TRUYỆN MAN NƯƠNG

Xưa,vào thời Sĩ Nhiếp ở phía nam thành Luy Lâu có ngôi chùa tên là Phúc Nghiêm. Chùa có một vị sư tên là Già Đồ Lê từ phương Tây tới trụ trì,biết làm phép độc cước,dân chúng rất kinh sợ,đua nhau vào cửa tuệ rất đông,trong số đó có Man Nương. Hàng ngày vào hai buổi sớm,tối nàng vào chùa lo việc bếp núc. Một hôm,sư giảng kinh đến nửa đêm mới xong,mọi người ai nấy đều về nhà mình,chỉ sư là trở vệ phương trượng. Bấy giờ,man nương đang ngủ say,quên hết mọi chuyện. Nhà sư gõ cửa,gọi mãi vẫn không dậy,bèn bước qua người nàng. Man Nương cảm thấy tim mình lay động, rồi có thai. Mấy tháng sau thì nét mặt lộ vẻ hổ thẹn,như không có nơi dung thứ,nhà sư cũng cảm thấy nhục vì chuyện đó. hai người liền bỏ chùa,mỗi người đi một nơi.
Man nương đến chỗ ngã ba sông đầu nguồn,thấy bên trong có ngôi chùa,liền xin ở lại đó,đầy tháng sinh được đứa con gái,lại trở về tìm nhà sư để trả con. Nhà sư tới chỗ cây đa ngã ba đường,đem con gửi vào trong cây và nói:"Gửi phật tử cho người,người hãy che giấu giùm".Cây liền mở lòng ra,sư đặt đứa  trẻ vào, cây lại khép liền như cũ. Man Nương từ biệt ra đi. Gặp nhà sư ở chùa khác,sư cho một chiếc gậy,dặn rằng:"Tặng nàng chiếc gậy này,đem về,năm nào hạn hán dựng chiếc gậy này lên thì nhất định sẽ có nước, có thể cứu được nạn khô hạn ".
Man Nương lại trở về chùa Phúc Nghiêm,mỗi khi gặp hạn lại cắm chiếc gậy ấy xuống đất để làm phép bố thí. Đến khi Man Nương hơn 80 tuổi,gặp tháng thu,nước sông lên cao,cây đa bị lở chảy theo dòng đến bên bến trước cổng  chùa,luẩn quẩn không trôi đi nữa. Người ta tranh nhau tới cưa chặt,nhưng dao búa gãy hết. Mọi người chung sức kéo cây lên bờ,mà cây vẫn bất động. lúc ấy,Man Nương xuống bến,dùng tay kéo cây,cây chuyển động theo. Mọi người kinh ngạc,bảo Man nương kéo hẳn cây lên bờ,cưa làm bốn đoạn để làm tượng phật. Chỉ có đoạn gốc,chỗ giấu đứa trẻ thì đã hóa thành đá cứng, liền ném xuống sông thì bỗng thấy ánh sáng tỏa ra như cầu vồng,giây lát sau,khối đá mới chìm. Người ném khối đá ấy lập tức ngã lăn ra,lại thuê người đánh cá lặn xuống vực lấy lên đem về,rồi cho đẽo gỗ làm tượng Phật,dùng vàng để trang sức. Nhà sư Đỗ Lê tới,đặt tên cho tượng là Pháp Vân,Pháp Vũ,Pháp Lôi,Pháp Điện,bốn phương cầu mưa đều rất linh nghiệm,lại gọi Man Nương là Phật Mẫu. Ngày mồng 8 tháng tư sau đó,Man Nương mất,chôn ở cạnh chùa. Người ta lấy ngày này làm ngày sinh của  Phật. Vào ngày ấy,con trai,con gái kéo nhau tới chùa trở thành ngày hội lớn. Năm nào cũng tổ chức các trò chơi đùa,nhảy múa,ca hát nhộn nhịp vui vẻ,trở thành lễ hội dân gian. Nhân đó,gọi là hội tắm Phật,đến nay vẫn còn.