-minh đại trường kinh tương thông biểu lý. Nên khi nọc độc ra khỏi phế kinh, thì đại trường kinh cũng không còn bị tác hại nữa.
Đoan-Nghi run run cảm động, nàng lắp bắp:
- Nhị ca...
Long-Xưởng nắm tay Đoan-Nghi:
- Bây giờ nọc rắn tại tâm kinh đươc quy liễm, thì tâm bào kinh cũng không còn. Tâm kinh tương thông biểu lý với tiểu trường kinh. Tâm bào kinh tương thông biểu lý với tam tiêu kinh. Như vậy sáu kinh trên tay của Đoan-Nghi không còn làm Đoan-Nghi đau đớn nữa sao?
Thủ-Huy biết rằng mình nói thực thì muôn ngàn lần Long-Xưởng không cho hầu hút nọc tại ba kinh âm ở chân. Hầu giảng nửa thực, nửa hư:
- Phế kinh thì đệ bảo đảm là ổn rồi. Nhưng các kinh khác, dù Đoan-Nghi có quy liễm được chăng nữa thì chỉ tạm thời trấn tĩnh mà thôi. Phải trải qua 49 ngày, thì mới thoát nạn.
- Nhị đệ! Nhị đệ hay quá. Bây giờ nhị đệ dạy cho Đoan-Nghi cách vận công chống độc khi nọc nhện, nọc tằm, nọc bọ cạp phát tác đi.
Long-Xưởng vẫy mọi người ra khỏi khuê phòng, để mình Thủ-Huy ở lại dạy Đoan-Nghi.
Trời đã xế ngọ. Trang-Hòa phải trở về nhà. Tăng Khoa, Như-Như về thư phòng của Mật-thư tỉnh-sự. Long-Xưởng vẫy tay gọi Thụy-Hương:
- Huynh phải vào ngự thư phòng làm việc.
- Em có thể vào ngự thư phòng giúp đại ca không?
- Muội đã là em ta, thì chỗ nào của ta, muội cũng có thể vào được. Ừ, muội vào giúp ta thay Đoan-Nghi, Trang-Hòa cho quen.
Thụy-Hương vào theo. Hai chồng hồ sơ cao đến hơn gang tay, để trên án thư. Mỗi hồ sơ đều có kèm một mẩu giấy ghi ý kiến của Thái-sư Lưu Khánh-Đàm hoặc Thái-phó Hoàng Nghĩa-Hiền. Long-Xưởng chỉ cần liếc qua, phê lên, rồi ký vào mà thôi. Tín-Hương nương (Con Nhài) mài mực, bưng bút để trước mặt Thụy-Hương.
Long-Xưởng chỉ vào chồng hồ sơ:
- Người xưa nói: Làm vua cần đức, không cần tài. Vì mọi sự đã có chư đại thần làm cả. Bây giờ tiếng là phụ hoàng làm vua, chứ thực ra là anh làm. Mà cũng chẳng phải anh làm, mà quan Thái-sư, Thái-phó làm.
Long-Xưởng đẩy một chồng hồ sơ cho Thụy-Hương:
- Muội đọc đi, rồi cho anh ý kiến.
Thụy-Hương ngồi xuống chiếc ghế đối diện với Long-Xưởng. Nàng cầm hồ sơ thứ nhất lên đọc. Đó là tấu chương của trấn Đông-triều về việc ngư nhân Tống phạm cảnh, bị bắt trên hai trăm người. Cạnh tấu chương có ý kiến của Thái-sư Lưu Khánh-Đàm. Theo ý Lưu thái sư, thì phạt mỗi người năm lượng bạc, đánh mười côn. Thuyền, dụng cụ đánh cá tịch thu. Còn người thì trao trả cho biên quan Tống. Thụy-Hương cầm bút lên nghĩ thầm:
- Bây giờ mình làm vua rồiNhư vậy thì cái hạn 49 ngày sẽ chết của Ngự-y Phương-Thanh sẽ kéo dài tới ba năm nữa».
Hầu tập trung thần chí, người như mê đi không biết gì nữa. Mồ hôi vã ra như tắm? Lát sau hầu cảm thấy khoan khoái không bút nào tả xiết.
Thủ-Huy gọi tửu bảo tính tiền, rồi cùng Thụy-Hương xuống lầu. Đôi giầy của hầu ướt sũng, vì nước từ huyệt Dũng-tuyền vẫn ri rỉ chảy ra trong khi cơn đau bắt đầu hành hạ. Hầu biết rằng sắp sang giờ Dần, nọc độc trong can phát tác, cơn đau sẽ ghê gớm lắm. Hầu bảo Nguyễn Hữu-Duệ:
- Phiền huynh đánh xe trở về càng mau càng tốt.
Chiếc xe vọt lên trong đêm khuya. Xe tới Đông-cung, thì cơn đau của Thủ-Huy càng mãnh liệt. Chân hầu cơ hồ không nhắc lên được. Thụy-Hương bồng Thủ-Huy đưa vào tẩm phòng. Trong cơn đau, mơ mơ tỉnh tỉnh, đầu hầu ấp vào ngực nàng. Hương thơm trinh nữ từ hai đóa hoa trà mi rực mùi thơm, càng làm cho hầu trở thành mơ hồ hơn. Hầu nhắm mắt, trấn nhiếp tâm thần. Trong cơn mơ, hai tay ôm lấy cổ nàng.
Vào thời gian này, Nho-giáo đã có chỗ đứng rất vững trong triều đình, ngoài dân dã, trải hơn trăm năm. Thế nhưng hai người cùng quên đi những gì của luân lý Nho-giáo cấm kỵ: Trai gái không được cầm vật gì trao cho nhau (Nam nữ thụ thụ bất tương thân). Họ quên cả bộ Hình-thư định rằng: Khi không có sự ưng thuận của cha mẹ thì hôn nhân không thành. Rằng chưa treo cưới mà trai gái gần nhau thì sẽ bị tội trượng, nam thì xung quân, nữ thì bị gọt đầu sơn vôi, đem đi bêu diễu cho dân chúng xem. Điều này dễ hiểu, bởi Thủ-Huy là con một đại tôn sư võ học, vượt ra ngoài những ràng buộc phiền tạp. Còn Thụy-Hương thì không những mẹ không cấm đoán, mà còn dạy nàng thuật bắt nai.
Ghi chú của thuật giả
Để độc giả có một ý niệm về Nho-giáo du nhập vào Đại-Việt, tôi xin ghi ở đây mấy giòng về diễn tiến của văn hóa này:
Tháng 8 niên hiệu Thần Vũ thứ hai đời vua Lý Thánh-tông (DL. 1070, Canh-Tuất), cho lập Văn-miếu, tạc tượng Chu Công, Khổng Tử, Tứ -phối (Nhan Uyên, Tăng Sâm, Tử Tử, Mạnh Tử) vẽ hình Thất-thập nhị hiền (72 học trò giỏi của Khổng Tử) ở cửa Tây-Nam hoàng thành Thăng-long. Bốn mùa cúng tế. Vua chọn nho thần uyên thâm dạy cho thái-tử Càn-Đức.
Đến niên hiệu Thái-ninh thứ tư (DL.1075, Aát Mão), cho mở khoa thi Mình-kinh bác học và khoa thi Nho-học tam trường. Lê Văn-Thịnh đỗ đầu khoa Minh-kinh, được vào cùng học với vua Lý Nhân-tông.
Niên hiệu Anh-vũ Chiêu-thắng nguyên niên, đời vua Lý Nhân-tông (DL.1076, Bính-Thân) lập Quốc-tử giám (tức trường đại học Hoàng-gia).
Niên hiệu Chính-long Bảo-ứng thứ 8 (DL.1170, Canh Dần) đời vua Lý Anh-tông, lại lập miếu thờ Khổng Tử ở phía Nam thành Thăng-long.
Sang đời Trần, Lê, Quốc-tử giám vẫn được duy trì. Chu Văn-An (1292-1370) xuất thân từ đây.
Kể từ đời Lý, cho đến hết đời Lê, các thí sinh trúng tuyển thi Hội, thì Đình đều được bái yết ở Văn-miếu, Tổng cộng có 187 khoa thi, và 2991 thí sinh trúng tuyển tiến sĩ.
Tháng 2 năm Giáp Thìn, niên hiệu Hồng-đức thứ 15 (DL.1484), vua Lê Thánh-tông sai dựng bia tiến sĩ ở Văn-miếu. Sai thượng thư bộ Lề là Quách Đình-Bảo soạn bộ sách chép tiểu sử các thí sinh trúng tuyển tiến sĩ. Sai Đông-các đại học sĩ Thân Nhân-Trung, Đỗ Nhuận ; Đông-các hiệu thư Đào Cử, Đàm Văn-Lễ, Ngô Luân...soạn văn bia. Lại sai khắc bia, ngày 15 tháng tám năm ấy thì tạc xong, sai dựng ở sân Văn-miếu. Các triều đại kế tiếp, soạn bia những khoa thi sau.
Kể từ năm khởi công, tạc từ khoa 1442 đến khoa 1779 có 82 bia, khắc 1323 tên tiến sĩ. Như vậy có 1668 tiến sĩ không được khắc tên trên bia đá.
Đến triều Nguyễn, lại lập Văn-miếu nữa ở Huế cũng có bia tiến sĩ theo quy mô của Văn-miếu Thăng-long.
Tất cả những di tích này ( 1997) hiện vẫn còn tại Hà-nội, được bảo quản rất kỹ, lấy làm biểu tượng cho nước Đại-Việt văn hiến. Hình bìa bộ Anh-linh thần võ tộc Việt, tôi đã đùng hình Văn-miếu Thăng-long làm bìa.
Độc giả muốn thâm cứu thêm về Văn-miếu Thăng-long, có thể tìm đọc các sách (Chữ Hán) sau:
ĐVSKTT, bản kỷ 3 và 7.
ĐNNTC.
Nhị hoàng di ái lục.
Hoàn-long huyện chí.
Hà-nội địa dư.
Hoàng Việt địa dư chí.
Thăng-long cổ tích khảo.
Thăng-long sự tích khảo
Long-biên bách nhị vịnh.
Hà-nội sơn xuyên phong vực.
Văn miếu kiến tạo thời Lý, nay vẫn còn tại Hà-nội
Thụy-Hương ôm Thủ-Huy vào phòng. Bị Thủ-Huy ôm chặt lấy cổ, đầu nàng quay mòng mòng, miệng khô, chân tay bải hoải. Nàng định đặt Thủ-Huy xuống giường, nhưng lòng lại không muốn. Nàng tự hỏi:
- Thủ-Huy ôm lấy mình, vì muốn tìm nguồn an ủi trong cơn đau, hay cũng đang say tình?
Hình ảnh nàng ngã vào lòng Thủ-Huy trên xe đến bến Ngọc-thụy, làm lòng nàng ấm áp kỳ lạ:
- Người này say mê nàng.
Những lời mẹ giảng giải về phương cách bắt con nai văng vẳng bên tai. Thụy-Hương rùng mình: Ta phải tỉnh táo, làm chủ cho cuộc đi săn này. Ta không thể để mất cơ hội. Dù ta có được làm vợ Thủ-Huy hay không, ta cũng phải hưởng những gì trời cho trước mắt. Mẹ ta dạy ta cách cho Long-Xưởng hưởng hương thơm đào hoa, nếm mùi suối Đào-nguyên, nay ta cho Thủ-Huy.
Nghĩ vậy, nàng ngồi lên giường, đặt Thủ-Huy nằm xuống, tay nàng ấp chặt đầu Thủ-Huy vào ngực mình. Trong cơn mơ mơ màng màng vì đau, Thủ-Huy lại tưởng người ngồi cạnh mình, ôm lấy mình là Đoan-Nghi. Hầu gục đầu vào ngực nàng. Đôi lứa thiếu niên cùng say, cùng say...cùng mơ mơ... cùng buông lỏng hết...Môi kề môi.
Thụy-Hương nhớ lời mẹ dặn, nàng trồi dần người lên đầu giường... Mặt Thủ-Huy trườn xuống thấp, xuống thấp...Đến đây cơn đau của Thủ-Huy đã dứt. Hầu say sưa hưởng hương thơm, uống nước của ngọn suối Đào-nguyên.
Cứ như vậy...
Đêm khuya trôi đi như giòng suối Thiên-thai vô tận.
Cuối cùng Thụy-Hương buông lỏng cuộc đời, ngắt nhụy đào duy nhất của đời con gái cho tình quân.
Tiếng trống cầm canh vọng lại, đâu đó tiếng chim ăn đêm lạc loài thoảng trong canh tàn. Nhưng trong căn phòng nhỏ của Đông-cung, thành Thăng-long, có đôi thiếu niên quên hết mọi vật xung quanh. Họ bơi lặn trong rung động, trong say sưa, họ chìm đắm vào nhau.
Tiếng trống ở tòa Khâm-thiên giám báo đã sang giờ Mão, Thụy-Hương bừng tỉnh trước. Ánh sáng ban mai lọt qua khung cửa sổ, hai người nhìn nhau, không ai nói lời nào, mà như cùng nói với nhau rất nhiều. Thụy-Hương thì thỏa mãn tràn đầy, cho dù có chết ngay, nàng cũng cam tâm. Còn Thủ-Huy, ngay từ đầu cuộc hành trình vào Thiên-thai, người thiếu niên mơ mơ, hồ hồ tưởng đâu mình đang đi với Đoan-Nghi trong giấc mộng Vu-sơn. Bây giờ giáp mặt đôi ta thì lại là Thụy-Hương, mà là thực tại chứ không phải là giấc mơ nữa. Thủ-Huy nhìn nàng:
- Thì ra là em à?
Thụy-Hương đang say men tình, nàng không chú ý đến câu hỏi của Thủ-Huy.
- Anh nghỉ nghe.
Nàng nói bằng giọng nhẹ như gióp thoảng: Em phải vào bếp trông coi Ngự-trù nấu cháo cho đại ca, nhị ca ăn rồi còn dự buổi thiết Đông-cung triều.
Thụy-Hương trở về phòng mình, thì vú Mai đã ngồi đó từ bao giờ. Bà mỉm cười tinh quái nhìn con gái:
- Giỏi! Con đã thành công với Thủ-Huy. Bây giờ con đang bơi trong hạnh phúc. Nhưng con ơi! Thủ-Huy chỉ là một thiếu niên ngây thơ, chưa từng nếm mùi trái chua, thì con bắt y dễ dàng. Vì vậy, mẹ phải dạy con thêm, để con có bản lĩnh bắt bất cứ người đàn ông nào cũng phải quỳ gối cho con sai bảo.
- Mẹ ơi! Thủ-Huy là một đấng thiếu niên anh tài, làm vợ anh ấy cũng không uổng tấm hồng nhan. Như mẹ nói, mẹ chỉ là một vú em, con chỉ là con một thị vệ. Bây giờ nếu con là vợ Thủ-Huy thì cũng đường đường ngôi mệnh phụ, con nghĩ như vậy cũng là quá rồi! Mẹ muốn con phải thế này, thế nọ chi cho mệt tấm thân.
- Con không hiểu gì cả.
Vú Mai nói bằng giọng thiết tha:
- Con nói rằng Thủ-Huy là một đấng thiếu niên anh tài, mẹ cũng đồng ý với con. Võ công y cao, trí tuệ siêu phàm, văn chương quán thế... gì chăng nữa, y vẫn là tay mơ trong tình trường, một đứa con nít trong phòng the. Y không thể đem con đến tuyệt đỉnh rung động, tuyệt đỉnh Vu-sơn. Mẹ muốn dạy thêm cho con ít bản lĩnh, để con tiến xa hơn, để làm việc ấy...
Thụy-Hương rùng mình ngồi ngay ngắn lại:
- Con nghe lời mẹ.
- Điều con nên nhớ, đàn ông có thể là vua, là văn quan, là võ tướng... là anh lái buôn, là anh thợ cầy. Nếu cứ nhìn vào địa vị, tài năng của họ, thì họ khác nhau rất nhiều. Nhưng họ có chung một huyệt đạo, con chỉ cần điểm trúng là họ sẽ biến thành con mèo con, con chó ngoan, con nai hiền lành. Huyệt đạo đó là năm cái cao ngạo « Tự ái, tự cao, tự hào, tự thị, tư tôn ». Con ạ. Tự ái có thể ví như con sư tử. Tự cao ví như con đại bàng. Tự hào ví như con gấu. Tự thị ví như con cọp. Tư tôn ví như con chó sói. Nếu ta biết mềm, biết vuốt ve năm cái tự đó, thì ta có thể biến con sư tử, con hổ, thành con chó ngoan ngoãn. Biến con gấu, con sói thành con mèo nhu mì. Biến con đại bàng thành con chim sáo trong lồng. Họ mạnh đến có thể tay không giết cọp. Họ uy quyền đến độ có thể ra một lệnh, khiến núi tan, khiến đất rung chuyển, khiến người chết như rạ. Thế nhưng, những loại người đó lại dễ bị sắc đẹp làm cho tan nát sự nghiệp. Khi đứng trước họ, bề ngoài ta dùng cái nhu nhã, dùng làn môi, dùng sóng mắt, dùng lời ngọt ngào đưa đẩy. Còn bề trong, ta tự coi mình là Quan-thế-âm, họ là những Phật-tử, đến trước ta quỳ gối để cho ta sai khiến.
- Muốn thế, mình phải làm gì trước, làm gì sau?
- Này con nghe cho kỹ. Có bẩy bước.
Thế rồi vú Mai ghé miệng vào tai Thụy-Hương giảng giải. Mẹ thì nói, con thì gật đầu.
Về phần Thủ-Huy. Khi Thụy-Hương ra rồi, hầu mới thực sự tỉnh táo. Người thiếu niên nghĩ thầm:
- Mình đã làm một việc bất hiếu đối với cha mẹ. Một việc phạm pháp, một lỗi lớn với Đoan-Nghi.
Nhưng tưởng lại cái thời gian vừa qua, người thiếu niên vẫn cảm thấy ngọt ngào, hạnh phúc hơn là hối hận. Hầu lại chìm mình vào trong giấc ngủ.
Thủ-Huy tỉnh giấc thì mặt trời đã lên cao. Hầu choàng dậy, chạy ra ngoài, thì vừa gặp tỳ nữ thân tín là Trung-Tĩnh nương. Hầu hỏi:
- Chết rồi! Tôi ngủ mê, quên cả dự thiết Đông-cung triều. Dễ thường sang giờ thìn rồi cũng nên.
Trung-Tĩnh nương dùng ngón tay viết lên lòng bàn tay hầu:
- Thiếu-bảo yên tâm. Sáng nay, Thái-tử ban chỉ không cho tiểu tỳ đánh thức Thiếu-bảo, để Thiếu-bảo ngủ. Thái-tử đang thiết Đông-cung chiều.
Thủ-Huy súc miệng, rửa mặt, thay y phục, rồi sang nghị sự đường. Đông-cung triều đang nghị về việc bổ nhiệm các thí sinh trong kỳ thi võ vừa qua. Trong Đông-cung, công chúa Đoan-Nghi, quận chúa Trang-Hòa, Như-Như, Thụy-Hương, đều được ngồi phía phải của Long-Xưởng. Tăng Khoa ngồi phía trái. Thủ-Huy ngồi vào ghế dành cho mình
Binh-bộ thượng thư Phí Công-Tín đang tâu:
.... Có tất cả 1938 ứng sinh. Không có ứng sinh nào đủ điều kiện trúng đại đô, trung đô, hạ đô (trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa). Lấy 72 thượng vệ (tiến sĩ), 144 trung vệ (phó bảng), 288 hạ vệ (Cử nhân). Có 18 dứng sinh dưới 18 tuổi khai tăng tuổi ; 36 ứng sinh gái giả trai; 72 ứng sinh thuộc các sắc dân Mường, Thái, Nùng, Mèo, Lô-lô, không biết nói tiếng Việt ; 120 ứng sinh gốc người Chàm, người Lào, người Hoa. Tất cả đều bị loại.
Long-Xưởng hỏi:
- Chư khanh nghĩ sao?
Quan Kiểm-hiệu Thái-úy Tô Hiến-Thành tâu:
- Khi triều đình ban chỉ tuyển võ, đã nói rõ rằng: Ứng sinh phải trên 18 tuổi, là trai, phải biết nói tiếng Việt. Thế mà trong các cuộc sơ tuyển tại các trấn, ttrái ngọt thần tiên ở người con gái đang sẵn sàng, đang ước mơ được dâng hiến cho mình. Chợt hình ảnh Thủ-Huy với Thụy-Hương lúc nào cũng như đôi chim bên nhau bấy lâu hiện lên. Người thiếu niên Long-Xưởng từng nghĩ rằng nên dành Thụy-Hương cho người em kết nghĩa. Nhưng một hình hình ảnh khác mãnh liệt hơn hiện ra, đó là hình ảnh Đoan-Nghi với Thủ-Huy. Cứ như lời của hoàng-hậu nói với Thủ-Huy, thì rõ ràng hậu gả Đoan-Nghi cho Thủ-Huy rồi. Như vậy...
Thế là Long-Xưởng tiếp tục im lặng, hưởng cái diễm phúc tuyệt thế, để cho cơ thể rung động. Hai người im lặng trong khoảng một khắc, Long-Xưởng bừng tỉnh trước:
- Vạn vạn lần ta không thể. Muôn nghìn lần ta không nên! Nhị đệ là em ta, y là ngôi sao thủ mệnh của ta. Nhị đệ không còn sống được bao lâu nữa, nhược bằng ta công khai cùng Thụy-Hương hưởng diễm phúc thì nhị đệ sẽ đau đớn lắm. Ta chỉ cần chịu đựng mấy ngày nữa, nhị đệ qua đời rồi, thì không còn gì cản trở được ta. Phàm là cha con, anh em, bạn hữu... Có thể ăn cùng mâm, ngủ cùng dường, mặc chung quần áo. Nhưng không thể chung một người đàn bà. À, giữa nhị đệ với Thụy-Hương vẫn còn tuyết sạch, giá trong mà!
Long-Xưởng đứng dậy. Thụy-Hương bừng tỉnh, nàng nhìn Long-Xưởng trong cái chua chát, trong cái ngỡ ngàng, trong cái kinh ngạc.
- Thụy-Hương, chúng ta sang thăm nhị đệ với Đoan-Nghi, xem sự thể ra sao. Chúng ta làm việc trải qua giờ Ngọ, Mùi. Bây giờ sắp sang giờ Dậu rồi. Không biết nhị đệ có bị nọc rết hành hạ, lên cơn không?
Cửa khuê phòng Đoan-Nghi khép hờ, Long-Xưởng sẽ đẩy một cái, rồi bước vào: Đoan-Nghi, Thủ-Huy ngồi đối diện, hai bàn tay xòe ra úp vào nhau. Mắt hai người nhắm nghiền. Rõ ràng họ đang vận công giúp nhau chống độc. Tiếng kẹt cửa làm cả hai bừng tỉnh, thu công lại. Thụy-Hương hỏi:
- Thế nào nhị ca. Bệnh tình công chúa ra sao rồi?
Thủ-Huy xua tay, tỏ ý muốn được yên tĩnh. Đoan-Nghi lắc đầu:
- Vào giờ Thân, nhị ca lên cơn khủng khiếp lắm. Nhị ca có vận công quy liễm nọc độc. Hơn giờ thì hết đau. Vừa lúc đó, chân khí chị chạy nhộn nhạo, vì các luồng tạp khí xung đột nhau. Nhị ca giúp chị hóa giải. Hóa giải vừa xong thì đại ca với tứ muội vào.
Sự thực không phải như vậy. Thủ-Huy biết rằng vì mình không hiểu y học, nhầm lẫn hút nọc rết trong Phế-kinh của Đoan-Nghi, trong 49 ngày sẽ chết. Hầu nghĩ: Đằng nào mình cũng chết, thì thà mình hút hết nọc độc cứu Đoan-Nghi, rồi chết cho cam lòng. Vì vậy khi Đoan-Nghi bị những luồng chân khí dị chủng hành hạ, hầu giả trợ nàng vận công, rồi hành động. Long-Xưởng bảo Thủ-Huy:
- Nhị đệ về phòng nghỉ đi.
Thủ-Huy đã mệt lắm rồi, hầu uể oải, lê bước về phòng mình nghỉ. Trung-Tĩnh nương chạy theo đỡ hầu.
Sáng hôm sau, hoàng-hậu, Thần-phi dẫn Thục-phi Đỗ Thụy-Châu sang Đông-cung thăm Đoan-Nghi với Thủ-Huy. Ngự-y Trần-thị Phương-Thanh cũng đã tới. Hoàng-hậu hỏi:
- Đoan-Nghi, từ qua đến giờ, con có bị đau đớn gì không?
- Tâu mẫu hậu không. Thần-nhi không bị đau đớn gì cả. Chỉ có anh Thủ-Huy bị hành hạ khổ sở mà thôi.
Phương-Thanh cầm mạch Đoan-Nghi, mọi người hồi hộp theo dõi. Khi thì trán bà cau lại, khi thì mắt bà mở to ra. Cuối cùng, bà rùng mình:
- Tâu Hoàng-hậu, trong ngũ tạng của công chúa không còn một chút nọc độc nào cả. Bao nhiêu nọc độc thì một phần Thiếu-bảo hút ra, một phần biến thành chân khí của công chúa. Có điều, từ nay Thiền-công của công chúa lẫn với Huyền-âm công, lại có ngũ độc ở trong. Khi đấu với ai thì công chúa phải cẩn thận lắm, bởi chỉ cần công chúa đụng vào người họ thì Huyền-âm công làm cho họ sống dở, chết dở. Nhưng...
Thục-phi hồi hộp:
- Nhưng sao?
- Nhưng Thiếu-bảo thì... hỡi ôi!
Bà cầm mạch Thủ-Huy. Vừa mó tay vào cườm tay hầu thì bà bị chân khí của hầu đẩy bật tung tay bà ra. Bà bật lên tiếng kêu:
- Ái.
Thủ-Huy vội quy liềm chân khí lại. Bấy giờ bà mới bắt mạch được. Khoảng hơn khắc sau, bà lùi lại, chắp tay vái Thủ-Huy:
- Thiếu-bảo chưa đi tu mà như đã đắc quả Bồ-tát. Hôm qua Thiếu-bảo hút nọc rết trong phế của công chúa. Sau đó, Thiếu-bảo lại hút hết nọc rắn, nhện, tằm, bọ cạp khỏi tạng của người. Người thoát chết. Nhưng Thiếu-bảo thì...hỡi ôi Thiếu-bảo chỉ còn sống có 48 ngày nữa thôi.
Đoan-Nghi hét lên:
- Đại phu! Đại phu nói sao???
Hoàng-hậu cũng kinh hãi:
- Thiếu-bảo hút hết nọc độc cho con bao giờ?
Nước mắt đầm đìa, nàng nắm tay Thủ-Huy:
- Đêm qua những luồng chân khí dị chủng hành hạ thần nhi. Thần nhi bứt rứt khó chịu, thì anh Thủ-Huy bảo thần nhi ngồi yên để anh ấy dùng thần công điều hòa cho. Thần nhi nào có ngờ anh ấy lại hút hết nọc độc cứu thần nhi.
Chợt Thủ-Huy nghe thấy tiếng hô hấp trên mái điện. Hầu đưa mắt nhìn Tăng Khoa, rồi chấm tay vao chung trà viết xuống bàn:
«...Lục đệ. Lục đệ có cử thị vệ ngồi trên nóc cung canh phòng không...? »
Tăng Khoa cũng chấm tay vào nước viết:
«...Không. Như vậy nó là gian tế rồi. Để đệ lôi cổ nó xuống. »
Đoan-Nghi cau mày suy nghĩ rồi viết:
«... Nội công tên này nửa chính, nửa tà. Cứ đợi xem y định làm gì đã ».
Có tiếng người quát:
- Ai?
Rồi có tiếng vũ khí chạm nhau. Có tiếng người ngã. Mọi người cùng ra khỏi điện, thì thấy một thị vệ Đông-cung đang rơi từ nóc điện xuống. Trên nóc điện, Đào Duy đang dùng kiếm giao đấu với hai người bịt mặt. Võ công Đào Duy là võ công Mê-linh, còn hai người bịt mặt rất quái dị. Đào Duy đã có vẻ nao núng. Đoan-Nghi hú lên một tiếng thanh thoát, rồi nàng tung mình lên nóc điện, thân nàng uốn cong, y phục bay phất phới như tiên nga múa khúc Nghê-thường. Nàng đáp xuống nóc điện như chiếc lá rụng. Vừa chạm chân xuống mái ngói, nàng quát:
- Ngừng tay!
Hai người bịt mặt đang tấn công Đào Duy, cùng chuyển kiếm hướng Đoan-Nghi, xả hai nhát. Đoan-Nghi vòng tay một cái, nàng ra chiêu Loa-thành nguyệt hạ. Binh, binh. Hai người bịt mặt cùng bật tung lên cao, rồi rơi xuống dưới sân. Cả hai chỉ quằn quại mấy cái rồi nằm im. Hai thanh kiếm bị gẫy làm bốn bay lên cao, rơi uống sân, kêu lên bốn tiếng loảng xoảng.
Tăng Khoa chạy lại giật khăn bịt mặt hai gian nhân ra. Bất giác Long-Xưởng, Thủ-Huy cùng bật lên tiếng kêu:
- Nghi-tàm song ma.
Trước đây Song-ma tuân chỉ của thái-hậu đón đường toan sát hại Long-Xưởng. Bản lãnh chúng rất cao thâm, hai thị vệ riêng của Long-Xưởng do Đào Duy phái theo hộ vệ, bị chúng đánh cho phải chạy bán mạng. Sau đó chúng bị thân mẫu của Thủ-Huy vỗ vào người hai chưởng Bức-mạch. Bà hẹn chúng về Thiên-trường tạ tội. Khi chúng về, bà bắt chúng thề phải giải tán đảng cướp Nghi-tàm, trở lại làm ăn lương thiện, rồi khai thông Bức-mạch chưởng cho chúng. Bẵng đi một thời gian, không có tin tức gì về chúng. Chẳng hiểu tại sao chúng lại vào Đông-cung định mưu sự gì chưa rõ. Ma đưa lối, quỷ đưa đường, chúng tấn công Đoan-Nghi, rồi bị nàng phản công.
Song ma nằm bất động, người cứng đơ, thấp thoáng có hơi bốc lên. Tăng Khoa lấy chân đạp vào chúng. Chúng vẫn nằm bất động.
Ngự-y Phương-Thanh chạy lại cầm mạch Song-ma, trên khuôn mặt bà lộ ra vẻ khủng khiếp như gặp một sự gì quái gở lắm. Long-Xưởng hỏi:
- Đại-phu! Còn hy vọng gì không?
- Chúng chết cả rồi. Có điều người chúng bị đóng thành băng. Thực trên đời thần chưa từng thấy bao giờ!
Thủ-Huy hỏi:
- Xin đại-phu giải thích rõ ràng hơn.
- Công chúa luyện nội công Ăm-nhu, rồi lại luyện Không-minh tâm pháp. Cả hai đều là thứ nội công đường đường, chính chính, nhưng cùng là nội công thuộc âm nhu. Công-chúa hút độc công của Tô-lịch nhị tiên, rồi hầu hướng dẫn công chúa dùng Hồng-thiết tâm pháp quy liễm Huyền-âm công. Hóa cho nên nội công trong người công chúa trở thành một thứ nội công chí âm, chí nhu. Vừa rồi công chúa phát chiêu đỡ hai kiếm của Song-ma, nội công công chúa quá mạnh phát ra, làm người chúng lạnh quá, hóa thành băng. Hỡi ơi! Từ nay bất cứ võ lâm cao thủ nào, chỉ cần chạm vào chưởng của công chúa, sẽ bị mất mạng, thân hóa thành tảng băng.
Thế rồi trong hơn hai mươi ngày, mỗi ngày Thủ-Huy lên cơn năm giờ. Hầu nghiến răng vận công qui liễm độc tố, cùng chống đau. Cho đến ngày thứ 40, tình trạng bệnh cũng không giảm.
Thụy-Hương hỏi Long-Xưởng:
- Đại ca, làm sao bây giờ? Phải sai sứ đi báo cho đại hiệp Trần Tự-Hấp biết ngay.
Thủ-Huy xua tay:
- Không nên! Ông nội của đệ yêu thương đệ vô bờ bến. Nếu như người biết đệ bị trúng độc, người sẽ chẳng ngần ngại gì mà hút nọc độc cứu đệ. Đại ca ơi, đệ xin đại ca ban cho đệ một đặc ân là, đợi khi đệ chết rồi, hãy báo cho gia đình đệ biết.
Y sư Phương-Thanh tán thành:
- Phải như vậy.
- Không lẽ trên đời này, không còn cách gì cứu nhị đệ nữa sao?
Long-Xưởng hỏi: - Hồi tôn sư từ biệt tôi, dường như người biết có một phương pháp trị dứt bệnh cho Đoan-Nghi, mà người không chịu nói. Phu nhân có biết không?
- Thần quả có biết.
-???
- Tâu còn một vị Bồ-tát pháp danh Trí-Thiền, đệ tử đắc ý của thánh-tăng Minh-Không, có thể trị được. Nhưng, người tuyệt tích hơn mười năm qua rồi. Không ai biết người vân du nơi nào!
Long-Xưởng quả quyết:
- Tôi sẽ phát một đạo sắc chỉ đi khắp các làng, các xã cho mõ rao, hễ ai biết ngài ở đâu thì thưởng cho trăm lượng vàng. Tin này tới tai ngài ắt ngài xuất hiện cứu nhị đệ.
Nói là làm. Long-Xưởng về Ngự-thư phòng, Thụy-Hương cũng đã tới. Tín-Hương nương cũng có mặt để chầu hầu.
Bốn mắt nhìn nhau...
Long-Xưởng chỉ ghế cho Thụy-Hương ngồi. Hai người không ai dám lên tiếng trước. Thụy-Hương lại đọc, lại phê. Còn Long-Xưởng thì viết chỉ dụ. Viết xong, Long-Xưởng bảo Thụy-Hương:
- Đạo chỉ dụ ta viết xong rồi. Cần chuyển cho Tăng Khoa, bảo y chuyển qua tòa Trung-thư lệnh càng gấp càng tốt.
Thụy-Hương đứng dậy.
Long-Xưởng quay lại, vương quét con mắt từ đầu đến chân Thụy-Hương: Nàng đẹp huyền ảo, đôi mắt sâu đen ấy như hút Long-Xưởng vào trong. Vương rùng mình, trao chỉ dụ cho Thụy-Hương, mà không dám nhìn thêm:
- Thôi muội đi thôi.
Hai tay chạm nhau. Không tự chủ được, Long-Xưởng cầm lấy tay nàng. Thụy-Hương ngả đầu vào vai Long-Xưởng. Hương thơm trinh nữ đưa lên, làm Long-Xưởng ngây ngất. Tín-Hương nương vội vã lùi khỏi ngự thư phòng. Trong khi Long-Xưởng ôâm chặt lấy Thụy-Hương. Hai ngực kề nhau. Vương định bồng nàng lên, đem vào tẩm phòng, thì hình ảnh Thủ-Huy đau đớn quằn quại làm vương buông nàng ra. Vương nghĩ thầm:
- Thụy-Hương là của nhị đệ. Ta không thể...Ta hãy đợi nhị đệ qua đời đã...
Vương thúc Thụy-Hương:
- Thôi em trao chỉ dụ cho Tăng Khoa đi.
Thụy-Hương bẽn lẽn bước đi, gặp Tín-Hương nương. Nàng hỏi nó:
- Này! Từ nãy đến giờ người vẫn đứng ở ngoài ngự thư phòng đấy sao?
- Dạ! Không biết sao hôm nay tai tiểu tỳ điếc đặc, mắt tiểu tỳ tự nhiên mờ không nhìn thấy gì cả.
- Người thông minh lắm. Thế nhà ngươi có mấy cái lưỡi? Nhà ngươi có thấy ngứa lưỡi thì ta cắt đi dùm!
- Thưa quận chúa, từ nay tiểu tỳ quyết thủ khẩu như bình!
- Người nhớ nhé! Bất cứ chuyện gì lọt ra, thì ta không cắt lưỡi ngươi đâu, mà chỉ mượn cái đầu củ chuố3;ưa lên
vào ngày: 27 tháng 3 năm 2005


---~~~mucluc~~~---

Truyện Q9- Anh Hùng Đông-A Dựng Cờ Bình Mông Lời nói đầu Hồi 1 Hồi 2 Hồi 3 Hồi 4 Hồi 5 Hồi 6 Hồi 7 Hồi 8 Hồi 9 Hồi 10 Hồi 11 Hồi 12 Hồi 13 Hồi 14 Hồi 15 Hồi 16 Hồi 17 Hồi 18 Hồi 19 Hồi 20 Hồi 21 Hồi 22 Hồi 23 Hồi 24 Hồi 25 Hồi 26 Hồi 27 Hồi 28 Hồi 29 Hồi 30 Hồi 31 Hồi 32 Hồi 33 Hồi 34 Hồi 35 Hồi 36 Hồi 37 Hồi 38 Hồi 39 Hồi 40 Hồi 41 Hồi 42 Hồi 43 Hồi 44 Hồi 45 Hồi 46 a. Thấy con không lên tiếng, vú Mai hỏi:
- Con nghĩ gì thế?
- Mẹ ơi! Tuy mẹ dạy con vậy, nhưng trong lòng con thì con lại muốn làm vợ anh Thủ-Huy.
- Con dở quá! Thái-tử với Thiếu-bảo như hai con nai tơ. Nhưng thái-tử dễ bắt hơn.
-???
 
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy : CDDLT
Nguồn: CDDLT
Được bạn: NHDT đưa lên
vào ngày: 9 tháng 3 năm 2005

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--
Truyện Cùng Tác Giả Q1 - Anh Hùng Lĩnh Nam Q2 - Động Đình Hồ Ngoại Sử Q3 - Cẩm Khê Di Hận Q4- Anh Hùng Tiêu Sơn Q5- Thuận Thiên Di Sử Q6- Anh Hùng Bắc Cương Q7- Anh Linh Thần Võ Tộc Việt Q8- Nam Quốc Sơn Hà Q9- Anh Hùng Đông-A Dựng Cờ Bình Mông