Theo Giao Châu ký của Triẻụ Công,thần là vị thổ thần Bạch Hạc,gọi là Thổ Lệnh. Năm Vĩnh Hưng đời Đường,Lý Thường Ming là Đô hộ Giao Châu,thấy dải sông núi nơi đây uy nghi lẫm liệt,liền cho dựng quán Đại thanh ở đất Bạch Hạc,dựng ba tượng pháp để thờ. Lại mở riêng một khám,định khắc chạm tượng thần đặt vào, nhưng chưa biết thần nào linh ứng, bèn thắp hương khấn rằng:"CÁc vị thần ở đây,nếu hiển linh,xin mau hiện hình để khắc tượng." Đêm ấy,Thường Minh mơ thấy hai người dáng vẻ tuấn nhã,mỗi người đều mang theo quân lính,khí giới,gọi nhau đến trước màn trướng. Thường Minh hỏi:"Các ông tên họ là gì,ai đến trước?" Một người đáp:"Một người là Thổ lệnh,một người là Thạch Khanh ".Thường Minh muốn hai người thi tài nghệ,ai thắng sẽ đứng trước. Thạch Khanh nhảy tót sang bờ sông bên kia,đã thấy Thổ Lệnh ở bên đó rồi. Thạch Khanh lại nhảy sang bờ bên này,lại thấy Thổ lệnh ở bờ bên này rồi. Thường Minh tỉnh dậy,liền cho đúc tượng Thổ Lệnh để thờ. Pho tượng thâm nghiêm đáng sợ,người trong Châu kính cẩn thờ làm phúc thần ba sông. Đến thời Trần,học sĩ Nguyễn Cố và họa sĩ Vương Thành Vụ theo vua đi dẹp giặc lúc khải hoàn đến bái yết thần,có đề thơ như sau: Qui long phù ấn quải yêu gian Công nghiệp hy cầu phó diệu quan Tiện chất thư sinh vô sở vọng Chỉ lai từ hạ,khất bình an. Dịch: Qui long bùa ấn dắt bên lưng, Công nghiệp trông vào ở tướng quan, Chất hèn kẻ sĩ không hy vọng, Chỉ tới đền ngài khấn bình an. Thần được mọi người kính trọng như vậy đó.