Cái mà hai vợ chồng Lê Văn Đôn vừa mới trông thấy là đợt nhảy dù đầu của tiểu đoàn 2/1 R.C.P. của Bréchignac. Nhưng khi họ đặt chân xuống đất tại D.Z. "Natacha" thì đón tiếp họ không phải là những người nông dân đang kinh ngạc, mà là quân chính quy Việt Mmh, họ hiểu quá rõ rằng mình sắp phải chạm trán với những gì mạnh nhất của người Pháp. Họ xả súng bắn vào những người lính dù đang lơ lửng trên trời, không có gì bảo vệ. Đại uý Raymond Jean, bác sĩ quân y tiểu đoàn, lần đầu tiên nhảy dù bị trúng một phát đạn vào giữa trán. Một lính nhảý dù khác, bị rách toạc dù lưng còn dù bụng thì vướng vào dây treo của dù thứ nhất, rơi đánh bịch một cái xuống đất. Trung uý Allaire, trung đội trưởng trung đội cối 8 1 của tiểu đoàn, lẻ loi rơi xuống một con suối chảy qua D.Z. và may mắn sao đã tiếp đất trên một kiện súng cối được thả dù và lên được bờ, ướt như chuột lột. Các đơn vị khác ít may mắn hơn: toàn bộ đại đội 4 bị thả quá xa về phía bắc đã tiếp đất ở giữa rừng rậm, phải vất vả lắm mới tập hợp lại được và càng vất vả hơn để yểm hộ cho các đơn vị còn lại của tiểu đoàn. Một bộ phận của đại đội 2 cũng kém may mắn như thế. Ngược lại, phần còn lại của tiểu đoàn, đơn vị công binh dù và bộ phận dã chiến thuộc trung đoàn khinh pháo 35 R.A.L.P. của đội trưởng Jean Millot đã tiếp đất ít nhiều xuống đúng D.Z., nhưng đã lập tức trở thành mục tiêu của hoả lực vũ khí nhẹ và súng cối. Tuy nhiên, sự hỗn loạn và phân tán khắp nơi ấy, như thường xảy ra trong hầu hết những cuộc hành binh không vận lớn, dẫu sao cũng gây hoang mang cho kẻ địch, làm cho họ không thể tiêu diệt được ngay tại trận các đơn vị nhảy dù. Lúc đầu, họ không có một trọng tâm nào để có thể tập trung binh hoả lực đánh vào đó. Hầu hết quân dù của tiểu đoàn 6 B.P.C. đã vận dụng cái nguyên tắc màu nhiệm của mọi cuộc tập hợp trở lại các đơn vị nhảy dù phân tán: đi ngược lại với hướng bay của các máy bay; như vậy sẽ nhất định gặp lại được đồng đội của mình. Có một chi tiết đã gây khó khăn thêm cho kẻ địch là quân Pháp và quân Việt Minh đều mặc quần áo rằn ri như nhau, chỉ khác là mũ của quân Việt Minh thì bằng đầu và có lá ngụy trang. Đến 10 giờ 40, đại đội 1, dưới hỏa lực của nhiều nhóm Việt Minh tấn công vào phần phía nam D.Z. từ đông sang tây, đã vừa tập hợp chỉnh đốn lại hàng ngũ vừa tiến vào rìa phía tây bắc của Điện Biên Phủ. Hai trung đội bám chân được vào đó nhưng đã vấp phải hoả lực súng trường và súng máy bắn ra từ các hầm hố, làm cho họ không thể xông vào được. Đến 11 giờ trung đội thứ 3 tiến được vào ngã tư phía bắc Điện Biên Phủ. Cùng lúc đó trung úy Allaire tới chỉ huy sở của Bigeard. Bigeard hỏi ông ta: cối của anh đã sẵn sàng chưa! Viên trung úy trả lời: Thưa thiếu tá, sẵn sàng. Tốt! Bắn cho tôi một loạt mười phát vào rìa làng! Viên trung úy trả lời rằng ông ta có một khẩu cối sẵn sàng bắn nhưng chưa có đạn, tuy nhiên câu trả lời đó đã bị át đi trong tiếng ầm ầm của giao tranh. Sau vài phút tìm kiếm trong những đám dù vẫn tiep tục rơi như mưa xuống D.Z., rốt cuộc ông ta đã vớ được ba quả đạn nhưng đã thận trọng giữ chúng lại để dự bị cho dịp sau. Các đơn vị càng khó nhận ra nhau do đến phút cuối cùng, màu sắc các thùng pháo sáng phân cho mỗi đại đội đã bị thay đổi; lại thêm sau khi chiếc ảnh cuối cùng của "Natacha" được chụp từ trên không, đã có một thủ lĩnh Thái chết và được chôn cất ngay giữa D.Z., và cờ phấp phới trên ngôi mộ bị hiểu nhầm là ám hiệu chỉ nơi tập trung cho những lính dù bị lạc đơn vị. Cái nhóm tập hợp nhỏ nhũng binh lính Pháp ấy đã không qua mắt quân địch, và vào lúc 11 giờ 30 họ đã xả súng cối bắn tới tấp vào khu trung tâm của D.Z.. Tuy nhiên lúc này Bigeard đã bắt hên lạc được với tất cả các đại đội của mình, nhưng vẫn chưa có liên lạc với máy bay của ba vị tướng đang tiếp tục lượn vòng trên bầu trời thung lũng. Thế trận dần dần được hình thành: đại đội 3 tới tăng cường cho đại đội 1 đang bị hỏa lực cấp tập của địch bắn cho phải nằm chết dí dưới đất; đại đội 2 giữ được vững ở mặt tây, còn đại đội 4 thì vừa tập hợp lại đội ngũ vừa tiến lên phía bắc. Chỉ huy sở của Bigeard lúc này mới chỉ là cái hố nông bên một lối mòn chạy qua ruộng. Chính từ cái hố dó, viên tiểu đoàn trưởng - mà mật danh "Bruno" vang lên trên khắp các làn sóng điện đàỉ - chỉ huy trận đánh bằng cái mà một nhân chứng sau này gọi là "một đống các máy radio Mỹ A.N.P.R.C. - 10". Cần ăngten chiếc máy liên lạc của ông ta với cấp trên đã bị gãy tan, nhưng đến 12 giờ 15, có một chiếc máy bay nhỏ Morane 500 xuất hiện trên bầu trời trận địa. Điện đài của máy bay được dùng làm trạm trung chuyển giữa quân nhảy dù và thế giới bên ngoài. Sự có mặt của chiếc máy bay đó là một may mắn trời cho bởi vì các súng cối của tiểu đoàn tới lúc này vẫn chưa có đạn còn pháo thủ của 35 R.A.L.P. thì chỉ có thể tìm thấy pháo của minh sau khi trận đánh kết thúc mà thôi. Nhờ chiếc máy bay Morane 500, Bigeard đã có thể yêu cầu máy bay ném bom B26 yểm trợ. Các máy bay này từ đầu trận đánh. vẫn đang chờ mặt trận ổn định để can thiệp, ném bom trúng Điện Biên Phủ mà không lo trúng phải quân mình. Họ đã làm việc đó với một sự chính xác mà những người lính nhảy dù về sau này mô tả là "thần tình", và chẳng bao lâu sau, một dãy cột khói đen bốc lên theo trục từ đông sang bắc ngôi làng. Hỏa lực của Việt Minh giảm đi trông thấy. Tuy nhiên, đến 15 giờ 30, đại đội 1 định đột nhập vào làng từ hướng bắc đã thất bại. Quân dù đã bị hỏa lực súng máy dồn dập bắn cho phải nằm bẹp dưới đất. Một lần nữa Bigeard phải yêu cầu 1 máy bay tới ném bom, và lần này bom đã phá trụi khu trung tâm làng. Súng cối của quân dù rất cuộc đã tìm thấy đạn, và bắt đầu nã vào đường rút lui của địch theo hướng nam. Đại đội 3 đột nhập vào xóm phía đông của bản trong khi cánh trái của đại đội 1 thì phải chiến đấu ác liệt chiếm từag căn nhà một trong phố buôn bán mới tiến lên được theo hướng đi tới chỉ huy sở trung đoàn 148. Đại đội chỉ huy của tiểu đoàn 910 đã giao chiến một trận cuối cùng để mở đường rút lui của ban tham mưu trung đoàn. Họ đã hoàn toàn thành công. Do đợt thả dù đầu tiên chỉ có hai tiểu đoàn nên một phần quan trọng của quân dịch đã thoát ra được theo hướng tây nam trước khi đợt thả dù thứ hai đổ xuống yểm trợ.