Mục Lục và Lời Nói Đầu

 Mục Lục
KHỔNG TỬ
1. SƠ YẾU CUỘC ĐỜI
2. CHỦ THUYẾT NHO HỌC.
3. GIÁ TRỊ NHO HỌC
LÃO TỬ
1. SƠ YẾU CUỘC ĐỜI
2. CHỦ THUYẾT ĐẠO HỌC.
3. GIÁ TRỊ ĐẠO HỌC
MẠNH TỬ
1. SƠ YẾU CUỘC ĐỜI
2. LUẬN THUYẾT CỦA MẠNH TỬ
3. CÔNG TÍCH CỦA MẠNH TỬ ĐỐI VỚI NHO HỌC
TRANG TỬ
1. SƠ YẾU CUỘC ĐỜI.
2. TƯ TƯỞNG CỦA TRANG TỬ
3. GIÁ TRỊ TRIẾT LÝ TRANG TỬ
TUÂN TỬ
1. SƠ YẾU CUỘC ĐỜI.
2. TƯ TƯỞNG CỦA TUÂN TỬ
3. CÔNG TÍCH CỦA TUÂN TỬ ĐỐI VỚI NHO HỌC
MẶC TỬ
1. SƠ YẾU CUỘC ĐỜI.
2. CHỦ THUYẾT CỦA MẶC TỬ
3. GIÁ TRỊ CỦA MẶC HỌC
HÀN PHI TỬ
1. SƠ YẾU CUỘC ĐỜI.
2. TƯ TƯỞNG CỦA HÀN PHI TỬ
3. ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁP GIA
LỜI NÓI ĐẦU.
Ông Giám Đốc Cơ Sở Xuất Bản và Phát Hành Đại Nam California có ngỏ ý với tôi, muốn được xuất bản những tác phẩm thuộc các lãnh vực văn học, lịch sử và triết học Trung Hoa mà trước cũng như sau năm 1975, ít có ai dịch và soạn...
Được lời khuyến khích của nhà xuất bản, tôi bắt tay ngay vào việc biên soạn "Bảy đại triết gia Trung Quốc đời Chu Tần". với mục đích giới thiệu tổng quát, bảy vị thánh hiền cổ xưa là: Khổng Tử, Lão Tử, Mạnh Tử, Trang Tử, Tuân Tử, Mặc Tử và Hàn Phi Tử, tiêu biểu cho triết học Trung Hoa truyền thống, có ảnh hưởng vô cùng lớn lao đến nền văn hóa và đời sống văn minh của quốc gia, dân tộc Trung Hoa.
Đã là giới thiệu tổng quát, thì chỉ điểm qua thân thế, sự nghiệp và luận thuyết chính yếu của các nhân vật đó, trong khuôn khổ giới hạn thôi. Nếu muốn đi sâu vào các luận đề học thuyết tương quan, thì cần phải nghiên cứu thêm nhiều tác phẩm của các triết gia đó, cùng những bài bình luận của các học giả đời nay.'
Để độc giả khỏi phải mất quá nhiều thời giờ, khi đọc cuốn sách này, tôi tự yêu cầu phải soạn theo những điều kiện sau đây:
- Phần giới thiệu cuộc đời của các nhân vật đó, tuy vắn tắt, nhưng không bỏ sót những tao ngộ hệ trọng.
- Phần luận thuyết của các nhân vật đó, không nên diễn tả quá dài dòng, nhưng phải tương đối đầy đủ, để giúp người đọc thấy rõ tư tưởng của triết gia đó, thuộc học phái nào, đạo nào.
Giảm đến mức tối thiểu, trường hợp trích dẫn lời nói của nhân vật tương quan, bằng cổ văn Hán tự.
- Cố gắng hành văn cho ngắn gọn, giản dị, để độc giả thanh niên hải ngoại dễ hiểu.
Ý nghĩ của tôi như vậy đúng hay sai, và đã làm được tới mức nào, mong quý vị Hán học cao minh lão thành. chẳng tiếc lời vàng ngọc chỉ giáo cho.
NGÔ QUÂN