Theo báo Cực truyện,thần vốn là tinh anh của hạo khí Đồng Cổ.Núi này ở xã Đan Nê Thượng,huyện Yên Định. Thời Lý Thái Tông còn làm Thái tử, vua Thái Tổ sai ngài đi đánh Chiêm thành. Đến Yên Trường thì đóng quân,đêm nằm mơ thấy một dị nhân,mặc nhung phục nói với Thái Tông "Thần là thần núi Đồng Cổ,nay Vương đi đánh phương Nam xin theo quân của Vương để lập chiến công".Tỉnh dậy,ngài cả mừng.Dẹp xong Chiêm thành,Vương đem quân khải hoàn,rồi dựng đền thờ thần ở bên trái chùa Từ Ân,trong Kinh sư.Khi Thái Tổ băng hà,Thái Tông theo di chiếu lên ngôi. Đêm ấy,ngài mơ thấy thần nhân đến nói với mình:"Ba Vương Dực Thánh,Đông Chinh và Vũ Đức âm mưu làm phản,sớm mai ba Vương phục binh ở trong thành,hãy mau đánh lấy các cổng thành ". Thái Tông sai Lê Phụng Hiểu đem quân chống giữ.Phụng Hiểu vâng mệnh,rút kiếm,mở cổng thành,đến chỗ quân Vũ Đức thét lớn:" Vong ân,bội nghĩa,nhòm ngó ngôi vua,coi thường vua nối,Phụng Hiểu tôi xin lấy đầu Vương dâng nộp!" Rồi xông thẳng vào chém Vũ Đức Vương.Đông Chính,Dực Thánh sợ hãi bỏ chạy,bọn tay chân đều tan tác,nội nạn dẹp yên,như có thần uy trợ giúp.Thái Tông liền phong thần là "Thiên hạ Minh chủ",tháng tư hàng năm hội họp trăm quan làm lễ thề ở đền thần. Nội dung thề là:"Làm bề tôi bất trung thì thần diệt nó".Từ đấy,dân chúng kinh sợ,hương hỏa thờ ngài. Theo Sử ký,Lê Phụng Hiểu người Nga Sơn,Thanh Hóa,thân dài 7 thước,dũng mãnh có uy.Có người ở giáp Lương Giang mượn sức ông để đánh nhau với người khác.Ông liền nhổ cây,bật cả dễ lên để để đối phương khiếp sợ.Đến đây,dẹp yên nội nạn,thực vượt xa Kính Đức đời Đường.Sau,ông lại theo vua đi đánh Chiem Thành,bắt chúa nước họ là Sạ Đẩu,công tích to lớn,nổi tiếng gần xa.Khi ông mất,người địa phương dựng đền thờ ông. Ông nhiều lần hiển ứng,được các đời sau phong tặng tước Vương.