Chương Kết

Bạch Hoàn bước xuống xe, nhìn chiếc xe của ông Bạch Đằng có trong sân nhà là cô biết ông đã về, nên đi thẳng vào, trong lúc Trung Hiếu còn ngồi trên xe. Anh không muốn vào, vì anh biết anh sẽ phải đối diện với Yến Linh, một điều anh không muốn và không thích.
Đi mấy bước, Bạch Hoàn quay lại.
– Sao chưa xuống xe?
Trung Hiếu cộc lốc:
– Xuống ngay nè.
Bạch Hoàn đi nhanh vào nhà. Cô muốn biết người phụ nữ làm xiêu lòng ba cô ở tuổi sáu mươi, một người đàn ông chịu sống một mình từ mười mấy năm nay mà bây giờ chịu tái hôn, là người phụ nữ kia có sức hấp dẫn ghê gớm.
Bạch Hoàn bước vào nhà, ông Bạch Đằng vui vẻ:
– Ủa! Còn Trung Hiếu đâu con?
– Dạ, đang ở ngoài xe. Ba! Có phải...
Bạch Hoàn há hốc mồm, cô nhận ra ngay Yến Linh. Yến Linh bình tĩnh chào Bạch Hoàn:
– Chào cô Bạch Hoàn!
Bạch Hoàn quay phắt sang ông Bạch Đằng:
– Ba! Là như thế nào?
– Đây là người ba muốn tục huyền. Con hãy chào hỏi đi, cô ấy tên Linh Yến.
– Linh Yến?
Bạch Hoàn cười gằn:
– Tôi thật không ngờ đó, cô Yến Linh.
Yến Linh cười nhẹ.
– Có những điều rất bất ngờ, vì cuộc đời là như vậy.
Đôi mắt Bạch Hoàn quắc mắt lên dữ tợn:
– Ba! Con không cho ba tục huyền với người này đâu.
Ông Bạch Đằng cau mày:
– Cả hai quen nhau à?
Yến Linh lắc đầu:
– Làm sao tôi quen với một đương kim tiểu thư được. Có điều... tôi là cô gái quê nghèo ở xứ nước mặn đồng chua, tôi biết là con gái ông không bao giờ chấp nhận tôi. Xin lỗi ông nghen ông Bạch Đằng.
Yến Linh đứng lên đi ra cửa. Ông Bạch Đằng hốt hoảng đuổi theo:
– Yến! Tôi nói dù con gái tôi phản đối, tôi vẫn cưới em mà, em đừng đi!
Bạch Hoàn chặn ông Bạch Đằng lại:
– Ba cưới một cô gái nhỏ tuổi hơn con làm vợ sao ba? Con không chịu!
Ông Bạch Đằng nghiêm mặt:
– Con nghe cho rõ. Con đã lập gia đình, xem như ba đã làm trọn bổn phận làm cha đối với con, con không có quyền gì để nói chịu và không chịu cả. Yến, em đừng đi! Em ở lại, tôi không cần con gái tôi bằng lòng, tôi vẫn cười em.
Yến Linh đứng lại cười với Trung Hiếu. Anh đang nhìn cô bằng đôi mắt giận dữ. Cô phớt lờ, quay lại ôm cánh tay ông Bạch Đằng.
– Em không muốn ở đây, ông về nhà của em đi.
– Em không cần phải đi đầu, mà từ nay, em sẽ chính thức có mặt tại nhà này.
Nội ngày mai, tôi sẽ mời luật sư đến để lo thủ tục kết hôn.
– Nhưng... em không còn muốn kết hôn với ông nữa.
Bạch Hoàn xông tới, cô lôi Yến Linh ra:
– Cô không có tư cách gì để làm vợ của ba tôi cả. Cô muốn trả thù tôi và anh Hiếu. Ba! Không thể cưới người phụ nữ này làm vợ. Cô ta từng bỏ chồng đi theo anh Trung Hiếu.
Yến Linh cười nhạt:
– Cô cũng nên nói luôn là cô đã mang miếng mồi nhử người đàn ông đó. Mới lúc nãy anh ta đi tìm tôi đòi nối lại, anh ta bảo anh ta đã lầm khi vì miếng mồi lợi danh mà cưới một kẻ đồng tính, cay đắng chứng kiến cô sống bệnh hoạn với người phụ nữ khác.
Trung Hiếu đứng thộn mặt ra. Yến Linh giễu cợt:
– Sao, lúc này anh có định phủ nhận là anh không đến nhà tôi, không trốn trong toa-lét nhà tôi, không có nói vợ anh là người phụ nữ đồng tính?
Trung Hiếu lặng im, lúc ông Bạch Đằng gầm lên:
– Bạch Hoàn! Thì ra con vẫn chứng nào tật nấy, ba thật nhục nhã. Con sống bệnh hoạn như vậy, rồi để được sống bệnh hoạn, con sẵn sàng đánh đổi tất cả phải không? Con phá hoại gia cang của người khác. Con...
Cơn giận bốc lên, làm tim ông Bạch Đằng đau như có ai bóp mạnh lại thở không nổi. Ông ôm ngực lảo đảo, Bạch Hoàn hoảng sợ ôm ông lại.
– Ba... ba làm sao vậy?
– Dang ra... tao... tao... không... có đứa con...
Ông Bạch Đằng quỵ xuống, cơn tức giận khiến ông bị nhồi máu cơ tim.
Bạch Hoàn hét lên:
– Ba ơi... Anh Hiếu! Gọi bác sĩ mau lên. Chị Hai, lấy chai thuốc trợ tim giùm tôi.
Trung Hiếu vội vàng gọi điện thoại. Yến Linh lùi ra sau, nơi này không có chỗ cho cô...
– Linh Yến! Đừng đi... đừng đi...
Ông Bạch Đằng kêu lên trong tuyệt vọng, tình trạng sức khỏe của ông, không cho phép ông ngồi dậy. Người ông muốn gặp là Yến Linh, song hai ngày nay, cô không đến gặp ông nữa. Có phải thật sự là cô rời bỏ ông, muốn qua ông để trả thù Trung Hiếu?
– Ba!
Bạch Hoàn đau xót vuốt ngực cha:
– Ba cần gì người phụ nữ ấy. Bên ngoài đâu có thiếu người cho ba chọn lựa để hầu hạ lo lắng cho ba.
Ông Bạch Đằng lắc đầu:
– Ba không cần những người đó, ba muốn cô Yến ở cạnh ba. Chưa bao giờ cô ấy gian dối với ba, cô ấy sống bằng chính sức lao động của cổ, những món quà giá trị ba tặng, cổ đều không nhận, vậy con nói xem, đó là người tốt hay xấu?
– Xấu hay tốt, ba cũng không thể bắt con nhận người đó là dì của con.
– Như vậy việc con ăn chơi sa đọa, sống bệnh hoạn, dùng Trung Hiếu làm tấm bình phong, bù đắp lại con phải bỏ ra rất nhiều tiền. Con người từng bỏ vợ bỏ con, rồi sau đó chen vào hạnh phúc của người khác, rồi lại ruồng rẫy người ta, con cho là tốt hay sao?
– Con thuê anh ta thôi.
– Có phải con muốn làm cho ba tức chết đi thì con mới vừa lòng?
Bạch Hoàn cúi đầu sợ hãi:
– Con xin lỗi ba. Ba nghĩ là Yến Linh yêu thương ba sao? Cô ta không yêu ba đâu.
– Ba không cần con phân tích.
Ông Bạch Đằng giận dữ quay mặt vào vách. Cuộc tranh luận của hai cha con mấy ngày nay cứ gay gắt như thế. Ông cảm thấy mình cô đơn và như rơi xuống tận cùng của sự tuyệt vọng.
Ông có tất cả mọi thứ, tiền bạc danh vọng, nhưng cái ông muốn, cô gái trẻ cho ông những ngày vui vẻ ấm áp không thể có, cho dù ông bỏ ra hàng triệu triệu tiền đi nữa.
Chú Tư tài xế đi vào rụt rè. Vừa thấy chú Tư, ông Bạch Đằng vội quay ra.
– Sao chú Tư? Cô Yến đâu, có tới không?
Chú tư lắc đầu ái ngại:
– Cổ dọn nhà đi rồi. Ở đó, không ai biết cổ đọn đi đâu cá.
Bàn tay vừa đưa lên của ông Bạch Đằng đầy hy vọng liền rơi phịch xuống nệm ngay, tuyệt vọng.
Yến Linh đã dọn nhà đi. Cái hạnh phúc mà ông tưởng chừng mình sẽ có trong tuổi xế bóng, tan nhanh chóng như bọt nước đầu ghềnh. Con chim yến đó đã vỗ cánh bay đi, ông xua tay:
– Tất cả hãy ra ngoài hết đi! Chú Tư, chú ở lại, tôi muốn chú đưa tôi đến nhà cô Yến.
– Cô đâu còn ở đó thưa ông?
– Nhưng tôi muốn đi, bây giờ tôi là chủ hay ông là chủ đây? - Ông Bạch Đằng cáu kỉnh.
– Dạ, tôi sẽ đưa ông đi.
Bạch Hoàn tức giận:
– Ba không thấy cái tuổi hơn sáu mươi của ba mà si tình như vậy là quá đáng sao? Cô ta chỉ muốn làm cho gia đình chúng ta tan nát mà thôi, con xin ba đừng có đi.
Ông Bạch Đằng lạnh lùng:
– Chú Tư! Bảo chị Ba lấy áo cho tôi.
– Dạ.
Ông Bạch Đằng cố gắng ngồi dậy, ông không muốn đầu hàng cái tuổi già ông phải đi tìm Yến Linh, chứng minh với cô, không phải ai cũng như Trung Hiếu.
Nhưng hôm nay khi ông đến, căn nhà quen thuộc cửa đóng, bên ngoài là ổ khóa với dòng chữ:
''Phòng cho thuế'.
Có nghĩa là Yến Linh đã đi, con chim nhỏ đó bay đi không còn cần ông nữa.
Cánh chim đơn côi đó, gió giông đưa cô đi về đâu?
Người tài xế nhắc lại hai ba lần:
– Thưa ông, đi đâu ạ?
Ông Bạch Đằng không nói gì, chỉ lên xe và lặng lẽ:
– Về nhà!
Sáu mươi tuổi, ông yêu thời trai trẻ, tình yêu bây giờ không còn vẩn đục ham muốn xác thịt, mà là sự ấm áp của tuổi về già. Dù biết là cô sẽ không bao giờ gặp lại mình, ông sẽ mất con chim én nhỏ đó, ông Bạch Đằng vẫn hy vọng tìm thấy bóng dáng quen thuộc con chim én nhỏ đó, trên đường phố, như lần đầu tiên ông gặp cô, cô ban cho ông nụ cười đẹp như hoa hàm tiếu.
Tôi cần em biết bao, hãy trở về tìm tôi đi chim én nhỏ.
Một tháng, hai tháng rồi ba tháng trôi qua trong đơn côi, tăm tích chim én nhỏ mịt mù. Đến tuổi sáu mươi, ông mới thấm thía, đồng tiền có thể mua được tất cả nụ cười của giai nhân, song ngoại trừ một người. Con chim én ấy đi mãi, đi mãi không về nữa con phố ngày xưa, chỉ có ông và buổi chiều thơ thẩn trên con phố quen thuộc, chờ vô vọng một người.
Mục rao bán trên báo "Mua bán'' và trên cả truyền hình, một tin chấn động làm ngạc nhiên mọi người trong làng kinh doanh. Mục rao bán công ty đóng tàu Bạch Đằng, toàn bộ số tiền bán được sẽ cho cơ quan từ thiện.
Bạch Hoàn đón nhận tin ấy. Cô giận dữ đi tìm cha mình:
– Tại sao ba phải bán công ty, còn hiến hết tiền cho cơ quan từ thiện? Con phản đối.
Ông Bạch Đằng ngồi lặng lẽ lạnh lùng:
– Con muốn biết vì sao ư? Bởi vì ba nhận ra rằng tiền không mang lại niềm vui, tiền không mang lại hạnh phúc. Ba không muốn kiếm tiền nữa. Ba sẽ sống như một người bình thường, chờ ngày đi tìm mẹ của con.
– Vậy còn con?
– Những gì của con, ba đã cho rồi. Con và Trung Hiếu hãy phấn đấu lên tạo sự nghiệp cho mình. Ngày xưa vào tuổi của con, ba rất nghèo, ba đã làm việc cật lực, có cả công sức của mẹ con. Bây giờ, đến lúc ba cần nghỉ ngơi.
– Có thật ba cần nghỉ ngơi, hay ba vì cô Yến Linh?
– Cứ cho là như vậy. Cô ấy cho ba nhận thức, tiền không là gì cả, hạnh phúc gia đình mới đáng quý.
Bạch Hoàn tức giận, cô không ngờ cha mình trở nên "đổ đốn'' như thế. Cô hét lên:
– Ba vì một người đàn bà không ra gì mà cư xử với con gái mình như vậy sao? Con phản đối.
– Sự phản đối của con vô hiệu lực. Nếu con là một kẻ có tài năng, Trung Hiếu là người có tài, con và nó đã có một ty nhỏ, cần khuếch trương đi lên.
Ngày còn trẻ, ba cũng đi lên bằng hai bàn tay trắng mà làm nên sự nghiệp. Con hơn ba là con có học và có vốn, có nhà có xe. Hãy sống cho đàng hoàng lại. Còn ba, cả đời vất vả, nhưng cho đến tuổi xế chiều, muốn sống cho mình cũng không được. Vậy thì ba cần tiền để làm gì?
– Con muốn ba sửa di chúc, sửa lại đi ba. Tại sao năm mươi phần trăm tiền bán công ty làm từ thiện, năm mươi phần trăm là cho Yến Linh. Cô ta không có lý do nào để được hưởng tài sản ba cho cả.
Ông Bạch Đằng nhắm mắt lại mệt mỏi:
– Con nói nhiều quá. Ba rất mệt, ba không muốn nói chuyện với con.
– Có cô ta thì ba mới khỏe sao?
– Con hỗn hào quá rồi đó, Bạch Hoàn.
– Con hỗn hào bởi vì con không còn kính trọng ba nữa. Hơn sáu mươi tuổi còn lụy vì tình, vì một người đáng tuổi con mình.
– Khốn kiếp! Ra ngoài!
– Con không đi, nếu như ba không sửa di chúc.
– Ra ngoài!
Bạch Hoàn trải tờ giấy ra trước mặt ông Bạch Đằng:
– Ba ký tên vào đi. Không bán công ty, không chia tiền chia tiền cho bất kỳ ai. Con là đứa con gái duy nhất của ba, con có toàn quyền trên tất cả tài sản cha có.
– Khốn kiếp!
Mặc cho ông Bạch Đằng mắng chửi, Bạch Hoàn ấn cây viết vào tay ông.
– Ba không ký thì ba lăn tay đi.
Ông Bạch Đằng trợn mắt nhìn đứa con gái duy nhất của mình. Không ngờ nó ghê gớm như vậy. Mặt ông đỏ bóng lên rồi tím tái, ông buông cây viết, nước bọt sùi ra hai bên mép, mắt mở to, cổ ngoẹo sang một bên.
Bạch Hoàn kinh hãi gào lên:
– Ba...
Toàn thân ông Bạch Đằng đổ gục, Bạch Hoàn hét lên thất thanh:
– Ba...
Toán người làm lao vào, nhưng dã muộn. Cơn giận đã làm vỡ mạch máu tim, ông Bạch Đằng mãi mãi ra đi. Bạch Hoàn té ngồi trên nền gạch.
– Tôi không có giết ba tôi. Tôi muốn ông sửa di chúc, bởi những việc làm phi lý, không sao chấp được...
Yến Linh ngập ngừng rồi bước vào. Cô thật sự không ngờ những gì mình làm lại mang đến cái chết cho ông Bạch Đằng. Cô có lỗi với ông, khi cố tình đùa cợt, tạo tình yêu với một người đáng tuổi cha mình. Trên bức di ảnh, ông Bạch Đằng nhìn cô như oán trách:
Đến bây giờ em mới chịu xuất hiện ư?
Đốt nén nhang, Yến Linh cắm vào bát nhang trước di ảnh người đã khuất.
Hãy tha thứ cho tôi!
Chưa kịp chấp tay bái người đã khuất, một cái lôi mạnh làm Yến Linh ngã chúi.
Bạch Hoàn hung hăng trong bộ quần áo tang:
– Xéo ngay! Tôi không cho phép cô xuất hiện ở đây, cô chính là thủ phạm gây cái chết cho ba tôi. Xéo!
Mọi người xúm lại kéo Bạch Hoàn ra. Bạch Hoàn cố nhào tới túm lấy Yến Linh đánh, nhưng Trung Hiếu ôm chặt cô lại:
– Nếu nói thủ phạm gây cái chết cho ba, em hãy nói là chính em.
– Phải, là tại tôi. Cô ta có tư cách gì để hưởng tài sản cha tôi để lại?
Yến Linh cười nhạt:
– Nếu đúng di chúc là như thế, tôi cũng xin từ chối và hiến hết cho cơ quan từ thiện. Đồng tiền quan trọng đối với người nghèo như tôi, nhưng đối với tôi, được hưởng năm mươi phần trăm tiền bán công ty lớn quá, số tiền cả đời có nằm mơ, tôi cũng không nghĩ tôi sẽ có. Tôi không cần số tài sản được cho đâu, tôi đến đây để viếng một người bạn vong niên, như thế thôi.
Yến Linh ngừng nói nhìn thẳng vào mặt Bạch Hoàn:
– Người bạn vong niên này nói với tôi, con gái ông luôn mang đến phiền muộn cho ông, cho nên ông cần ở tôi một tình bạn dù chênh lệch tuổi tác, nhưng lại cho ông hạnh phúc ấm áp. Cô hãy nên tự kiểm lương tâm của mình, cô sống tốt với cha mình chưa? Cũng như tôi đang kiểm điểm mình vậy, tôi chưa bao giờ cho ba tôi hạnh phúc. Tôi sẽ trở về đảo.
Chắp tay vái vong linh người đã khuất xong, Yến Linh đi thẳng ra ngoài. Cô sẽ trở về đảo làm đứa con hiếu thảo dù đã muộn.
Trung Hiếu đuổi theo.
– Yến Linh! Bây giờ em đang ở đâu vậy?
Yến Linh chua chát:
– Anh quan tâm đến chuyện tôi đang ở đâu sao? Tôi chẳng vừa nói tôi sẽ trở lại đảo sống với cha tôi và con tôi. Xin anh đừng bao giờ đến đó, nếu anh còn một chút lương tâm làm người.
Yến Linh đi thẳng luôn. Trung Hiếu không dám đuổi theo. Những lời Yến Linh nói tuy nhẹ nhàng nhưng lại đau buốt tận tim gan, bởi vì anh luôn là người mang sóng gió đến cho người mình yêu.
Nắng cuối thu dịu mát, Yến Linh lầm lũi đi trong bầu trời dìu dịu mùa thu, những cơn mưa và nắng vẫn hay đến bất thường, cơn mưa mang theo cá giông gió và sấm sét.
Sấm sét bây giờ không còn làm cho Yến Linh sợ hãi như ngày nào, những cái sợ hãi vô lý tan đi theo dòng thời gian tàn nhẫn vô tình.
Mẹ về... mẹ về...
Tiếng reo mừng rỡ của thằng Kha. Nó lính quýnh chạy ù ra mở cửa cổng, lập cập mãi vẫn chưa rút được cây chốt.
Yến Linh âu yếm nhìn con:
– Mẹ về ở luôn mà, con bình tĩnh mở cửa.
Kéo được cây chốt sắt, thằng Kha ôm chầm qua người Yến Linh:
– Con giữ được mẹ rồi. Con không cho mẹ đi nữa đâu.
Yến Linh ngồi thụp người xuống xoa đầu con. Nó lớn quá, cao đến vai cô, cô ôm lấy con nghẹn ngào:
– Ông ngoại đâu?
– Dạ, ông ngoại bệnh nằm trong nhà. Ba Bỉnh ở ngoài quán cà phê. Con đi học lớp một buổi sáng, chiều ở nhà lo cho ông ngoại.
– Mẹ ơi! Bây giờ con biết nấu cơm nữa, vo gạo đổ vô nồi cơm điện, cắm điện vào, còn nấu mì gói, đổ nước sôi vào tô mì, đậy nắp tô lại.
Yến Linh rơi nước mắt, cô đã để tuổi thơ con mình nhọc nhằn như thế, cô áp má vào tóc con trai:
– Kha ơi! Mẹ có lỗi với con.
– Kha ơi! Con đâu rồi?
Tiếng ông Hồi yếu ớt gọi từ bên trong. Yến Linh bịt miệng nó lại:
– Để mẹ vào gặp ông ngoại.
Yến Linh để va li lên thềm nhà bước nhẹ vào nhà. Ông Hồi nằm quay mặt vào vách:
– Sắp chiều rồi, con bắc nồi cơm đi, một lát còn dỡ cơm cho ba con ngoài quán.
Dường như nghe mùi hơi thở lạ. Ông Hồi quay phắt ra, ông vùng ngồi bật dậy định quát, cơn ho sặc sụa làm ông không nói được:
– Mày... mày đi... đi...
Yến Linh sụp xuống bên giường cha:
– Ba ơi! Con xin lỗi. Ba cho con trở về bên ba.
– Trở về làm gì? Bao nhiêu lần mày trở về rồi đi biệt tăm biệt tích. Ở cái cù lao nghèo nàn này, buồn quá phải không, đâu cô văn minh tiện nghi như thành phố, nên mây đã bỏ mặc cha mày và con mày.
Yến Linh nấc lên:
– Ba ơi! Con biết lỗi của con. Con bất hiếu luôn làm buồn lòng ba, nhưng bản thân con cũng có sung sướng gì đâu. Từ nay, con sẽ về đây và sống cho hết cuộc đời của mình.
– Có thật không, hay là mày sẽ đi nữa?
– Không, con nói thật.
– Khi mày bỏ con mày cho hai người đàn ông, mày cô nghĩ dù ông ngoại hay thằng Bỉnh đều yêu quý nó, nó vẫn cần có bàn tay người mẹ. Đâu phải mày không biết điều đó.
– Con biết. Ba bệnh gì vậy ba? Ba đã đi bác sĩ chưa?
– Ối! Bệnh già ấy mà, nay đau mai bệnh như giá đò ấy mà.
Ông Hồi ngồi đậy ôm đầu Yến Linh, dẫu giận con chín xe mười vàng đi nữa, thấy con trở về cơn giận tiêu tan đi.
– Con đỡ ba ra ngoài nghe. Trời có nắng, con đưa ba ngoài ngồi cho thoáng.
– Ừ, Thằng Kha đâu rồi?
Thằng Kha nhanh nhảu đánh tiếng:
– Dạ. Con nè ông ngoại. Mẹ con có mua vịt quay ăn với bánh mì. Chiều nay khỏi nấu cơm hả ngoại?
– Ừ. Cái thằng, mày sợ nấu cơm lắm sao?
– Dạ đâu có. Con nấu cơm còn hơn ông ngoại, ông ngoại nấu cơm nhão nhoẹt.
Ông Hồi mắng yêu:
– Thằng chó! Có mẹ mày, mày nói xấu ông ngoại hả?
Thằng Kha cười hì hì, nó chạy vụt ra cửa:
– Ông ngoại ơi! Con ra quán cho ba con hay mẹ về nghen.
Không kịp cho ông Hồi nói gì, nó chạy ù đi. Ông Hồi lắc đầu:
– Con về nhà, nó xông xáo lên như vậy, chứ có khi cả ngày cạy miệng cũng không thèm lên tiếng.
Yến Linh xúc động, ngày trở về lòng cô ấm áp hẳn...
– Ba!
Thằng Kha thở hổn hển, Bỉnh cau mày:
– Con đi từ từ thôi, làm gì chạy tới thở dữ vậy.
– Có tin vui ba ơi.
Bỉnh bật cười:
– Thằng chó! Hôm nay mày cũng bày đặt ghẹo ba nữa hả?
– Con nói thật chứ bộ. Ba xích lại gần, khom người xuống, con nói cái này cho ba nghe, vui lắm.
– Chuyện gì?
Bỉnh nghi ngờ nhìn thằng Kha, xem bộ dạng nó hớn hở, hay là... Thằng Kha kề miệng vào tai Bỉnh thì thào:
– Mẹ về. Mẹ nói ở luôn không đi nữa.
Bỉnh giật nảy người. Cái thằng nhóc này, nó biết anh mong mẹ nó về nên hay xí gạt anh. Bữa nay anh không tin nó nữa, Bỉnh cốc lên đầu nó:
– Nhóc con! Mày đừng có xí gạt ba nữa.
Thằng Kha trợn mắt hờn dỗi:
– Ai xí gạt ba hồi nào. Không tin con thì thôi, ba ngửa bàn tay con xem.
– Gì?
– Món vịt quay Sài Gòn mà ba thích đó. Chiều nay nhậu vịt quay với bánh mì Sài Gòn nghen ba.
Đúng là bàn tay nó dính mỡ, cái mùi đặc trưng của vịt quay, Bỉnh không bao giờ quên. Anh vừa mừng vừa run đến muốn cà lăm:
– Mẹ con về thật hả?
– Về ở luôn. Hồi nãy ông ngoại mắng mẹ một trận làm mẹ khóc, mẹ nói hổng đi nữa.
Bỉnh quá đỗi sung sướng, đến độ nụ cười rạng rỡ trên gương mặt. Anh ôm choàng thằng Kha công kênh nó lên vai. Vui quá là vui, Yến Linh đã trở về.
Anh muốn đóng cửa quán chạy bay về nhà để gặp Yến Linh.
– Ba nè! Chừng nào khách về hết, ba đóng cửa quán đi nghen, để con phụ ba rửa ly.
– Để cho ba?
Bỉnh quay đi quay lại như cái chong chóng, tâm trạng phấn khởi, dù Yến Linh không xem anh là chồng cô đi nữa, anh vẫn mong cô trở về. Mỗi ngày được nhìn thấy cô, bao nhiêu đó cũng quá đủ để hạnh phúc.
Từ giây phút này trở đi, Bỉnh nhưkhông làm được việc gì hết, nỗi vui mừng choáng đầy hết tâm trí anh. Yến Linh đã trở về, anh muốn hét to lên chia sẻ cho mọi người biết niềm vui của anh.
Yến Linh đi loanh quanh trong nhà, cô pha cho cha ấm trà, dọn dẹp nhà cửa. Hai người đàn ông đúng là bề bộn, căn nhà không có bàn tay phụ nữ, cái gì cũng bừa bãi.
Vừa dọn dẹp, Yến Linh vừa tranh thủ nấu buổi cơm chiều. Bảy giờ tối thằng Kha mới về với Bỉnh, vừa tới cửa, nó bô bô:
– Ông ngoại ơi! Ngoại uống trà hả?
Ông Hồi cười vui vẻ:
– Cha con mày bây giờ mới chịu đóng cửa quán về hả? Đi tắm đi con. Ngoại nghe mẹ mày chặt thịt vịt, mùi thơm phứt thèm muốn chảy nước miếng rồi nè.
Thằng Kha cười khanh khách, nó biết ông ngoại nói đùa cho vui nhà cửa.
Chiều nay nó vui như ngày hội, có mẹ, căn nhà trở nên ngăn nắp, thơm tho.
Bỉnh ngập ngừng bước vào nhà:
– Ba khỏe rồi hả ba?
– Khỏe. Đi tắm đi rồi ăn cơm.
– Dạ.
Bỉnh bước ra sau bếp. Yến Linh vừa tấm xong, đầu tóc cô còn ướt nước, cô cố lấy vẻ tự nhiên:
– Anh Bỉnh đi tắm rồi ăn cơm. Ba đói rồi mà bảo chờ anh và thằng Kha về ăn, đủ mặt mới vui.
– Ờ.
Bỉnh lúng túng:
– Em về... có ở lại hay là đi nữa?
– Ba già rồi, em phải lo cho ba, chứ sao giao cho anh được.
– Ba của em cũng là ba của anh.
– Em rất cám ơn anh đã lo cho ba và thằng Kha giùm em.
Bỉnh lảng ra:
– Em vẫn ốm chẳng mập ra chút nào.
– Anh cũng vậy. Tắm đi anh Bỉnh!
Yến Linh bước lên nhà trên. Bỉnh đứng nhìn theo, lòng anh xôn xao lạ kỳ.
Bữa ăn trôi qua trong không khi đoàn tụ vui vẻ. Cả nhà cùng xem truyền hình và ăn uống, thằng Kha nói không ngớt, nó là nhân vật chính cùng với ông Hồi tạo không khí ồn ào trong nhà.
Buổi tối, khi tất cả đi vào yên lặng, người dân ở đảo vẫn có thói quen đi ngủ sớm. Yến Linh nằm thao thức bên thằng Kha. Cô cố dỗ giấc ngủ, đôi mắt vẫn mở to, những cảm xúc khi trở về căn nhà thân quen như cứ dấy lên.
Yến Linh nhắm mắt lại, cố xua tan hình bóng Trung Hiếu, ông Bạch Đằng...
đối với ông Bạch Đằng, Yến Linh chỉ có kính trọng. Từ nay cô sẽ quên hết những gì ở đô thị ồn ào đó để sống một đời bình dị, bên cạnh cha già và đứa con dại.
Yến Linh rơi vào giấc ngủ mệt mỏi lúc nửa đêm về sáng.
Yến Linh mang cơm quán cho Bỉnh. Anh đang tất bật với khách. Sáng nay, tàu đánh bắt cá xa bờ về, nên trên cù lao như có hội vậy. Cái không khí vui nhộn ấy gợi Yến Linh nhớ nhiều về kỷ niệm, những chiều cô bế con đi trên bãi biển chờ mong một hồi tàu rút báo hiệu tàu về. Khi ấy người dân trên cù lao gần như đổ hết ra bến tàu. Cô đã từng ở trong niềm vui ấy khi đợi Bỉnh về.
Kỷ niệm cũ ấy chừng như lại trở về. Đang tất bật, nhìn thấy Yến Linh, Bỉnh đứng lại.
– Em không cần mang cơm cho anh, ở nhà lo cho ba được rồi. Ở ngoài này, anh nấu gói mì ăn cũng được.
Yến Linh cười nhẹ:
– Có gì đâu. Em mang cho anh rồi về nhà lo cho ba sau cũng được. Em về rồi cũng cần giúp anh một tay, lâu nay anh quá vất vả rồi.
– Ở trên bờ có vất vả mấy đi nửa cũng đâu bằng đi biển. Thôi, để cà mèn cơm đó cho anh, em về nhà lo cho ba đi.
– Em muốn ở đây phụ anh. Anh đừng lo, em xác định vị trí của mình rồi, xem anh như anh trai của em vậy. Còn người dân ở đây, họ có ghét em, chê bai em cũng được, em không tự ái đâu. Em cần phải chịu hình phạt của những lỗi lầm mình gây ra, chẳng lẽ người ta lại tàn nhẫn vùi dập em sao.
Bỉnh lắc đầu:
– Không đâu. Bây giờ người dân ở đây có cái nhìn rất thoáng, mọi người tha thứ cho em mà.
– Để em rửa ly cho.
Yến Linh nhanh nhẹn đi vào trong ngồi xuống mở vòi nước, và trút xà bông rửa vào cái thau, cô rửa đống ly dưới đất úp lên kệ.
Bỉnh vui vẻ:
– Mỗi lần tàu về là bán đắt như vậy đó. Tàu di lại ngồi ngáp dài ngáp ngắn cũng chẳng có ma nào thèm vào uống. Cuộc sống trên đảo nhỏ này là như vậy, nhưng nếu ai bảo anh sống như vậy chán lắm, bỏ đảo đi, anh sẽ từ chối ngay.
Đang nói, sực nhớ mình đã chạm vào vết thương lòng của Yến Linh, Bỉnh ngượng ngập:
– Xin lỗi em, anh không cố ý nói để em đau lòng.
Yến Linh cười gượng:
– Em không quan trọng lời nói của anh đâu. Bây giờ em eũng đang quý cuộc sống ở đây, em sẽ không bao giờ đi nữa. Hình bóng Trung Hiếu đã ra khỏi tâm hồn em rồi, đó là một người không đáng để em bỏ phí cuộc đời mình, khi sau lưng em có ba, có bé Kha mong đợi em.
Khách vào quán mỗi lúc mỗi đông, Bỉnh vội chạy đi, chưa bao giờ anh thấy mình vui như ngày hôm nay, tình cảm của anh dành cho yến Linh chỉ có tăng chứ không có giảm.
Đến chín giờ tối, quán mới hết khách, cả Yến Linh và Bỉnh đều mới thấy thấm mệt. Anh nhìn Yến Linh cười:
– Có lẽ vì sự có mặt của em mà ngày nay quán mới bán đắt như vậy.
– Anh lại đùa rồi.
Yến Linh lảng ra, không phải cô không thấy ánh mắt Bỉnh nồng nàn trao cho cô. Con người cô dơ bẩn, không xứng đáng nhận tình cảm của anh.
Hai người đóng cửa quán chuẩn bị về, Bỉnh nói bâng quơ:
– Có lẽ giờ này ba và thằng Kha đều ngủ cả rồi, ở đây, ngưới ta thường đi ngủ sớm.
– Vâng!
Yến Linh không biết nói gì hơn, chỉ có cô và Bỉnh, khiến cô không mấy tự nhiên, con người của cô không đáng nhận bất kỳ thứ gì từ anh cả. Cha là cha của cô, và bé Kha cũng vậy, vậy mà anh phải chăm sóc cả hai vì cô. Cô ngập ngừng:
– Hồi chiều, em nghe bác Tám nói có ý gả cô Lành cho anh. Anh cũng nên cưới vợ đi, không nên mang gánh nặng trên vai.
Bỉnh đi chậm lại:
– Anh chưa bao giờ nghĩ anh sẽ yêu ai đó, hay lấy vợ lần nữa.
– Năm nay anh ba mươi rồi còn gì nữa, đã đến lúc anh nên nghĩ cho anh.
Bỉnh nghiêm sắc mặt nhìn Yến Linh.
– Cuộc đời anh chỉ có mỗi người vợ đó là em, dù em không muốn chúng ta nối lại, anh vẫn cứ sống như thế này tới già tới chết.
Yến Linh nghẹn ngào:
– Anh đừng có khờ như vậy, xứng đáng gì một người đàn bà như em, phụ ân bỏ nghĩa, bạc bẽo.
– Anh biết em yêu Trung Hiếu, và khi đã yêu ai đó thì khó để quên, huống chi giữa em và Trung Hiếu có bé Kha. Lúc em đi với Trung Hiếu, anh tưởng là mình không sao có thể sống nổi. Anh có ba năm sống chung một mái nhà với em, ba năm đó đối với anh có chết anh cũng không quên. Dù cho sông có cạn và núi có mòn, anh vẫn một lòng yêu em.
– Đừng yêu em! Con người em xấu xa, chỉ biết làm cho anh phải đau khổ vất vả.
– Anh lại muốn vất vả vì em, Linh ạ.
Bỉnh rụt rè rồi đưa tay lên lau nước mắt cho Yến Linh, bàn tay vụng về, cục mịch.
– Anh không ép em phải nghĩ đến anh đâu, thậm chí nếu em không muốn anh ở trong nhà em, anh cũng sẽ đi.
– Anh nghĩ như vậy sao? Đời nào em muốn anh bỏ đi. Nhưng mà em nói rồi, con người em dơ bẩn lắm.
– Anh không màng chuyện ấy.
Bỉnh kéo mạnh Yến Linh vào mình, anh vùi mặt vào mái tóc mềm của cô:
– Cuộc đời có bao nhiêu đâu em, tại sao mình phải câu nệ. Điều quan trọng chúng ta cho bé Kha, tình cảm ấm áp của một mái ấm gia đình. Ngày hôm qua đến nay em về nhà, em thấy không, bé Kha phấn chấn năng động hẳn lên. Em nhìn thấy bé Kha như thế nào chứ, là người mẹ thấy con mình vui vẻ em không vui sao?
Yến Linh chớp nhanh mắt cảm động.
– Có, em vui lắm chớ.
Vòng tay Bỉnh ấm áp chắc chắn, cho Yến Linh một chỗ nương tựa vững chắc. Cô khóc khe khẽ trong vòng tay Bỉnh. Anh lặng yên để cho cô khóc, rồi hôn lên những giọt nước mắt trên gương mặt xinh đẹp.
– Hãy quên quá khứ đi em ạ!
Bản tin nhỏ trên báo buổi sáng mà Yến Linh đọc được, mẩu tin Trung Hiếu ly hôn và cưới vợ ngay sau một ngày có quyết định ly hôn, một phụ nữ lớn hơn Trung Hiếu đến mười tuổi.
Và cũng nơi trang nhất in ảnh Yến Linh, người được thừa hưởng năm mươi phần trăm tiền bán công ty, đã trao hết số tài sản mình hưởng cho cơ quan từ thiện.
Yến Linh xếp tờ báo lại, cô khọng cảm thấy buồn khi Trung Hiếu vừa ly hôn đã kết hôn. Người đó đã ra khỏi tâm hồn cô, anh ta không có gì để cô lưu luyến.
Bỉnh về tới. Buổi sáng anh thường ra biển, chảy bộ ở đó, ngắm mặt trời lên.
Anh cười khi thấy Yến Linh xếp tờ báo lại.
– Báo ngày hôm qua, hồi tối có, nhưng anh không muốn cho em xem.
Yến Linh thản nhiên:
– Em chẳng nghĩ ngợi gì đâu.
Bỉnh ngồi xuống bên Yến Linh, anh ôm cô vào lòng.
– Mặc quần áo vào đi với anh ra biển đi.
– Chi vậy?
– Bí mật!
– Anh biết anh dẫn em ra biển làm gì rồi.
– Làm gì nào, nói sao?
– Đi dạo và ngắm chim biển.
– Sai. Cho em nói lại lần nữa đó.
Yến Linh phụng phịu đùa.
– Vậy thì mang em ra biển, nhấn em xuống biển.
– Ừ, biết đâu đó à. Nhưng không phải nhấn xuống biển mà cất em vào tận ngăn tim của anh. Em biết sáng nay trên biền có gì không? Một cầu vồng bảy sắc tuyệt đẹp. Nhanh lên đi em!
Bỉnh nắm tay Yến Linh kéo đi ra ngoài, hai người chân đất cứ thế mà chạy.
Một cầu vồng bảy sắc in trên nền trời xanh lơ, dưới chân biển xanh ngát một màu.
Yến Linh reo lên:
– Đẹp quá!
– Anh biết em sẽ thích ngay mà.
Nụ cười rạng rỡ trên gương mặt Yến Linh, mắt cô xanh long lanh, ngây ngất trái tim Bỉnh. Anh ôm ghì lấy Yến Linh vào mình.
– Sao anh yêu em đến thế.
Anh hôn Yến Linh say đắm. Yến Linh khép mắt lại đón nhận. Bên cô, biển buổi sáng xanh ngát, vòng cầu bảy sắc in rõ hình vòng cung.

Hết


Xem Tiếp: ----