TRUYỆN RÙA VÀNG

  Xuất xứ từ lĩnh nam chích quái
Xưa,An Dương Vương từng đắp thành Việt Thường (nay là huyện Đông Ngàn,tức Loa Thành,lại gọi là thành Tư Long.Người Đường gọi là thành Côn,vì thành ấy rất cao ).Cứ đắp xong thành lại lở,Vương lo lắng,liền trai giới làm lễ cầu đảo thần kỳ,trời đất.
Bấy giờ là tháng ba,mùa xuân,có một người đi qua ngoài cổng thành,chỉ vào thành,cười nói:"Đắp như thế này thì ngày nào mới xong?" Vương biết đó là bậc phi thường,bèn rước vào thành hỏi nguyên do.Người đó đáp:"Hãy đợi giang sứ tới "! rồi từ biệt ra đi.
Sớm hôm sau,vương ra ngoài thành,thấy rùa vàng từ phía đông nổi lên mặt nước bơi tới.Rùa biết nói tiếng người,tự xưng là Giang sứ.Vua rất mừng,đặt rùa lên mâm vàng đưa vào điện.Vua hỏi tại sao thành xây xong lại lở? Rùa trả lời:"Đó là do tinh khí của núi sông đất này nhập vào người con của vị vua trước để báo thù cho nước,ẩn trong núi Thất Diệu (1).Núi có ma,đó là do đứa con hát đời trước chết chôn ở đó,biến thành yêu ma.Cạnh núi có quán,chủ quán tên là Ngô Không,có người con gái và một con hạc trắng(2),là dư khí của yêu ma.Người qua lại,tới ngủ trọ ở đó,thế nào cũng bị ma làm hại.Cho nên chúng tích tụ hàng đàn để phá thành.Nếu giết con hạc trắng,trừ được tinh đó thì thành sẽ xây xong và bền vững."
Vương liền đưa rùa vàng rới quán giả làm khách trọ.Ông chủ quán nói:'Ngài hãy mau đi đi,đừng ở lại mà chuốc họa ".vương cười nói:"Sống chết có số,ma quỉ làm gì được ta?
Rồi nhất định ở lại quán. Đến canh ba,quả nhiên tinh quỉ tới,gọi mở cửa. rùa vàng thồi,tinh quỉ không vào được.Đến khi gà gáy,ma quỉ tan đi hết.Rùa vàng xin Vương đuổi theo.Đến núi Thất Diệu,đào được nhạc khí cổ và xương khô.Vương sai đem đốt và rắc trên sông,yêu khí liền bị diệt.
Vương trở về lại khởi công đắp thành,tám tháng thì xong.Rùa vàng từ biệt ra đi.Vương đa tạ vừa thỉnh cầu :' Nhờ ngài,thành đã vững rồi,nhưng nếu có giặc ngoại xâm thì lấy gì để chống đỡ?" Rùa vàng tháo một móng đưa cho Vương,dặn rằng:"Đất nước hưng thịnh hay suy vong đều có số trời cả.Nhưng con người cũng phải phòng bị. Nếu có giặc ngoại xâm lấn thì dùng móng này làm lẫy nỏ bắn tên về phía giặc thì vương không phải lo lắng nữa" Vương cả mừng,liền sai Cao Lỗ làm cung nỏ,gọi là 'linh quang kim qui thần nỗ",tức "Nỏ thần rùa vàng linh thiêng".
Bấy giờ,Triệu Đà biết vương có phép thần,liền cho con mình là Trọng Thủy cầu hôn với Vương.Vương nhận Trọng Thủy ở dể,gả con gái là Mỵ Châu cho.Trọng Thủy dụ dỗ Mỵ châu cho xem nỏ thần ngầm thay cái lẫy nỏ,nói dối là làm gãy,thay cái khác.
Một hôm,Trọng Thủy bảo phải về thăm vua cha,nói với Mỵ Châu:"Tình vợ chồng không thể quên,ơn chồng vợ không thể dứt.Nếu như ngày sau,hai nước bất hòa thì lấy gì làm dấu để gặp nhau "? Mỵ Châu đáp:"Thiếp có chiếc áo lông ngỗng,thường mặc trên người. khi có việc,thiếp xin rắc lông ngỗng ở chỗ đường rẽ cho chàng nhận biết".
Trọng Thủy và Triệu Đà cất quân đánh Vương.Vương đang đánh cờ,nghe tin,cười nói:"Ta có nỏ thần,nó không sợ à"?Quân Triệu đánh đến gần.Nỏ của Vương bị gãy.Vương thua chạy.
vương rất thương yêu Mỵ châu,Cho nàng ngồi sau mình trên lưng ngựa.Cứ mỗi khi gần đường rẽ nàng lại ném lông ngỗng cho Trọng Thủy biết.Trọng Thủy nhận ra và đuổi theo,đến thôn Cao Xá,núi Mộ Dạ ở Nam Hải (nay thuộc Diễn Châu )
Vương đã cùng quẫn lắm rồi,liền kêu lớn:'sự nghiệp của ta đã chấm hết".Bỗng thấy rùa vàng hiện ra,nói với Vương:"kẻ ngồi sau Vương  chính là giắc đó "
".Vương hiểu ra,định giết con.Mỵ Châu nói:"Phận tôi con một lòng trung hiếu,mắc vào kế gian của người ta.Sau khi chết,xin làm hạt minh châu để rửa nỗi cừu nhục!' Vương giết nàng,máu nàng chảy xuống biển,trai,sò hớp lấy,hóa thành minh châu.Rùa vàng dẫn Vương xuống biển,nhà Thục mất.
Trọng Thủy đuổi tới nơi,thấy Mỵ Châu đã chết,liền ôm xác nàng thương khóc,rồi đưa về chôn ở Loa thành.Trọng Thủy đau đớn,tiếc thương,buồn bã khôn xiết,cũng nhảy xuống giếng mà chết.Ngày nay,hễ ai vớt được hạt minh châu ở biển đông,lấy nước giếng này mà rửa,thì sắc ngọc càng long lanh tươi sáng hơn.
Chú thích:
(1) Thất diệu -cũng gọi là Thất Tinh (Bảy ngôi sao sáng)một dãy núi bảy ngọn liên tiếp ở làng Lam cầu,tổng Quỳnh Lâm,huyện Quỳnh Lưu,tỉnh Ngệ An (BVN)
(2) Nhiều sách khác đều chép là "gà trắng".