Dịch Giả: Vũ Trấn Thủ
Chương 1 ( B)
NataCha

NATACHA
"Castor" chắc hẳn là cuộc hành binh không vận đầu tiên mà chiếc máy bay dẫn đầu mang trong khoang của nó ba vị tướng đi cùng với những chiến binh dù mở đường, và chắc hẳn nó là cuộc hành binh cuối cùng. Các tướng ấy là tướng không quân bốn sao Pierre Bodet, phó tướng của tổng tư lệnh Đông Dương, trung tướng không quân Jean Dechaux, tư lệnh binh đoàn không quân chiến thuật bắc (G.A.T.A.C. - Bắc), và thiếu tướng Jean Gilles, tư lệnh quân nhảy dù Đông Dương.
Đó là một máy bay vận tải hai động cơ Ci7 do Mỹ sản xuất đã cất cánh từ sân bay Bạch Mai vào lúc 5 giờ sáng ngày 20 tháng Mười Một năm 1953, trong khoang chất đầy điện đài và mang theo tám giờ nhiên liệu. Máy bay đó có một nhiệm vụ kép.
Nó phải đánh giá điều kiện thời tiết trên vùng thung lũng có thuận lợi hay không và có nên hay không thả một toán quân dù thiện chiến đi trước đại quân, nhảy xuống chiếm những drop zones (D.Z), tức là những bãi nhảy dù, để đặt những thùng pháo sáng làm cọc tiêu.
Nếu điều kiện thời tiết xấu thì cuộc hành binh sẽ bị huỷ bỏ. Quả vậy, không thể nào để các máy bay vận tải nằm chết dí ở Hà Nội được: người ta đang quá cần chúng ở các nơi khác.
Vào lúc 6 giờ 30, khi máy bay bay lượn trên thung lũng, tầm nhìn xa hầu như là zero do có mưa phùn cái thứ mây mù nó là đặc điểm khí hậu của vùng Tây Bắc Việt Nam ngay cả trong mùa khô. Lúc này quyết định cho nhảy hay hoãn nhảy thụộc về trách nhiệm của tướng Dechaux.
Máy bạy bay từ từ lượn những vòng rộng bên trên thung lũng phủ kín sương mù. Trong khoang lái đầy ngườ một sĩ quan hàng không vận tải và một nhân viên khí tượng của không quân cân nhắc liệu có khả năng sương mù tan kịp cho cuộc nhảy hay không. Đến 7 giờ, những tia nắng mặt trời mọc bắt đầu soi rọi những tầng mây trên, những đám mây này tan đi trông thấy. Người nhân viên khí tượng ti n đến bên tướng Dechaux đang quan sát thung lũng qua cửa sổ máy bay, nói với ông ta vài lời, nhưng lời nói của anh bị át đi trong tiếng động cơ.
Dechaux tiến đến bên báo vụ viên chịu trách nhiệm giữ liên lạc radio trực tiếp với bộ tham mưu ở Hà Nội và trao cho anh ta một bức điện. Bức điện này tới tướng Cogny tư lệnh Lực lượng trên bộ Bắc Việt Nam (F.T.N.V) vào lúc 7 giờ 20 và lập tức được ông ta chuyển cho người chỉ huy không quân vận tải Đông Dương đang ngồi trong máy bay đợi ở sân bay Bạch Mai. Cuộc hành binh "Castor" đã bắt đầu Cho tới lúc ấy, cái tháng Mười Một năm 1953 này đã thật sự là một địa ngục đối với các phi hành đoàn của không quân vận tải. Ba phi đoàn vận tải mà bình thường miền Bắc Việt Nam vẫn có, đoàn 1/64 "Béarn", đoàn 2/64 "Anjoư'' và đoàn 2/63 "Sénégal", liên tục được huy động vào những hoạt động yểm hộ chiến đấu chống đại đoàn Việt Minh 320 tại vùng tây nam châu thổ sông Hồng. Thực tế là họ cũng mới chỉ trở về căn cứ vào chiều 19 tháng Mười Một và các thợ máy đã thức hầu như suốt đêm sửa chữa bảo dưỡng những chiếc máy bay mệt mỏi để sáng hôm sau chúng có thể làm nhiệm vụ.
Tuy nhiên đó không phải là nỗi lo duy nhất của viên tư lệnh không quân hiện tại, đại tá Jean- Louis Nicot. Được thông báo ngày 10 tháng Mười Một bằng công văn tuyệt mật là cuộc hành binh "Castor" được ấn định vào ngày 20 tháng Mười Một, ông ta đã làm hết sức mình để huy động được tối đa những máy bay và phi hành đoàn ông có.
Một trong những khó khăn của ông ta là tại Đông Dương số phi hành đoàn có ít hơn số máy bay. Cho nên vào giữa tháng Mười Mt, ông ta chỉ có năm mươi hai phi hành đoàn quân sự cho máy bay C47 và mười phi hành đoàn cho C 1 19 ; vậy mà 7 1 Dakota C47 đã được trao cho ông ta để làm nhiệm vụ Bằng cách rút đến mức tối thiểu số người trong mỗi phi hành đoàn và bằng cách huy động tất cả những sĩ quan không quân của bộ tham mưu, kể cả chính ông ta, Nicot đã tổ chức được 67 phi hành đoàn cho 67 chiếc Dakota ở trong tình trạng có thể làm nhiệm vụ ngày 20 tháng Mười Một.
Vào lúc 5 giờ sáng, trong buổi bình minh ảm đạm của mùa khô, các phi hành đoàn được tập trung lại ong doanh trại của họ và đến 5 giờ 50 bắt đầu nhần lệnh. Chính Nicot đứng ra giải thích cho họ những gì họ phải làm:
Sau khi thông báo cho họ biết đây là một cuộc nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, ông đã nêu chi tiết công việc phải làm như thế nào. Máy bay sẽ được phân chia thành hai phi đoàn, mỗi phi đoàn gồm bốn phi đội. Phi đoàn thứ nhất - 33 chiếc Dakota - sẽ được đặt dưới sự chỉ huy của thiếu tá Fourcaut, mật danh "Thủ trưởng Vàng '' và sẽ cất cánh từ sân bay Bạch Mai. Phi đoàn thứ hai - 32 Dakota - sẽ được đặt dưới quyền chỉ huy của thiếu tá Martinet, mật danh "Thủ trưởng Đỏ", và sẽ cất cánh từ sân bay Gia Lâm. Đại tá Nicot sẽ trực tiếp nắm phi đoàn thứ nhất. Mật danh của ông ta là "Texas".
Hai phi đoàn cất cánh cách nhau ba phút, các phi đội cách nhau một phút và các tốp gồm ba máy bay một sẽ cất cánh cách nhau mười giây. Mỗi máy bay mang theo 2100 lít nhiên hệu. Trong ngày hôm ấy, phi đoàn thứ hai sẽ thực hiện một cuộc thả dù lần thứ hai: 24 máy bay sẽ thả trang thiết bị, 8 thả quân. Xế chiều sẽ có một cuộc thả quân nữa. Việc thả trang thiết bị sẽ không được kéo dài quá 20 phút.
Sau đó là những mệnh lệnh cuối cùng về hành quân: góc tiếp cận bãi nhảy dù: 170 độ; độ cao: 950 mét. Thả xong trang thiết bị hoặc người, các máy bay sẽ phải lượn vòng 180 độ bay đi khỏi khu vực thả dù với tốc độ 150 mét/phút. Cuộc bay dự kiến sẽ kéo dài 76 phút 10 giây.
Tiếp theo đó là những quy định kỹ thuật: tốc độ cất cánh, tốc độ đường trường, tốc độ thả dù, tần số radio, những bãi hạ cánh cấp cứu (trong vòng 160 kilômét không có bãi nào cả) và cuối cùng là những quy định về hợp đồng tác chiến với các máy bay tiêm kích - ném bom và máy bay ném bom cũng trong thời gian đó hoạt động quanh Điện Biên Phủ.
Vào lúc 7 giờ sáng, việc truyền đạt mệnh lệnh kết thúc và đến 7 giờ 15, các phi hành đoàn lên máy bay, các khoang máy bay đã đầy quân dù và trang thiết bị. Trong khi chờ đợi lệnh xuất phát, hầu như mọi người trong các phi hành đoàn đều chăm chú quan sát mây. Về nguyên tắc thì động cơ phải được khởi động vào lúc 7 giờ 20 nhưng mãi gần đến 8 giờ thì lệnh xuất phát mới tới ban tham mưu hàng không vận tải ở Bạch Mai. Các máy radio lập tức bắt đầu tí tách, 70 động cơ gầm rú trong khi những quả pháo hiệu đỏ từ những trạm kiểm soát trên hai sân bay Bạch Mai và Gia Lâm bay vọt lên trời. Những chiếc máy bay nặng nề tiếp theo nhau lăn bánh trên đường băng và cất cánh.
Đoàn chim sắt chậm chạp lượn vòng trên bầu trời sân bay chờ cho chiếc máy bay cuối cùng xếp vào đội hình, và đến 8 giờ 1 5 th.ì tất cả nghiêng cánh, dần dần biến mất hút về phía tây, hướng tới những dãy núi hiểm trở long lanh dưới lớp áo xanh.
Cũng như giờ đáy, cái làm những người chỉ huy quân sự bận tâm nhất, đó là việc không thể nào giữ được tuyệt đối bí mật. Chính vì lý do đó mà Cogny chỉ thông báo nhiệm vụ cho tướng Dechaux vào ngày 12 tháng Mười Một, ngha ìà chưa đến bảy ngày trước khi bắt đầu cuộc hành binh không vận mà ông ta phải chỉ huy. Lệnh rất vắn tắt và chỉ nói đến chuyện chiếm đóng thung lũng Điện Biên Phủ. Lệnh dự kiến: dựng lên ở Điện Biên Phủ "một tổ chức phòng ngự có nhiệm vụ bảo vệ sân bay, loại trừ mọi tổ chức muốn bố trí một vành đai các trung tâm đề kháng xung quanh sân bay" và khả năng có thể sử dụng năm tiểu đoàn chiếm đóng, trong đó hai tiểu đoàn hoạt động ở vùng lân cận. Cũng mệnh lệnh ấy đã được truyền đạt cho tướng Gilles.
Gilles đã được cho biết là có quân địch hoạt động trong vùng thung lũng cho nên một cuộc nhảy dù xuống Điện Biên Phủ có thể vấp phải sự chống cự nào đó, chí ít cũng ìà lúc ban đầu. Vì vậy đối với ông ta lý tưởng nhất là thả xuơng thung lũng bơn tiểu đoàn cùng một lần để có đủ lực lượng bao vây quân địch và nếu có thể thì bắt sống viên trung đoàn trưởng của họ. Tiếc thay, số lượng hạn chế về máy bay và phi hành đoàn buộc phải thực hiện cuộc hành binh làm hai đợt: ''sau khi thả dù xong đợt thứ nhất, các máy bay lại quay trở lại Hà Nội nhận những quân và trang thiết bị thả đợt thứ hai. Do đó Giìles quyết định trong đợt thứ nhất thả hai tiểu đoàn thiện chiến nhất mà ông ta có ở Đông Dương: tiểu đoàn dù thuộc địa số 6 (6 B.P.C.) của tiểu đoàn trưởng Marcel Bigeard và tiểu đoàn hai thuộc trung đoàn dù tiêm kích số một (211 R.C.P.) của tiểu đoàn trưởng Jean Bréchigllac. Tiểu đoàn 2/1 R.C.P. thuộc trung đoàn dù thứ nhất được thành lập ở Bắc Phi sau cuộc đổ bộ của quân đồng minh năm 1942. Sau khi chiến đấu ở Pháp, nó được điều sang Đông Dương tham gia các cuộc hành quân tại "Đường - phố - Không - Vui". Tiểu đoàn 6 B.P.C. là một tiểu đoàn biệt kích đã từng tham gia tất cả những trận đánh lớn diễn ra từ năm 1951. Đặc biệt Bigeard đã chỉ huy nó trong trận đánh đẫm máu ở Tú Lệ, ở đó nó được giao nhiệm vụ làm cái mồi để thu hút địch, đỡ đòn cho các đơn vị khác đóng trên vùng đồi xứ Thái. Cùng với tiểu đoàn dù thuộc địa số 1 (1 B.P.C.) được thả dù vào lúc 14 giờ ngày 20 tháng Mười Một, hai tiểu đoàn trên hợp thành binh đoàn không vận số 1 (G.A.P. l) dưới sự chỉ huy của trung tá Fourcade: Tiểu đoàn 1 B.P.C. mà tiểu đoàn trưởng là Jean Souquet cũng là một tiểu đoàn tinh nhuệ. Nó đã đến Đông Dương lần thứ nhất vào tháng Giêng năm 1947 và sau một thời gian ở Châu âu, nó lại trở lại Đông Dương vào tháng Sáu năm 1953. Từ ngày đó, nó đã tham gia những trận đánh trên Cánh đồng Chum ở nước Lào, và vừa mới đây là cuộc hành binh "Mouette" từ đó nó mới trở về ngày hôm trước. Hai tiểu đoàn của đợt thả dù thứ nhất tiểu đoàn 6 B.P.C. và tiểu đoàn 2/1 R.C.P. có quân số là 651 và 569 người. Ngoài ra còn có đại đội công binh dù số 17 và hai cụm pháo dã chiến của trung đoàn khinh pháo dù số 35 (R.A.L.P.) sẽ phải nhảy cùng với tiểu đoàn của Bigeard, còn cơ quan chỉ huy của binh đoàn không vận số 1 (G.A.P. 1) sẽ phải nhảy cùng với tiểu đoàn Bréchignac.